Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị

78 692 0
Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình so sánh nông thôn đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò khác nhau. Mỗi vị trí, vai trò lại có những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng trong khi cơ cấu qũy thời gian không thay đổi chỉ giới hạn trong 24 hngày. Do vậy, các cá nhân phải đối mặt sức ép về thời gian để hoàn thành tốt các công việc là rất lớn. Vấn đề đặt ra là quá trình xắp xếp tổ chức cuộc sống, công việc một cách khoa học như thế nào sẽ là sự quan tâm của nhiều người. Hơn nữa, một trong những cách để hiểu rõ địa vị, vai trò của một cá nhân là tìm hiểu việc sử dụng quỹ thời gian như thế nào. Hiện nay, việc phân bố thời gian của vợ và chồng trong gia đình cho các hoạt động vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Người phụ nữ vừa tham gia các công tác xã hội, tham gia hoạt động sản xuất vừa làm công việc gia đình nên thời gian cho việc giải trí và nghỉ ngơi rất hạn chế. Trong khi đó nam giới lại dành một thời lượng khá khiêm tốn cho công việc gia đình và tham gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài xã hội. Vậy cụ thể những bất hợp lý này diễn ra như thế nào, sự chênh lệch trong việc dành thời gian giữa vợ và chồng cho các hoạt động ra sao, những nhân tố nào quy định sự chênh lệch đó? Về lĩnh vực nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về phân công lao động theo giới có sử dụng việc phân tích quỹ thời gian.Tuy nhiên việc phân tích về việc sử dụng quỹ thời gian được coi như là phương tiện để thấy được vai trò giới và sự phân công lao động theo giới thì vẫn chưa được thật sự chú trọng. Đặc biệt, nếu có những nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng qũy thời gian dưới góc độ giới thì một là chỉ giới hạn trong đối tượng là người phụ nữ và phần lớn là những nghiên cứu về người phụ nữ ở gia đình nông thôn và chưa có cái nhìn toàn diện trong sự phân tích quỹ thời gian của cả nữ giới và nam giới, cả nông thôn và thành thị. Một điều đáng chú ý nữa đó là trong các phân tích về quỹ thời gian từ trước tới nay tìm hiểu về việc sử dụng quỹ thời gian của đối tượng nghiên cứu dưới hình thức hồi cố và ước lượng những việc đã thực hiện và vì vậy tính chính xác không cao. Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình – So sánh nông thôn – đô thị” làm đề tài nghiên cứu của mình để có cái nhìn tổng quát, toàn diện khi so sánh việc sử dụng cơ cấu quỹ thời gian giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn và đô thị.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 6 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6 5.1. Câu hỏi nghiên cứu 6 5.2. Khung lý thuyết 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến 8 6.1.1. Cách thức xây dựng bảng hỏi 8 6.1.2. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu 8 6.1.3. Quy trình khảo sát 8 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 8 6.3. Phương pháp phân tích tài liệu 9 6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 9 Chương 1 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 10 1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng 10 1.1.Cơ sở lý luận 10 1.2.Lý thuyết áp dụng 12 1.2.1 Lý thuyết cơ cấu quỹ thời gian (budget time) 12 1.2.2. Lý thuyết bất bình đẳng giới 16 Bất bình đẳng giới đó là sự không ngang bằng nhau giữa cá nhân nam giới và phụ nữ, giữa các nhóm phụ nữ và nam giới trong các cơ hội, việc tiếp cận nguồn lực và sự sử dụng các thành quả xã hội 16 F.Tonnies khi trình bày về bất bình đẳng xã hội cũng đã đề cập đến bất bình đẳng về giới, ông mô tả các bất bình đẳng xã hội ví dụ giữa nam giới và phụ nữ, giữa tư sản và công nhân. Phụ nữ và công nhân trở nên khốn khổ trong 1 quá trình văn minh hoá thời hiện đại và điều đó đem lại những hậu quả xã hội tương ứng [ 6,119] 16 Bất bình đẳng giới là kết quả của vô số những sự bất bình đẳng về kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị chồng chéo lên nhau và chúng củng cố lẫn cho nhau. Chúng khiến cho phụ nữ ít có khả năng tiếp cận đến quyền về tài sản, của cải và giáo dục và hạn chế khả năng tiếp cận của họ đến thị trường lao động và các lĩnh vực hoạt động bên ngoài gia đình. Đến lượt nó, điều này lại ngăn cản khả năng phụ nữ có thể tác động đến các quyết định trong gia đình (WB, 2006: 80 – 81) 16 2. Các khái niệm công cụ 19 2.1. Khoảng cách giới (gender gap) 19 2.2. Vai trò giới 23 2.3. Khác biệt giới 26 4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 30 4.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước trên thế giới 30 4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 33 Chương 2 39 CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 39 2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình 39 2.1.1 Thời gian dành cho hoạt động ngủ 41 2.1.2. Thời gian dành cho công việc gia đình 42 2.1.4. Thời gian dành cho hoạt động giải trí 45 2.2. Mô hình hoá phân tích các yếu tố tác động đến khoảng cách giới trong cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng. 47 2.2.1. Khoảng cách giới về thời gian công việc gia đình 47 2.2.2. Khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập 57 2.2.3. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường 59 2.2.4. Khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ 64 2 Danh mục các bảng biểu Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình 40 Bảng 2.2 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và đô thị 42 Bảng 2.3 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình 50 Bảng 2.4 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập 60 Bảng 2.5 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho hoạt động giải trí ngày thường 63 Bảng 2.6 Mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho hoạt động giải trí ngày nghỉ 68 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò khác nhau. Mỗi vị trí, vai trò lại có những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng trong khi cơ cấu qũy thời gian không thay đổi chỉ giới hạn trong 24 h/ngày. Do vậy, các cá nhân phải đối mặt sức ép về thời gian để hoàn thành tốt các công việc là rất lớn. Vấn đề đặt ra là quá trình xắp xếp tổ chức cuộc sống, công việc một cách khoa học như thế nào sẽ là sự quan tâm của nhiều người. Hơn nữa, một trong những cách để hiểu rõ địa vị, vai trò của một cá nhân là tìm hiểu việc sử dụng quỹ thời gian như thế nào. Hiện nay, việc phân bố thời gian của vợ và chồng trong gia đình cho các hoạt động vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Người phụ nữ vừa tham gia các công tác xã hội, tham gia hoạt động sản xuất vừa làm công việc gia đình nên thời gian cho việc giải trí và nghỉ ngơi rất hạn chế. Trong khi đó nam giới lại dành một thời lượng khá khiêm tốn cho công việc gia đình và tham gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài xã hội. Vậy cụ thể những bất hợp lý này diễn ra như thế nào, sự chênh lệch trong việc dành thời gian giữa vợ và chồng cho các hoạt động ra sao, những nhân tố nào quy định sự chênh lệch đó? Về lĩnh vực nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về phân công lao động theo giới có sử dụng việc phân tích quỹ thời gian.Tuy nhiên việc phân tích về việc sử dụng quỹ thời gian được coi như là phương tiện để thấy được vai trò giới và sự phân công lao động theo giới thì vẫn chưa được thật sự chú trọng. Đặc biệt, nếu có những nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng qũy thời gian dưới góc độ giới thì một là chỉ giới hạn trong đối tượng là người phụ nữ và phần lớn là những nghiên cứu về người phụ nữ ở gia đình nông thôn và chưa có cái nhìn toàn diện trong sự phân tích quỹ thời gian của cả nữ giới và nam giới, cả nông thôn và thành thị. Một điều đáng chú ý nữa đó là trong các phân tích về quỹ thời gian từ trước tới nay tìm hiểu về việc sử dụng quỹ thời gian của đối tượng 4 nghiên cứu dưới hình thức hồi cố và ước lượng những việc đã thực hiện và vì vậy tính chính xác không cao. Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình – So sánh nông thôn – đô thị” làm đề tài nghiên cứu của mình để có cái nhìn tổng quát, toàn diện khi so sánh việc sử dụng cơ cấu quỹ thời gian giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn và đô thị. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa lý luận Đề tài sử dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc thời gian và lý thuyết bất bình đẳng giới với mong muốn bằng những thông tin mang tính thực nghiệm sẽ làm rõ hơn nội dung của những lý thuyết nói trên. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm về cơ cấu sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình để các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những biện pháp thiết thực để giảm sự chênh lệch thời gian giữa vợ và chồng trong gia đình tạo điều kiện phát triển bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - So sánh cơ cấu quỹ thời gian của vợ chồng trong gia đình nông thôn – đô thị - Phân tích tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình đến cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng. 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và gia đình đô thị. Khách thể nghiên cứu: Các cặp vợ chồng ở xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội và các cặp vợ và chồng ở phường Khương Trung - Huyện Thanh Xuân – Hà Nội. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Khoảng cách giới trong cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng như thế nào? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khoảng cách giới trong sử dụng quỹ thời gian. 6 5.2. Khung lý thuyết Để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn các yếu tố tác động thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc về gia đình tới việc sử dụng quỹ thời gian của vợ và chồng. Các yếu tố thuộc về cá nhân được chúng tôi lựa chọn là: Trình độ học vấn, vị trí công tác, nghề nghiệp. Các yếu tố thuộc về gia đình, chúng tôi lựa chọn 3 yếu tố: có trẻ em dưới 3 tuổi, thu nhập và thời gian hôn nhân để xem xét sự tác động của các yếu tố này đến việc sử dụng quỹ thời gian của vợ và chồng. Như vậy, chúng tôi xây dựng được khung lý thuyết như sau: 7 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ Điều kiện KT - XH Yếu tố cá nhân Yếu tố gia đình Trình độ học vấn Nghề nghiệp Vị trí công tác Có trẻ em dưới 3 tuổi Thời gian hôn nhân Thu nhập Cơ cấu quỹ thời gian của chồng 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến 6.1.1. Cách thức xây dựng bảng hỏi Bảng hỏi được xây dựng dựa trên nội dung nghiên cứu gồm hai phần chính: Phần 1: Liệt kê tất cả các hoạt động trong một ngày từ 0 – 24 h của vợ và của chồng. Chúng tôi chia mỗi khoảng thời gian cách nhau 30 phút. Phần 2: Là các yếu tố thuộc về cá nhân như tuổi, độ tuổi kết hôn, nghề nghiệp,vị trí công tác, trình độ học vấn và các yếu tố thuộc về hộ gia đình như: nơi cư trú, số thành viên, số con, các vật dụng trong gia đình v.v để phân tích sự tác động của các yếu tố tới cơ cấu sử dụng thời gian trong gia đình. 6.1.2. Mẫu nghiên cứu và cách chọn mẫu Tổng số mẫu được chọn là 100 người thuộc 50 cặp vợ chồng ở xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội làm đại diện cho các gia đình ở nông thôn và 100 người thuộc 50 cặp vợ chồng ở phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội làm đại diện cho các gia đình ở đô thị. Các gia đình trong diện phỏng vấn phải có đầy đủ cả vợ và chồng thường xuyên có mặt ở nhà, không có ai trong vợ hoặc chồng đi vắng hoặc đi làm ăn xa. Các gia đình này được chọn một cách ngẫu nhiên trên địa bàn xã xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh và phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân – Hà Nội. 6.1.3. Quy trình khảo sát Phương pháp thu thập th ông tin bằng bảng hỏi được tiến hành theo một quy trình như sau: - Chúng tôi tiến hành phỏng vấn riêng người chồng và người vợ, ghi lại tất cả các hoạt động từ 0 – 24 giờ trong một ngày làm việc bình thường và một ngày nghỉ của người vợ và người chồng. - Ngày chúng tôi tiến hành phỏng vấn là ngày liền kề ngày các cặp vợ chồng thực hiện các hoạt động của mình. - Người trả lời sẽ liệt kê tất cả các hoạt động của mình trong một ngày cụ thể, khoảng thời gian chúng tôi phân chia cho các hoạt động là 30 phút. 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 8 Để cung cấp thêm thông tin định tính cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 2 cặp vợ chồng ở nông thôn và 2 cặp vợ chồng ở đô thị. 6.3. Phương pháp phân tích tài liệu Người nghiên cứu tiến hành phân tích các sách chuyên môn, báo, tạp chí, để khai thác những thông tin có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. 6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 17.0. Trong phần mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho các hoạt động, chúng tôi xây dựng 8 mô hình hồi quy để xem xét tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập và khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày thường và ngày nghỉ. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng 1.1. Cơ sở lý luận Để xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài, chúng tôi xuất phát từ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã có điều khoản là mọi công dân Việt Nam không phân biệt gái trai, giàu nghèo, người Kinh với người dân tộc thiểu số được bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống thực tế. Hiến pháp còn tuyên bố xoá bỏ mọi thủ tục khắt khe với phụ nữ. Điều này đã phản ánh quan điểm bình đẳng giới của Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh về phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta đã thể chế hoá thành pháp luật, thể hiện trong quá trình chỉ đạo thực thi pháp luật trên toàn xã hội qua các thời kỳ cách mạng. Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu đã làm cho phụ nữ dốt nát, cực khổ, tối tăm. Tâm lý trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã cột chặt người phụ nữ vào gia đình. Hiểu và thông cảm sâu sắc với phụ nữ, Hồ Chí Minh đã viết: “Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội, phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Ở gia đình họ bị kìm hãm trong xiềng xích “tam tòng” (Hồ Chí Minh, tập 10, 1996). Vì vậy, cần giải phóng phụ nữ thoát khỏi những xiềng xích trói buộc họ, đó chính là nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ được một nửa (Hồ Chí Minh, tập 8, 1989). Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các cấp các ngành nghiêm túc đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác vận động phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền. Nhân dịp nói chuyện với đồng bào, cán bộ Tỉnh Thái Bình, Hồ Chí Minh khẳng định: Đánh chửi vợ là điều đáng 10 [...]... thì việc sử dụng thời gian được xem xét trong các khoảng thời gian cụ thể phù hợp với hệ thồng do lường về thời gian (như giờ, phút và tỉ lệ phần trăm trong quỹ thời gia được đưa) Việc điều tra chi tiết về quỹ thời gian là một yếu tố quan trọng trong việc nghiên cứu cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng Tổng quỹ thời gian thông thường chia ra: thời gian dành cho công việc (thời gian thực dành... cả hai giới nam và nữ Và mặc dù những căng thẳng mà cả nam và nữ đang phải đối mặt từ thực tế cuộc sống có nhiều điểm chung song cơ chế sử dụng thời gian rỗi và hình thức giải trí ở mỗi giới lại khác nhau Áp dụng lý thuyết vào đề tài: Từ lý thuyết về cấu trúc quỹ thời gian trên, chúng tôi có thể áp dụng làm cơ sở lý thuyết khi phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình ở những khía... cho công việc, thời gian sử dụng cho việc chuyển giao công việc và ngoài ra là thời gian sử dụng không dành cho sản xuất, thời gian nghỉ giữa giờ theo nguyên tắc, thời gian đi ra ngoài hoặc thời gian nghỉ phép) và thời gian không làm việc bao gồm thời gian dành cho công việc gia đình, nhu cầu cá nhân, đi lại đến nơi làm việc thỏa mãn những nhu cầu về tâm sinh lý (như ngủ, ăn), thời gian rảnh rỗi nghiên... giới vào đề tài để chúng tôi đưa ra những phân tích, đánh giá sự chênh lệch thời gian dành cho các hoạt động giữa vợ và chồng trong gia đình Theo đó những chỉ báo về cơ cấu quỹ thời gian cho thấy người chồng dành thời gian nhiều hơn người vợ ở những hoạt động như ngủ, giải trí trong khi các hoạt động 18 như chăm sóc gia đình thì lại ngược lại Những phân tích lý thuyết về bất bình đẳng giới trên là cơ. .. thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nam giới và phụ nữ trong gia đình Dễ dàng nhận thấy người phụ nữ và nam giới cùng dành thời gian lao động sản xuất như nhau ngoài thị trường Tuy nhiên phụ nữ lại sử dụng phần lớn thời gian mà nam giới dùng để nghỉ ngơi và giải trí để làm việc gia đình Hầu hết phụ nữ ở nông thôn đã thực hiện toàn bộ các công việc trong gia đình, các công việc tiêu tốn nhiều thời gian. .. về quỹ thời gian tạo điều kiện cho cho việc nghiên cứu những lĩnh vực khác như tiêu chuẩn sống Quỹ thời gian cung cấp một bức tranh phân bố lực lượng lao động trong gia đình và nền tảng cho việc đầu tư cho việc ưu tiên phát triển những nhu cầu văn hóa và sự thay đổi trong mô hình của quỹ thời gian rảnh rỗi [26] Việc phát triển các cuộc điều tra và ưu tiên quỹ thời gian là dành cho cả cộng đồng trong. .. hình thời gian rỗi có chỉ ra thời gian bị chi phối bởi các yếu tố tác động như giai cấp, địa vị, dân tộc v.v, áp dụng vào đề tài của chúng tôi nghiên cứu quỹ thời gian trong quy mô hộ gia đình nên chúng tôi tập trung phân tích sự tác động của các yếu tố về cá nhân như nghề nghiệp, trình độ học vấn, tuổi … và các yếu tố gia đình như nơi cư trú, thu nhập, quy mô gia đình, số con v.v đến việc sử dụng thời. .. dụng quan điểm này khi phân tích về phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng, Engels cho rằng trong gia đình, ai nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất thì người đó có nhiều quyền lực Engels đã phân tích mô hình phân công lao động của các thời kỳ lịch sử để từ đó tìm ra nguyên nhân chính chi phối quan hệ này Ông lý giải sự phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng gắn liền với những... quan điểm của quỹ thời gian Trong suốt thời kỳ này, việc nghiên cứu quỹ thời gian được chỉ đạo bởi nhà kinh tế học Xô Viết S G Strumilin Gian đoạn thứ 2 được thực hiên vào cuối năm 1920 và 1930, khi thời gian làm việc 1 giờ/ ngày được đưa ra, sự thay đổi này đã có ảnh hưởng to lớn đối với cuộc sống thường nhật của người Xô Viết số liệu được quỹ thời gian trong những năm đầu 1930 được đưa ra trong quyển... giới về phân tích quỹ thời gian chủ yếu để khảo sát mức sống của các nhóm dân cư Ngoài ra, các nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình trên thế giới cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giới giữa vợ và chồng trong việc dành thời gian cho các công việc hàng ngày vẫn còn tồn tại Phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính về việc nhà trong gia đình và sự tham gia của nam giới vào công . 33 Chương 2 39 CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 39 2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình 39 2.1.1 Thời gian dành cho. đến cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng. 5 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và gia đình đô thị. Khách. về thời gian giải trí ngày nghỉ 64 2 Danh mục các bảng biểu Bảng Nội dung Trang Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình 40 Bảng 2.2 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan