Cty Kinh Đô với việc hòan thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tài chính - 3 docx

8 221 0
Cty Kinh Đô với việc hòan thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tài chính - 3 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối với dự án mà trình độ khoa học kỹ thuật chưa đủ khả năng để tiếp nhận một số kỹ thuật hoặc đảm nhiệm một số khâu công việc thì khi chuyển giao công nghệ sản xuất phải thoả thuận với bên bán công nghệ đưa chuyên gia sang trợ giúp. - Phương pháp quản lý mua sắm vật tư, thiết bị, tiến độ dự án: Lựa chọn đơn vị cung ứng Quản lý chặt chẽ các điều kiện của hợp đồng mua hàng: điều kiện về thương mại(số lượng, giá cả, thời gian giao hàng…), điều kiện về kỹ thuật. Quản lý kế hoạch mua sắm. Quản lý việc thực hiện dự án: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, xác định thời gian thực hiện các công việc, phương pháp giám sát tiến độ dự án. - Xác định các tiêu thức đánh giá kết quả thực hiện dự án: Chỉ tiêu hiệu qủa sử dụng nguyên vật liệu cho dự án, hiệu quả sử dụng lao động máy móc… 1.2.2.4 Thẩm định kinh tế - xã hội dự án. Là đánh giá việc thực hiện dự án có những tác động gì đối với nền kinh tế và xã hội. Ta phải tiến hành xem xét những lợi ích kinh tế xã hội ròng do thực hiện dự án đem lại. Lợi ích kinh tế xã hội ròng của dự án là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiên dự án. Lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đóng góp của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những lợi ích nàycó thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường bằng cách tính toán định Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ… Những chi phí mà xã hội phải bỏ ra cho việc thực hiện dự án cũng được xem xét trên khía cạnh mang tính chất định tính và định lượng. Khi thẩm định kinh tế - xã hội dự án cần căn cứ vào các mục tiêu chủ yếu sau: Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng… Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của dự án vào việc phát triển các vùng kinh tế, nâng cao đời sống của tầng lớp dân cư nghèo. Gia tăng số lao động có việc làm. Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ. Nâng cao năng suất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế. Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. 1.2.2.5 Thẩm định tài chính dự án Là thẩm định dự án dưới giác độ của doanh nghiệp. Đó là việc xem xét đánh giá và đưa ra những con số cụ thể về khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Thẩm định tài chính dự án cho phép nhà đầu tư đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án.Do đó, có thể đưa ra được kết luận cuối cùng về tính khả thi của dự án đầu tư phải xem xét khả năng sinh lợi của vốn đầu tư, tính toán các giá trị biểu Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com hiện khả năng này được dựa trên dòng tiền ròng của dự án. Cụ thể hơn, nhà đầu tư phải tiến hành thẩm định các khía cạnh liên quan đến giá trị dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án. Điều quan trọng trong thẩm định tài chính dự án là phải xây dựng được một hệ thống định mức tiêu chuẩn các chỉ tiêu thông qua việc nghiên cứu kỹ thị trường cũng như mặt bằng hàng hóa, dịch vụ cung ứng ở thời điểm tiến hành triển khai dự án. Đây là một số nội dung trong thẩm định dự án và hợp lý nhất cho các dự án sản xuất. Đối với mỗi loại hình dự án hay các dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ có những nội dung thay đổi phù hợp. 1.3 Thẩm định tài chính dự án. 1.3.1 Mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án. -Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án. -Phân tích những kết quả hạch toán kinh tế của dự án. Thẩm định tài chính dự án nhằm xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án.Thông qua phân tích, ta xác định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng. Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an toàn về mặt tài chính hay không? Thẩm định tài chính là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế xã hội. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Thẩm định tài chính dự án đầu tư giúp cho bảo vệ dự án tốt khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện: +Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất. +Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả. +Giúp cho việc xác định được mặt lợi, mặt hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại. +Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho dự án đầu tư. +Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên tham gia đầu tư. Ta có thể thấy sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án còn bắt đầu từ vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó góp phần đạt được mục tiêu của quốc gia hay không? Nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án, cần thiết phải thẩm định. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận các vấn đề của dự án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn trong việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng đồng để xem xét các lợi ích kinh tế mà dự án đem lại. Măt khác khi soạn thảo dự án có thể có những sai xót, các ý kiến có thể mâu thuẫn không logic, thậm chí có thể có nhiều câu văn, những chữ dùng sơ hở có thể gây ra những tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và sửa chữa được những sai xót đó. 1.3.2 Nội dung thẩm định. 1.3.2.1 Dự tính số vốn đầu tư cần cho dự án trong từng giai đoạn thực hiện cho dự án. Để đảm bảo cho dự án hoạt động có hiệu quả thì điều quan trọng trước tiên là phải dự tính được lượng vốn đầu tư cần thiết theo từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư. Ta cần phải tiến hành lập biểu ghi chép tình hình thực hiện đầu tư, thẩm định số lượng, chất lượng, thời hạn cung cấp đầu vào cho dự án theo từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện và thẩm định giá cho các yếu tố đầu vào nhằm dự tính hợp lý số vốn đầu tư trong từng giai đoạn của chu trình dự án. Về cơ bản, đây là việc xem xét tính toán tổng vốn đầu tư cho dự án có đầy đủ, chính xác và phù hợp hay không. Vốn đầu tư cho dự án thường bao gồm vốn đầu tư cơ bản, vốn lưu động và các chi phí khác. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Vốn đầu tư cơ bản là toàn bộ lượng vốn cần thiết để hoàn thành công trình sẵn sàng đưa vào sử dụng bao gồm vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư thiết bị, chi phí chuẩn bị mặt bằng… Vốn lưu động là toàn bộ chi phí cần thiết để khai thác và sử dụng công trình. Vốn lưu động thường bao gồm: Nguyên vật liệu, tiền lương, phụ tùng, thành phẩm tồn kho, hàng hoá bán chịu, chi phí đột xuất. Việc xác định đúng chi phí khác như chi phí thành lập, chi phí trả lãi vay có chú ý đến giá trị thời gian của tiền, chi phí dự phòng… cũng là yếu tố rất quan trọng trong quyết định bỏ vốn đầu tư. Các khoản tài chính dài hạn phải trang trải đủ các chi phí đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động cần thiết cho việc vận hành bình thường. Các khoản tài chính có thể huy động dưới dạng vốn cổ phần và vốn vay dài hạn. Việc giải quyết nhu cầu của dự án không những quyết định khả năng sinh lợi trong tương lai mà cả những cân đối thu chi của nó. Bởi vậy, trong quá trình đánh giá dự án, cơ cấu vốn do chủ đầu tư dự tính sẽ được xét một cách chặt chẽ trên cơ sở xét đoán khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp. Việc xác định đúng lượng vốn cần thiết cho một vòng đời của dự án là chưa đủ nếu không xem xét đến tiến độ bỏ vốn. Tiến độ bỏ vốn được căn cứ theo tiến độ triển khai đầu tư dự án, các điều kiện về tạm ứng vốn hoặc thanh toán khối lượng trong các hợp đồng giao nhận thầu cũng như khả năng tham gia của các nguồn vốn đầu tư vào dự án. 1.3.2.2 Xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn về mặt số lượng và tiến độ. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các nguồn tài trợ cho dự án có thể là vốn chủ sở hữu, vốn vay và đi thuê. Vì vốn đầu tư phải được thực hiện theo tiến độ ghi trong dự án vừa để đảm bảo tiến độ thực hiện các công việc chung của dự án, vừa tránh ứ đọng vốn nên các nguồn tài trợ được xem xét không chỉ về mặt số lượng mà cả thời điểm nhận được tài trợ. Tiếp đó phải so sánh nhu cầu với khả năng đảm bảo vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng nhỏ hơn nhu cầu thì phải giảm quy mô của dự án, xem xét lại khía cạnh kỹ thuật, lao động để đảm bảo tính đồng bộ trong việc giảm quy mô của dự án. 1.3.2.3 Lập các báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của chu trình dự án: Các báo cáo thường lập và cần lập là báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán. Các báo cáo tài chính là phương tiện thuận lợi và dễ hiểu để tóm tắt các thông tin phù hợp về dự án. Trên các báo cáo tài chính này sẽ một phần nào dự tính các luồng tiền của dự án. Từ các thông tin trên các báo cáo tài chính này, các cán bộ thẩm định sẽ tính được các chỉ tiêu phản ánh về chất lượng dự án, từ đó ra quyết định đối với dự án. 1.3.2.4 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án * Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng: NPV Phân tích tài chính một dự án đầu tư là phân tích căn cứ trên các luồng tiền của dự án. Sau khi tính đến các yếu tố, chúng ta có thể xây dựng được một dãy các luồng tiền trong các năm của dự án như sau: Năm 0 1 2 3 … t Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Luồng tiền Co C1 C2 C3 … Ct Đối với các dự án thông thường, Co là chi phí đầu tư ban đầu, còn lại là luồng tiền ròng do dự án mang lại trong các năm hoạt động. Trên cơ sở các luồn g tiền dự tính, các chỉ tiêu về tài chính được tính toán làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư. Giá trị hiện tại ròng: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm ( khi NPV dương) hoặc giảm đi ( khi NPV âm) nếu dự án được chấp nhận. Ta có công thức tính như sau: Trong đó: Co:Vốn đầu tư ban đầu Ci: Luồng tiền ròng dự tính năm thứ i r : Tỷ lệ chiết khấu Việc tính toán giá trị hiện tại ròng liên quan đến việc tính toán: Dự tính lượng tiền đầu tư ban đầu, tức là luồng tiền tại thời điểm 0. Co là luồng tiền ra nên nó mang dấu âm. Co bao gồm các khoản đầu tư vào tài sản, tạo ra tài sản của dự án. Nó có thể dưới dạng tiền sẵn sàng cho dự án hoạt động, tạo ra tồn kho, mua sắm tài sản cố định. Đó là các khoản chi tiêu cho dự án hoạt động. Trong thực tế, nó bao gồm các khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn đầu tư của dự án. Dự tính các luồng tìên trong thời gian kinh tế của dự án. Đây là các khoản thực thu bằng tiền trong các năm hoạt động của dự án. Nó được tính bằng doanh thu ròng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . 1 .3 Thẩm định tài chính dự án. 1 .3. 1 Mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án. -Nhằm khẳng định tiềm lực tài chính cho việc thực hiện dự án. -Phân tích những kết quả hạch toán kinh. của dự án. Thẩm định tài chính dự án nhằm xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án. Thông qua phân tích, ta xác định được quy mô đầu tư, . Là thẩm định dự án dưới giác độ của doanh nghiệp. Đó là việc xem xét đánh giá và đưa ra những con số cụ thể về khả năng sinh lợi của vốn đầu tư. Thẩm định tài chính dự án cho phép nhà đầu tư

Ngày đăng: 21/07/2014, 15:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan