skkn tổ chức buổi học ngoại khoá vật lý “sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” lớp 12 thpt

29 718 1
skkn tổ chức buổi học ngoại khoá vật lý “sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” lớp 12 thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bỏa vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tọa cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước. Khi nói đến ô nhiễm môi trường thì chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề như ô nhiễm bầu không khí do khí thải CO 2 ra môi trường từ các nhà máy công nghiệp, các động cơ; nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải bừa bãi,…Nhưng chúng ta lại không để ý đến một nhân tố cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người hằng ngày, đó là “Sóng điện từ”. Chính vì vậy, tác giả xin được trình bày buổi học ngoại khóa vật lý “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” . Mục đích của buổi học ngoại khóa là giới thiệu cho các em một bức tranh toàn cảnh về sóng điện từ, nhằm trang bị cho các em những kiến thức hết sức bổ ích về lĩnh vực này. Mặt khác buổi học ngoại khóa sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe của con người. Để từ đó các em có những hành động, việc làm thiết thực, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường nói chung và không gian sinh sống trong từng gia đình nói riêng. Các em biết cách sử dụng một cách hợp lí các thiết bị thu và phát sóng điện từ từ các vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình như: Tivi, lò vi sóng, máy vi tính …, và đặc biệt là điện thoại di động – vật bất li thân đối với hầu hết tất cả mọi người trong cuộc sống hiện nay. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn ! 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG 1.1. Những vấn đề chung Có thể khẳng định rằng, chúng ta đang sống trong một “biển” bức xạ điện từ. Bên cạnh những lợi ích hết sức to lớn mà sóng điện từ mang lại, thì nó cũng được mệnh danh là một “sát thủ tàng hình”. Khoa học đã chứng minh sóng điện từ đối với những người mẫn cảm là thủ phạm gây chứng mất ngủ hoặc ngủ mê mệt, chuột rút, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau lưng Từ trường của chiếc máy vi tính - tuỳ theo thời gian bạn tiếp xúc – có thể gây mụn trứng cá, eczema, nhức mắt, Ánh sáng nhân tạo trong nhà phát ra từ chiếc đèn ống hoặc đèn halogen cũng góp phần “ăn mòn” sức khoẻ con người. Tuy nhiên, sóng điện từ làm ô nhiễm môi trường sống, gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người hằng ngày thì chúng ta lại không cảm nhận được. Điều này được thể hiện qua việc sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta sử dụng điện thoại di động một cách tùy tiện, không có khoa học. Chúng ta thường ngồi máy vi tính quá lâu, thường xuyên bỏ điện thoại di động trong túi quần…, mà không hề hay biết nó cũng là một trong các nhân tố dẫn đến tình trạng “vô sinh” – một căn bệnh phổ biến hiện nay ở giới trẻ. 1.2. Ở Trường THPT Ở các trường THPT hiện nay việc tổ chức các buổi học ngoại khóa nói chung và ngoại khóa Vật lý nói riêng còn nhiều hạn chế. Một mặt là vì chương trình giáo khoa quá nặng, thời lượng dành cho các buổi thảo luận, ngoại khóa còn quá ít và chưa được quan tâm. Mặt khác, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho một buổi học ngoại khóa. Đặc biệt với bộ môn Vật Lý thì phần lớn các giáo viên giảng dạy chưa lồng ghép được những kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các kiến thức của bài học. Qua các bài giảng trên lớp, các em chỉ nắm được những kiến thức lý thuyết đơn thuần, những kiến thức trong SGK chỉ mới giúp các em nắm được khái niệm cơ bản, tính chất cơ bản,ứng dụng cơ bản,…của sóng điện từ, mà chưa có sự vận dụng những kiến thức ấy vào trong thực tế cuộc sống. Ví dụ như việc sử dụng điện thoại di động – một thiết bị phát và thu sóng điện từ của các em học sinh. Ở các trường THPT đều cấm các em học sinh không được mang và sử dụng điện thoại di động, nhưng thực tế 2 thì phần lớn các em học sinh đều mang và sử dụng điện thoại di động. Các em sử dụng điện thoại di động một cách tràn lan, bừa bãi trong việc nghe, gọi, nhắn tin, chơi game, mà không ý thức được những tác hại của nó đối với sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2. 1. Thời điểm tổ chức buổi học ngoại khoá Giáo viên tổ chức buổi học ngoại khoá “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” đối với học sinh khối lớp 12 sau khi học sinh đã được học xong chương: Sóng ánh sáng 2.2. Chuẩn bị cho buổi học ngoại khoá a) Giáo viên - Hệ thống kiến thức kiến thức về sóng điện từ phục vụ cho buổi học ngoại khóa. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. - Hệ thống phiếu học tập. - Các thiết bị phục vụ cho buổi học ngoại khoá như: máy vi tính, máy chiếu, tranh vẽ… b) Học sinh - Tìm hiểu những kiến thức về sóng điện từ qua sách giáo khoa, báo chí, các thông tin trên mạng internet. - Hệ thống các kiến thức vật lý có liên quan. III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu sóng điện từ Vào thế kỉ XVIII, hiện tượng điện và hiện tượng từ được xem như hai loại hiện tượng khác hẳn nhau, giữa chúng không có mối liên quan gì. Nhờ những phát kiến của Am-pe (Ampere), của Fa-ra-đây (Faraday) và các nhà khoa học khác nữa, chúng ta đã biết rằng hai loại hiện tượng đó có mối liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như: dòng điện sinh ra từ trường, từ trường biến đổi sinh ra điện trường xoáy. Trên cơ sở đó hiện tượng điện và từ được khảo sát chung trong môn Điện từ học. Một trong những biểu hiện ý nghĩa nhất của Điện từ học, đó là điện trường và từ trường biến đổi kết hợp với nhau tạo thành một loại sóng lan truyền, gọi là sóng điện từ. Người ta đã tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ, và nghiên cứu bằng lí thuyết những tính chất của nó hàng chục năm trước khi tạo được sóng trong phòng thí 3 nghiệm. Năm 1864 nhà vật lí học xứ E-cốt (Anh), Mắc-xoen (James Clerk Maxwell, 1831 – 1879) đề ra một giả thuyết rằng: Nếu một từ trường thay đổi để tạo nên một điện trường, thì tương tự như vậy, một điện trường thay đổi sẽ phải tạo nên một từ trường. Dường như là có sự “đối xứng” giữa điện trường và từ trường. Dùng những công cụ toán học trình bày nội dung của giả thuyết trên, cùng với các định luật đã biết về điện từ học, Mắc-xoen đã viết bốn phương trình bao quát tất cả điện từ học, người ta gọi là các phương trình Mắc-xoen về trường điện từ. Từ những phương trình đó có thể suy ra rằng, điện trường và từ trường biến đổi, cùng với nhau tạo thành sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng. Tiếp theo, ông đề xuất ánh sáng khả kiến, trước đó được coi là một hiện tượng hoàn toàn tách biệt với điện và với từ, chính là một loại sóng điện từ. Lí thuyết của Mắc-xoen cũng cho thấy rằng, không phải chỉ có ánh sáng khả kiến là sóng điện từ, mà có thể tạo ra sóng điện từ bằng các mạch dao động điện. Lần đầu tiên sóng điện từ được tạo ra và quan sát trong phòng thí nghiệm vào năm 1887 do nhà vật lí học Đức Héc (Heinrich Hertz) thực hiện. Ông dã dùng một anten, tương tự như một LC, tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao trong đó, và thấy rằng năng lượng có thể chuyển từ mạch này sang một mạch LC đặt cách đó nhiều mét. Hơn nữa, ông còn chứng tỏ được rằng, sự truyền năng lượng có những đặc điểm giống như quá trình truyền sóng, nghĩa là có sự phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ và phân cực. Như vậy có thể cho rằng sóng được tạo ra từ mạch thứ nhất (anten) và truyền đến mạch thứ hai qua khoảng không gian của phòng thí nghiệm. Điều quan trọng hơn là Héc còn chứng tỏ được rằng, tốc độ truyến sóng gần đúng bằng tốc độ truyền ánh sáng, đúng như dự đoán của Mắc-xoen. Chỉ vài năm sau khi thí nghiện của Héc được công bố, người ta thử lại và phát triển thêm nhiều, đến mức thí nghiệm được áp dụng trong thực tế và dẫn đến một phát minh rất quan trọng của Mắc-cô-ni (Marconi, 1874-1937), đó là phát minh ra vô tuyến điện năm 1896. Như vậy là khi Mắc-xoen chết thì sự tồn tại của sóng điện từ mới chỉ là một đề xuất lí thuyết, hơn hai mươi năm sau, sóng điện từ đã bắt đầu trở thành một phương tiện truyền thông mới mang lại những biến đổi lớn trong đời sống. 3.2. Sự tạo thành sóng điện từ Khi khảo sát sóng cơ ta thấy rằng, nếu một hạt của môi trường dao động, thì do liên kết, hạt khác của môi trường ở vị trí lân cận sẽ chịu lực tác dụng và dao động 4 theo. Do cơ chế đó mà dao động được lan truyền trong môi trường và tạo thành sóng. Ta xét đối với sóng điện từ, trước hết ta thừa nhận rằng, trong chân không và trong môi trường điện môi tương tác từ không truyền đi một cách tức thời, mà có một tốc độ lan truyền hữu hạn. Thí dụ, trong chân không vào thời điểm t=0 tại điểm A xuất hiện một điện tích q, theo định luật Cu-lông thì tại điểm B cách A một đoạn AB r= sẽ xuất hiện điện trường có cường độ E tỉ lệ với q r . Nhưng điện trường đó không xuất hiện ngay tức thì vào thời điểm t = 0, mà phải sau khoảng thời gian r t c ∆ = , c là tốc độ truyền tương tác điện từ sau này ta sẽ thấy c chính là tốc độ truyền ánh sáng. Bây giờ, xét một máy phát điện xoay chiều có hai đầu ra, mà mỗi đầu được nối thêm một thanh dẫn điện dài, hai thanh cùng nằm trên một đường thẳng thẳng đứng và nối dài về hai phía gọi là anten. Hình 1 vẽ hai thanh nối dài, máy phát điện được biểu diễn bằng một vòng tròn ở giữa, máy tạo nên dao động điện, chu kì T trong an ten. Chúng ta khảo sát sự lan truyền của sóng điện từ từ anten theo phương của trục x nằm ngang vuông góc với anten. 5 P x E r a) Thời điểm t=0 P x E r b) Thời điểm 0<t 1 < Q P x E r c) Thời điểm t 2 = P x d) Sau thời điểm t 2 = E r Giả thiết rằng vào thời điểm t = 0, thanh trên tích điện dương, thanh dưới tích điện âm có độ lớn cực đại (hình 1a). Điện trường E r tại điểm P trên trục x, ngay sát anten hướng xuống dưới. Một thời gian ngắn sau đó vào thời điểm t 1 sao cho 0<t 1 < 4 T tương tác điện lan truyền tới điểm Q (PQ = ct 1 ), điện trường tại Q vào này bằng điện trường E tại P vào thời điểm t 1 thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên giảm t 1 thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên giảm đi, độ lớn của điện tích âm ở thanh dưới cũng giảm theo (hình 1b). Đến thời điểm 2 4 T t = thì dao động động điện đã thực hiện một phần tư chu kì, anten không còn tích điện nữa, điện trường tại P vào thời điểm đó bằng không. Điện trường E tạo ra tại P vào thời điểm t = 0, đến thời điểm này đã lan truyền đến điểm R sao cho 2 4 cT PR ct= = (hình 1c). Tiếp sau thời điểm 2 4 T t = , điện tích trên từng thanh của anten đổi dấu, điện trường tại điểm P đổi chiều và hướng lên trên (hình 1d). Lần lượt tại các thời điểm 3 4 3 , 2 4 T T t t t t= = = = chúng ta có các hình 1e và hình 1f. Sau thời điểm 3 4 T t = thì điện tích trên từng thanh lại đổi dấu ngược lại, và điện trường tại P lại hướng lên trên. 6 P x e) Sau thời điểm t 3 = E r P x f) Thời điểm t 4 = E r Hình 1: Sự hình thành sóng điện từ Nếu theo dõi hết một chu kì T thì ta sẽ thấy rằng, điện trường tạo nên bởi một anten nối với một máy phát xoay chiều, truyền đi ra xa anten giống như sóng trên một sợi dây truyền đi xa từ một điểm của dây dao động điều hòa theo phương ngang. Trên đây chúng ta mới khảo sát sự lan truyền của điện trường. Nếu xét đến dòng điện trong anten và tác dụng tạo từ trường của nó, thì sẽ thấy rằng có một từ trường được tạo thành và lan truyền theo phương x dưới dạng sóng giống như điện trường đã nói ở trên. Hình 1g biểu diễn trường hợp dòng điện trong anten đi lên, cùng lúc ấy thanh trên tích điện dương. Như đã nói ở trên, tại điểm P, điện trường E r thẳng đứng hướng xuống dưới, còn từ trường tạo thành bởi dòng điện, theo quy tắc vặn cái đinh ốc, có vectơ cảm ứng từ B r nằm ngang, tức là vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ, và hướng vào trong. Ta thấy rằng trong trường hợp này hai vectơ điện trương E r và cảm ứng từ B r vuông góc với nhau. Xét trong một chu kì T, bằng phương pháp tương tự như khi khảo sát điện trường, ta cũng thấy rằng từ trường truyền đi ra xa anten cũng có dạng sóng, với tốc độ truyền tương tác c. Chú ý rằng vào thời điểm mà vectơ E r bằng 0 thì vectơ cảm ứng từ B r cũng bằng 0. Hai vectơ này luôn luôn vuông góc với nhau và với hướng truyền sóng. Điện trường và từ trường cùng biến đổi điều hòa và lan truyền như thế này là sóng điện từ. Những khảo sát chặt chẽ hơn, bằng cách lập luận toán học, xuất phát từ 4 phương trình Mắc-xoen về điện từ, có thể suy ra rằng: a) Vectơ cường độ điện trường E r và vectơ cảm ứng từ B r luôn luôn vuông góc với nhau, chúng lan truyền với cùng tốc độ c theo hướng Ox. Tốc độ c tính được theo các hằng số điện và từ: 0 0 1 c ε µ = với 0 ε là số điện và 0 µ là hằng số từ. 7 E r Hình 1g. Biễu diễn dòng điện trong anten I I B r b) Vectơ E r , vectơ B r và Ox hợp với nhau thành một tam diện thuận, nghĩa là: Nếu một người đứng thẳng theo hướng E r và tay phải giơ ngang theo hướng B r thì mắt nhìn thẳng về phía trước là hướng x (hình 2). c) Hai vectơ E r và B r biến đổi điều hòa theo thời gian với cùng tần số góc ω và luôn cùng pha, nghĩa là ở vị trí mà E cực đại thì B cũng cực đại. Có thể viết biểu thức cho sự phụ thuộc tọa độ và thời gian của hai vectơ này trong sóng điện từ phẳng như sau: ax 2 ( , ) cos( ) m E x t E e t kx ω = − r r (1) ax 3 ( , ) cos( ) m B x t B e t kx ω = − r r (2) 3.3. Phổ sóng điện từ Các sóng điện từ bao phủ một miền tần số f rất rộng, có thể từ 1 đến 10 24 Hz. Miền ấy cũng tương ứng với miền bước sóng (trong chân không) λ , sao cho ta luôn có hệ thức c f λ = . Người ta phân biệt nhiều loại sóng điện từ theo tính chất, nguồn phát và công dụng. Mỗi loại có tần số (hoặc bước sóng trong chân không) trải ra một khoảng nào đó. Tuy nhiên, ranh giới giữa các khoảng ấy cũng không thật rõ ràng. 3.3.1. Sóng vô tuyến điện Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp, thường được coi là từ 10 6 Hz đến 10 9 Hz (bước sóng từ 300m đến đềximét). Gọi tên như vậy vì loại sóng này được dùng trong liên lạc vô tuyến điện và vô tuyến truyền hình. Sóng này phát ra từ các anten lim loại. Sóng vô tuyến điện còn được phát ra bằng nhiều cách khác nữa, thí dụ như phân tử và các eelectron được tăng tốc trong vũ trụ phát ra các sóng vô tuyến 8 y x z O 1 e r 2 e r 3 e r điện. Các nhà thiên văn học dùng kính thiên văn vô tuyến (bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ trước) thu các sóng ấy, và nhờ khảo sát chúng mà ta biết được nhiều thông tin mới về vũ trụ. 3.3.2. Vi sóng Bức xạ điện từ có tần số từ 10 9 đến khoảng 10 12 Hz được gọi là vi sóng. Loại sóng này được dùng để truyền điện thoại đường dài và để làm chín thức ăn. Khi bức xạ vi sóng, với tần số nằm trong một khoảng hẹp thích hợp, truyền qua nước (hoặc chất có chứa nước) thì các phân tử nước hấp thụ mạnh năng lượng của bức xạ và nóng lên khá nhanh. Vi sóng có bước sóng từ 1mm đến 30cm là những sóng điện từ có tần số cao nhất mà mạch điện tử có thể tạo ra. 3.3.3. Bức xạ hồng ngoại Sóng điện từ có tần số khoảng từ 10 12 đến 4,3.10 14 Hz thì gọi là bức xạ hồng ngoại. Chuyển động quay và dao động của phân tử phát ra bức xạ hồng ngoại. Ngược lại, khi các phân tử hấp thụ năng lượng của tia hồng ngoại thì chuyển động quay và dao động của chúng mạnh lên, nhiệt độ của vật tăng. Ở mọi nhiệt độ các vật đều phát ra bức xạ điện từ. Ở nhiệt độ cao, thì sóng hồng ngoại chỉ là một phần nhỏ của bức xạ phát ra. Nhưng ở nhiệt độ thấp, thí dụ nhiệt độ cơ thể người 37 0 C, thì bức xạ phát ra gồm chủ yếu là bức xạ hồng ngoại. Mắt người không cảm nhận được các tia hồng ngoại, nhưng một số loài vật, thí dụ như một số loài rắn có thể cảm nhận được tia hồng ngoại, vì thế chúng có thể nhận biết con mồi trong đêm tối dày đặc, do cơ thể con mồi nóng hơn môi trường xung quanh nên bức xạ hồng ngoại mạnh hơn. Một số phim ảnh nhạy cảm với tia hồng ngoại, dùng phim này có thể chụp ảnh hồng ngoại trong đêm tối. Dùng ống nhòm hồng ngoại có thể thấy gián tiếp (qua một màn ảnh) những động vật có thân nhiệt trong đêm. Dùng máy thu hình hồng ngoại, đặt ở lối đi có thể phát hiện được người bị sốt, có thân nhiệt lớn hơn 38 0 C, do mặt người đó bức xạ hồng ngoại mạnh hơn mặt người bình thường. 3.3.4. Ánh sáng khả kiến (nhìn thấy được) Mắt người cảm nhận được sóng điện từ trong khoảng từ 4,3.10 14 đến 7,5.10 14 Hz (tương ứng với bước sóng từ 400 đến 700 nm). Đây chỉ là một khoảng rất hẹp trong dải tần số của sóng điện từ. Sóng trong khoảng tần số này được phát ra từ các êlectron khi chuyển mức năng lượng trong nguyên tử. Bức xạ với bước sóng khác nhau tạo 9 nên cảm giác về màu khác nhau. Sau đây là bảng cho các màu tương ứng với bước sóng của ánh sáng khả kiến: Bước sóng λ Màu 390 425nm÷ Tím 425 445nm÷ Chàm 445 500nm÷ Lam 500 575nm÷ Xanh 575 585nm÷ Vàng 585 620nm÷ Da cam 620 740nm÷ Đỏ - Những giới hạn của miền khả kiến và giới hạn bước sóng giữa các màu không thể xác định chính xác hoàn toàn, vì chúng tương ứng với cảm giác, mà cảm giác thì có phần nào đó phụ thuộc vào từng người. - Ánh sáng tự nhiên (khả kiến) chiếu từ Mặt Trời tới Trái Đất là ánh sáng trắng, bao gồm các bức xạ có bước sóng liên tục như ở bảng trên, với sự phân bố cường độ xác định. Trộn lẫn các bức xạ (màu) trên với sự phân bố cường độ giống như vậy sẽ cho ánh sáng trắng. - Nếu phân biệt các màu của những bức xạ có bước sóng xác định nói trên (còn gọi là các màu cầu vồng) với ba màu gọi là màu sơ cấp (đỏ, lam, xanh) thường được dùng trong kĩ thuật truyền hình. Các điểm sáng rất nhỏ, mỗi điểm có một trong ba màu, xen kẽ nhau trên màn hình cho ta cảm giác gần giống với các màu tự nhiên nếu tỉ lệ độ sáng thực hiện được giống như trong tự nhiên. Có thể có nhiều cách chọn ba màu sơ cấp khác nhau chút ít. 3.3.5. Bức xạ tử ngoại Bức xạ tử ngoại là sóng điện từ có tần số lớn hơn ánh sáng tím, vào khoảng từ 7,5.10 14 đến 10 17 Hz. Bức xạ tử ngoại tuy không nhìn thấy được nhưng có tác dụng ion hóa không khí, gây phản ứng hóa học và có tác dụng sinh lí làm hại da, diệt vi khuẩn nếu được chiếu với cường độ mạnh hoặc thời gian dài. Phần lớn tia tử ngoại truyền tới Trái Đất bị hấp thụ bởi ôzôn (O 3 ) và những phân tử khác trong lớp khí quyển ở tầng cao, nhờ thế mà các sinh vật trên Trái Đất tránh được tác dụng có hại của tia này. Một vài loại ong và bướm có thể nhìn thấy ánh sáng tử ngoại. 3.3.6. Tia X (Tia Rơn-ghen) 10 [...]... tinh binh IV TỔ CHỨC BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA “SÓNG ĐIỆN TỪ VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” 4.1 Cách thức tổ chức Địa điểm tổ chức: thực hiện trên phòng học bộ môn; thời gian thực hiện: 180 phút; Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có số học sinh đồng đều về số lượng cũng như trình độ Giáo viên tiến hành chiếu các câu hỏi trên máy chiếu đa năng để các thành viên trong mỗi nhóm cùng thảo luận và đưa ra... ô nhiễm điện từ, tổ chức y tế thế giới và hiệp hội phòng chống bức xạ quốc tế đã đưa ra “chuẩn tắc vệ sinh môi trường” và các tiêu chuẩn sóng điện từ mạnh có liên quan khác Bộ y tế Trung Quốc cũng đã ban bố “tiêu chuẩn vệ sinh sóng điện từ môi trường” vào tháng 12 năm 1987 Đối mặt với sự ô nhiễm điện từ ngày càng nghiêm trọng chúng ta có một số biện pháp ngăn ngừa như: đưa nguồn ô nhiễm điện từ rời... khoa Vật lý 12 nâng cao, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011 19 [4] Sách giáo viên Vật lý 12 nâng cao, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011 [5] Phạm Quý Tư, Tư liệu vật lí 12 – một số vấn đề về sóng, NXB Giáo Dục 2009 [6] Vật lí công nghệ và đời sống, NXB Giáo Dục 2003 [7] 168 câu hỏi lý thú về vật lý, NXB Văn Hóa Thông Tin 2007 [8] Bùi Sỹ Khiêm, SKKN: Tổ chức buổi học ngoại khoá “Tình yêu Vật. .. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian Câu 8: Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng A Phản xạ sóng điện từ B Giao thoa sóng điện từ C Khúc xạ sóng điện từ D Cộng hưởng sóng điện từ Câu 9: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai? A Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường B Sóng điện. .. là sai khi nói về sóng điện từ? A Sóng điện từ là sóng ngang r B Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường E luôn vuông góc với r vectơ cảm ứng từ B r C Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường E luôn cùng phương r với vectơ cảm ứng từ B D Sóng điện từ lan truyền được trong chân không Câu 6: Sóng điện từ A là sóng dọc hoặc sóng ngang B là điện từ trường lan truyền trong... gian Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng? A Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn B Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha C Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2 D Điện trường và từ trường biến thiên theo thời... kết quả Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu ở hai lớp: lớp 12C1 được chọn là lớp thực nghiệm (thực hiện buổi học ngoại khóa) và lớp 12C2 là lớp đối chứng (ôn tập theo phương pháp truyền thống) Hai lớp này đều học theo chương trình nâng cao và có trình độ ngang nhau Tác giả cho hai lớp làm bài kiểm tra (cùng chung đề) và thu thập kết quả Đề kiểm tra và đáp án được trình bày ở phần phụ lục của đề tài... không gian C có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương D không truyền được trong chân không Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ? A Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì 21 B Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π 2 C Sóng điện từ dùng trong thông tin vô... 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ? A Khi một điện tích dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng B Điện tích dao động không thể bức xạ ra sóng điện từ C Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh sáng trong chân không D Tần số của sóng điện từ bằng nửa tần số của điện tích dao động Câu 13: Khi nói về điện từ. .. thống kê toán học trong khoa học giáo dục; phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để có những kết luận mang tính chính xác và khoa học - Trao đổi, lấy ý kiến của các giáo viên và một số học sinh tham gia lớp thực nghiệm để khẳng định tính thực tế, tính sáng tạo và tính hiệu quả của đề tài 2 Khuyến nghị - Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các buổi học ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn Vật lý nói riêng; . thân mình và những người xung quanh. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2. 1. Thời điểm tổ chức buổi học ngoại khoá Giáo viên tổ chức buổi học ngoại khoá “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” đối với học. người hằng ngày, đó là “Sóng điện từ . Chính vì vậy, tác giả xin được trình bày buổi học ngoại khóa vật lý “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” . Mục đích của buổi học ngoại khóa là giới thiệu. binh. IV. TỔ CHỨC BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA “SÓNG ĐIỆN TỪ VÀ VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” 4.1. Cách thức tổ chức Địa điểm tổ chức: thực hiện trên phòng học bộ môn; thời gian thực hiện: 180 phút; Chia học sinh

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan