skkn sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh phần hoá học phi kim lớp 10 nâng cao

21 1.6K 7
skkn sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh phần hoá học phi kim lớp 10 nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hóa học là khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong quá trình dạy học bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về lí thuyết căn bản, các phương pháp giải bài tập còn phải rèn kĩ luyện kĩ năng thực hành cho học sinh thông qua các tiết học thực hành. Bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã học đến gần hơn với thực tế. Ngoài ra, làm thực hành còn để kiểm nghiệm lại các kiến thức lí thuyết đã được học đồng thời cũng giúp các em nhớ được các kiến thức đó tốt hơn. Song song với việc tổ chức cho học sinh thực hành thì việc cung cấp thêm cho học sinh các bài tập mang tính thực nghiệm cũng rất hữu ích ví dụ như: bài tập nhận biết, bài tập tách chiết, bài tập điều chế, bài tập mô tả và giải thích hiện tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ… Việc sử dụng bài tập thực nghiệm vào các giờ thực hành nếu được thực hiện tốt thì không những giúp học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học trên lớp mà còn rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh: các thao tác lấy hóa chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất. Thông qua các thí nghiệm đó, học sinh có thể sáng tạo ra các phương án khác nhau, các em được đóng vai trò như các nhà nghiên cứu, tìm tòi, phân tích một mẫu chất nào đó. Điều này đã gây được hứng thú học tập hóa học cho học sinh, chuẩn bị trước cho các em một hành trang trong tương lai. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh phần hóa học phi kim lớp 10 nâng cao” II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : - Tôi tiến hành nghiên cứu trong phạm vi kiến thức 2 chương: chương halogen và chương oxi – lưu huỳnh thuộc chương trình hóa học lớp 10 nâng cao - Thời gian tiến hành: Sử dụng bài tập trong các tiết học bài mới, các tiết luyện tập , ôn tập chương, các tiết thực hành, các bài kiểm tra đánh giá kết quả của chương halogen và chương oxi-lưu huỳnh thuộc học kì 2 chương trình lớp 10 1 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trong giảng dạy tôi thực hiện trên hai nhóm đối tượng học sinh: - Nhóm 1: Nhóm học sinh đối chứng: lớp 10B 6, tôi tiến hành dạy học bình thường: việc ôn tập, luyện tập chủ yếu bài tập lấy trong sách giáo khoa - Nhóm 2: Nhóm học sinh thực nghiệm: Lớp 10B 5 , tôi tiến hành thực hiện các học bài mới, tiết ôn tập, luyện tập, các bài kiểm tra có sử dụng các bài tập bằng hình vẽ đã biên soạn IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu thực nghiệm V. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY 1. Thực trạng về chương trình Về hệ thống bài tập thực nghiệm trong sách giáo khoa còn rất ít, đặc biệt bài tập bằng hình vẽ mô phỏng chỉ xuất hiện trong một số ít bài thực hành. Giáo viên muốn có những bài tập này thì phải tự xây dựng, muốn xây dựng được thì cần có kiến thức về tin học điều đó đã cản trở giáo viên rất nhiều trong việc sử dụng bài tập bằng hình vẽ 2. Thực trạng về giáo viên Các bài tập thực hành thường được các giáo viên ít để ý, coi trọng, thậm chí có những giáo viên không sử dụng bao giờ. Bởi lẽ, trong các đề thi tốt nghiệp, đại học, cao đẳng loại bài tập này không thấy xuất hiện ( chỉ có đề thi HSG tỉnh mới có một vài bài) nên giáo viên thấy loại bài tập này không giúp gì nhiều cho học sinh trong các kì thi 3. Thực trạng về học sinh Đối với học sinh các em được làm thí nghiệm ít vì nhiều lí do ( do giáo viên ngại tổ chức tiết thực hành, hoặc do thiếu hóa chất dụng cụ hoặc do thiếu an toàn…) cho nên khi gặp bài tập dùng hình vẽ mô phỏng học sinh thường lúng túng như: không biết tên các dụng cụ, không biết cách để lắp dụng cụ để tiến hành khi cho sẵn các dụng cụ vì thế khi có điều kiện làm thực hành các em thường mắc lỗi. Ngoài ra cũng do trong các câu hỏi và bài tập ở các kì thi tốt 2 nghiệp, cao đẳng và đại học hầu như không có bài tập bằng hình vẽ nên các em thường ít quan tâm đến loại bài tập này Từ những thực trạng trên tôi thấy việc xây dựng và sử dụng các bài tập mô phỏng bằng hình vẽ không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành, cho dù không được thực hành các em cũng có thể tưởng tượng được các thao tác thực hành, khi có điều kiện thực hành các em không bị lúng túng. 3 B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Cấu trúc chương trình chương nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh lớp 10 nâng cao. - Chương nhóm halogen: Tổng tiết học là 15 tiết trong đó có 4 tiết luyện tập, ôn tập và 2 tiết thực hành - Chương oxi-lưu huỳnh: Tổng số tiết học là 15 tiết trong đó có 3 tiết luyện tập ôn tập và 2 tiết thực hành Như vậy theo cấu trúc chương trình thì 2 chương mà tôi nghiên cứu chiếm 1/3 chương trình học của lớp 10 nâng cao. Mặt khác, số tiết luyện tập, ôn tập và thực hành cũng chiếm một lượng đáng kể nên có nhiều điều kiện để cung cấp cho HS các bài tập thực nghiệm thông qua hình vẽ nhằm củng cố kiến thức và rèn kĩ năng thực hành, đồng thời tăng tính sinh động của các dạng bài tập (thông thường bài tập cung cấp dưới dạng con số và chữ) từ đó làm tăng hứng thú học tập cho HS 2. Đặc điểm về kiến thức của chương halogen và chương oxi-lưu huỳnh - Các kiến thức trong các chương này thuộc kiến thức về chất và các nguyên tố hóa học, được học sau khi nghiên cứu lí thuyết chủ đạo về nguyên tử, cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học - Mục tiêu của các chương này là HS vận dụng lý thuyết chủ đạo đã được học ở kì I để dự đoán tính chất sau đó dùng thí nghiệm, phương trình hóa học để kiểm nghiệm lại lý thuyết. Như vậy việc HS được làm các thí nghiệm thực hành là rất quan trọng, song song với thực hành là làm các bài tập dưới dạng hình vẽ mô phỏng thí nghiệm 3.Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học thực nghiệm bằng hình vẽ Theo M.A. Đanhilop, nhà lý luận dạy học Xô Viết : «Kiến thức sẽ được nắm vững thật sự nếu HS có thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lý thuyết và thực hành » Bài tập hoá học mô tả bằng hình vẽ có những tác dụng tích cực sau : - Phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện tư duy từ lý thuyết đến thực hành và ngược lại từ đó xác nhận những thao tác kĩ năng thực hành hợp lý. 4 - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hoá chất, các dụng cụ thí nghiệm và phương pháp thiết kế thí nghiệm. - Rèn luyện các thao tác, kỹ năng thí nghiệm cần thiết trong phòng thí nghiệm(cân, đong, đun nóng, nung, sấy, chưng cất, hoà tan, lọc, kết tinh, chiết )góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật cho HS. - Rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống : Giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên ; sự ảnh hưởng của hoá học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất, tạo sự say mê hứng thú học tập hoá học cho HS - Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động : rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo, chính xác, khoa học ; rèn luyện tác phong lao động có tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, , có văn hoá. II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BẰNG HÌNH VẼ 1. Bài tập về nhóm halogen Bài 1: Quan sát hình vẽ 1 và sắp xếp thứ tự thao tác hợp lý khi tiến hành thí nghiệm điều chế clo và thử tính tẩy màu của clo ẩm. 1. Lấy kẹp gỗ (hoặc giá gỗ) kẹp ống nghiệm. 2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm đựng KMnO 4 . 3. Lấy 1 lượng nhỏ KMnO 4 cho vào ống nghiệm. 4. Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm, 1 mảnh giấy màu ở miệng ống nghiệm. 5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút cho 3 - 4 giọt dung dịch HCl đặc vào KMnO 4 . A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 3, 4, 2, 5 C. 1, 2, 3, 5, 4 D. 1, 5, 2, 3, 4 Hãy chọn đáp án đúng. Hướng dẫn : Dựa vào các quy trình để tiến hành làm thí nghiệm ở trong bài thực hành ở bài thực hành số 02 trong sách hóa học 10 – bài 27. => Đáp số: Đáp án B Phân tích cách chọn: 5 Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng ta cần chú ý việc đặt giấy quỳ tím tiếp xúc với dung dịch axit vì nếu để cho giấy quỳ tiếp xúc nó sẽ chuyển thành mầu đỏ và khi đó chúng ta chỉ quan sát được hiện tượng mất màu của giấy quỳ Trong thí nghiệm chúng ta có thể để bước 4 là bước cuối cùng nhưng chúng ta sẽ không nên làm như thế bởi khí Clo là một khí độc gây ảnh hưởng tới người thí nghiệm. Ngoài ra trong thí nghiệm này chúng ta có thể đảo thứ tự của bước 3 và 4 cho nhau. Nhưng chú ý khi làm cần tránh để tinh thể KMnO 4 bám vào giấy màu ẩm. Bài 2: Trong các hình vẽ sau, xác định hình vẽ đúng nhất mô tả cách thu khí HCl trong phòng thí nghiệm. Hình 02 Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí HCl - Nặng hơn không khí, không tác dụng với không khí - Tan nhiều trong nước Từ đó học sinh thấy rằng phương pháp thu khí HCl trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 2 Đáp án: Hình 02 Bài 3: Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí Clo sau, hình vẽ nào đúng? 6 Hướng dẫn: Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là: - Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí - Khả năng hòa tan, tác dụng với H 2 O - Và khí Clo là một khí độc, phải dùng bông tẩm NaOH để tránh sự phân tán của Clo ra ngoài. Từ đó học sinh thấy được rằng phương pháp thu khí clo trong phòng thí nghiệm là phương pháp đẩy không khí, được mô tả bằng hình 1. Ngoài việc ra câu hỏi cho việc thu được các chất khí, chúng ta có thể áp dụng cho bài toán dạng ngược lại là không thu được chất khí. Và dạng bài này có thể dưa ra ở dạng trắc nghiệm cũng như dạng tự luận. Nhưng nếu ta chỉ cho các hình vẽ mà không cho biết là dùng để thu chất khí nào mà cho một loạt chất khí và yêu cầu các em học sinh xác định xem chất khí nào có thể thu được bằng phương pháp nào. Bài 4: Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO 2 rắn với dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt một miếng giấy mầu. Nếu đóng khóa K thì miếng giấy mầu không mất màu, còn nếu mở khóa K thì mầu giấy mất mầu. Giải thích hiện tượng của thí nghiệm. Hướng dẫn: Dựa vào nguyên tắc của bình ta xem xét khí clo sau khi điều chế đi như thế nào. Nếu ta đóng khóa K thì khí clo ẩm sẽ đi qua dung dịch H 2 SO 4 đặc qua đây thì hơi nước sẽ bị giữ lại, clo khô thì không có khả năng mất màu giấy mầu. 7 dung dịch HCl đặc MnO 2 bông tẩm NaOH đặc Khí clo Còn nếu mở khóa K thì khí clo đi qua khóa K, do trong khí còn có hơi nước nên sẽ có phản ứng: 2 2 Cl H O HCl HClO → + + ¬  mà HClO là một chất có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy mầu nên làm giấy mầu bị mất mầu. Bài 5 Cho hình vẽ Hình 05 Trong phòng thí nghiệm người ta thường tiến hành điều chế khí clo tinh khiết theo hình vẽ sau: hãy giải thích tại sao lại phải mắc sơ đồ thí nghiệm như thế? Hướng dẫn: Qua sơ đồ trên học sinh phải hiểu và ghi nhớ được khí clo điều chế được có lẫn: khí HCl, hơi nước nên phải dẫn qua dung dịch NaCl để hấp thụ HCl và H 2 SO 4 đặc để hấp thụ hơi nước. Khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng được với không khí nên có thể thu trực tiếp, bông tẩm dung dịch NaOH để hạn chế clo thoát ra ngoài không khí vì clo còn là một khí độc. Ngoài cách đó ra thì chúng ta còn có thể đưa bài này trở thành bài dạng trắc nghiệm với việc sắp xếp thứ tự của các hóa chất sao cho phù hợp với việc điều chế ra khí clo. Tùy vào từng mức độ của học sinh mà có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi có độ khó dễ khác nhau. Bài 6: Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của axit HCl với MnO 2 thường có lẫn tạp chất. Để thu được khí clo tinh khiết, người ta dẫn khí clo không tinh khiết đi qua hai bình, một bình đựng chất lỏng X và một bình đựng chất lỏng Y. Hãy xác định các chất X, Y trong số các chất sau: KMnO 4 , dung dịch NaCl, Ca(OH) 2 , NaOH, H 2 SO 4 đặc, dung dịch HCl. Vẽ sơ đồ qui trình làm sạch khí clo bằng hoá chất đã xác định ở trên. 8 dd NaCl H 2 SO 4 đặc Hình 06 4 3 bông tẩm NaOH đặc Khí clo Hướng dẫn: Dựa vào tính chất vật lí của Clo và dựa vào phương pháp điều chế khí Clo X Y Dung dịch NaCl H 2 SO 4 đặc Dung dịch KMnO 4 H 2 SO 4 đặc Hình vẽ ở trong ví dụ ở trên. Bài 7: Cho sơ đồ thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Người ta có thể sắp đặt các hóa chất như thế nào cho phù hợp việc điều chế A. NaCl, MnO 2 , HCl đặc, H 2 SO 4 đặc B. NaCl; H 2 SO 4 đặc, MnO 2 , HCl đặc C. HCl đặc, H 2 SO 4 đặc, MnO 2 , NaCl D. H 2 SO 4 đặc, MnO 2 , HCl đặc, NaCl Hướng dẫn: Chúng ta nhìn vào hình vẽ sẽ nhận thấy rằng đây là sơ đồ thí nghiệm điều chế khí Clo, nên chúng ta nhớ lại các chất cần dùng để điều chế ra khí Clo và thứ tự sắp xếp và bố trí các thí nghiệm để thu được khí Clo khô. Và để nâng cao độ khó của câu hỏi chúng ta có thể chỉ cho biết rằng đây là sơ đồ phản ứng dùng để điều chế ra khí Clo và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho các vị trí số ta đánh trong sơ đồ. Bài 8: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, hãy giải thích sơ đồ lắp ráp đó? 9 Khí clo Y X Khí clo Y X 1 2 Khí clo thoát ra thu trực tiếp vào bình đựng khí để ngửa, không nút đậy (phương pháp đẩy không khí), vì khí clo nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí Bài 9: Phân tích chỗ sai trong sơ đồ hình vẽ điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm Bài 10: Thí nghiệm so sánh hoạt động hoá học giữa clo, brom, iot Bóp mạnh quả bóp cao su của ống nghiệm chứa dung dịch HCl đặc vào dung dịch 4 KMnO . Hơ nhẹ ngọn lửa đèn cồn chỗ có miếng bông tẩm dung dịch KI. Nêu hiện tượng xảy ra trong ống hình trụ và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét và rút ra kết luận và cho biết vai trò của dung dịch NaOH đặc. 10 Hướng dẫn: Khí clo được điều chế từ chất rắn MnO 2 và axit HCl đặc nên tiến hành trong bình cầu, cần đốt nóng bình cầu vì phản ứng xảy ra cần nhiệt độ. Hướng dẫn: Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp khí clo bằng phương pháp đẩy không khí, nên bình thu khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy ra ngoài. Sai ở nút B [...]... tiến hành giảng dạy có sử dụng các bài tập bằng hình vẽ đã biên soạn trong các loại bài lên lớp sau: + Sử dụng bài tập để hình thành kiến thức mới: chủ yếu dạy phần điều chế các chất + Sử dụng bài tập trong tiết ôn tập và thực hành: sử dụng bài tập để kiểm tra sự chuẩn bị trước buổi thực hành của HS hoặc sử dụng sau buổi thực hành để kiểm tra xem HS đã thực hiện thao tác đúng hay chưa + Sử dụng bài tập. .. tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tóm lại: - Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm - Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng kiến thức của học sinh - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông II Khuyến nghị Để phát triển loại bài tập này cho các chương khác của các lớp 10 và lớp 11, 12 thuộc chương... mức độ hứng thú Tôi đã tiến hành khảo sát mức độ hứng thú của 45 học sinh lớp thực nghiệm 10B5 Kết qủa thu được như sau: Tiêu chuẩn đánh giá Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số học sinh 26 11 5 3 Tỉ lệ (%) 57,78 24,44 11,11 6,67 Từ bảng kết qủa trên ta thấy phần lớn học sinh hứng thú với loại bài tập này, loại bài tập này các em dễ tiếp thu hơn những bài tập chỉ có các con số và chữ... thiết bị để tiến hành làm thí nghiệm Bài tập này là một bước trung gian cho học sinh đi từ lí thuyết được lĩnh hội đến chứng minh bằng thực hành thí nghiệm Trên cơ sở bài tập dạng này học sinh sẽ tự định hướng và đề ra các bước tiến hành làm một thí nghiệm Dạng bài tập này có thể sử dụng trong hầu hết các tiết học như: dạy bài mới, ôn tập – luyện tập, thực hành Ngoài ra có thể dùng bài tập này để kiểm... tháo rửa dụng cụ vì hiđro sunfua tan trong nước III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 17 1 Thời gian thực hiện: Sử dụng bài tập đã biên soạn để giảng dạy phần kiến thức cho 2 chương: chương nhóm halogen và chương oxi-lưu huỳnh của học kì 2 2 Cách tổ chức thực hiện - Đối với lớp đối chứng 10B6 tôi giảng dạy theo bài tập sách giáo khoa bình thường trong các tiết luyện tập, ôn tập, thực hành - Đối với lớp thực nghiệm... trong bài kiểm tra để đánh giá việc nắm bắt kiến thức của HS Ví dụ: Giáo án bài thực hành số 3 lớp 10 nâng cao ( xem phần phụ lục) Với bài này HS phải tiếp xúc với khí clo rất độc nên nếu nắm không vững các thao tác thí nghiệm thì sẽ không an toàn trong khi thực hành Vì vậy, trong bài này tôi sử dụng bài tập để kiểm tra kiến thức và các thao tác thí nghiệm của HS trước khi các em thực hành IV THU THẬP VÀ... MnO2 , H 2O2 , H 2O, O2 Hướng dẫn: Học sinh dựa vào nguyên tắc điều chế và cách thu khí oxi Qua đó có đáp án là D Để có thể nâng cao mức độ hơn chúng ta có thể biến nó thành bài tự luận là cho một loạt các chất và yêu cầu học sinh lựa chọn ra các chất phù hợp cho việc điều chế Bài 2: Hãy ghi chú cho 2 hình vẽ miêu tả thí nghiệm điều chế SO2 , H 2 S và chứng minh tính khử và tính oxi hóa của SO2 Biết rằng... nhiều Như vậy, việc áp dụng bài tập bằng hình vẽ đã góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, đặc biệt là tăng hứng thú tập cho học sinh trong tình hình các em chịu nhiều áp lực thi cử C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I Kết luận Trong quá trình sử dụng loại bài tập này, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, vì nó gắn liền giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm, giúp các em tiếp 19 cận gần hơn với các thao tác... (9 -10 ) KHÁ (7-8đ) TƯỢNG SỐ % SL % LƯỢNG SL TB (5-6đ) YẾU,KÉM (dưới 5đ) SL SL % % TN 45 14 31,11 20 44,44 9 20,00 2 4,45 ĐC 45 12 26,67 15 33,33 13 28,88 5 11,12 Nhận xét: - Qua bảng kết qủa cho thấy ở hai bài kiểm tra tỉ lệ điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng Trong khí đó tỉ lệ điểm yếu kém ở lớp đối chứng lại chiếm nhiều Như vậy, việc áp dụng bài tập bằng hình vẽ đã góp phần nâng. .. 12 thuộc chương trình sách giáo khoa mới, cần cung cấp trang thiết bị một cách đầy đủ cho giáo viên và học sinh như: dụng cụ thí nghiệm, máy tính, máy đo pH, máy lọc li tâm để giáo viên và học sinh tiếp xúc với nền khoa học kĩ thuật và với thực tiễn Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ kinh nghiệm còn ít, đề tài này . dựng và sử dụng các bài tập mô phỏng bằng hình vẽ không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành, cho. được hứng thú học tập hóa học cho học sinh, chuẩn bị trước cho các em một hành trang trong tương lai. Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng bài tập bằng hình vẽ nhằm tăng hứng thú học. tượng, bài tập thực hành bằng hình vẽ Việc sử dụng bài tập thực nghiệm vào các giờ thực hành nếu được thực hiện tốt thì không những giúp học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học trên

Ngày đăng: 21/07/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan