Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - 2 pdf

10 247 0
Hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa - 2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tới trường hợp thua lỗ do chi phí đầu vào tăng, qua đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng. a.2. Xuất phát từ ảnh hưởng của văn hoá xã hội. Đó là ảnh hưởng của việc thay đổi tập quán tiêu dùng trong xã hội, nhất là trong giai đoạn chuyển giao của nền kinh tế nước ta. Đó là sự thay đổi cách suy nghĩ của cả một xã hội về thói quen tiêu dùng, nếu doanh nghiệp nào không có sự nắm bắt kịp thời mức độ thay đổi đó sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí có thể dẫn tới phá sản, điều đó sẽ trực tiếp, hoặc gián tiếp gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay. Đây thực sự là vấn đề đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có hoạt động marketing một cách có hiệu quả.trong giai đoạn canh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế. a.3. ảnh hưởng của nhân tố công nghệ. Yếu tố công nghệ hiện nay đang là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh trên thị trường cuả mỗi ngân hàng. Trên thực tế, sự thay đổi của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tới cả quá trình cấp tín dụng. Qua đó nhằm khai thác triệt để “vốn thời gian”, kéo dài cánh tay hoạt động của ngân hàng và luôn giữ vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Góp phần làm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. a.4. ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp. Môi trường pháp lý sẽ mang đén cho ngân hàng một Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com loạt các cơ hội mới cũng như thách thức mới. Điều này được thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng, như việc rỡ bỏ các hạn chế trong cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn sự nới lỏng trong quản lý của luật pháp cũng có thể đặt ngân hàng trước những nguy cơ cạnh tranh mới, như việc cho phép thành lập các ngân hàng nước ngoài sẽ đặt các ngân hàng của nước đó vào tình thế cạnh tranh gay gắt hơn và chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ trong từng thời kỳ Sự thiếu chính xác trong dự đoán môi trường luật pháp trong hoạt động tín dụng cũng đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro, như dự đoán sai khu vực kinh tế được ưu tiêu đầu tư, hay bị hạn chế,… dẫn đến tình trạng sai lầm trong chính sách huy động vốn và trong chính sách cho vay. Môi trường chính trị pháp luật này không chỉ bó gọn trong phạm vi Luật các tổ chức tín dụng, mà còn liên quan tới Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp… và cũng không chỉ bó gọn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế nhất là trong điệu kiện kinh tế hội nhập như hiện nay. Đồng nghĩa với đó là rủi ro sẽ không còn là ở mỗi ngành ngân hàng mà lan tới tầm quốc gia, khu vực. a.5. Môi trường địa lí Các vùng địa lí khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau như tài nguyên, giao thông, địa hình, tập quán, cách thức giao tiếp, nhu cầu về hàng hoá dịch vụ nói chung và sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng. Chính những điều kiện đó hình thành các tụ điểm dân cư, trung tâm thương mại, du lịch hoặc trung tâm sản xuất… Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Rủi ro trong hoạt động tín dụng do môi trường địa lí mang đến rất khó có thể nắm bắt, dự đoán và nếu có thể dự đoán dược thì cũng sẽ bị tổn thất rất cao như sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự khan hiếm nguồn tài nguyên… Những doanh nghiệp hoạt động trong những khu vực này luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt, những nguy cơ rủi ro rất cao. b. Nguyên nhân từ phía người vay b.1. Đối với nhóm khách hàng cá nhân (trong cho vay tiêu dùng) Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính vô cùng quan trọng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe cộ… Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng đó là: + Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, hoặc mâu thuẫn trong gia đình +Người vay bị thât nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập + Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể do người đi vẳy dụng tiền vay sai mục đích, hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh… dẫn đến trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Trong tương lai nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư có khả năng tăng mạnh, do mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, bản thân các ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. b.2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là: + Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay vào việc sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bị pháp luật cấm. + Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãng phí, tham ô, tham nhũng. + Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xảy ra do tính khả thi của dự án còn thấp, không khoa học, không tiếp cận được thị trường. Do chưa đánh giá được chính xác nhu cầu thị trường, hay đánh giá sai lầm về khả năng tiêu thụ của thị trường. Dẫn đến tình trạng sản phẩm tồn kho quá nhiều so với nhu cầu. Cần quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường nhất là công tác Marketing doanh nghiệp. - Doanh nghiệp bị thiệt hại trên thị trường đầu vào. Đây là thị trường cung cấp các nguồn lực cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, dịch vụ, thiết bị công nghệ…Do không có kế hoạch trước những biến động của thị trường như tình trạng tăng giá nguyên vật liệu không thể kiểm soát, trực tiếp sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu doanh nghiệp tăng giá sản phẩm lên thì sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm chậm lại, tình hình luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng tơi khả năng thanh toán nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp giữ nguyên giá hoặc không tăng giá thì sẽ làm giảm lợi nhuận và khả năng tái sản xuất của doanh nghiệp trong tương lai, thậm chí có thể bị thua lỗ. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Ngoài ra, còn do chất lượng của nguyên vật liệu không đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, có thể làm giảm uy tín thương hiệu sản phẩm trên thị trường, làm giảm khả năng cạnh tranh. Do đó bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải có chính sách dự trữ nguyên vật liệu để đề phòng trường hợp tăng giá gây thiệt hại cho quá trình sản xuất, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất mang tính thời vụ cao. - Do doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất như tình hình năng suất lao động giảm sút, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ tay nghề của công nhân còn thấp kém. Do cơ cấu chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn, gây ra hiện tượng l•ng phí ứ đọng vốn. Cũng có thể là do trình độ quản lý doanh nghiệp của ban giám đốc còn yếu, không hiệu quả, không động viên được đội ngũ nhân viên hoạt động hăng say, không có chế độ lương bổng khuyến khích, chính sách quản lý thiếu chiều sâu. - Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình tài chính. Do doanh nghiệp có hệ số nợ cao đó là kết quả của quá trình tăng trưởng quá nóng hoặc quá chậm, do doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài, không có biện pháp thu hồi nợ, làm hạn chế khả năng quay vòng của các khoản phải thu. Với khả năng tài chính vững mạnh, trong sạch sẽ như là cái móng vững chắc cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và tạo dựng lòng tin đối với Ngân hàng. - Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro trên thị trường đầu ra. Do khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, chất lượng kém, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com mẫu m• không bắt mắt. Và áp lực của cạnh tranh bắt buộc doanh nghiệp phải hạ thấp giá thành một cách đồng loạt, điều nảy ảnh hưởng đến thu nhâp của doanh nghiệp. Hơn nữa, chính sự thiếu quan tâm, đầu tư vào công tác phân tích, phán đoán, dự báo thị trường làm giảm khả năng tham gia thị trường, hoặc sản xuất quá lớn so với nhu cầu, dẫn tới tình trạng ứ đọng hàng hoá, hạn chế khả năng quay vòng của hàng tồn kho. Hệ thống mạng lưới đại lý, cửa hàng tiêu thụ không được đặt đúng vùng thị trường, sản phẩm không tới được tay người tiêu dùng. Nhất là sắp tới sẽ có sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài do xu thế hội nhập hoá nền kinh tế, đòi hỏi mỗi ngân hàng cần phải có chính sách nghiên cứu thị trường hợp lý hơn, hiệu quả hơn. - Rủi ro tín dụng còn liên quan tới đạo đức của người sử dụng vốn vay ngân hàng. Họ sử dụng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt vốn tín dụng của ngân hàng thông qua việc tạo ra những dự án ảo. Những trường hợp như thế này hiện nay đang tồn tại rất nhiều, đòi hỏi phải nâng cao công tác thẩm định khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. c. Về phía ngân hàng Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay, từ môi trường khách quan có thể gây ra tình trạng rủi ro tín dụng, còn có những nguyên nhân chủ quan từ phía các ngân hàng: + Do chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp với đặc điểm, thực trạng của nền kinh tế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Chính sách tín dụng được hiểu đầy đủ bao gồm định hướng chung trong cho vay, chế độ tín Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, về loại khách hàng và ngành nghề được ưu tiên, quy trình xét duyệt cho vay…quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng, bỏ qua sư an toàn trong hoạt động kinh doanh. Một chính sách không đầy đủ đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hở cho người sử dụng vốn để gian lận chiếm đoạt vốn bất hợp pháp… cuối cùng là không đem lại hiệu quả kinh tế, nguy cơ rủi ro cao. + Khâu phân tích thẩm định còn yếu đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra rủi ro tín dụng. Do cán bộ tín dụng năng lực thấp, chưa được đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm trong ngành nghề mà mình tài trợ, ngoài ra cũng có thể do vấn đề đạo đức không tốt của cán bộ thẩm định như không trung thực, thiếu trách nhiệm, cấu kết với người đi vay để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. + Nguyên nhân thứ ba là do ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiên không đầy đủ khâu bảo đảm tín dụng. Như cán bộ thẩm định đánh giá sai giá trị tài sản đảm bảo bao gồm cả giá trị hiện tại và trong tương lai, hoặc lại quá tin tưởng vào tài sản đảm bảo coi đó là “bùa hộ mệnh” cho công tác thu hồi vốn sau này, mà coi nhẹ công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện dự án, phòng ngừa rủi ro, không có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn. + Các ngân hàng thường đứng trước một mâu thuẫn đòi hỏi sự linh hoạt trong quá trình giải quyết, đó là mở rộng tín dụng để tăng lợi nhuận, đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng. Nhiều ngân hàng ra sức tăng mức dư nợ tín dụng mà bỏ qua Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hoặc hạ thấp những tiêu chuẩn cho vay. Hay nói một cách khác là ngân hàng chỉ chạy theo số lượng tín dụng mà không coi trọng chất lượng tín dụng, do đó rất nguy hiểm đối với công tác tín dụng của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải có những biện pháp hạn chế những chi phí không hợp lý nhưng các ngân hàng đã không xác định rõ những chi phí nào đối với mình là không hợp lý và đã loại bỏ những chi phí hợp lý khác làm giảm thấp chất lượng nghiệp vụ, gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh. + Một yếu tố luôn ảnh hưởng tới khâu thẩm định của cán bộ tín dụng đó là chất lượng và số lượng thông tin. Bởi vì bản thân hoạt động ngân hàng luôn trong tình trạng thông tin không cân xứng, cho nên đòi hỏi công tác thẩm định phải sàng lọc thông tin một cách kỹ càng, chính xác, tránh bỏ sót những dự án hiệu quả cao và tránh nhận những dự án không có hiệu quả hay hiệu quả thấp. Các ngân hàng chưa được cung cấp đầy đủ và chính xác, mặc dù Trung tâm thông tin tín dụng CIC đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa cập nhật. Trong nhiều trường hợp ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác nên có thể phán quyết sai lầm khi cho vay. + Do ngân hàng không thực hiên tốt công tác giám sát tín dụng. Bởi vì, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng hạn chế, thiếu thực tế, chỉ dựa trên giấy tờ, số liệu báo cáo của khách hàng. Thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát lấy lệ, hời hợt, chỉ mang tính hình thức, không phản ánh đúng sự thật do chịu áp lực từ cấp trên, từ chính quyền địa phương. Một hệ thống Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com kiểm soát lỏng lẻo dễ dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt động kinh doanh. + Ngoài các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trên, Ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro tín dụng do cho vay quá tập trung vào một đối tượng, một khu vực, một ngành cho nên đã hạn chế sự linh hoạt của ngân hàng trước những biến động của thị trường cạnh tranh, gây ra tổn thất cho ngân hàng. Có thể do công tác thiết kế sản phẩm tín dụng không phù hợp với nhu cầu và đặc điểm của người vay, hoặc do vẫn còn nặng tính chất quan liêu, quan cách trong hoạt động giao dịch với khách hàng, hoặc có thể do cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông đồng với khách hàng, nhận hối lộ, cố tình làm sai nguyên tắc. d. Nguyên nhân rủi ro tín dụng từ phía các TSBĐ tín dụng. + Sự sụt giảm giá trị của TSBĐ, có thể là do biến động của tình hình giá cả thị trường. Đây là tác động mang tầm vĩ mô, mà bản thân các cán bộ thẩm định cần phải đánh giá chính xác giá trị của TSĐB qua các thời kỳ biến động khác nhau, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng cấp tín dụng vượt mức so với quy định an toàn trong việc cấp tín dụng. Sự sụt giảm giá trị của TSĐB là do sự hao mòn trong quá trình người vay sử dụng TSĐB. Các tài sản nói chung luôn chịu tác động của thời gian, của môi trường sản xuất, đòi hỏi công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ để hạn chế người vay sử dụng tài sản sai mục đích hoặc sử dụng vượt quá hạn mức cho phép. Đó cũng là một hình thức mà các ngân hàng chiếm đoạt “vốn”, vốn ở đây là giá trị của máy và thời gian kinh tế của máy sau này. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình nắm giữ và xử lý TSĐB. Do người vay cầm cố tài sản cho người khác, hoặc có thể do người vay cố tình gây khó khăn trong công tác phát mại TSĐB, khiến cho ngân hàng không thể thu hồi vốn vay, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng. Khi đó rủi ro không còn trong phạm vi một khoản vay mà lan rộng ra phạm vi của cả bộ máy hoạt động kinh doanh. + Đối với các trường hợp đối nhân (bảo lãnh): Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi người đựoc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán do gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Gây ra sự ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rộng hơn đó là nguy cơ rủi ro cao. + Ngoài ra còn có nguyên nhân là do sự không đồng bộ vế các văn bản pháp lý có liên quan đến TSĐB, gây khó khăn cho ngân hàng trong trường hợp phát mại TSĐB và xử lý sự cố, qua đó hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng rong xử lý tài sản. 1.2.2.4. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro, và thường có một vài dấu hiệu để nhận biết rủi ro tín dụng. Có dấu hiệu thì biểu hiện mờ nhạt, có dấu hiệu biểu hiện rất rõ ràng. Ngân hàng cần có biện pháp để nhận ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế, xử lý chúng. Nhưng cần phải chú, vì các dấu hiệu này đôi khi chỉ được nhận ra trong cả một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm. Do vậy cán bộ tín dụng cần phải nhân biết chúng một cách có hệ thống. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . phần làm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. a.4. ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật Kinh doanh ngân hàng là một trong những. khăn cho ngân hàng trong trường hợp phát mại TSĐB và xử lý sự cố, qua đó hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng rong xử lý tài sản. 1 .2. 2.4. Các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng. Trong quá. các ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng thích hợp để hạn chế rủi ro trong cho vay, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. b .2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp. Simpo PDF Merge

Ngày đăng: 21/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan