Phương pháp dạy học hiệu quả docx

7 330 0
Phương pháp dạy học hiệu quả docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp dạy học hiệu quả Ngày nay khi công nghệ phát triển, việc sử dụng máy vi tính trong việc giảng dạy quả không còn là điều xa lạ, bài học sẽ trở nên sinh động và có tính hiệu quả cao cùng với sự hỗ trợ của Internet. Mời các bạn cùng Xin chia sẻ phương pháp học “mới mà không mới” trong bài viết này nhé! Mục đích không phải để thấy công nghệ vi tính trong mối quan hệ tách biệt mà là một bộ phận hợp thành trong quá trình giảng day, nhằm hỗ trợ và nâng cao việc học. Do vậy, giáo viên cần nghĩ về cách thức sử dụng Internet trong lớp học. Việc soạn bàigiảng có sử dụng Internetđòi hỏi một số bước cơ bản sau: 1. Lựa chọn trangWeb: Khi lựachọn trang web,cần chú trọng nhữngcâu hỏi sauđây: * Ngônngữ có gợi cảm hứng không? * Có âm thanh hayhình ảnh hỗ trợ không? * Có đầu mốingữ cảnh nào kháckhông? Một số trangweb hoặc có nội dungquákhó hoặc sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp nên học sinh không thể sử dụng chúngmột cách hiệu quả được. Ở đây, có thể cho phép các em tìm kiếm thôngtin trên những trangweb tiếngViệt rồi yêu cầu trình bày lạibằng tiếng Anh,sử dụng nhữngcụm từ đã được dạytrên lớp. 2. Xác định mụcđích: Tronghoạt độnggiao tiếp,sảnphẩm của nhữngtác động qua lại đấy là gì? Khi tìm kiếm,thông tin sẽ đượcsử dụnglàm gì và học sinh sẽ sử dụng chúngnhư thế nào? Các emcó trìnhbày lại thông tin không? Các emcó so sánh các thông tinvới nhaukhông?Tài liệu sẽ đượcsử dụng để thuyết trình bằng âmthanhhay hìnhảnh chứ? 3. Chọn phươngpháp: Khi đã xác định được mục đích của hoạt động sử dụng Internet,có thể chuyển hướngsangtập trung vào phương pháp. Học sinh có các kỹ năng nhận thứcđể có thể tiến hành công việcmà bạnhình dungkhông?Giống như với các hoạt động trên lớp khác, côngviệc chínhcó phù hợp về nhận thứcvới nhóm lứatuổi này hay không?Trẻ đã học những kỹ năng nghiên cứu cơ bảnhay chưa?Học sinh có phân loại được đối tượng haynhậnra các mẫu câu không?Các emcó làm theo hướng dẫn đúng như trình tự các bước không?Học sinhcó kiến thức về thế giới, đấtnước và phongtục không?Các em cótổ chức đượcý kiến theomột trình tự logic hay không?Các em có hiểu được các khái niệmđánh giá cơ bản không?Cóthể một số học sinhcó kỹ năng nhậnthức trong khi các em khác có khả năng ngônngữ. Bằng cách xếp nhóm chohọc sinh một cách phù hợp,giáoviên có thể khai thác được thế mạnhcủa mỗi em. 4. Giớithiệu chủ đề: Tạo không khí bằng cách nói về chủ đề mà học sinhsắp làm việc. Gợi ranhững hiểu biết từ trước vàlướt quacáctừ vựng quan trọng. 5. Táchcông việc: Nhiều trang webđầyrẫy những thôngtin có thể làm rối mắt học sinh và ítliên quan tới côngviệc chính.Trước khiđể học sinhlàm việc độclập, giáo viên cần hướngdẫn cácem những phần trên trangweb mà cácem có thể sử dụng. Cách tốt nhất để làm việc này là giải thích rõcho các emthấy.Nếu khôngcó máychiếu để chiếutrang weblên, giáo viên có thể chụp mànhình rồi sao ra chohọc sinh. 6. Quản lý tốtthời gian: Triểnkhai các bước rõràng ở mỗi giai đoạn hoạt động. Tránh để học sinhtìm kiếm các trang weblinh tinh.Các emrất dễ đi chệch mục tiêu của hoạt độngvà kết thúc bằngviệc langthang bừa bãi trên cáctrangweb. Cung cấp cho học sinhmột danh sách các trangweb đã được chọn lọctừ trước để các emlàm việc.Cách này sẽ hạn chế được việc các emlãng phíthời gianvào những đườnglinkkhông liên quan và ngăn không để các em vào xemnhững nội dungkhôngphù hợp. Không phải tấtcả các trường họcđều đượctrangbị phòng vitính đủ lớn để mỗi học sinhcó thể làm việcđộc lập với mộtmáy tính riêng. Đây không phải là vấn đề. Dù saocũng không nên để mỗi học sinh làm việc với một máy tính cá nhân. Nếu có thể, hãy sắp xếp cácem vào nhóm từ 3 – 4người. Bằngcách nàycác em có thể tác độngvà hỗ trợ cho nhau.Nếu cóđủ máy tính thì không nhất thiếtphải giao cho học sinh làm cùngmột côngviệc như nhau.Tiến hành một“hoạt độngghép hình”: yêu cầu mỗi nhómnghiên cứumộthoạt động khác nhaucủakế hoạch. Ví dụ,trong kế hoạch du lịch, một nhómcó thể làm về thời tiết, nhómkhác làm về vémáy bay,còn nhóm khác nữa lại làm về thức ăn.Như thế giáo viênsẽ không phải ngheđi nghe lại cùngmộtcâu trả lời. Giảng dạy và học tập với công cụ Bản đồ Tư duy Theo các nhà nghiên cứu khoa học, với cách ghi chép truyền thống này, con người chỉ mới sử dụng một nửa phía bên trái của bộ não. Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên phải của não cả. Trong lúc đó phía bên phải này lại giúp con người xử lý tốt các thông tin về nhịp điệu, màu sắc không gian và sự mơ mộng. Nói cách khác, chúng ta vẫn đang sử dụng 50% khả năng của bộ não để phục vụ cho việc ghi chép thông tin. Chính vì thế nhà khoa học Tony Buzan đã đưa ra bản đồ tư duy (Mind map) là để giúp con người thực hiện được mục tiêu tận dụng hết 50% khả năng còn lại của bộ não. 1. Giới thiệu: Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luônlà một trong những ưutiên hàng đầu của nhữngngườilàm công tác giáo dục. Nhằm hướng cácem đến mộtphương cáchhọc tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ cần giúp các em khámphá các kiến thứcmới mà còn phải giúp các emhệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng đượcmột “hình ảnh” thể hiện mối liênhệ giữa các kiến thứcsẽ manglại những lợi ích đángquan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhậnthức,tư duy, óctưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trongnhững công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hìnhảnh liênkết” là Bảnđồ Tư duy. Bài viết này nhằm giới thiệu về Bản đồ Tư duy, tóm lược nguyên lý nềntảng của Bảnđồ Tư duy, ứng dụng của loạibản đồ này trongdạy học,và cuối cùnglà giới thiệu về các phầnmềm hiện có trên thị trường có thể giúp tạo racác Bản đồ Tư duy. 2. Bản đồ Tư duy: Nguyên lý & Ứng dụng trong dạy học Bản đồ Tư duy (Mind Map) làmột hìnhthức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh,để mở rộng và đào sâu các ý tưởng(1). Kỹ thuật tạo raloại bản đồ này được gọi là MindMappingvà được phát triểnbởi TonyBuzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là mộthình ảnhhay mộttừ khóa thể hiện một ý tưởng haykhái niệm chủ đạo.Ý trung tâm sẽ được nối với cáchình ảnhhay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính,từ các nhánh chínhlại cósự phânnhánh đến các từ khóa cấp 2để nghiêncứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục vàcáckhái niệmhay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chínhsự liên kết này sẽ tạo ra một “bứctranh tổngthể” mô tả về ýtrung tâm mộtcách đầy đủ và rõ ràng. Bản đồ Tư duy hiện làmột côngcụ đang được sử dụng bởi hơn 250triệu người trên thế giới trong đó có các côngty lớn như HP, IBM, Boeing,…Các tổ chức giáo dục và giáo viên các nướccũng không phảilà những ngườiđứngngoài cuộc. Vậy những yếu tố nào đã làm cho Bản đồ Tư duy có tínhhiệu quả cao và nền tảng củachúnglà gì? Đó là: - Bảnđồ Tư duy đã thể hiệnra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọithông tintồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tinmới được đưa vào, để được lưu trữ vàtồn tại, chúngcần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trướcđó. - Việcsử dụngcác từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại mộtcông dụnglớn vì đã huy động cả bán cầu não phảivà trái cùnghoạt động.Sự kết hợp này sẽ làm tăng cườngcác liênkết giữa 2 bán cầu não,và kết quả là tăng cườngtrí tuệ và tính sáng tạo củachủ nhân bộ não. Bản đồ Tư duy là một côngcụ hữu ích trong giảng dạyvà học tậpở trường phổ thông cũngnhư ở các bậc học cao hơn vì chúnggiúp giáo viên và họcsinh trong việc trình bày các ý tưởng một cách rõràng, suy nghĩ sáng tạo, họctập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tincủa mộtbài học hay một cuốn sách,bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ýtưởng mới,v.v… Một vài ví dụ về sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy học: - Để tóm tắt kiếnthứcvề Giữ gìnvệ sinh chohọc sinh,giáo viên có thể sử dụngmột Bảnđồ Tư duy với từ khóa trungtâm là“Giữ gìn vệ sinh”, xung quanh từ khóa này làcác từ khóa cấp 1“Ăn sạch”, “Uốngsạch”,“Giữ vệ sinhcơ thể”, v.v…sau đó đề nghị các emtiếp tục điềnthêm các từ khóa cấp độ nhỏ hơn, v.v… - Để giảng về các loại trái câythường được dùngtrong đời sốnghàng ngày,giáo viên cóthể đưa ratừ khóa “Trái cây”, sauđó đề nghị các emnêu tên các loại quả mà cácem biết, kế tiếp mời mộtnhóm khác lên triển khaicác ýtưởng xungquanh một loại quả đã được nêu tên về các mặt: hìnhdáng quả, cấutạo, thời điểm xuất hiện trongnăm,v.v… - Saukhi học hết chương về cấu tạo của nguyên tử, giáo viêncó thể yêu cầuhọc sinh trình bày lại cấu tạo của nguyêntử với các yếu tố: nhân, vỏ,điện tích,khối lượng, v.v…dưới dạng mộtBản đồ Tư duy. - Tronggiờ chủ nhiệm lớp,giáo viên và họcsinh có thể cùngthực hiện mộtBản đồ Tư duy về các công việcmà lớp phải thực hiệntrong tuần kế tiếp như: trực trường, ôn bài theo nhóm, đi laođộng, các mônsẽ có kiểm tra, các hoạt động văn nghệ, thể thao, dãngoại,các hộithi phải tham gia, v.v… Bên trên là vài ví dụ và gợi ý cho việc sử dụng Bản đồ Tư duy trong dạy và học, nhiều môn học khác như Địa lý,Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vật lý, Sinh học,v.v… cũng có thể sử dụngcông cụ này một cách dễ dàng và hiệu quả. 3. Giới thiệu một số phần mềm dùng để tạo Bản đồ Tư duy: Một Bản đồ Tư duy có thể được thực hiện dễ dàng trênmột tờ giấy với các loại bútmàu khác nhau,tuy nhiên, cáchthức này cónhược điểmlà khó lưu trữ, thayđổi, chỉnhsửa. Một giải pháp đượchướng đến làsử dụng các phần mềmđể tạo ra Bản đồ Tư duy.Tôi xin giớithiệu mộtsố phần mềmtiêu biểu trongthể loại “phần mềm mind mapping” (mind mappingsoftware). - Phần mềm Buzan’s iMindmap™: một phần mềm thương mại, tuy nhiên có thể tải bản dùngthử 30ngày. Phần mềm do công ty BuzanOnlineLtd. thực hiện. Trang chủ tạiwww.imindmap.com - Phần mềm Inspiration: sảnphẩm thươngmại của công ty InspirationSoftware, Inc. Sảnphẩm cóphiên bản dànhcho trẻ em (các emtừ mẫu giáođến lớp 5) rấtdễ dùngvà nhiều màu sắc. Có thể dùngthử 30 ngày. Trangchủ tại www.inspiration.com - Phần mềm Visual Mind: sảnphẩm thươngmại của công ty Mind Technologies. Phần mềm dễ sử dụng và linhhoạt trong sắpxếp các nútchứa từ khóa. Cóthể dùngthử 30 ngày. Trangchủ tại www.visual-mind.com - Phần mềm FreeMind:sản phẩm hoàn toànmiễn phí,được lập trìnhtrên Java. Các icon chưađược phong phú, tuynhiên chương trình có đầy đủ chức năngđể thực hiện mindmapping. Trangchủ tại: http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page - Ngoài ra, chúng ta còn cóthể thamkhảo mộtdanh sách các phần mềm loạimind mappingtại địa chỉ sau: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_mind_mapping_software 4. Kết luận Sử dụng thànhthạo và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạyhọc sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phươngthức học tậpcủa họcsinh và phươngphápgiảng dạy của giáo viên. Họcsinhsẽ học được phương pháp học tập, tăng tínhchủ động, sáng tạo và pháttriển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệmđược thời gian, tăngsự linh hoạt trongbàigiảng,và quan trọngnhất sẽ giúp học sinhnắm được kiến thứcthôngqua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Việc sử dụngcác phần mềm mindmappingsẽ làm cho côngviệc lập bảnđồ Tư duy dễ dàng và linhhoạt hơn, đồngthời, đây cũng là một bước tiếntrong việc ứng dụngcông nghệ thông tintrong dạyhọc nhằm nâng cao hiệu quả của côngtác dạy học. . và hiệu quả Bản đồ Tư duy trong dạyhọc sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phươngthức học tậpcủa họcsinh và phươngphápgiảng dạy của giáo viên. Họcsinhsẽ học được phương pháp học. Phương pháp dạy học hiệu quả Ngày nay khi công nghệ phát triển, việc sử dụng máy vi tính trong việc giảng dạy quả không còn là điều xa lạ, bài học sẽ trở nên sinh động và có tính hiệu quả. Bản đồ Tư duy trong dạy và học, nhiều môn học khác như Địa lý,Lịch sử, Ngoại Ngữ, Vật lý, Sinh học, v.v… cũng có thể sử dụngcông cụ này một cách dễ dàng và hiệu quả. 3. Giới thiệu một số phần mềm

Ngày đăng: 22/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan