ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 11 pps

3 361 2
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THỊ Phần 11 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 49 - Qua thực tiễn cho thấy vòng bạn bè của mỗi học sinh khiếm thị nên có từ 2 đến 5 bạn, với thành phần: bạn cùng lớp hoặc bạn cùng trường, cùng xóm, ngõ. Trong số trẻ tham gia vòng bạn bè cử một trẻ làm nhóm trưởng. Một số gợi ý lựa chọn thành viên tham gia vòng bạn bè hỗ trợ trẻ khiếm thị do giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định. Đồng thời có tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của trẻ và phụ huynh trẻ khiếm thị, của học sinh trong lớp. * Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp đỡ bạn Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng giúp thực hành cho cả nhóm theo những nội dung cơ bản sau: - Cách dẫn bạn khiếm thị đi đường - Cách đọc và viết hệ thống kí hiệu Braille sử dụng trong môn Tiếng Việt và Toán - Kỹ năng giúp đỡ bạn khiếm thị đi đường - Hướng dẫn bạn khiếm thị tham gia một số trò chơi tập thể như: bịt mắt bắt dê, tranh ghế, đá bóng có chuông,… * Biện pháp duy trì và nâng cao tính hiệu quả của vòng bạn bè - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên phù hợp với các khả năng - Tổ chức nhiều hành động, đa dạng để tạo cơ hội cho trẻ thể hiện sự giúp nhau - Động viên kịp thời những hành vi tốt - Tuyên truyền phổ biến những điển hình giúp đỡ bạn khiếm thị - Giáo viên và các thành viên thường xuyên kiếm tra, giám sát các hoạt động của nhóm. * Lập kế hoạch giúp đỡ bạn khiếm thị - Cơ sở lập kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị Căn cứ vào nhu cầu đáp ứng của bạn khiếm thị Khả nă ng của các thành viên trong nhóm bạn bè Đặc điểm của nhà trường và gia đình (môi trường giáo dục, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên…) - Lập kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị: bản kế hoạch hỗ trợ bạn khiếm thị bao gồm các thành phần cơ bản sau: thời gian, hoạt động, biện pháp thực hiện, người chịu trách nhiệm, kết quả mong đợi và đánh giá * Đánh giá hoạt động của cả nhóm - Đánh giá định kì: hàng tháng, học kỳ, cả năm - Đánh giá theo chủ đề hoạt động của nhóm - 50 - - Phương pháp đánh giá: Kiểm điểm trách nhiệm của từng thành viên đối với nhiệm vụ được phân công Kiểm điểm các hoạt động chung của cả nhóm Nhận định về sự tiến bộ của trẻ khiếm thị ở trường, lớp và ở nhà Từ việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, giáo viên chủ nhiệm cùng với cả nhóm điều chỉnh hoạt động cho các giai đoạn tiếp theo. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị, Khoá đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003. 2. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về môi trường công nghệ và các phương tiện trợ thị, Khoá đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003. 3.Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị, Trung tâm nghiên cứu trẻ có tật, Viện Khoa học giáo dục, 1999. 4. Phạm Minh Mục, Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thị, Tài liệu bài giảng, Viện CL & CTGD. 5. Nguyễn Hiệp Thương, Định hướng di chuyển, Tài liệu bài giảng, Đại học Sư phạm Hà Nội6 6. Phạm Thị Bền, Hình thành các kỹ năng và phát triển các giác quan, Tài liệu bài giảng, Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Buultjens, Marianne (2000). Low vision in early intervention services for children with visual impairment in Europe. In: Vision and Strategies for the New Century. - 51 - International Council for Education of People with Visual impairment, Cracow, Poland 9.13 July 2000. 8. Fuchs, Eberhard (2000) The School for Visually Impaired is Changing. In: Vision and Strategies for the New Century. International Council for Education of people with visual impairment, Cracow, Poland 9 - 13 July, 2000. 9. Goodrich, Gregory L. and lan L. Bailey (2000) A History of the Field of Vision Rehabilitation from the Perspective of Low Vision. In: The Lighthouse Handbook on Vision Impairment and Vision Rehabilitation, B. Silverstone. M.A. Lang, B.P. Rosenthal, and E.E. Faye (editor), Oxford: University Press. 10. Zambone Alana M and S.C. Suares (2000) Service Delivery Systems, In: The Lighthouse Handbook on Vision Impairment and Vision Rehabilitation, B. Silverstone. M.A. Lang, B.P. Rosenthal, and E.E. Faye (editor), Oxford: University Press. . giảng về Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị, Khoá đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003. 2. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về môi trường công nghệ và các phương tiện trợ thị, . về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003. 3.Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị, Trung tâm nghiên cứu trẻ có tật, Viện Khoa học giáo dục, 1999. 4. Phạm Minh Mục, Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm. viên tham gia vòng bạn bè hỗ trợ trẻ khiếm thị do giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định. Đồng thời có tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của trẻ và phụ huynh trẻ khiếm thị, của học sinh trong lớp.

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan