Học tập dựa trên công nghệ Web thời cơ và thách thức pdf

7 279 0
Học tập dựa trên công nghệ Web thời cơ và thách thức pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học tập dựa trên công nghệ Web - thời cơ và thách thức Trong tương lai không xa, khi toàn bộ thông tin của thế giới được đưa vào những chiếc máy tính có kích thước nhỏ như máy iPod của apple, lúc đó người học có thể tìm ra câu trả lời nhanh hơn bất cứ giáo sư nào và nền giáo dục truyền thống sẽ phải có bước thay đổi về chất. Cuộc cách mạng nàysẽ làm thayđổi hoàntoànkhái niệmtrườnghọc và người học: thay chonhững ngôi trường nằmtại địa điểm cố định với thời gian học tập cố định là mạnghọc tập ảo toàn cầu - địa điểm học tậpbất cứ nơi nào vàbất kỳ thời gian nào, và học giờ đây không chỉ là những năm tháng tại trường phổ thông và đạihọc - học nghĩa là học tậpsuốtđời : học để sống. Kỷ nguyêncủa bảng đen và nghe giảngthụ động cuối cùngcũng phải chấm dứt sau 3 thế kỷ tồn tại. Giờ đây, trường học là nơi thú vị và lôi cuốn vớibảng điện tử và chia sẻ giáo án toàncầu. Trướcmột khả năng hùnghậu củaweb, việc dạy học dựa trên websẽ là một xu thế tất yếu không thể đảongược trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.Nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng mới, bài viết này sẽ đưa ra cácsở cứ khoa học chohọc tậpdưatrên webvà những mô hình giáo dụcmới phù hợp với sự phát triển của công nghệ web. 1. Hội tụ của các cuộc cách mạngkhoahọc ICTđối với giáo dục Năm 1988,mộtsợi quangcó thể truyền3 nghìn thông điệp cùngmột lúc, thì nay với 300 nghìntriệu dặm cáp quang có thể truyền hàng triệu thông báo trong một giây.Nhờ công nghệ kết nối bằng laser vàvệ tinh,cáp quangcóthể truyền hàng tỉ thư điện tử, chươngtrình phát thanh vàtruyền hình- mộtkhối lượng lớn những chươngtrình giáo dục. Tất cả những côngnghệ đều tập trung đến sự giao tiếp giữa các máy tính,coi trọngkhả năngkết nối chứ không phải khả năng tính toán.Giờ đây, máy tínhkết nối mạng đã trở thànhcông cụ học tập của người học, cách dạy của nhà trườngthế kỷ XX sẽ khôngcòn phù hợp trong bối cảnh của thế kỷ XXI. Dođó đòi hỏi phải thiếtkế lại hoàn toàncách chúng ta dạy vàhọc. Sự ra đời WorldWide Webvào những năm 1990 đã tạo ra khả năng cung cấp thôngtin tức thời cùngkiến thứctổng hợp trực tiếp tới những ai cómáy tính cá nhân.Một số người gọi đó là web 1.0 :giai đoạn thứ nhất của cuộc cách mạng internettoàn cầu.Những thành phần làm nêncuộc cách mạng học tập của thế kỷ XXI đang toả sáng trênthế giới dướinhững biểu tượng mangtên Google, Wikipedia,Skype, iPod,YouTube, Facebook, Nokia, Yahoo,eBay,FlickrvàMyspace. Một số ngườigọi đó là Web 2.0 : sự kếthợp của những công nghệ khiến cho những sự đổi thay đượclan ra trên quymô toàn cầu, tứcthời, miễn phí và mangtính chất mở, cá nhân và khôngphụ thuộc vàođịa điểm, mangtínhtương tác, được đồng sáng tạo và dễ dàng chia sẻ bởi hàng tỉ người. Web 1.0 được ví như như một tờ báo số hóa toàn cầu,có thể xem nhưng khôngthể thayđổi hoặctươngtác với thông tin trong tờ báo đó.Còn web2.0 như một bứctranhsơn dầu, ở đó mỗi mảng sơn dầu do mộtngười dùng đóng gópsẽ tạo ra một bề mặt bức tranh phongphúhơn để cho người sử dụng tiếp theo có thể thayđổi. Web 2.0 liên quan chủ yếu tới sự thamgia hơnlà sự tiếp nhậnthông tin thụ động. Loài người chúng ta đang nhanh chóng chuyểntừ mạng thông tin toàn cầu sangmộtxã hội học tập toàncầu tiềmnăng : một webcủa những người học tập tươngtác, sáng tạo cộng đồng 2. Sử dụng Webhình thànhnhữngcông nghệ giáo dục mới 2.1 Ứngdụng côngnghệ truyềnthông tương tác – đa phương tiện vào dạy và học tạonên côngnghệ giáo dục mới theo hướng cá nhânhóa. Những phát minh độtphá trong truyền thông vàcông nghệ số đang thách thức thế giới cải tổ lại giáo dục, hình thànhcông nghệ giáo dụcmới dựa trên chính thành quả côngnghệ số. Mô hình trường học dựa vào sách giáokhoa một cỡ vừa cho tấtcả đã hoàn toàn lỗi thời. Dự đoán năm 2019có 50%chương trìnhtrung học sẽ thực hiện qua mạng trực tuyến. Việchọc những kỹ năng mới sẽ được thiết kế thành những mô đun để bất cứ aicũng có thể học tạibất cứ đâu,vào bất cứ lúc nào –và tất cả các mô đun sẽ đượccá nhânhóa theo nhữngphongcách học tập riêng của mỗi người. Khi đó bất cứ ai cũng đều có thể gõ trên bànphím máy tính các mục tiêu học tập củariêng mình và lựa chọntrên webcácgiáo trình tương tácgiúp họ thực hiện những mục tiêu họctập đó.Mỗi chuyên gia tronglĩnh vựcnào cũngđều trở thành một người dạy họctoàn cầu và mỗi người dạy đều có thể dễ dàng kết nối với bất cứ người học nào. Nhữnggiáo viêngiỏi và chuyên gia đa phươngtiện có thể xây dựng các chương trìnhhọc trực tuyến dựatrên những mô đun phùhợp với phong cách họctập cá nhân. 2.2 Biến trò chơi điện tử thành công cụ học tập Mặttrái của weblà sinhra nhiều trò chơi điệntử, thuhút nỗiđam mê của giới trẻ.Nếu không có biện pháp điều chỉnh sẽ ảnh hưởngkhông tốt đến kết quả học tập của giới trẻ.Tuy nhiên bằng phương pháp“tươngkế tựu kế”, chúng ta hoàn toàn có thể nghiên cứu sử dụng chínhnhững trò chơi điện tử thành công cụ hỗ trợ học tập vàđây cũngchính làmột thách thức đối vớiviệc họctập trong tương lại. Nội dung của các trò chơi điện tử mang tính giáo dục được hoàn thiện bởi chínhngười chơi (người học) và hành động tương tác là điều thenchốt.Ví dụ SimCitygiả lập công việc thiết kế một thành phố, người chơi có thể đối mặt với trận bão, lốc xoáy, đám cháy trong thànhphố.Các kếtquả nghiên cứu chothấy : nơi nàocác giáo viên sử dụng tròchơi điện tử mangtính giáo dục thì ở đó kết quả học tập thu được rất cao, đặc biệt khi học sinh học nhữngkhái niệm khó của Toán học. Vídụ trò chơi DimensionM giúp người học hiểu tinhthôngtoán họcbằngcách thực hiện các sứ mệnh, khả năng hiểubiết tănglên rõ rệt. Trò chơi Innov8 giúp các sinh viên đạihọc pháttriển kỹ năngcôngnghệ thông tin trong một nền kinhtế toàncầu. Hiện nay, một số trường đại học hàng đầu về khoahọc củanước Mỹ đang thiết kế mẫu phần mềm trò chơi để dùng vào việcdạy bấtkỳ một môn họcnàodựa vào sự tham gia tích cực củangười học. Chính nhữnghọc sinhnhỏ tuổi đang là những người thích hợp nhất để tham gia vàoviệc tạo rakỷ nguyên mới của đồng sáng tạo. Vì hiện nayviệc họctập tại nhàtrường chiếm không quá 20%thờigian ngồi trên lớp, thời gian còn lại trongngày sống trong thế giới của iPod, Playsation, YouTube,điện thoại di động và các trò chơi điện tử có nhiều người cùngtham gia. 2.3 Hình thành kỷ nguyên sángtạo đại chúngvà chiasẻ thông tin Đây làkhía cạnhnổi bậtcủacuộc cáchmạng web2.0. Một số hoạt độngđồng sáng tạo (cùng sángtạo, không phụ thuộc địa lý) nổi bật : Đầu thế kỷ 21,các công tyMỹ tiến hành mọi nghiên cứu trongnội bộ công ty. Ngày naycác công tynàyđang khaithác chấtxám trí tuệ của các chuyên giatrên toànthế giới. Ví dụ một nhàkhoa học trongbất cứ lĩnh vực nào chỉ cần đăng kývới mạng InnoCentive,ở đó có 125.000nhà khoahọc kháctại175 quốc gia đã kiếm tiền bằng việc giúp P&G giảiquyết nhữngvấn đề hóc búa của nghiên cứu vàphát triển. Wikipedia là mô hìnhđồngsáng tạo kể từ năm 2001,được thực hiện bởi sự cộng tác đạichúng của hàng nghìn chuyên giatrong các lĩnh vực khác nhautrên thế giới. Tất cả các bài viết đượcsử dụng miễnphí bởi 1,4tỉ người sử dụng máy tính diđộng đa phương tiện đã làmthay đổi bộ mặt của nềnkinh tế thế giới. Những mô hình sángtạo đại chúng toàn cầu như Wikipediacóthể gợi ý những giải pháp đồng sáng tạovà đổi mới bằng cách sử dụng sự hiểu biết của toàn nhân loại. Bất cứ sinh viênnào trênthế giới giờ đây đều có thể sử dụng chương trình học toàn cầu trực tuyến miễn phí của MIT(Đạihọc công nghệ Massachusetts) : sinh viên có thể lựa chọn nội dunghọccủa mộttrong nhữngtrường đại học hàng đầu của thế giới,nghiên cứu bất cứ lĩnh vựcgì. Tải các bài giảng,chia sẻ kinh nghiệmtại một trongnhững diễn đàn của sinhviên.Trở thành thànhviên củaMIT, thamgia vào quá trình họctập suốt đờivì mụcđích củanền kinh tế tri thức toàn cầu. Các nhà khoahọc cóthể làm thay đổi khoahọc bằng cách côngkhai nguồndữ liệu và phương phápcủa họ để cho tất cả các nhà khoa học trẻ và các nhà khoahọc có kinhnghiệm trên thế giới đều cócơ hội tham giavào quá trình khám phá. Chươngtrình họcliệu mở của MITlà bướcđi đầu tiênđể hướng tới việc thànhlập SiêuĐại học Toàn cầu. Hiện nay,tài liệu của 1.800giáo trìnhcho 33 mônhọc lý thuyết của MIT đangđược đưa lên mạng để truy cập miễn phí. Hình thànhTrung tâmHọc tậpẢo toàn cầu, khi đó mọi người đều có cơ hội thamgia vào bất cứ lúc nào, và được thườngxuyên cậpnhật và mở rộng bởi tất cả mọingười - bằngmọithứ tiếng. Mạngnày còn cung cấpcác công cụ để việc học tập có thể diễn ravào bất kỳ lúc nào và tại bấtcứ nơi đâu.Những công nghệ mới luôn được cậpnhật sẽ giúp mọi người trên khắp thế giới có thể tham dự vào quá trình đồngsáng tạo,sao chocùng một lúc công nghệ đó phù hợp với từng cá nhân,mang tính tươngtác, toàn cầu tức thời, dễ dàng chia sẻ và tấtcả mọi người đều có thể đónggóp khả năng sángtạo Muốn cho hàng triệu người có thể tham gia vào quá trình đồngsáng tạo, cần phải tạora mộtcông nghệ nền tảng (platform) sao cho cùng một lúccông nghệ đó phù hợp với từng cá nhân, mangtính tương tác,toàn cầu, tứcthời, miễn phí, dễ dàng chia sẻ vàtất cả mọi người đều có thể đóng góp khả năng sáng tạo. 3. Địnhhướng nghiên cứu ứngdụng webtronggiáo dụcđại họcvà mô hình SiêuĐại học toàn cầu (Globad Meta-University) 3.1 Lý thuyết mở đồng hànhvới thí nghiệm và thựchành mở Việc dạyvà học lý thuyếttrực tuyến đang là mộtthựctế trên khắp thế giới. Giai đoạn tiếp theo củanội dungmở là phòng thínghiệm trực tuyến ( Open iLap). Về nguyên tắc,hiện naycác thí nghiệm đềuđược kiểmsoát bằng máytính. Vì thế các thí nghiệm có thể kiểmsoáttừ mọi khoảngcáchthông qua mạnginternet.Một trong những dự ánđầu tiên thuộc loại nàylà iLap - một sáng kiến hợp tác giữabộ phận nghiên cứu của Microsoft và MIT. Dự án này được thiết kế để cho phép sinh viên vậnhành các dụng cụ thí nghiệm từ phòngngủ hoặc bấtcứ nơi nào họ muốn. Ilap bắt đầu với những thí nghiệm vi điện tử và mở rộng sangdạycác thí nghiệm về các lòphảnứng hóahọc, các kết cấu cơ học, công nghệ quang điện . . Lúc đó sẽ cho phép truy cập mở và miễnphí các phòng thí nghiệm trực tuyến trên khắp thế giới. Đâysẽ là phòng học củatươnglai có thể phụcvụ cho hàng triệu người thay vì 20 hoặc30 . . . Việc môphỏng thế giới thực,giúp tạo racác phần mềm thựchành từ xa. Đây là hướng nghiên cứuđầy tiềm năng, ví dụ phầm mềm huấn luyện phicônglái máy bay Toàn bộ công việc trên nếu được kết hợpvới truy cập Internet tốc độ cao, giá rẻ và rộng rãi -sẽ chính là quá trìnhtoàncầu hóa các cơ sở giáo dụcđại học, thu hẹp khoảng cách số giữanhững nước giàu và nướcnghèo 3.2 Xây dựng nguyêntắc, định hướng nghiên cứu - Con người vẫn làyếu tố quyết định.Hàngtriệu sinh viên trẻ tuổiưu túsẽ là những người sáng tạo ra nhữngcông cụ tương táchữu ích nhất để làm thay đổi giáo dục.Tấtcả các phần mềmgiáo dục đều phải được sáng tạora bởi một ‘trí tuệ thế giới” của nhữngsinhviên vàngườiham học. - Phần mềmgiáo dục không thuộc về bấtcứ ai,chúngphảiđược cung cấp miễnphí cho mọingười, tại bất cứ nơi nào. Phần mềm và cáchtổ chứcđều phải là kiểu Wiki(giống như Wikipedia) sao cho bất cứ ai cũng đều dễ dàng đóng góp và sáng tạo thêm. Cần làmchocuộc cáchmạng web2.0 trở nên dễ hiểu với tất cả mọi người. Xây dựng những công nghệ nền tảng(platform)và những công cụ mẫu (template)để những giáoviêngiỏi có thể bổ sungcácmô-đunhọc tập dễ sử dụng cho bất cứ ai. - Các trườngđại họcsẽ tự chọnchủ đề và trình độ phù hợp. Mỗitrường với một chủ đề cụ thể do trường đó chọn sẽ trở thành“trang nhà” của tấtcả những phần mềm giáo dục có liên quanđến lĩnhvực đó- được sáng tạo nênbởi tấtcả những người làm việc trong lĩnh vực đó trên khắp thế giới. Và thành quả chung đó phải được dễ dàng tìm kiếm và luôn cósẵn cho bất cứ aitruy cậpvào Webđể kết hợp lại và bổ sungrồi sauđó lại được tiếp tục chiasẻ cho những người khác. Sao cho phần mềm của tất cả các địa chỉ đều luôn mới nhất để phục vụ hữu ích cho việc dạy vàhọc. 4. Kếtluận Bài viết đã tổng hợp vàđưa ra các môhình ứngdụngcụ thể công nghệ web trong giáo dục. Từ những sợi quang và sóng vô tuyến, loài người đã kết nối tất cả mọitiến trình, mọisự kiện vào trong các mạng webkhổnglồ. Web giờ đây đã trở thành công cụ liênkếthàng triệu đóng góp nhỏ bécủa hàng triệu người và làm cho chúng ngày càng thông minh hơn. Từ đó định hướngnghiên cứu công nghệ giáo dục phù hợp với sự phát triểncông nghệ truyềnthông tương tác Bản chấtcông nghệ webtrong giáo dục là đã thayđổi mộtloạt tư tưởng trong triết lý giáodục. Học không phải là tiếp thukiếnthức màchính làtìm tòi khámphá, làkết hợp những quan niệmtrong giáo dụcvớinhững công nghệ thông tin tươngtác. Dạy và học sẽ không bó hẹptrong thời hạn mà tiếntới : học tập suốtđời. Điều các tác giả tâm đắc nhất chính là công nghệ webtạo rakhả năng “ai cũng đươc học hành”như Bác Hồ đã ao ước.Khả năng ứng dụng web trong giáo dục là cơ hội nhưng cũng làtháchthức lớncủa mọi quốc gia trên thế giới, Việt Nam nếu muốn “sánh vai các cường quốcnăm châu” không thể đứng ngoài cuộc trong lĩnh vựcnày. . Học tập dựa trên công nghệ Web - thời cơ và thách thức Trong tương lai không xa, khi toàn bộ thông tin của thế giới được đưa vào những chiếc máy tính có kích. và người học: thay chonhững ngôi trường nằmtại địa điểm cố định với thời gian học tập cố định là mạnghọc tập ảo toàn cầu - địa điểm học tậpbất cứ nơi nào vàbất kỳ thời gian nào, và học giờ đây. webcủa những người học tập tươngtác, sáng tạo cộng đồng 2. Sử dụng Webhình thànhnhữngcông nghệ giáo dục mới 2.1 Ứngdụng côngnghệ truyềnthông tương tác – đa phương tiện vào dạy và học tạonên côngnghệ

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan