Tác giả thuyết tương đối và tình yêu tuyệt đối pdf

5 404 0
Tác giả thuyết tương đối và tình yêu tuyệt đối pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác giả thuyết tương đối và tình yêu tuyệt đối Khi nhận thực hiện nhiệm vụ của cơ quan an ninh Liên Xô, Margarita Konenkova chắc chắn không thể đoán được cuộc đời nàng sẽ thay đổi ra sao khi làm quen với Albert Einstein. Vậy mà cuộc sống của Margarita đã thay đổi tới mức không thể quay trở lại được nữa. “Margarita đẹp tới mứctôi cảm thấy nàng là sáng tạocủamột họa sĩ bí ẩn nào đó” - chồng của Margarita,nhà điêukhắc nổi tiếngngười Nga Sergei Konenkov đã viết như vậy trong nhật ký khinhớ lại cuộc gặpgỡ đầu tiên với người vợ tương lai. Đúng, Margaritalà một côgái biết cách gây ấntượng.Sau khitừ thị trấn nhỏ bé Sarapul lên Maxcova,nàngđến ở với gia đìnhbác sĩ Ivan Buninrồi theohọc khoa Luật.Tạiđây,nàng làm quenvớinhà điêu khắc trẻ Sergei Konenkov.Haibên yêu nhau và sauđó ít lâu thì kết hôn. Margaritadễ dànghòa nhập vào cuộcsống thủ đô. Cuộchôn nhângiữa nàng với Konenkovcó thể coi làêm đẹp,nhưng điềunày không ngăn trở nàng có những cuộc phiêu lưu tình ái với những nhân vật nổitiếng như nhạc sĩ Sergei Rakhmaninov vàdanh ca Fedor Shaliapin. Chồngnàng đươngnhiên làbiết hết. Nhưng ôngkhôngnhữnglà nhà điêu khắc tài năngmà còn làmột con người khôn ngoan, bởi vậy, ông nhắm mắtlàm ngơ trước những mốiđam mê của người vợ trẻ. Năm 1923,hai vợ chồngKonenkov sang Mỹ để thamdự cuộc triển lãm nghệ thuật Nga và Xô viết ở NewYork.Theo dự địnhlúcđầu thìchuyến đi Mỹ của họ chỉ kéo dài vài tuần,nhưngrồi, donhữnghoàn cảnh khôngđịnh liệu được, mãi hơn 20 năm sauhọ mới trở về Nga. Tại Mỹ, Margaritabiến đổi hẳn. NàngđượcngườiMỹ gọi là “phunhân của Rodin Nga”.Chỉ trongmộtthời gian ngắn, nàng đã hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sốngcủa giới nghệ sĩ Mỹ. Nàng bắt đầu mặc những bộ váy áo lộng lẫyvà đeo những đồ trang sức đắt tiền. Ngôinhàcủa haivợ chồng nàng trở thành mộtkiểu “phòng kháchquý tộc” đối với giới nghệ sĩ NewYork.Konenkovtự tay xây một “quán bartại gia” hoàn toànbằng gỗ chạm, còn Margaritathì luônluôn nổi bật trongcác cuộctiếp tân. Vànhiều phần chínhlà nhờ nàng màchồngnàng thường xuyên nhậnđược đơn đặt hàng của những nhữngnhân vật uy thế nhất nước Mỹ. Năm 1935,Ban giám hiệu trườngđại học Prinston nhờ Konenkovtạc bức tượngbán thân nhà báchọcAlbertEinstein. Einstein Einsteinvào lúcđó đã 56 tuổi vàôngđã có haiđời vợ. Ông kếthônlần đầu vào năm 20tuổi với một phụ nữ Serbie hơn ông 4 tuổi tên là MilevaMarich. Mặc dù về sau họ cóhai mặt con với nhaunhưng quan hệ giữa hai vợ chồng khá lạnh nhạt. Mileva thường xuyên ghentuông với Einsteinbởi vì ông được rất nhiềuphụ nữ ái mộ. Thường thường, một bậc mệnh phụ giàucó nàođó đưa ôtô đếnđón ôngđi đâuđó suốt ngày. Hơn nữa, Milevacòn cho rằng Einstein đã làm hỏng sự nghiệp khoahọc của bàbởi vì bà vốn là một nhà toán họctài năng. Nếu Einstein phải thilần thứ haimới đỗ đại học thì Milevangaylầnthithứ nhấtđã đỗ chính trường đại học đó. Những mâu thuẫn ấy ngày càngtăng thêm vàrốt cuộc họ chia taynhau. Tuy nhiên, Milevađã tínhtoán mọi việc với độ chínhxác toánhọc và khi ly hôn bà đặt điềukiện là nếu Einsteinđượcgiải Nobel thì ông chỉ được danhtiếng cònphần vật chất của giải thưởngthì phải trao cho bà. Quả thực là về sau Einstein đã giữ đúngcam kết đó. Sau khi chia tay với Mileva, Einsteinbắt đầutìmkiếm bạn đời mới vàngười đầu tiên màông để ý là cô emhọ Elzacủaông.Elzalà một phụ nữ tuy xinhđẹp nhưng thiển cận, chỉ yêu thích trangphục đẹp và những đồ trang sứcđắt giá. Dĩ nhiên nàngcòn yêu Einstein nữa, nhưng đấylà Einstein cùng vinh quang của ông. Còn bản thân Einsteinthì ông hoàn toàn thờ ơ với nếp sốngxahoa sang trọng. Ít nhất thì cũnglà cho tới năm1935, khi ôngbước quangưỡngcửa ngôinhàcủa nhà điêu khắc Xôviết Konenkov vàlàm quen với nàngMargarita. Năm đó Einstein 56 tuổi còn Margarita 39tuổi. Tình yêu Ngườita thường nói: “Họ gặpnhau vàlập tức yêu nhau”.Nhưngđối với Einstein và Margaritathì khác: Tình yêu của họ phát triển dần dần và chậm chạp để rồi sâu nặng tới mức không thể dừnglại được nữa. Hồi đó Einsteinsốngở Prinston.Konenkovchỉ đến đó một lần duynhất rồi sauđó tạc bức tượngbánthân Einsteintheo trí nhớ. Còn Margaritathì ngày càngnăng đến Prinston hơn. Sau khi Elzaqua đời vào năm 1936 thìMargarita đã thế chỗ của Elzabên cạnh Einstein.Để Margarita có thể ở lại Prinston một cách hợppháp, Einsteindùng một mẹo nhỏ. Ông viếtcho Konenkov mộtbức thư dài báo tin Margarita bị ốm nặng.Kèm theo bức thư là rất nhiều giấy chứng nhận y tế do cácbácsĩ là bạnbè của Einsteincấp cùng với lời khuyên làbà Margaritanên lưu lạimộtthời gian dài tại Saranack - Leyka, một nơi an dưỡng nổi tiếng và cũnglà nơi Einsteinưa đến nghỉ ngơi. Konenkovđồngý với lời khuyên đó. Ít lâusau Konenkov hiểu rarằngmối quan hệ giữa Margarita và Einstein đã vượt quá khuônkhổ tình bạn.Ôngnặng lời tráchmóc vợ và cấmvợ không được gặp Einsteinnữa. Nhưng vô ích.Margarita tiếp tục gặp gỡ Einstein cho tới ngày cùng chồng trở về Liên Xô. Đoạnkết Hai vợ chồng Konenkovtrở về Liên Xô vào năm 1945.Vàingày trước hôm chia tay, EinsteintặngMargarita một chiếc đồng hồ vàng. Đến cuối thế kỷ XX chiếc đồng hồ này được đembán đấugiácùng một số bức thư tình traođổi giữaEinsteinvà Margarita. Chínhnhữngbứcthư tình đó đã làm thayđổi quanniệm chung về mối quanhệ giữahai người. Còn trước đó người ta vẫn cho rằng Margarita làm mọi việc đều là cho cơ quan anninh LiênXô. Nàng bị nhiều ngườibuộc tội là đã lợi dụng những mốiquanhệ với giới thượng lưu Mỹ, trong đó cóEinstein, để đánhcắp những“bí mật nguyên tử” choLiên Xô. Nhất là có mộtsố bức ảnh chụp Margaritađứng bêncạnh RobertOppenheimer, “cha đẻ” của bom nguyên tử Mỹ. Einsteincóbiếtkhông? Có, ôngbiết hếtvà thấy thương Margarita. Thậm chí ông còn định giúp nàng nữa. Thật vậy, ông đã đồng ýgặp phólãnhsự Ngaở New York là Pavel Mikhailov.Tuy nhiên, về sau ngườitamới biết cuộcgặp gỡ này không đem lại kếtquả gì bởivì Einsteintừ chốicộngtác với cơ quan anninh Liên Xô. Sau khi vợ chồngKonenkov trở về nước, Margaritavà Einsteincòn tiếp tục trao đổi thư từ với nhauthêm 10 năm nữa cho tới khiEinstein quađời vàonăm 1955. Các bứcthư của Einsteinthườngbuồn bã và phảng phất tâm trạng bức bối của tác giả. Chẳng hạn, ông viếttrong một bức thư vàothờikỳ hai bênmới xanhau: “Khác với anh, emcòn cóthể có vàichục nămnữa để sống và sáng tạo. Anhnghĩ nhiều về em và chân thành chúc emphấn chấn và dũngcảm bước vào cuộc sốngmới”. Có lẽ ông không biếtrằng cuộc sống mới ở Maxcovacủa nàng Margarita xinhđẹp và ưa xahoa củaông lại là cuộcsốngcủa một người vợ chăm lo côngviệc nội trợ. Hai vợ chồng nàng không có con, bởi vậy, khi Konenkovquađờivào năm1971 thì Margaritahoàn toàn cô độc. Nàng không đi đâu hếtvàtránhgặp mặt bạnbè cùng người thân. Nàng qua đờivào năm 1980,chỉ giữ lại bên mình một chiếc tráp đựng giấy tờ, trong đó có bài thơ viết tặng nàng của Einstein. Nhưng đây không phải là nhàvật lý vĩ đại Einstein, cũng không phải là người được giải NobelEinstein, màlàEinstein người yêucủa nàng, người đã dànhchonàng một mối tình tuyệt đối. . Tác giả thuyết tương đối và tình yêu tuyệt đối Khi nhận thực hiện nhiệm vụ của cơ quan an ninh Liên Xô, Margarita Konenkova. Konenkov vàlàm quen với nàngMargarita. Năm đó Einstein 56 tuổi còn Margarita 39tuổi. Tình yêu Ngườita thường nói: “Họ gặpnhau vàlập tức yêu nhau”.Nhưngđối với Einstein và Margaritathì khác: Tình yêu. Einsteinthườngbuồn bã và phảng phất tâm trạng bức bối của tác giả. Chẳng hạn, ông viếttrong một bức thư vàothờikỳ hai bênmới xanhau: “Khác với anh, emcòn cóthể có vàichục nămnữa để sống và sáng tạo. Anhnghĩ

Ngày đăng: 22/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan