SÁCH và văn hóa đọc SÁCH

25 641 9
SÁCH và văn hóa đọc SÁCH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC SÁCH SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC SÁCH 1 1. Sống với sách 1 2. Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại! 3 3. Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác! 9 4. 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách 16 5. Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay 17 6. Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách 22 1. Sống với sách Nhà văn Nguyễn Việt Hà Có những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Vợ vẫn đủ con vẫn đủ, cổ phiếu đang lên giá và cuối tuần là lời hẹn đi chơi golf. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách. Khi tư duy nhân loại đã trưởng thành, chưa bao giờ chưa ở đâu đã có người sâu sắc biết nghĩ mà lại không biết sách. Bỏ tư thế bò, con người sơ khai đứng trên hai chân là chỉ vì muốn dùng tay lật chữ để khát khao được đọc. Có lẽ vì thế, ở một cái thời chưa lâu lắm của phương Đông, khi một người có học (thường thường là con trai) đã nho nhoe lớn thì cha mẹ hoặc người thân bớt ăn bớt tiêu dựng riêng cho anh ta một túp nhà con con ngồi mà đọc sách, cái nhà đấy gọi là trai phòng. Trai có nghĩa gốc là ăn chay, từ điển Hán Việt Đào Duy Anh mở rộng: Trai tâm. Trong sạch ở trong lòng, thanh tịnh tự nhiên "Nói như vậy để thấy nội thất của trai phòng là đơn sơ phóng khoáng lắm. Ngoài bàn mộc giường gỗ án tre thì rườm rợp quanh tường toàn sách là sách. 1 Theo cuốn kỳ thư "Liêu trai chí dị" nghĩa nôm na dịch "nhưng chuyện kỳ dị viết ở phòng đọc hoang liêu của văn hào Bồ Tùng Linh đầu đời Mãn Thanh thì mùi của sách là vô cùng độc đáo. Nó quyến rũ như mùi thơm mồ hôi của mỹ nhân, nó nghiêm lạnh như mùi sát khí của báu kiếm. Không phải là danh sĩ trót nhỡ sống ngập trong sách sẽ đương nhiên yểu thọ. Cho nên hầu hết những kẻ chỉ biết đọc sách đều là hạng người thanh thoát hoàn thiện bất phàm. Lui tới trai phòng của họ, ngoại trừ một vài bằng hữu quân tử chính khí lâm liệt thì đa phần là các ma nữ. Đám ma nữ này tất thảy đều trẻ trung xinh đẹp, tính khí bao dung nhân hậu, vì hâm mộ kẻ sĩ đọc sách nên thỉnh thoảng có lả lơi ngủ lại. Trí thức bây giờ, nếu dư dật cũng có phòng đọc riêng, nhưng không hiểu sao ít thấy để sách, chỉ thấy ngạo mạn duy nhất một dàn máy computer. Tất nhiên họ chẳng bao giờ gặp được hồ ly tinh, loay hoay tối muộn đành luẩn quản tủi thân âm thầm xem đĩa sex. Theo giải thích của một số "đầu nậu" có thâm niên làm nghề xuất bản thì sách là một tập giấy có in chữ. Trong chữ hình như có trí khôn hình như có kinh nghiệm, phảng phất hình như còn có cả đạo lý. Chữ trong sách giúp người ta bớt đi tuyệt vọng buồn phiền, tăng thêm yêu thương khoan thứ, vì thế những người biết chữ thường rất thích sống với sách. Từ lâu, sách vẫn được giữ ở hai nơi, nếu để ở ngoài người ta hay cất trong thư viện. Thư viện huyền thoại Alexandne bên bờ Địa Trung Hải, được coi là một trong bảy kỳ quan thời cổ đại. Nó lưu giữ hàng trăm ngàn cuốn cổ thư vô cung hiếm bằng giấy sậy papyrus. Sách quý giống như thần long giống như danh tướng, ẩn hiện vô lường, năm 47 trước Công nguyên nó đột ngột cháy không rõ lý do, để lại sự kinh hoàng tiếc nuối cho bao thế hệ độc giả. Còn nếu để sách ở trong thì người xưa hay đựng chữ bằng bụng. Kẻ sĩ uyên bác là người có đầy một bụng chữ. Thời Tấn (280- 304), trong nhóm "Trúc Lâm thất hiền", có Kê Khang nổi tiếng đọc nhiều. Bụng ông bao la, thường cho bọn trẻ con nghịch đút mận vào lỗ rốn, hết khoảng vài cân ông ham rượu, khi phê phê hay ưỡn bụng nằm khỏa thân giữa trời trưa nắng, bọn nhiều bằng cấp thô tục đi qua tò mò hỏi, ông lè nhè nói là đang phơi sách. Kẻ sĩ thời nay cũng có bụng nhưng hoặc để đựng ba ba rang muối hoặc để đựng cách thức bon chen làm quan nên bắt buộc phải 2 nhét chữ vào đầu. Đầu vốn là nơi chứa âm mưu tính toán, đa thế thể tích lại nhỏ hơn bụng, chữ nằm lâu trong đầu thường mất tuyết, hết sách cả tinh hoa trong trắng. Chuyện đọc sách giống hệt chuyên tửu lượng, hoàn toàn là thiên bẩm trời cho không ai giống ai. Có người uống một chén đa say, có người uống vài chai chưa say. Có người đọc thiên kinh vạn quyển vẫn điềm nhiên sáng suốt, có người mới ê a dăm tờ đà đầu váng mắt hoa, hỏa khí nhập đường tà quàng xiên ăn nói. Trên ti vi thỉnh thoảng lại hiện hình một vài" giáo sư", như vậy, cả người nồng nặc mùi xác chữ. Đọc sách cũng phải theo tuổi. Có quyển đừng đọc quá sớm, có quyển không nên đọc quá muộn. Khổng phu tử đọc sách từ nhỏ, bất cứ quyển nào cầm lên là trôi chảy, vậy mà phái về già mới dám đọc Kinh Dịch. Sinh viên trẻ hôm nay bỗng đắm đuối xem truyện tranh. Thói quen đọc sách có ít chữ làm bọn họ dễ dàng say mê xem truyền hình. Lúc có tuổi, họ sẽ khóc khi thấy phim Hàn Quốc, sẽ cười nông nổi khi thấy hai danh hài Xuân Bắc, Tự Long. Hỡi ơi, phải chăng sách có nhiều chữ đã hết thời? có vẻ tài lẫn lộn đức tâm huyết lo lắng về văn hóa đọc. Thật là một nỗi lo "hơi bị" sang trọng. Thao tác đọc sách giống như mọi thao tác của tình yêu, nó thong thả trong trắng thầm thì, tuy nồng nhiệt mà không ồn ào. Vượt qua phù phiếm thăng trầm số đông, nhưng người đang biết sống với sách chẳng bao giờ là hết. Theo Tạp chí Sống mới 2. Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại! 3 TS. Nguyễn Xuân Xanh Cuộc hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” do PACE tổ chức trong thời gian diễn ra Hội sách TP. HCM lần V đã bất ngờ thu hút được sự tham gia thảo luận của đông đảo trí thức và độc giả. Tuần Việt Nam xin giới thiệu ý kiến riêng của TS. Nguyễn Xuân Xanh để độc giả cùng đọc và suy ngẫm. Danh nhân và sách… Thật là hữu ích khi chúng ta bàn về sách. Có rất nhiều điều để nói về sách, có thể viết ra thành nhiều tập. Triết gia Cicero đã nói: “Tạo thêm một thư viện cho một căn nhà là cho căn nhà đó một linh hồn”. Nhà triết học người Scotland, Thomas Carlyle cho rằng: “Đại học đích thực của những ngày này chính là một bộ sưu tập sách”. Hay theo lời của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thì “những điều tôi muốn biết đều ở trong sách; người bạn tốt nhất của tôi là người sẽ cho tôi một cuốn sách mà tôi chưa đọc”. Tại các nước phát triển, mạng lưới thư viện dầy đặc, từ trung ương (thư viện quốc gia) đến địa phương (thư viện đại chúng ở các quận huyện), qua các đại học, cao đẳng, trường học, trường chuyên ngành, tổ chức, hội đoàn… Đó là chưa nói đến thư viện của hàng triệu tư nhân, học giả, khoa học gia, chính trị gia, luật gia, nhà nghiên cứu, văn sĩ… và những người chơi sách. Các quốc gia, kể cả vua chúa trước đây, hoặc đại học lớn đều hãnh diện về những thư viện bề thế của mình, đầu tư mua sắm rất nhiều, và xem thư viện như biểu tượng của tri thức, bộ mặt văn hóa. Các thư viện lớn đều là những công trình kiến trúc nổi tiếng. 4 Việt Nam hiện nay muốn đầu tư cho hệ thống thư viện hiện đại cần một số tiền lên đến vài tỉ đô la. Sự thật về “sự đọc” của người Việt Bây giờ trở lại câu hỏi, người Việt Nam đọc sách ít hay nhiều? Chắc hẳn mọi người sẽ không khó trả lời câu hỏi này. Hay chúng ta hỏi ngược lại, Việt Nam có được bao nhiêu sách, bao nhiêu thư viện cổ, so với thế giới? Tại sao một dân tộc được cho là hiếu học mà lại ít sách như thế? Tôi chợt nghĩ ra, có lẽ dân ta hiếu học, nhưng thực sự chỉ một “giai cấp” nhỏ nào thôi. Và vì có quá ít sách, hay đó lại là cội rễ của việc có ít sách, mà dân ta, hay giai tầng hiếu học kia chỉ biết học từ chương, kinh điển, cứ học đi, học lại, xuyên bao nhiêu thế kỷ, mà không hề thấy cần thiết phải thay đổi nội dung, phải đi tìm cái mới. Tại phương Tây, sách vở biểu hiện cho quá trình tư duy, cho nên thời nào cũng phong phú. Với kỹ thuật in của Gutenberg thế kỷ 15, sách dần dần trở thành một “quyền lực”, một sức mạnh tư duy ngày càng được phổ biến đến nhiều tầng lớp dân chúng. Đặc biệt vào đầu thế kỷ 19, với những phát minh máy in nhanh của Đức, sự phát triển lan truyền ấy đạt đến tốc độ bùng nổ. Phương Tây có rất nhiều sách, và người ta đọc sách và học từ sách cũng rất nhiều (đa số các thiên tài khoa học đều là những người tự học, nghĩa là học từ sách vở), nghiên cứu rất nhiều, viết sách rất nhiều, trí tuệ hầu như không bao giờ ngưng trệ, hay có ngưng trệ trong giai đoạn nào đó nhưng rồi lại bứt phá để tiến lên. Không phải vì có nhiều sách, và đọc nhiều sách mà người phương Tây đâm ra “giáo điều”, từ chương, như phương Đông. Không phải thế. Có lẽ cũng chính vì thế, vì họ luôn luôn có sách mới, chuyển tải bao ý tưởng mới trên mọi lãnh vực, mà họ không bị 5 giáo điều. Họ luôn luôn động não, luôn luôn sáng tạo ra ý tưởng mới, văn hóa và học thuật luôn luôn đổi mới. Xã hội của họ vì thế là xã hội động. Trong khi phương Đông, trong đó có Việt Nam, có quá ít sách, vì thế đi vào từ chương, giáo điều. Hay nói cách khác, vì giáo điều, từ chương mà nên sách như phương tiện chuyển tải ý tưởng bị bế tắc! Xã hội phương Đông là xã hội tĩnh. Ở đâu cũng thế, khi giai cấp thống trị càng giáo điều hay từ chương thì tư tưởng và học thuật không thể phát triển được, và tất yếu công nghệ và văn hóa sách càng không phát triển. Còn ở đâu chính sách càng cởi mở về văn hóa, tư tưởng, tôn giáo, ở đâu những giá trị tinh thần được trân trọng, nâng niu, ở đó tư duy, văn hóa sách phát triển lan truyền mạnh mẽ, thăng hoa, để phục vụ cho học hỏi, trao đổi và nghiên cứu. Bài học từ việc xây dựng văn hóa đọc của Nhật Bản Sách là biểu tượng cho óc tò mò học hỏi, sáng tạo, biểu tượng của tài sản văn hóa, học thuật của một dân tộc. Có lẽ Nhật Bản từ ngày tiếp xúc với thế giới phương Tây đã tỏ ra là một dân tộc ham học hỏi cái mới một cách đam mê. Họ biết thế giới đã phát triển trước họ hàng trăm năm, họ bị tụt hậu, và họ cương quyết muốn đuổi kịp. Và để đuổi kịp, họ muốn biết tất cả những gì phương Tây đã sáng tạo ra trước đó, đã làm nên sức mạnh thần kỳ đó. Họ say mê hiểu biết một cách cuồng nhiệt, muốn chiếm lĩnh tư tưởng và văn hóa của phương Tây, và muốn chứng minh với thế giới rằng họ cũng biết tất cả, và không thua kém ai. Chuyện người Nhật sớm dịch vô số sách thuộc loại “kinh điển” của thế giới ra tiếng của họ gần đây đã được nhiều người nói đến. Nhưng điều làm cho những người ưu tư đến công cuộc chấn hưng đất nước không khỏi lo lắng là khi biết rằng: Vào thời điểm này, thế kỷ 21, một số cuốn sách hay thuộc loại “kinh điển” của nước ngoài khi lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt cũng chỉ bán được vài ngàn quyển thôi, trong khi chúng ta có tới hơn 80 triệu dân. 6 Trong khi đó những cuốn sách ấy đã từng được dịch và được bán đến hàng triệu bản tại Nhật Bản thời Minh Trị, khi đó dân số của họ chỉ vài chục triệu người. Đây chẳng phải là điều gây sốc, nếu ai bình tâm suy nghĩ hay sao? Đó đáng lẽ phải là điều làm thất kinh cho những ai biết lo lắng đến tiền đồ của đất nước. Bao giờ dân Việt đạt được sức đọc mạnh như sức đọc của dân Nhật hơn một trăm năm trước đây? Bao nhiêu năm nữa? Vì sao chúng ta, một dân tộc bốn nghìn năm văn hiến, mà nay sức đọc quá thấp kém so với dân tộc “võ sĩ” như Nhật Bản? Hệ quả của nó cũng sẽ rất nghiêm trọng, nếu ai bình tâm suy nghĩ. Nước nào trên thế giới có tuyển tập Các Mác – Anghen qui mô đầu tiên trên thế giới? Xin trả lời rằng: không phải Liên Xô hay Trung Quốc, cũng không phải nước “chủ nhà” là Đức, quê hương của hai vị. Đó chính là Nhật Bản! Những tập đầu tiên của bộ tuyển tập được nhà xuất bản Kaizosha cho ra mắt1928, và năm năm sau thì được hoàn tất. Nó chính là bộ tuyển tập qui mô đầu tiên của thế giới! Tập đầu tiên của bộ tuyển tập này bán được 150.000 quyển. Trung bình mỗi tập được bán khoảng 120.000 quyển. Số lượng này không thể tưởng tượng được ở Mỹ và ở châu Âu vào thời điểm đó. Cũng tương tự, tuyển tập đầu tiên của Einstein trên thế giới không phải được in tại Đức, châu Âu hay Mỹ, mà tại xứ sở hoa anh đào này, vào năm 1922, chính tại nhà xuất bản Kaizosha. Nhà xuất bản này cũng là đơn vị có sáng kiến đứng ra mời Einstein sang thuyết trình 6 tuần tại các đại học Nhật và cho công chúng, cùng lúc đó cho ra mắt tuyển tập gồm bốn bộ của Einstein bằng tiếng Nhật, bao gồm những bài của Einstein không phải dễ tìm lúc đó. Nếu trong tiếp đón, người Nhật muốn biểu lộ họ không thua kém dân tộc nào trong việc ngưỡng mộ Einstein (thực sự họ đã dành cho Einstein một cuộc tiếp đón nồng nhiệt hơn các cuộc tiếp đón ở Mỹ), thì trong học thuật họ cũng muốn chứng minh họ không thua dân tộc nào trong việc nhanh chóng tìm tòi học hỏi cái mới. Phải nói đây là một nỗ lực phi thường của họ vào thời điểm đó. 7 Chúng ta đã quen với cái tên Fukuzawa Yukichi (1834-1901). Ông là đại biểu quan trọng nhất của Nhật Bản trong thời Minh Trị. Fukuzawa viết: “Những ai làm những việc khó khăn hôm nay, người ta gọi họ là những người cao thượng; những ai làm những việc dễ, người ta gọi họ là những người thấp kém. Làm một cái gì hữu ích cho con người, như bằng cách dạy người ta cách đọc sách, và suy nghĩ, điều đó có lẽ là khó khăn. Do đó ranh giới để phân biệt giữa những người cao thượng và thấp kém chỉ nằm ở tính chất khó khăn của công việc mà họ làm. Cho nên hôm nay có rất nhiều Đaimô, Quý phái cung đình, Samurai, và những người khác, họ tuy có trông đẹp đẽ khi họ ngồi trên lưng ngựa và đeo gươm ngắn, gươm dài, nhưng họ hầu như rỗng tuếch bên trong, như một cái thùng tô-nô rỗng… Họ tiêu pha những ngày của họ nhàn nhã và không mục đích. Thật không có lý do nào để gọi những người như thế là cao thượng, hay của đẳng cấp quan trọng! Chỉ vì họ từ nhiều thế hệ có tiền được tiếp tục truyền lại, và lúa gạo, họ làm ra vẻ đẹp đẽ. Nhưng họ chính là những người thấp kém.” Vâng, “đọc sách, và suy nghĩ”, nghĩa là đi tìm tòi cái mới cho bản thân và dân tộc, và dĩ nhiên là nghiên cứu và viết sách, làm sao cho văn hóa đọc của đất nước ngày càng thêm phong phú, là những công việc cao thượng mà ngài Fukuzawa Yukichi muốn nhắc nhở mọi người. Chỉ sống với những cái cũ kỹ, ỷ lại, với chân lý thói quen, đó là thấp kém, chỉ làm hại thêm cho đất nước. Chúng ta không nên “ngủ quên” trên kho báu trí tuệ chứa đựng trong sách vở của thế giới từ hơn 2.500 năm nay. Chính trong đó mà dân tộc Phù Tang đã tìm được thanh báu kiếm của vua Arthur như trong truyện thần thoại Anh. Người Việt Nam cần thiết thay đổi thói quen của mình hôm nay. Cần tìm ngay đến sách! Bởi chúng ta đã đi quá chậm! Theo Tuần Việt Nam 8 3. Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác! Nhà văn Nguyên Ngọc Cần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc 9 phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ không hề khoe tủ sách Được coi là có văn hóa mà không quan tâm đến sách thì có vấn đề! - Hội thảo “Người Việt có mê đọc sách?” được tổ chức trong khuôn khổ Hội sách ở Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, như tôi được biết, không có tham vọng “đào xới một cách rốt ráo những vấn đê cốt tử” của văn hóa đọc. Làm thế nào mà đào xới được đến căn bản chỉ trong một hội thảo nhỏ?. Chúng tôi chỉ muốn đánh động sự quan tâm của xã hội, như là một bước, tiếp tục những bước trước, góp phần khôi phục và phát triển văn hóa đọc. Đây là một công việc tất phải rất lâu dài và liên quan đến những lĩnh vực chắc chắn là rộng lớn, phức tạp hơn rất nhiều, như đạo đức xã hội, tình hình giáo dục, chuyển đổi kinh tế v.v Cũng không nên quá ráo riết trong định nghĩa khái niệm văn hóa đọc. Quả thật hiện nay, so với một số thời kỳ trước đây, dân ta đọc sách ít hơn, đặc biệt là trong những giới lẽ ra phải là những người yêu sách, ham đọc và biết cách đọc sách hơn cả. Trong xã hội nào cũng vậy thôi, không phải mọi người đều yêu sách, say mê đọc sách, nhưng nếu trong một số giới nào đó được coi là thuộc bộ phận “có văn hóa” lại quá ít quan tâm đến sách thì quả là có vấn đề. Chẳng hạn ngày trước sinh viên Sài Gòn ra đường cầm trên tay một tờ Bách Khoa hay Văn, một cuốn sách của nhà xuất bản Lá Bối…, sinh viên Hà Nội cầm trên tay một cuốn sách của Lev Tolstoi, Ostrovski … được coi là người có văn hóa, thì ngày nay ta thường chỉ thấy họ cầm tờ báo Công An hay An ninh Thế giới… Tôi được biết, có những người lãnh đạo ở cấp rất cao, sau giờ làm việc ban ngày, tối chỉ tập trung đánh tu lơ khơ suốt đêm, chẳng bao giờ biết cầm đến một cuốn sách (vậy mà nếu có dịp đến một cuộc họp nào đó của giới văn học thì sẵn sàng lập tức lên lớp dạy nhà văn phải viết như thế nào!) … Những điều như thế không thể coi là bình thường nữa rồi. 10 [...]... định rằng văn hóa đọc hiện nay vẫn tồn tại và thậm chí phát triển chứ không phải đang tàn lụi Không phải 18 căn cứ vào số lượng người đọc hoặc số thời gian đọc mà định giá văn hóa đọc, mà là qua chất lượng đọc, đọc cái gì, đọc như thế nào, đọc để làm gì Bây giờ biểu tượng văn hóa đọc (người Việt) không phải là hình ảnh cậu bé cầm sách ngồi vắt vẻo lưng trâu Đọc sách bây giờ có thể là những thư viện sang... vô cùng phức tạp và phong phú, hết sức đa nghĩa Để đừng sống một cách giáo điều Để dám và biết sáng tạo Một văn hóa đọc như vậy tất nhiên phải được xây dựng dần dần, và nó cũng thấm vào người ta dần dần, thường là một cách không hoàn toàn ý thức, bắt đầu từ động tác đầu tiên: cầm lấy cuốn sách lên và đọc Đọc sách là việc tự nguyện, chẳng ai và chẳng có mệnh lệnh nào buộc người ta đọc sách được cả Theo... cần phân định quá rạch ròi rồi e ngại văn hóa nghe nhìn Mà quan sát thế giới, các nước tiên tiến Âu, Mỹ, xem văn hóa nghe nhìn của họ phát triển hơn mình rất nhiều, nhưng người ta vẫn đọc sách, văn hóa đọc của họ có mất đi đâu - Thưa ông, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông-Tây đưa việc xuất bản các loại sách có giá trị văn hóa cao của thế giới thành chủ trương hẳn hoi, và đã tiến hành bền bỉ gần chục năm... tiền ngu mua sách thì mới biết cách mà chọn sách, mà để biết cách đọc sách còn lâu hơn Thầy còn thú thật là đọc từ năm còn nhỏ mà đến gần 40 mới gọi là tạm biết cách đọc sách, sau khi đã đọc nhầm rất nhiều sách Trên tôi đã nói về cách tiếp cận với sách, hay là cách mở sách, bây giờ là đến lúc gập sách lại Một lần đọc trên tạp chí Tia sáng có một bài của GS Hồ Ngọc Đại viết về cách đọc sách Ông có viết... giới kinh doanh là giới ngày càng có văn hóa hơn cả, có nhu cầu văn hóa hơn cả Chúng tôi cũng nhận ra điều này trong hoạt động của sachhay.com Cần có những hoạt động như kiểu sachhay.com để giúp họ ngày càng đến gần với sách hơn, đọc càng nhiều loại sách phong phú hơn, sách kinh doanh, sách dạy làm giàu, sách triết học phổ thông, sách khoa học xã hội và tự nhiên, sách văn học nghệ thuật Cũng không cần... lớn lên họ là những con người thật giỏi giang, sống rất văn minh, và tất nhiên đọc sách cũng vào hàng nhất nhì thế giới … 11 Cách làm giáo dục như ở ta hiện nay thì thật khó lòng mà có được thói quen ham mê đọc sách Thường đến 20 tuổi rồi mà không hề biết đến ham thích và cái thú đọc sách thì cả đời sẽ khó lòng trở thành người ham đọc và biết đọc sách Mà vì sao giáo dục của ta lại đi theo con đường tắc... ngày nay đọc sách quá ít, văn hóa đọc đang ngày càng tàn lụi, bị văn hóa nghe nhìn lấn lướt Vậy thực chất của nghịch lí này là ở đâu? - Có hiện tượng bề ngoài như thế, nhưng tôi không coi đây là nghịch lí Quả là sách được in ra nhiều hơn, và số thời gian con người dành cho việc đọc ít đi, vì còn bao nhiêu thứ khác: truyền hình, báo chí, phim ảnh, ca nhạc Nhưng tôi khẳng định rằng văn hóa đọc hiện... cuốn sách được xem là “nằm phủ bụi” trên giá sách của các thư viện? - Chúng tôi là một tổ chức phi chính phủ tự nguyện đặt cho mình nhiệm vụ làm chiếc cầu nối nhỏ giữa các nền văn hóa Đông - Tây, giới thiệu tinh hoa văn hóa thế giới vào Việt Nam và ngược lại Qua nhiều năm tồn tại và hoạt động trong những điều kiện khó khăn, chúng tôi đã và đang tổ chức xuất bản nhiều tủ sách, bộ sách triết học, văn. .. là rất “ khó đọc và “khó bán”? - Không phải thế đâu Tôi tin rằng sức sống của những cuốn sách này sẽ mãi còn trong văn hóa đọc Việt Nam, dẫu đó không phải là những cuốn sách thuộc loại phổ biến rộng rãi trong bạn đọc Đúng là những cuốn sách này chúng tôi chỉ in được với số lượng trên dưới 1.000 bản và phát hành chủ yếu vào các thư viện và cho các nhà nghiên cứu cùng những ai yêu thích và quan tâm Làm... bạn đọc về mấy tờ tạp chí Sách của Việt Nam xem Mới đây có một sự kiện lý ra đáng mừng, có thể “tôn vinh văn hóa đọc , “tôn vinh giá trị cao quí của sách Việt Nam”, là lễ trao giải Sách Việt Nam lần thứ nhất, nhưng người ta đã thực hiện tùy tiện, để rồi rồi chìm nghỉm, chẳng để lại tiếng vang, chẳng giúp ích gì cho văn hóa đọc 21 Theo Văn nghệ Công an nhân dân 6 Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc . SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC SÁCH SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC SÁCH 1 1. Sống với sách 1 2. Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại! 3 3. Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác! 9 4 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách 16 5. Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay 17 6. Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách 22 1. Sống với sách Nhà văn Nguyễn Việt Hà Có những. những người thấp kém.” Vâng, đọc sách, và suy nghĩ”, nghĩa là đi tìm tòi cái mới cho bản thân và dân tộc, và dĩ nhiên là nghiên cứu và viết sách, làm sao cho văn hóa đọc của đất nước ngày càng

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC SÁCH

  • 1. Sống với sách

  • 2. Chúng ta ngủ quên trên kho báu trí tuệ của nhân loại!

  • 3. Để trẻ em “điếc” với sách là tội ác!

  • 4. 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

  • 5. Những cuốn sách kinh điển và văn hóa đọc hiện nay

  • 6. Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan