TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

16 873 1
TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU  ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU  VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG  TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: CH17 Mã học viên: 1211081 Hà Nội, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ 4 1. Nguyên nhân và cơ chế đau do ung thư 4 2. Đánh giá đau và mức độ đau do ung thư 4 3. Nguyên tắc điều trị đau 5 4. Điều trị đau do ung thư 5 4.1. Điều trị đau bằng thuốc 6 4.2. Điều trị đau bằng các phương pháp khác 9 Phần 2: ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ 10 1. Nôn và buồn nôn 10 2. Táo bón 10 3. Các triệu chứng khác 11 3.1. Cổ chướng 11 3.2. Khó thở 11 3.3. Các triệu chứng suy nhược, ăn kém, khô miệng 11 Phần 3: CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG 12 1. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) 12 2. Morphin 12 3. Các thuốc opiod khác 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Đây là mối lo của nhân loại trong thế kỷ XXI và là căn bệnh gây tử vong đứng thứ hàng thứ hai cho con người sau bệnh lý tim mạch. Đời sống kinh tế xã hội càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao, công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với tỉ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng. Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư là đau, theo một nghiên cứu năm 2004 tại Hà Nội, tỉ lệ bệnh nhân ung thư đau vừa hoặc đau nặng ngay tại thời điểm phỏng vấn là 33%, số bệnh nhân lúc nào cũng đau là 31%, và đau ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày chiếm 38% số bệnh nhân. Trong số đó chỉ có 1% bệnh nhân hết đau do dùng thuốc, 49% giảm đau một phần do dùng thuốc và số người không dùng thuốc giảm đau là 59%. Ngoài triệu chứng đau, các bệnh nhân ung thư còn gặp rất nhiều các triệu chứng không điển hình khác như: nôn, buồn nôn, táo bón, cổ chướng, suy nhược…, điều này làm cho bệnh nhân ung thư ngày càng suy kiệt cả về thể chất lẫn tâm lý. Tại Việt Nam, theo ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư nhưng con số tử vong lên tới 60%. Lý do là hầu hết các bệnh nhân phát hiện ung thư đều ở giai đoạn muộn (giai đoạn III hoặc IV), vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư là rất lớn. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong bốn ưu tiên của chương trình phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với các ưu tiên khác như: dự phòng ung thư, sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh ung thư ở các nước đang phát triển và kể cả ở nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Với mục tiêu tất cả bệnh nhân phải được điều trị khi có xuất hiện đau để làm giảm sự đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ, nội dung tiểu luận “Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư” sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho cán bộ y tế, gia đình người bệnh và cộng đồng để chăm sóc người bệnh tốt hơn.

Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VŨ THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp: CH17 Mã học viên: 1211081 Hà Nội, tháng 5 năm 2013 1 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ 4 1.Nguyên nhân v c ch au do ung thà ơ ế đ ư 4 2. ánh giá au v m c au do ung thĐ đ à ứ độ đ ư 4 3.Nguyên t c i u tr au ắ đ ề ị đ 5 4. i u tr au do ung th Đ ề ị đ ư 5 4.1. i u tr au b ng thu cĐ ề ị đ ằ ố 6 4.2. i u tr au b ng các ph ng pháp khácĐ ề ị đ ằ ươ 9 Phần 2: ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ 10 1.Nôn v bu n nônà ồ 10 2.Táo bón 10 3.Các tri u ch ng khácệ ứ 11 3.1.C ch ngổ ướ 11 3.2.Khó thở 11 3.3.Các tri u ch ng suy nh c, n kém, khô mi ngệ ứ ượ ă ệ 11 Phần 3: CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG 12 1.Các thu c ch ng viêm không steroid (NSAIDS)ố ố 12 Xem ph n “Các thu c ch ng viêm không steroid - NSAIDS” - trang 7.ầ ố ố 12 2.Morphin 12 3.Các thu c opiod khácố 14 KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 2 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể. Đây là mối lo của nhân loại trong thế kỷ XXI và là căn bệnh gây tử vong đứng thứ hàng thứ hai cho con người sau bệnh lý tim mạch. Đời sống kinh tế xã hội càng tăng, tuổi thọ ngày càng cao, công nghiệp ngày càng phát triển đồng nghĩa với tỉ lệ mắc ung thư ngày càng gia tăng. Triệu chứng thường gặp nhất của ung thư là đau, theo một nghiên cứu năm 2004 tại Hà Nội, tỉ lệ bệnh nhân ung thư đau vừa hoặc đau nặng ngay tại thời điểm phỏng vấn là 33%, số bệnh nhân lúc nào cũng đau là 31%, và đau ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày chiếm 38% số bệnh nhân. Trong số đó chỉ có 1% bệnh nhân hết đau do dùng thuốc, 49% giảm đau một phần do dùng thuốc và số người không dùng thuốc giảm đau là 59%. Ngoài triệu chứng đau, các bệnh nhân ung thư còn gặp rất nhiều các triệu chứng không điển hình khác như: nôn, buồn nôn, táo bón, cổ chướng, suy nhược…, điều này làm cho bệnh nhân ung thư ngày càng suy kiệt cả về thể chất lẫn tâm lý. Tại Việt Nam, theo ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư nhưng con số tử vong lên tới 60%. Lý do là hầu hết các bệnh nhân phát hiện ung thư đều ở giai đoạn muộn (giai đoạn III hoặc IV), vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư là rất lớn. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong bốn ưu tiên của chương trình phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, cùng với các ưu tiên khác như: dự phòng ung thư, sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ung thư, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị ung thư. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh ung thư ở các nước đang phát triển và kể cả ở nước ta vẫn còn bị coi nhẹ. Với mục tiêu tất cả bệnh nhân phải được điều trị khi có xuất hiện đau để làm giảm sự đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ, nội dung tiểu luận “Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư” sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho cán bộ y tế, gia đình người bệnh và cộng đồng để chăm sóc người bệnh tốt hơn. 3 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ Đau là một trong những triệu chứng lâm sàng phổ biến của bệnh ung thư, do ung thư xâm lấn, phá hủy các tổ chức xung quanh, các dây thần kinh, người bệnh có thể chết vì đau, suy kiệt. Theo Tổ chức Quốc tế nghiên cứu đau định nghĩa: “Đau là cảm giác khó chịu và chịu đựng về mặt cảm xúc có liên quan tới tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc được mô tả như bị tổn thương tương tự”. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng khoảng 75% bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn đều có đau ở mức trung bình đến dữ dội. Vì vậy việc kiểm soát đau và các triệu chứng khác trở thành mục đích của điều trị. 1. Nguyên nhân và cơ chế đau do ung thư Đau ở những bệnh ung thư có thể là do: - Gây nên bởi chính bản thân ung thư (rất phổ biến) như: sự xâm lấn tới tổ chức mềm, thâm nhiễm tới nội tạng, tới xương, chèn ép, tổn thương thần kinh - Liên quan tới ung thư như co cơ, sưng nề bạch mạch, táo bón, viêm loét do nằm lâu. - Liên quan tới điều trị ung thư, ví dụ đau do sẹo mãn tính sau phẫu thuật, viêm niêm mạc do điều trị bằng hóa chất. - Gây ra bởi một rối loạn đồng thời, ví dụ: thoái hóa cột sống, viêm xương khớp. Nhiều bệnh nhân ung thư ở giai đoạn muộn, đau nhiều do sự phối hợp đồng thời nhiều nguyên nhân trên. 2. Đánh giá đau và mức độ đau do ung thư Đánh giá đau là một bước quan trọng trong kiểm soát đau do ung thư. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết không chỉ về mặt thể chất mà còn về mặt tâm lý, yếu tố xã hội và tinh thần ảnh hưởng đến bệnh nhân. Khi đánh giá đau cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Trình tự thời gian: đau bắt đầu khi nào, kéo dài bao lâu, cơn đau xuất hiện liên tục hay từng cơn? - Vị trí: đau ở đâu, có thể chỉ chính xác vị trí đau không, đau có lan đi đâu không? - Phân loại đau (mô tả các đặc điểm: đau giống như gì….) - Các yếu tố trung gian (yếu tố gì có thể làm cho đỡ đau hoặc nặng lên?). - Mức độ đau: đau đến mức nào, thường áp dụng thang điểm từ 1-10 (hình 1). 4 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Hình 1. Đau và thang đánh giá mức độ nặng của đau Lưu ý khi đánh giá mức độ đau: - Dùng một loại thang điểm đau cho các lần đánh giá trên cùng một bệnh nhân - Kết quả đánh giá: + Đau nhẹ: từ 1 đến 3 điểm + Đau vừa: từ 4 đến 6 điểm + Đau nặng: từ 7 đến 10 điểm 3. Nguyên tắc điều trị đau Có 7 nguyên tắc xử trí đau: - Mọi bệnh nhân đau đều cần được điều trị và hỗ trợ giảm đau - Giảm đau ở mức tốt nhất, tác dụng phụ ở mức ít nhất - Tiến hành tại mọi cơ sở y tế, nhà, cộng đồng - Hãy tin vào những mô tả của bệnh nhân về đau của họ - Áp dụng các biện pháp không thuốc, chú ý vấn đề tâm lý - Theo 3 bậc thang của WHO - Xử trí tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân. 4. Điều trị đau do ung thư Mục đích của điều trị đau do ung thư: - Loại bỏ hoàn toàn hoặc ít nhất cũng làm giảm mức độ trầm trọng của cơn đau. - Đau tới một mức độ có thể chịu đựng được. - Phòng ngừa cơn đau tái phát - Làm giảm đau để bệnh nhân có thể thực hiện được các sinh hoạt hằng ngày. 5 Không Lo lắng Khó chịu Vừa phải Kinh khủng Khủng kiếp nhất Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Điều trị giảm đau tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể với những phương pháp như: điều trị bằng thuốc, gây tê, phẫu thuật thần kinh, tâm lý học. Tuy nhiên tiểu luận này chủ yếu tập trung vào điều trị bằng thuốc. 4.1. Điều trị đau bằng thuốc 4.1.1. Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau - Theo đường uống: Dùng đơn giản, dễ dàng nhất ngoại trừ trường hợp bệnh nhân không thể uống được hoặc cơn đau quá trầm trọng phải cần tiêm hoặc truyền để có tác dụng giảm đau nhanh. - Theo bậc thang: bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioid, nếu đau không giảm thì dùng Opioid nhẹ rồi đến mạnh (morphin). - Theo giờ: không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra. - Theo từng cá thể: không có liều chuẩn cho những thuốc Opioid, liều đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân. - Nguyên tắc chung: ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau. 4.1.2. Bậc thang giảm đau Hình 2 mô tả Bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới, nhấn mạnh trong các cơn đau dữ dội cần cho thuốc giảm đau mạnh (Thí dụ: các loại thuốc Opioids) và không giới hạn liều tối đa. Liều hợp lý là liều mang lại hiệu quả giảm đau mà không có rối loạn nào do tác dụng phụ của thuốc. Hình 2. Bậc thang giảm đau của WHO 4.1.3. Các thuốc giảm đau * Điều trị cơn đau nhẹ (bậc I theo bậc thang của WHO): Dùng các thuốc giảm đau không có opioid, có thể kết hợp các thuốc giảm đau khác nếu nguyên nhân gây đau do thần kinh. 6 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 • Acetaminophen (paracetamol) - Liều khởi đầu 500-1000 mg x 6 giờ/lần - Tác dụng chống viêm rất nhỏ nhưng vị trí, cơ chế tác dụng chưa rõ. - Nhiễm độc gan nếu sử dụng quá 4 g/24 giờ, nguy cơ tăng lên ở những người có bệnh gan, nghiện rượu nặng. • Các thuốc chống viêm không steroid - NSAIDS (ibuprofen, diclofenac…) - Ức chế cyclooxygenase (COX), hiệu quả trong đau xương, đau do viêm. - Không có NSAIDS nào tác dụng tốt hơn NSAIDS nào. - Tác dụng phụ: suy thận, loét dạ dày ruột, xuất huyết. - Thận trọng trong: suy thận/gan, bệnh lý đông máu, suy giảm chức năng tiểu cầu. Các NSAIDS thường sử dụng: + Ibuprofen 400 - 800 mg, ngày 3 lần, liều tối đa không quá 2400mg/ngày. + Naproxen 250 - 500 mg, ngày 2 lần hoặc viên đạn 500 mg hay loại phóng thích chậm 1000 mg. + Diclofenac 25 - 75 mg/mg, ngày 2 lần, liều tối đa 200mg/ngày + Indomethacin 25 - 50 mg, ngày 3 lần. Các thuốc NSAIDS đều gây kích ứng dạ dày. Do đó nên uống sau khi ăn và uống kèm các thuốc kháng thụ thể H 2 (thí dụ: ranitidin 150 mg x 2 lần/ngày hay trước khi ngủ) hoặc sucralfat 1g x 4 lần/ngày có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày. * Điều trị cơn đau trung bình (Bậc II theo thang điểm của WHO) • Dùng cho đau nhẹ mà không đỡ bởi NSAIDS + thuốc bổ trợ. • Nếu không đủ giảm đau, dùng opioid mạnh hơn (morphin) • Các loại thuốc: - Codein: vào cơ thể 2 - 10% chuyển hóa thành morphin + Liều uống bắt đầu 30 - 60 mg mỗi 3 - 6 h, tối đa 360 mg/ngày. + Thường kết hợp với acetaminophen (giảm liều tránh ngộ độc gan). + Dễ gây táo bón nên thường xuyên dùng kèm theo thuốc nhuận tràng. + Chế phẩm phối hợp: Zandol (30 mg codein + 500 mg paracetamol). - Dextroproxyphen (không khuyến cáo). Thường phối hợp với paracetamol (dextropropoxyphen 30 mg + paracetamol 400 mg) được dùng cho cơn đau vừa phải, có tác dụng giảm đau tốt. - Tramadol: + Là loại opiod tổng hợp, có tác dụng giảm đau trung ương, dùng đường uống có hiệu quả, tramadol mạnh gấp 2 lần codein viên 50 mg. + Ít gây táo bón nhưng đắt tiền. * Điều trị cơn đau tột bậc: Sử dụng các thuốc Opioid mạnh 7 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Trong trường hợp cường độ cơn đau trầm trọng sử dụng các thuốc giảm đau bậc I và bậc II không hiệu quả thì sử dụng các thuốc opioid mạnh (như morphin), có thể kết hợp với các thuốc NSAIDS hoặc các thuốc giảm đau thần kinh nếu nguyên nhân gây đau do thần kinh. • Morphin sulfat dạng uống: - Bắt đầu với 5 mg uống (đối với những bệnh nhân chưa bao giờ dùng opioids), đánh giá lại sau 60 phút, cho liều cứ 3 - 4 giờ/lần. - Điều chỉnh liều + Đau nhẹ/trung bình é 25 - 50%/ngày + Đau nặng/không kiểm soát được é 50 - 100%/liều - Buổi tối tăng liều gấp đôi để giúp bệnh nhân ngủ và tránh bị đánh thức bởi đau. - Morphin dạng phóng thích chậm có kiểm soát (Skennan) hiện đã có sẵn ở Việt Nam nhưng rất đắt. • Các Opioids ngoài đường tiêu hóa, dùng khi bệnh nhân: - Không thể nuốt hoặc hấp thu đường uống được. - Bị đau nặng. - Morphin: bắt đầu 2-5 mg tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da, cách 3 - 4 giờ tiêm 1 lần. Nồng độ đỉnh đạt sau 15 - 20 phút. Nếu truyền liên tục: dễ sử dụng, kiểm soát đau tốt hơn. - Pethidin: Không khuyến cáo. Dùng morphin thường gây buồn nôn và táo bón nên kèm theo thuốc chống nôn (metoclopramid 10 mg) kèm chế độ ăn chống táo bón hoặc các loại thuốc nhuận tràng như: Coloxyl với Senna 2 viên vào buổi tối, magnesi oxyd 5g, ngày 2 lần. Mê sảng hay hoang tưởng là một tác dụng phụ thường xảy ra khi dùng morphin nhưng nó sẽ nhẹ đi khi giảm liều hoặc sau khi dùng 1 đến 2 ngày. Nếu vẫn còn nghiêm trọng, có thể cho morphin dưới da liều thấp có thể làm giảm dấu hiệu này. Nên dùng phối hợp xen kẽ với các thuốc khác như Tylenol hoặc codein giữa các lần tiêm morphin. • Fentanyl dán trên da: Fentanyl mạnh hơn morphin gấp 50-100 lần. Fentanyl thấm qua da nên có thể dùng dưới dạng dán. Fentanyl dán cung cấp một lượng thuốc chậm qua da kéo dài đến 3 ngày. Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân không thể uống thuốc được do nôn mửa, khó nuốt, hoặc bệnh nhân có rối loạn chức năng đường ruột. Miếng dán Fentanyl phải mất 12 giờ mới có tác dụng giảm đau, do đó trong 12 giờ đầu phải dùng các loại giảm đau khác để khống chế cơn đau. * Điều trị cắt cơn đau: Bệnh ung thư thường tiến triển theo thời gian làm cho ngưỡng đau ngày càng tăng lên, liều điều trị không còn tác dụng giảm đau, do đó để cắt cơn đau phải tăng liều thuốc giảm đau. Liều tăng thêm thường khoảng 10% liều điều trị. * Điều trị đau do thần kinh: 8 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 - Amitriptilin: Bắt đầu với liều 10-25mg/lần/ngày vào buổi tối. Liều tối đa 200mg/ngày. Quá liều đe dọa ngộ độc tim mạch. - Gabapentin: Bắt đầu với liều 300mg vào buổi tối, tăng liều dần sau 3 ngày với 300mg/lần x 2 lần/ngày, và 3 ngày kế tiếp với 300mg/lần x 3 lần/ngày. Liều tối đa không vượt quá 3600mg/ngày. * Các thuốc giảm đau khác: Dùng steroid: Corticosteroid có tác dụng làm giảm tạm thời các phản ứng quanh khối u, giảm sưng và co kéo, do đó làm giảm đè ép các mô mềm quanh khối u. Bằng cách giảm phản ứng viêm của khối u, giảm sản xuất cytokin và prostaglandin, các chất này kích thích các mút tận cùng dây thần kinh cảm giác gây đau. Vì vậy, steroid có giá trị đối với bất kỳ khối u nào. - Prednisolon 25-100 mg/ngày nên dùng vào buổi sáng. - Dexamethason 4-16 mg/ngày uống 1 lần. Dexamethason có tác dụng kháng viêm mạnh hơn so với prednisolon, ít giữ muối - nước và tác dụng kéo dài hơn. - Anticholinergic (dùng trong co thắt cơ trơn ống tiêu hóa): scopolamin butylbromid 10-20mg/6-8 giờ. 4.2. Điều trị đau bằng các phương pháp khác Mặc dù điều trị bằng thuốc giảm đau là nòng cốt trong việc kiểm soát đau do ung thư, nhưng các biện pháp khác cũng được cân nhắc cho một vài loại ung thư. Đó là: - Xạ trị chống đau: đây là một trong những biện pháp chống đau có hiệu quả với ung thư, đặc biệt những ung thư khu trú tại chỗ. Xạ trị vừa có tác dụng giảm đau tại khối u, vừa có tác dụng chống chèn ép, chống bít tắc (ung thư tại xương, di căn xương…). Xạ trị chống đau bao gồm xạ trị ngoài, xạ trị trong hoặc xạ trị toàn thân. - Hóa chất chống đau: có tác dụng khống chế các triệu chứng đau, có hiệu quả phá hủy các tế bào ung thư giảm bớt chèn ép, ví dụ 5FU, cyclophossphamid dạng uống… - Thuốc tái tạo xương: sử dụng với trường hợp ung thư di căn vào xương, có phá hủy xương, ví dụ thuốc Aredia. - Phẫu thuật triệu chứng: với trường hợp ung thư gây biến chứng mà không còn khả năng điều trị triệt để, lúc này phẫu thuật là hiệu quả và nhanh chóng nhất, ví dụ mở thông đại tràng trong ung thư đại tràng bị tắc ruột… - Ngoài ra còn dùng các biện pháp: Xung điện ngoài da (Transcutaneous electric nerve stimulation) TENS; Phong bế thần kinh, hạch giao cảm, trung khu thần kinh; Gây tê ngoài màng cứng; Tâm lý liệu pháp, thôi miên, Châm cứu … 9 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Phần 2: ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ Chăm sóc bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ở giai đoạn cuối dành cho người bệnh trước khi mất khoảng 3 tháng, khi mà bệnh tiến triển có tiên lượng xấu mà việc điều trị tích cực không mang lại hiệu quả gì. Trong giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng do di căn của ung thư gây đau đớn khó chịu. Mục đích của điều trị là làm giảm bớt các triệu chứng, đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh. 1. Nôn và buồn nôn Nôn và buồn nôn kéo dài là những triệu chứng gây khó chịu và thường gặp nhất trong ung thư giai đoạn cuối. Có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn như: - Do sử dụng một số thuốc chống ung thư, morphin để điều trị giảm đau. - Dạ dày chướng hơi, bị chèn ép bởi khối u hoặc bị kích thích. - Tắc ruột, bệnh lý ở gan. - Kích thích tâm lý gây nôn. Để điều trị nôn không nên chỉ dùng một loại thuốc quen thuộc mà phải tìm nguyên nhân gây nôn và lựa chọn thuốc điều trị cho phù hợp (Bảng 1). Bảng 1. Sự chọn lựa thuốc tùy theo nguyên nhân Nguyên nhân Điều trị Do thuốc NSAIDS Bắt đầu sử dụng thuốc chống nôn kèm theo thuốc Opioid 1,5-5 mg haloperidol x 2-3 lần/ngày. 5-10 mg prochlorperazin (Stemetil) x 2-3 lần/ngày. Thuốc Opioids (60%) Thiethyperazin (Torecan) 10 mg, đặt hậu môn hay tiêm 2 lần/ngày. Hóa trị liệu và xạ trị liệu Ondansetron 4 mg x 2 lần/ngày. Domperidon (Motilium) 10 mg x 3 lần/ngày. 10 mg metoclopramid lên đến 3 lần/ngày. Cyclizin 25 - 50 mg x 3 lần/ngày. Tăng áp lực nội sọ Dexamethason 4-8 mg x 2-3 lần/ngày. Prochlorperazin 5 - 25 mg x 3 lần/ngày. Trướng bụng đầy hơi (do tác dụng phụ của thuốc hoặc do suy giảm chức năng gan) Metoclopramid 10 mg x 3 lần/ngày – Steroids. Domperidon (Motilium) 10 mg x 3 lần/ngày. Cisaprid (Prepulsid) 5-10 mg x 3 lần/ngày. 2. Táo bón Táo bón thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh ung thư do ít hoạt động, uống ít nước, ngoài ra, suy yếu các cơ bụng và sàn chậu cũng làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng. Hơn nữa, hầu hết các thuốc giảm đau mạnh, thuốc phiện, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholin … gây liệt nhẹ đám rối thần kinh của ruột và gây táo bón. 10 [...]... Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 KẾT LUẬN Đau và chất lượng sống có mối liên quan mật thiết Nhiều bệnh nhân ung thư có đau và do vậy chất lượng sống bị giảm sút nhiều Kiểm soát đau và cải thiện chất lượng sống là vấn đề luôn được quan tâm rất nhiều Mặc dù gần như 70 - 80% bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn đang phải chịu đau đớn nhưng việc điều trị đau. .. (1999), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, NXB Y học 2 Bộ Y tế (2009), Ung thư học đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam 3 Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ung thư (2001), Bài giảng ung thư học, NXB Y học 4 Nguyễn Bá Đức (2003), Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư, NXB Hà Nội 5 Nguyễn Bá Đức (2003), Hóa chất điều trị bệnh ung thư, NXB Y học 6 WHO (1997), Điều trị đau do ung thư, bản tiếng Việt, NXB... đánh giá cơn đau: vị trí, tính chất, mức độ đau Điều trị kiểm soát đau đúng mức, kết hợp nhiều phương thức hướng đến cải thiện chất lượng sống cho người bệnh Hiện tại ung thư đã có phác đồ điều trị và khá nhiều thuốc để kiểm soát đau và các triệu chứng khác cho bệnh nhân Tuy nhiên hiệu quả, liều dùng và các tai biến của các loại thuốc này tùy thuộc rất nhiều vào từng cá thể Các thuốc giảm đau ngoài việc... này, cho súc miệng thư ng xuyên 2 giờ/lần với dung dịch súc miệng nước Soda hay Bicarbonat, điều trị nấm Candida bằng cách chà lưỡi nhẹ nhàng với một bàn chải mềm và oxy già hòa loãng 11 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Phần 3: CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG 1 Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) Xem phần Các thuốc chống viêm không steroid - NSAIDS” -... đau: dùng trong những cơn đau dữ dội cấp tính hoặc đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác (đau sau chấn thư ng, đau sau phẫu thuật, đau ở thời kỳ cuối của bệnh, đau do ung thư ) Để giảm đau ở những bệnh không chữa khỏi được (như ung thư thời kỳ cuối), có thể dùng morphin quá 7 ngày Phối hợp khi gây mê và tiền mê Chống chỉ định Trẻ em dưới 30 tháng tuổi Triệu chứng đau bụng cấp không rõ nguyên.. .Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 Các thuốc chống táo bón thư ng dùng: Lactulose (10-30 ml/lần x 3 lần/ngày); Sorbitol, MgO hay MgSO4; viên Coloxyl (50 mg, 2 - 3 lần/ngày); phenolphthalein; parafin 10-20 ml (tối) Ngoài ra còn có Senna hoặc viên phối hợp Coloxyl với Senna (8 mg) vào buổi tối… 3 Các triệu chứng khác 3.1 Cổ chướng... và các thành viên trong gia đình người bệnh Do vậy, để hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, người dược sỹ phải có kiến thức tốt để: dự trù, bảo quản, phân phối thuốc; pha chế một số thuốc đặc biệt và tư vấn cho bệnh nhân về cách uống thuốc, tác dụng phụ và tương tác thuốc 15 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 TÀI LIỆU... mang thai và cho con bú Tương tác thuốc Cấm phối hợp với thuốc ức chế monoaminoxidase (IMAO) vì có thể gây trụy tim mạch, tăng thân nhiệt, hôn mê và tử vong Morphin chỉ được dùng sau khi đã ngừng thuốc IMAO ít nhất 15 ngày 13 Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 - Các chất vừa chủ vận vừa đối kháng morphin như buprenorphin, nalbuphin, pentazocin làm giảm tác... phải dùng đúng liều, đúng khoảng thời gian, điều này giúp tăng hiệu quả giảm đau và còn giúp giảm liều thuốc Và điều rất quan trọng, đó là phải làm cho người bệnh hiểu và hợp tác tốt với nhân viên y tế, nhận thức đúng đối với điều trị, tạo tâm lý và tinh thần thoải mái nhất cho người bệnh thì mới đạt hiệu quả tốt nhất trong chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư Dược sỹ là một thành viên quan trọng... cơ hoành làm bệnh nhân rất khó chịu Có thể dùng các thuốc lợi tiểu để làm giảm cổ chướng như: spironolacton 50 mg x 4 lần/ngày; furosemid 40-120 mg/ngày có thể làm giảm viêm chung quanh khối u và giảm sự xâm nhập huyết thanh vào khoang bụng 3.2 Khó thở Khó thở thư ng chiếm 70% các trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối Các nguyên nhân thư ng gặp là các bệnh ác tính ở phổi có thể gây: chèn ép đường . Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung thư Vũ Thị Phương Thảo CH17 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TIỂU LUẬN HÓA TRỊ LIỆU ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG ĐIỀU. đau để làm giảm sự đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống tất cả các giai đoạn trong quá trình bệnh tật của họ, nội dung tiểu luận Điều trị giảm đau và các triệu chứng trong điều trị ung. hiện ung thư đều ở giai đoạn muộn (giai đoạn III hoặc IV), vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng trong ung thư là rất lớn. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Phần 1: ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ

    • 1. Nguyên nhân và cơ chế đau do ung thư

    • 2. Đánh giá đau và mức độ đau do ung thư

    • 3. Nguyên tắc điều trị đau

    • 4. Điều trị đau do ung thư

      • 4.1. Điều trị đau bằng thuốc

      • 4.2. Điều trị đau bằng các phương pháp khác

      • Phần 2: ĐIỀU TRỊ CÁC TRIỆU CHỨNG TRONG UNG THƯ

        • 1. Nôn và buồn nôn

        • 2. Táo bón

        • 3. Các triệu chứng khác

          • 3.1. Cổ chướng

          • 3.2. Khó thở

          • 3.3. Các triệu chứng suy nhược, ăn kém, khô miệng

          • Phần 3: CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG

            • 1. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS)

            • Xem phần “Các thuốc chống viêm không steroid - NSAIDS” - trang 7.

            • 2. Morphin

            • 3. Các thuốc opiod khác

            • KẾT LUẬN

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan