ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần pptx

5 397 3
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 24 - - Khu vực âm thanh xa: trong khu vực âm thanh xa (trên 1,3m kể từ nguồn âm) cường độ của âm thanh giảm đi 6dB khi khoảng cách được nhân đôi. - Khu vực âm thanh vang dội: đây là khu vực âm thanh mà có nhiều sóng âm bị phản hồi. 2.3.3.2. Các khu vực âm thanh trong phòng học Trẻ điếc ngay cả khi có máy trợ thính có thể nghe được tốt nhất khi ở gần nguồn âm. Vì vậy, khi sắp xếp lớp học chúng ta nên chú ý chỗ ngồi của trẻ đ iếc sao cho được gần giáo viên (xa nhất là 2 mét) Trong một lớp hội nhập, trẻ điếc cần được ngồi bàn trên. Trong một lớp học chuyên biệt dành cho trẻ điếc (số lượng học sinh ít) nên xếp bàn hình vòng cung. 2.3.4. Cấu trúc phòng học 2.3.4.1. Âm học: Trẻ khiếm thính-những trẻ đang sử dụng phần thính lực còn lại với sự hỗ trợ của máy trợ thính cần có một môi trườ ng học yên tĩnh. Đối với trẻ khiếm thính, độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền khoảng 15 - 20 dB là thích hợp. Thiết kế xây dựng phải chắc chắn làm hạn chế đến mức tối đa tiếng ồn giao thông và khu vực lân cận. Thiết kế xây dựng phải chắc chắn làm hạn chế tới mức tối đa thời gian vang vọng trong phòng. Tiếng động n ền trong phòng (từ tất cả các nguồn gây tiếng ồn) có thể chấp nhận được là dưới 45dB. Thời gian vang vọng có thể chấp nhận được là 0,5 giây. 2.3.4.2. Những gợi ý trong cấu trúc để thoả mãn tiêu chuẩn trên: - Cấu trúc tường bên ngoài: Tường được xây bằng gạch, nếu có thể mở một số cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió, Hướng của cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió cần vuông góc với nguồ n gây tiếng ồn - Cấu trúc tường bên trong: Các tường ngăn cách các phòng phải là tường đôi bằng gạch Không được mở các cửa, lỗ thông giữa các phòng với nhau. - Các biện pháp làm giảm sự vang dội trong phòng học: + Đặt một trần lửng dưới trần bê tông khoảng 0,5m. Trần lửng này làm bằng các tấm hút âm + Treo những nguyên liệu hút âm lên một hay nhiều bức tường. Trần lửng cần được đặt trước tiên sau đó đánh giá độ vang vọng trong phòng. Nếu cần thiết xử lý sau đó. Treo những vật liệu hút âm lên một hoặc nhiều bức tường có thể là cần thiết và như vậy kinh phí cho vấn đề này nên được phép tính toán trước. 2.3.4.3. Ánh sáng Phải có ánh sáng tự nhiên tốt cho các phòng. Mỗi phòng học tổng diện tích cửa sổ bằng 12,5% tổng diện tích sàn. 2.3.4.4. Độ thoáng gió - 25 - Bởi vì cấu trúc đặc biệt của toà nhà nên độ thoáng gió phải được ưu tiên cao. Đầy đủ quạt trần hay các loại quạt khác (VD: quạt cây, quạt gắn tường, ) để tăng cường độ thông gió, điều này cần được thực hiện ở tất cả các phòng. Nguồn thông gió chính phải thông qua cửa của tường bên ngoài vuông góc với nguồn gây tiếng ồn chính từ ngoài vào. 2.3.4.5. Độ an toàn Tất cả các cấu trúc phải ch ắc chắn rằng trẻ được bảo vệ khỏi tất cả các nguy hiểm. Tất cả các ổ điện phải để trên tầm với của trẻ. Không có ổ điện ở khu vực âm ướt. Những phần kính thấp dưới 1mét phải được bảo vệ bằng hàng rào trấn song. - 26 - Chương 3 GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH 3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1.1. Khái niệm giao tiếp Khái niệm giao tiếp được định nghĩa và được hiểu theo nhiều cách khác nhau: “Giao tiếp là sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa người với người như là một sự trao đổi quan điểm và cảm xúc” (L.X.Vưgôtxki) “Giao tiếp là sự trao đổi tiếp xúc giữa người với nhau, trong đó ngôn ngữ là công cụ chủ yếu” (Từ điển Tiếng Việt) “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói và viết, cử chỉ và điệu bộ” (Nguyễn Khắc Viện) Tuy nhiên, có thể thấy rõ nét chung nhất trong các quan điểm và định nghĩa là: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa ng ười với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau” (Trần Trọng Thuỷ) 3.1.1.2. Vai trò-Chức năng của giao tiếp - Chức năng thông tin : đây là chức năng quan trọng nhất của hoạt động giao tiếp, đặc biệt đối với công tác dạy học-giáo dục; nó giúp con người hiểu biết lẫn nhau, nhận thức được thông tin về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Chức năng cảm xúc : thông qua giao tiếp, con người có thể bộc lộ thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh. Nhờ đó, đời sống tình cảm của mỗi con người được mở rộng và sâu sắc. - Chức năng phối hợp công việc : nhờ có hoạt động giao tiếp, con người có thể bàn bạc, hợp sức để cùng nhau làm việc hoặc thực hiện những mục đích của cuộc sống, qua đó làm cho cuộc sống ngày càng phong phú hơn. - Chức năng đánh giá : cũng nhờ giao tiếp, con người hiểu biết nhau, từ đó có thể nhận thức được mình trong mối quan hệ với các thành khác, có thể tự đánh giá được bản thân mình và đánh giá người khác. Giao tiếp là quá trình tương tác, trao đổi giữa các chủ thể. Giao tiếp là hoạt động luôn luôn diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói đến giao tiếp, người ta nghĩ ngay đến tiếng nói, nhưng ở đ ây chúng ta đề cập đến giao tiếp bằng mọi phương thức, trong đó tiếng nói chỉ là một phương thức. 3.1.2. Các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói gần như trẻ bình thường. Trẻ bị mất thính lực ở mức độ vừa thì cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Tuy nhiên, chất lượng tiếng nói còn hạn chế hơn như: nói không rõ, phát âm thiếu chuẩn xác, người đối thoại phải chú ý nghe mới hiểu. Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ nặng và sâu, khả năng giao tiếp ngôn ngữ nói của trẻ rất hạn chế: nói sai nhiều, vốn từ ít, khó hiểu Đối với trẻ khiếm thính được đi học thì chữ cái ngón tay được trẻ sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên phạm vi sử dụng rất hẹp bởi vì sử dụng chữ cái ngón tay trong giao tiếp tốn rất nhiều thời gian. Chữ cái ngón tay chỉ có - 27 - tác dụng nhiều ở giai đoạn đầu khi trẻ học nói, nó giúp trẻ đọc và viết chính xác tiếng Việt. Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ bản xứ của người khiếm thính nên được sử dụng khác rộng rãi, ngôn ngữ ký hiệu là phương tiện giao tiếp chủ yếu trong cộng đồng người khiếm thính. Trẻ khiếm thính nào có ngôn ngữ viết thì chúng thường dùng thường dùng chữ viết để giao tiếp vớ i mọi người. Bởi vì, trẻ sử dụng ngôn ngữ nói mọi người khó hiểu và ngược lại mọi người nói trẻ không hiểu. Nhu cầu giao tiếp ở trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ bằng lời bị hạn chế do khiếm khuyết gây ra. Cho nên trẻ khiếm thính phải sử dụng các phương tiện giao tiếp khác để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của mình, có thể chia thành 2 nhóm sau: phương tiệ n giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ SƠ ĐỒ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP 3.2. Các cách tiếp cận cơ bản trong giao tiếp với trẻ khiếm thính 3.2.1 Phương pháp tiếp cận lời nói 3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận bằng lời nói bao gồm những gì? - Tạo sự khuếch đại âm thanh thích hợp: Ngay từ khi trẻ được chẩn đoán là bị điếc, một điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp hỗ trợ về thính giác thính hợp. Nếu không có các phương tiện hỗ trợ về PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP Cử chỉ t ự nhiên Tranh ảnh Kịch Ngôn ngữ Phi ngôn ngữ Có lời NÓI ĐỌC Khôn g lời KÍ HIỆU CCNT VIẾT Nói và ra kí hiệu theo trật tự của lời nói Nói và ra kí hiệu theo trật tự của ngôn ngữ Ngôn ngữ kí hiệu Làm ký hiệu với trật tự của ngôn ngữ nói nhưng không nói - 28 - thính giác thì trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và sâu sắc về thính giác sẽ không thể tiếp cận với âm thanh. Do vậy, các phương tiện trợ thính phải được sử dụng cẩn thận để lưu tâm tới những tổn thương về thính giác tự nhiên của trẻ và nhu cầu khuếch đại âm thanh của trẻ bị điếc. Cũng cần duy trì những phương tiện hỗ trợ thính giác để có th ể sử dụng các phương tiện này như đã định. Trong giai đoạn đầu, cha mẹ phải chịu trách nhiệm về việc vận hành hiệu quả các phương tiện hỗ trợ âm thanh và đảm bảo rằng các phương tiện này được đặt đúng vị trí trong tai. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và những người thích sử dụng lời nói không phủ nhận rằng việc bả o dưỡng và sử dụng đúng các công cụ kỹ thuật nhỏ ở một vị trí nhất định, các bộ phận của thiết bị lại dễ hỏng hoặc dễ vỡ thường gây cảm giác rất khó chịu. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị này với những trẻ còn nhỏ, còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh và thường cảm thấy không thoải mái nếu phải nhét thiế t bị này vào tai là một điều thực sự khó khăn. Nghiên cứu cho thấy những tương quan giữa việc phát triển ngôn ngữ lời nói và sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ thính giác. Do các phương tiện trợ thính đóng vai trò quan trọng trong phương pháp tiếp cận bằng lời nói, những người thích sử dụng ngôn ngữ nói nhấn mạnh vai trò của các chuyên gia và sự hỗ trợ, thông của của phụ huynh/người chăm sóc để tâm và bảo quản các phương tiện hỗ trợ thính giác cho trẻ bị điếc. - Kinh nghiệm về ngôn ngữ nói: Điều kiện tiên quyết cho việc phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ điếc là khả năng nghe của trẻ được tăng lên nhờ các phương tiện khuếch đại âm thanh tốt nhất có thể. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở đ ó. Nếu trẻ bị điếc phát triển ngôn ngữ nói của mình thông qua thính giác thì chúng phải nghe được ngôn ngữ nói của chúng. Những người thích sử dụng lời nói đã dành nhiều thời gian để suy nghĩ xem làm thế nào có thể tạo ra kinh nghiệm về ngôn ngữ trong những năm phát triển đầu đời của trẻ bị điếc. Những người học ngôn ngữ mà bị tổn thương thính giác nghiêm trọng cũng có cơ chế học ngôn ngữ bên trong và tiềm năng phát triển ngôn ngữ tương tự như một đứa trẻ bình thường. Nếu một đứa trẻ muốn thành thạo một ngôn ngữ, nó phải có những kinh nghiệm nhất định về ngôn ngữ đó. Nếu môi trường xung quanh trẻ không có ngôn ngữ thì trẻ sẽ không biết một ngôn ngữ nào. Những người thích sử dụng ngôn ngữ cũng nhận thấy rằng đối với những đứa trẻ mà khả năng nghe rất kém, việc sử dụng ngôn ngữ sẽ mất nhiều thời gian hơn với trẻ có khả năng nghe bình thường. Hầu hết trẻ bị giảm sút thính giác nghiêm trọng mất nhiều thời gian để học cách nghe và nhận thức các thông tin về thính giác do người đối thoại đưa ra. Do đó, sẽ không thể có được những dấu mốc quan trọng trong quá trình học t ập ngôn ngữ của trẻ bị điếc như những người học tập về ngôn ngữ chưa tiến bộ. Tuy nhiên, tính liên tục trong quá trình học tập về ngôn ngữ cũng tương tự như những gì diễn ra với trẻ có thính giác bình thường, vì vậy, những người thích sử dụng ngôn ngữ nói cho rằng trẻ sẽ có khả năng nắm bắt về cấu trúc của ngôn ngữ nói. Nh ững người thích sử dụng ngôn ngữ nói nhấn mạnh rằng yếu tố quyết định tới sự thành công trong ngôn ngữ nói là một môi trường giáo dục tạo nhiều kinh nghiệm cho trẻ bị điếc trong việc có một ngôn ngữ nói có chất lượng. Tuy nhiên, học đọc học viết là những mục tiêu giáo dục cơ bản và những người thích sử dụng ngôn ngữ nói tin rằng đối với trẻ bị điếc (cũng như đối với trẻ bình . - 26 - Chương 3 GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH 3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính 3.1.1.1. Khái niệm. Các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói gần như trẻ bình thường. Trẻ bị mất thính lực ở mức độ vừa. ngược lại mọi người nói trẻ không hiểu. Nhu cầu giao tiếp ở trẻ khiếm thính rất phát triển, trong khi ngôn ngữ bằng lời bị hạn chế do khiếm khuyết gây ra. Cho nên trẻ khiếm thính phải sử dụng

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan