Đề tài "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân" pptx

44 239 0
Đề tài "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân" MỤC LỤC BÁO CÁO THỰC TẬP 1 Đề tài 1 "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân" 1 MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Xu thế thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học, sự phát triển không ngừng của công nghệ. Vì vậy những thử thách đặt ra đối với sinh viên ngày một lớn đòi hỏi không chỉ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, tiếp thu những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn phải học hỏi những kiến thức thực tế ngoài xã hội và vận dụng những kiến thức đã học đó vào trong thực tiễn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư. Được vinh dự thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, em đã hiểu biết hơn về chuyên nghành Kinh tế đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm và có được những thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trong 5 tuần thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kinh tế đầu tư cùng với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách thầy PGS.TS Từ Quang Phương và các chuyên viên tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, do vậy em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các công việc và hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau: Phần I: Giới thiệu chung về Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phần II: Các hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Phần III: Định hướng cho các hoạt động của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Bản báo cáo chắc không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN TRỰC THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm ngay từ khi Cách mạng thành công. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia về kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Sau đó 5 năm, ngày 14/4/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Từ khi miền Bắc được hoàn thành giải phóng, hòa bình lập lại trên nửa đất nước, Đảng và Chính phủ ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc. Trong phiên họp ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và sau đó ngày 14/10/1955. Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 TTg xác định nhiệm vụ chức năng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và nêu rõ: “Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hóa phải dần dần kế hoạch hóa, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hóa này”. Kể từ đó, hệ thống cơ quan Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập, bao gồm Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Bộ phận tổng hợp luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu tổ chức ở các thời kỳ của cơ quan kế hoạch nhà nước. Trong năm 1958, tiền thân của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là một nhóm tổng hợp (trong Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết và sau đó là Ban kinh tế Chính phủ). Đến tháng 1 năm 1958, Vụ Kế hoạch Tổng hợp Kinh tế Quốc dân được thành lập trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158/CP đổi tên Ủy ban Kế hoạch Quốc gia thành Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; đồng thời đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã được khẳng định là giúp Ủy ban nghiên cứu và tổng hợp nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 9 tháng 3 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 47/CP, theo quyết định này, Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân được tách làm 2 vụ là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn và Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn. Ngày 9 tháng 7 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 69-HĐBT đổi tên Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn thành Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân; giải thể Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn, thành lập Viên nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Ngày 18 tháng 4 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết dịnh số 66-HĐBT chính thức hóa lại cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, toàn bộ chức năng của Vụ Tài chính – giá thành – giá cả, một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Vật tư (chủ yếu là chức năng cân đối), một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Đầu tư xây dựng cơ bản (chủ yếu là chức năng cân đối) được chuyển về Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân. Ngày 30 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 179-HĐBT tách chức năng cân đối tổng hợp tài chính ra khỏi Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân và hình thành Vụ Kế hoạch Tài chính làm nhiệm vụ cân đối tài chính tổng hợp, thu chi tiền tệ dân cư; cân đối ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Sau đó tách chức năng tổng hợp vật tư sang cho Vụ Kế hoạch Thương mại và Dịch vụ. Hiện nay, tại Quyết định 606/QĐ-BKH ngày 19 tháng 8 năm 2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nhiệm vụ, chức năng chính của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là: - Tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ của nền kinh tế quốc dân. Dự thảo các văn kiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân. - Tổng hợp và cân đối các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân; phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa phương, lãnh thổ, các chương trình dự án quốc gia, các mục tiêu về quy hoạch và chuẩn bị đầu tư. - Chủ trì phối hợp các đơn vị trong và ngoài cơ quan để tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo, điều hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và ngắn hạn. - Nghiên cứ đề xuất các chủ trương về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, kế hoạch hóa nhằm đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập và hệ thống hóa các thông tin để phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Xây dựng mô hình kế hoạch hóa, các cơ chế, phương pháp kế hoạch hóa và công tác định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ. Soạn thảo các chỉ dẫn về phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp định mức. Xác định hệ thống chi tiêu, mẫu biểu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu để Bộ ban hành áp dụng cho việc xây dựng, tổng hợp, phân tích và báo cáo kế hoạch của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở. Ngay từ khi hình thành cơ quan kế hoạch, bộ phận phụ trách tổng hợp đã được giao nhiều nhiệm vụ giúp cơ quan hoàn thành công việc Đảng và Nhà nước giao cho. Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, những người làm công tác tổng hợp đã có công đóng góp cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết trong việc nghiên cứu soạn thảo các chương trình diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Khi Ban Kinh tế Chính phủ được thành lập (năm 1950), những người làm công tác nghiên cứu tổng hợp đã tích cức tham gia soạn thảo, đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các kế hoạch quan trọng về kinh tế nhằm động viên sức người sức của cho công tác kháng chiến lần thứ nhất của nhân dân ta đi đến thắng lợi. Những chương trình lớn về thi đua tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, thực hiện giảm tô, tiến tới cải cách ruộng đất… đã ra đời từ đó. Hòa bình lập lại trên miền Bắc; Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được thành lập; nhóm Tổng hợp (tiền thân là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân hiện nay) đã tích cực đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1956 – 1957) và sau đó, với việc thành lập Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, các cán bộ trong Vụ đã tham gia vào việc xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958-1960), tập trung giải quyết những nhiệm vụ còn lại của công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Chia ruộng đất cho nông dân, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp và thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, phục hồi và xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội… Trong những thời kỳ tiếp theo, với chức năng nhiệm vụ của mình, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã tổ chức nghiên cứu giúp Ủy ban Kế hoạch Nhà nước soạn thảo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), kế hoạch chuyển hướng thời chiến (1965- 1975) với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược qua từng chặng đường lịch sử của đất nước. Từ giữa năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) với mục tiêu đưa ra cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội và sau đó, các kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985), lần thứ 4 (1986- 1990), lần thứ 5 (1991-1995), lần thứ 6 (1996-2000) và lần thứ 7 (2001-2005) với mục tiêu đưa nền kinh yế của đất nước từng bước thoát khỏi những khó khăn thử thách, vượt qua tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đổi mới kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua nhiều thời kì, trải qua các biến cố của lịch sử, các thế hệ trước chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thế hệ sau tiếp bước hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao, tính cần cù, chăm chỉ, tính khoa học và sáng tạo trong công tác của nhiều thế hệ đàn anh đã ghi lại những nét son của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân qua mỗi thế hệ. Trải qua chặng đường hơn 45 năm (1968-2003), Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã trưởng thành và lớn lên, xứng đáng với lòng tin của cơ quan, là một trong những Vụ nòng cốt, dù bất kì trong thời kì nào cũng xứng đáng với vai trò tham mưu tổng hợp đắc lực cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây và cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay. Cán bộ Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân qua nhiều thế hệ đã phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ xuất sắc, được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba vào năm 1997 và Huân chương lao động hạng nhì năm 2003. Đây là mốc son lịch sử đánh dấu nhưng công lao đóng góp của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân. 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một cơ quan trực thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập. Vì vậy cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Bộ được quy định tại Điều 3 Nghị định số 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2008. Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ. Cụ thể như sau: 1.2.1.1. Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước - Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Vụ Tài chính, tiền tệ - Vụ Kinh tế công nghiệp - Vụ Kinh tế nông nghiệp - Vụ Kinh tế dịch vụ - Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị - Vụ Quản lý các khu kinh tế - Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư - Vụ Kinh tế đối ngoại - Vụ Lao động, văn hóa, xã hội - Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường - Vụ Quản lý quy hoạch - Vụ Quốc phòng, an ninh - Vụ Hợp tác xã - Vụ Pháp chế - Vụ Tổ chức cán bộ - Vụ Thi đua - Khen thưởng - Thanh tra Bộ - Văn phòng Bộ - Cục Quản lý đấu thầu - Cục Phát triển doanh nghiệp - Cục Đầu tư nước ngoài - Tổng cục Thống kê 1.2.1.2. Các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ - Viện Chiến lược phát triển - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia - Trung tâm Tin học - Báo Đầu tư - Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Học viện Chính sách và Phát triển. Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Kinh tế đối ngoại, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Vụ Quản lý quy hoạch được tổ chức phòng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê, Viện Chiến lược phát triển, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia và quyết định ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp khác hiện có trực thuộc Bộ. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có Vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng. Vụ làm việc theo chế độ chuyên viên. Biên chế của Vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định riêng. Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân có các phòng chức năng sau: - Phòng Tổng hợp; - Phòng Cân đối và dự báo; - Phòng Tổng hợp kinh tế ngành; - Phòng Tổng hợp các vấn đề xã hội; - Phòng Quan hệ Quốc hội. Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân quy định cụ thể nhiệm vụ, biên chế cho từng phòng của Vụ trong phạm vi nhiệm vụ và biên chế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. 1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của vụ được quy định rõ tại “Quyết định số 488/QĐ-BKH ngày 14/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân”. Theo đó, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân có các nhiệm vụ sau đây: 1. Tổ chức nghiên cứu xây dựng khung hướng dẫn và tổng hợp kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân: tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc gia (GNP); tích luỹ và tiêu dùng; nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Phối hợp với các đơn vị liên quan lập các cân đối: ngân sách nhà nước; cán cân thanh toán quốc tế; xuất, nhập khẩu và các cân đối khác. [...]... trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương 9 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỔNG HỢP KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN 2.1 Thực trạng các công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước của vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân 2.1.1 Lập báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế xã... tiêu kinh tế tổng hợp và xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm 3 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và lập các đề án, báo cáo để Bộ trình Chính phủ về: kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng. .. vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tỷ lệ nguồn vốn của từng khu vực trên so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội • Về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Tình hình giải ngân nguồn vốn tín dụng đầu tư ước tính qua các tháng đầu năm so với kế hoạch năm • Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và tổng vốn đầu tư của các dự án các tháng đầu. .. thu sử dụng đất hàng năm của các địa phương 2.2 Đánh giá các công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước của vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân Trải qua chặng đường hơn 45 năm (1968-2003), Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã trưởng thành và lớn lên, xứng đáng với lòng tin của cơ quan, là một trong những Vụ nòng cốt, dù bất kì trong thời kì nào cũng xứng đáng với vai trò tham mưu tổng hợp đắc lực cho Ủy ban Kế... năm 2010, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã thực hiện một khối lượng lớn các công việc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành nền kinh tế của Chính phủ, Thủ tư ng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhìn chung, chất lượng công việc đáp ứng yêu cầu của Bộ Vụ đã chủ động phối hợp với các đơn vị trong Bộ đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã... (4) Trong năm 2010, Vụ Tổng hợp KTQD đã thực hiện nghiêm túc Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 179/2009/NĐ-CP Sự phối hợp giữa Vụ Tổng hợp KTQD với các đơn vị trong Bộ, các cơ quan của Chính phủ, của Đảng và Quốc hội (Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính, ), các... trình dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, việc phân bổ ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển phải căn cứ vào danh mục dự án nói trên • Các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý đầu tư phát triển, tăng cường giám sát, thanh tra, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát lãng phí, tăng cường quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức ban quản lý dự án... hoạch của các bộ, ngành và địa phương để kịp thời tổng hợp tình hình, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc - Chuẩn bị báo cáo tình hình triển khai kế hoạch vốn đầu tư nhà nước phục vụ Hội nghị trực tuyến của Chính phủ về công tác đầu tư xây dựng toàn quốc do Thủ tư ng Chính phủ chủ trì - Xây dựng Chỉ thị số 374/CT-TTg ngày 24/3/2010 của Thủ tư ng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đầu tư. .. cho đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ mục tiêu tăng trưởng và bền vững của nền kinh tế Đề ra các biện pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư và giải ngân vốn ODA, khuyến khích huy động vốn FDI để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với những hình thức thích hợp như: BOT, BT, BO… Dự kiến huy động và định hướng đầu tư theo các nguồn vốn chủ yếu: • Nguồn vốn đầu. .. đã đề ra - Chuẩn bị Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 trình Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội XII - Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế . CÁO THỰC TẬP Đề tài "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân" MỤC LỤC BÁO CÁO THỰC TẬP 1 Đề tài 1 "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân". hiện chức năng quản lý nhà nước - Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ - Vụ Tài chính, tiền tệ - Vụ Kinh tế công nghiệp - Vụ Kinh tế nông nghiệp - Vụ Kinh tế dịch. về Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phần II: Các hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh

Ngày đăng: 22/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÁO CÁO THỰC TẬP

  • Đề tài

  • "Tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân"

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan