Tiểu luận quản trị điều hành sản xuất đề tài ứng dụng hệ thống JIT ở công ty dell

19 1.2K 6
Tiểu luận quản trị điều hành   sản xuất đề tài ứng dụng hệ thống JIT ở công ty dell

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

JIT( Just in time) là một hình thức quản lý dựa trên cơ sở cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của Công ty. Mục đích của JIT là sản xuất ra những mặt hàng cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp Công ty có đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự linh hoạt và thời gian.Tóm lược ngắn gọn nhất là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết” Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới.Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn.Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH – SẢN XUẤT Đề tài: HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) VÀ ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY DELL TPHCM MỤC LỤC ChươngI: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) 2 Chương II. SỰ THÀNH CÔNG CỦA DELL KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH JIT 10 5.Tận dụng được lợi thế Kéo từ nhu cầu (Quyết định càng muộn càng tốt) 18 ChươngI: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) I. Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT 1. Khái niệm: JIT( Just in time) là một hình thức quản lý dựa trên cơ sở cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của Công ty. Mục đích của JIT là sản xuất ra những mặt hàng cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp Công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp Công ty có đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự linh hoạt và thời gian. Tóm lược ngắn gọn nhất là: “Đúng sản phẩm – với đúng số lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết” 1 Trong quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ra một số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theo sẽ cần tới. Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ. Và như vậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn. Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp 1 http://vi.wikipedia.org/wiki/Just_in_time theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu vào vận hành. 2. Lịch sử hình thành: Hình thức sơ khai của mô hình JIT xuất phát từ những năm 1930 ở Hãng Ford. Henry Ford là người đã phát minh và áp dựng phổ biến các dây chuyền sản xuất trong hệ thống nhà máy của mình. Tuy nhiên hệ thống JIT được hoàn thiện và tổng kết thành lý thuyết là vào những năm 1970 do ông Ohno Taiichi, Phó Tổng giám đốc sản xuất và nhiều đồng nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor, người mà bây giờ được xem là cha đẻ của JIT.Taiichi Ohno phát triển những triết học này như một phương tiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng với thời gian nhanh nhất. Như vậy, trước đây, JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớt hao phí trong sản xuất mà còn chủ yếu để sản xuất hàng hóa sao cho hàng hóa đến tay khách hàng chính xác khi họ cần đến. Mục đích (của) JIT, vì vậy, là nhằm giảm thiểu các những hoạt động không gia tăng giá trị và không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến thời gian sản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp hơn, và lợi nhuận cao hơn. JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất tin gọn (Lean) hay sản xuất không tồn kho, bởi vì yếu tố then chốt psau của việc áp dụng thành công JIT là giảm tồn kho tại nhiều công đoạn khác nhau dây chuyền sản xuất tới mức tối thiểu. Điều này cần phải có sự phối hợp tốt giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sản xuất chính xác số lượng cần thiết cho công đoạn sau. Nói một cách khác, một công đoạn chỉ nhận vào chính xác số lượng cần thiết từ công đoạn trước. II. Các yếu tố của hệ thống JIT 1. Mức độ sản xuất đều và cố định Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua một hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vât liệu và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng. Mỗi thao tác phải được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ. Do đó, lịch trình sản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản xuất. Rõ ràng là luôn có áp lực lớn để có được những dự báo tốt và phải xây dựng được lịch trình thực tế, bởi vì không có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu hụt hàng trong hệ thống. 2. Tồn kho thấp Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp. Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng. Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian và tiết kiệm chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho. Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn, nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao. Phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh. 3. Kích thước lô hàng nhỏ Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau: - Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn, so với lô hàng có kích thước lớn. Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho và tiết kiệm diện tích kho bãi. - Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc. - Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn. - Kích thước lô hàng nhỏ cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạch định. Trong nhiều hệ thống cổ điển, người ta sản xuất một lạo sản phẩm trong một thời gian dài, sai đó mới chuyển sang một loại sản phẩm khác. Điều này sẽ làm chi phí trải đều cho việc vận hành nhiều sản ohẩm nhưng sẽ làm thời gian thực hiện trên một dãy sản phẩm sẽ dài hơn. 4. Lắp đặt với chi phí thấp và nhanh Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thời gian và chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường được huấn luyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đa năng có thể giúp giảm thời gian lắp đặt. Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhóm công nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lặp lại. Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhau trên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sự tinh chỉnh trong trường hợp này là cần thiết. 5. Bố trí mặt bằng hợp lý Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được bố trí theo nhu cầu xử lý gia công. Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng theo đối tượng, dựa trên nhu cầu sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh việc di chuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏ chi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu. Mặt khác, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũng giảm. Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong công nhân. 6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra nhiều rắc rối. Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chương trình bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra. Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móc của mình. Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vào sản xuất một các nhanh chóng. Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dự phòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra. Cũng chú ý rằng khi công việc xảy ra thì đó là dấu hiệu cho thấy lãnh vực cần cải tiến. Như vậy giảm hỏng hóc trở thành một cơ hội được khai thác trong hệ thống JIT. 7. Sử dụng công nhân đa năng Trong hệ thống cổ điển, công nhân thường được đào tạo trong phạm vi hẹp. Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa… Người ta mong muốn công nhân có thể điều chỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt. Hãy nhớ rằng trong hệ thống JIT người ta đẩy mạnh đơn giản hóa việc lắp đặt, làm thuận lợi cho người vận hành. Trong hệ thống JIT, công nhân không chuyên môn hóa, mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ. Người công nhân không những có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng công việc của mình, mà còn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân ở khâu trước họ. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo những công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầu của hệ thống. 8. Sản xuất với mức chất lượng cao Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao. Những hệ thống này được gài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này. Thực tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cố xảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục. Vì vậy, phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khi chúng xuất hiện. Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng: • Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất. Thực tế cho thấy hệ thống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn hóa các phương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản xuất. • Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm có chất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới. Nếu đạt được yêu cầu này, thời gian và chi phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại bỏ. • Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất lượng cao. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp, huấn luyện phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng sản phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác của công nhân. 9. Nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa các công nhân, quản lý và người cung cấp. Nếu không đạt được điều này thì khó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu quả. 10. Người bán hàng tin cậy Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầu giao hàng hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đối chính xác. Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượng hàng mang đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuất lại. Trong hệ thống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòng công việc. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả, vì nó không được tính vào giá trị sản phẩm. Do đó việc đảm bảo chất lượng được chuyển sang người bán. Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt được chất lượng hàng hóa mong muốn. Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể công nhận người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy không cần có sự kiểm tra của người mua. 11. Thay thể hệ thống “đẩy” bằng hệ thống “kéo” Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằm chuyển dịch công việc thông qua quá trình sản xuất. Trong hệ thống đẩy, khi công việc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối cùng, sản phẩm được đẩy vào kho thành phẩm. Ngược lại, trong hệ thống kéo, việc kiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗi khâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu cần. Đầu ra của hoạt động sau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính. Như vậy, trong hệ thống kéo, công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của công đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất. Trái lại, trong hệ thống đẩy, công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu kế tiếp theo đã sẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa. Vì vậy công việc có thể bị chất đống tại khâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chất lượng. Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Trong hệ thống JIT, có sự thông tin ngược từ khâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc” tới khâu kế tiếp, theo đó dòng công việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồn kho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi. 12. Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào. Mối quan tâm là những trục trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệ thống. Khi những sự cố như vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanh chóng. Điều này có thể buộc phải gia tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mục tiêu của hệ thống JIT là loại bỏ càng nhiều sự cố thì hiệu quả càng cao. Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã dùng hệ thống đèn để báo hiệu. Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi là ANDON. Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanh biểu hiện cho mọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cần chấn chỉnh, đèn đỏ báo hiệu có sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắc phục. Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là cho những người khác trong hệ thống phát hiện được sự cố và cho phép công nhân và quản đốc sửa chữa kịp thời sự cố xảy ra. Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiến liên tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thời gian sản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cả thành viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống. III. So sánh MRP và Kanban Hoạch định nhu cầu vật tư MRP và hệ thống Kanban đều được sử dụng trong sản xuất JIT nhằm thích nghi với sự thay đổi nhu cầu trong suốt tháng. MRP là một hệ thống sử dụng các hoá đơn nguyên vật liệu, bản kiểm kê, dữ liệu đặt hàng mở, thời gian sản xuất chính và chuỗi lịch trình sản xuất chính để tính toán lượng nguyên vật liệu cần. Hệ thống Kanban yêu cầu kế hoạch sản xuất toàn bộ phải được đưa đến tất cả các bộ phận trước khi thật sự bắt tay vào sản xuất. Kế hoạch sản xuất toàn bộ này tương tự như kế hoạch sản xuất chính ở MRP. Kế hoạch sản xuất chính rất quan trọng với MRP và nó phải được tuân theo một cách nghiêm ngặt. Còn kế hoạch sản xuất toàn bộ trong hệ thống Kanban thì không bắt buộc phải tuân theo một cách nghiêm ngặt như vậy, nó chỉ đơn thuần đưa ra một cơ cấu để từ đó công ty dự toán lượng nguyên vật liệu và công nhân cần phải có trong mỗi quá trình. Do đó, ở MRP, sau một khoảng thời gian theo kế hoạch công ty phải xem xét lại việc thực hiện, so sánh những kết quả thực tế đã làm với kế hoạch đề ra. Nếu việc xem xét lại cho thấy có sự khác nhau giữa kế hoạch và hiện thực thì công ty phải có hành động điều chỉnh. Kế hoạch sản xuất chính phải xem xét lại hàng tuần. Hệ thống Kanban không yêu cầu phải so sánh giữa kế hoạch và thực tế, những so sánh như vậy cần phải rút ra khỏi quá trình sản xuất thực hằng ngày và sản xuất khan trương. Nếu kế hoạch sản xuất hằng ngày, chuỗi lịch trình, cần phải được xem xét lại, thì xem xét phải dựa vào đơn đặt hàng hằng ngày của đại lý và phản ánh điều kiện của thị trường hằng ngày. Hơn nữam khi các Kanban đi ngược từ dây chuyền lắp ráp cuối cùng đến các quá trình trước, chỉ có dây chuyền lắp ráp cuối cùng những thay đổi trong nhu cầu. Do đó, hệ thông Kanban được đặc trưng bởi hệ thống kéo, trong khi các phương tiện khác của thông tin sản xuất khan trương lại được đặc trưng bởi hệ thống kéo. Tuy nhiên, hệ thống Kanban cũng có thể tương hợp với MRP. Sau khi MRP tạo ra lịch trình sản xuất chính, công ty có thể áp dụng hệ thống Kanban để điều hành sản xuất. Công ty Yamaha Motor đã áp dụng kết hợp như vậy để quản lý quá trình sản xuất và họ đặt tên cho phương pháp sản xuất này là Pan Yamaha Manufacturing Control (PYMAC). Tóm lược so sánh Kanban và MRP ở bảng sau: Chức năng Đặc tính Hệ thống Kanban MRP Tỉ lệ đầu ra Họ sản phẩm San bằng Hoạch định sản xuất Thành phẩm Tồn kho theo đơn đặt hàng Kế hoạch sản xuất tối ưu Kế hoạch sản xuất tối ưu Nhu cầu NVL Hai thành phần: SX và mua Thẻ Kanban MRP Yêu cầu khả năng Đầu ra cho đại lí và nhà phân phối Rõ ràng CRP Vận hành kế hoạch sản xuất SX sản phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu Rõ ràng Kiểm soát đầu vào/ra Vân hành kế hoạch vật tư- hàng hóa sản xuất Thực hiện đúng trình tự Thẻ Kanban Báo cáo xuất hàng Vân hành kế hoạch vật tư- hàng hóa mua Phân phối đúng hàng hóa Thẻ kanban và những đơn đặt hàng không chính thức Báo cáo mua hàng IV. Lợi ích của JIT - Giảm lượng tồn kho ở tất cả các khâu: cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Giảm ứ đọng về vốn - Giảm nhu cầu về mặt bằng - Tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm và lượng sản phẩm làm lại. - Giảm thời gian phân phối trong sản xuất. - Có tính linh động cao trong phối hợp sản xuất. - Dòng sản xuất nhịp nhàng và ít gián đoạn, chu kỳ sản xuất ngắn, do các công nhân có nhiều kỹ năng nên họ có thể giúp đở lẫn nhau và thay thế trong trường hợp vắng mặt. - Tăng mức độ sản xuất và tận dụng thiết bị. - Có sự tham gia của công nhân trong việc khắc phục các sự cố của quá trình sản xuất, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân. - Tạo áp lực để xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp. - Giảm nhu cầu lao động gián tiếp, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. - Giảm áp lực của khách hàng Tóm lại, JIT là hệ thống sản xuất được sử dụng chủ yếu trong sản xuất lặp lại, trong đó sản phẩm luân chuyển qua hệ thống được hoàn thành đúng lịch trình và có rất ít tồn kho. Các lợi ích của JIT đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà sản xuất từ vài thập niên trở lại đây, và việc áp dụng hệ thống JIT trong các doanh nghiệp nước ta là biện pháp không thể thiếu được nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay. Ví dụ như: Toyota bình thường chỉ vài trăm ngàn công nhân nhưng qua cả hệ thống công ty vệ tinh thì sẽ có hàng triệu triệu nhân tài toàn quốc hoặc như bây giờ là cả thế giới tham gia vào quy trình sản xuất, các hệ thống công ty vệ tinh với những nhân viên chuyên môn về một lĩnh vực nào đó sẽ sản xuất chi tiết chính xác và chuyên thuộc hơn một mình Toyota ôm đồm hết ,đồng thời với việc thiết kế phân tán các nhân tài của các công ty vệ tinh sẽ design , thiết kế nhanh hơn. Hay như một mẫu xe mới nếu như công GMC của Mỹ với quy trình quản lý cũ là họ ôm hết từ A đến Z thì sẽ mất 10 năm mới đổi model xe được thì với Toyota chỉ cần một hoặc 2 năm là họ có thể thay đổi mẫu mã xe mới toàn bộ. Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao. Giá thành sản phẩm rẻ, mẫu mã thay đổi liên tục ,kỹ thuật mới được nghiên cứu liên tục nâng cao giá trị cạnh tranh. V. Khó khăn gặp phải khi chuyển sang hệ thống JIT - Lịch tiếp nhận và phân phối nguyên liệu, thành phần rất phức tạp - Hệ thống kiểm soát và điều hành hoạt động khó khăn - Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo: lao động, thiết bị, nguồn vật tư. - Đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung ứng. Yêu cầu thiết lập mối quan hệ giữa các khâu phải chặt chẽ. - Đòi hỏi phải làm đúng ngay từ đầu. - Rủi ro thiếu hàng khi nhu cầu tăng đột biến. Ví dụ chỉ cần một chiếc xe giao hàng của công ty vệ tinh bị kẹt xe trên đường không kịp giao hàng đúng giờ quy định thì toàn bộ các dây chuyền sản xuất của Toyota trên toàn quốc phải ngừng hoạt động. Gần đây nhất là vụ bệnh SARS ở Việt nam và Trung Quốc khi mà các nhà máy sản xuất phụ kiện của các công ty vệ tinh của Toyota ở Trung Quốc phải đóng cửa vì lo sợ bị truyền nhiễm bệnh này đã khiến cho các dây chuyền sản xuất của Toyota ở Nhật và toàn thế giới phải nghỉ theo, ảnh hưởng đến hàng triệu người liên quan. Bởi vì quy trình sản xuất phân tán nên đòi hỏi chế độ bảo mật kỹ thuật đối với các công ty vệ tinh nghiêm ngặt nếu không rất dễ bị lộ kỹ thuật ra ngaòi. Ở Toyota Nhật bản nếu các kỹ sư lỡ đem một chiếc máy laptop vào công ty thì đồng nghĩa là phải bỏ ở đó luôn cho tới lúc xử lý rác chứ không bao giờ được đem về nhà nữa vì việc bảo mật rất kỹ. Hơn nữa không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn áp dụng JIT là có thể áp dụng ngay và áp dụng cho tất cả quy trình được mà cần phải có các điều kiện cần sau: - Tập trung vào chất lượng - Chu kỳ sản xuất ngắn - Chu kỳ sản xuất trôi chảy - Vận hành sản xuất linh hoạt Chương II. SỰ THÀNH CÔNG CỦA DELL KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH JIT I. JIT – Mô hình kinh doanh của DELL DELL là một công ty sử dụng trung thành hệ thống “kéo” của mô hình JIT làm nguyên tắc đòn bẩy để thực hiện quá trình sản xuất thành công. Họ đã cách mạng hóa việc bán máy tính cá nhân, bằng cách sử dụng một mô hình kinh doanh trực tiếp với nguyên lý cơ bản bao gồm nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ khách hàng tùy chỉnh, do đó làm giảm hàng tồn kho và phân phối hợp lý hóa. Dell luôn bám sát nhu cầu của người mua và liên kết thông tin chặt chẽ với nhà cung ứng bằng hệ thống tự động hóa nhằm tạo nên sự ăn khớp giữa cung và cầu 1. Hoạt động tích hợp với người mua: Đối với khách hàng là cá nhân, khách hàng vào website của Dell để xây dựng máy tính với cấu hình tùy chỉnh.Sau khi, khách hàng ưng ý với máy tính mà mình xây dựng thì cơ sở dữ liệu khách hàng của Dell sẽ ghi lại thông tin cấu hình máy.Khách hàng cũng có thể đặt hàng qua điện thoại.Nhân viên kinh doanh của Dell sẽ ghi nhận các đơn đặt hàng vào hệ thống. Hệ thống sẽ phân tích các linh kiện cần thiết rồi gửi các thông tin này tới nhà cung cấp các linh kiện tương ứng. Theo đó, các nhà cung cấp luôn trong tình trạng sẵn sàng chấp nhận các yêu cầu của Dell và sẽ tiến hành giao linh kiện cho các nhà máy sản xuất của Dell theo số lượng đã yêu cầu. Đối với khách hàng doanh nghiệp, có hai phương thức để mua hàng trên Dell: - Một là, thực hiện thông qua Premier Pages của Dell tại địa chỉ http://premier.dell.com. Dell có trên 500.000 tài khoản Premier Page của các doanh nghiệp và công ty nhỏ và vừa trên toàn thế giới. Premier Pages hỗ trợ 13 ngôn ngữ. Hoạt động đặt hàng tiến hành tương tự như của khách hàng cá nhân. - Hai là, tích hợp với hệ thống của Dell. Khi mua hàng trên Dell sẽ có khác đôi chút ở khâu đặt hàng. Thay vì đặt hàng qua website như thông thường, Hệ thống của Dell cho phép các doanh nghiệp có thể sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ hệ thống [...]... họ để đặt hàng ERP là hệ thống ứng dụng đa phân hệ, giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý và điều hành tài chính – kế toán, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh và phân phối sản phẩm, quản lý dự án, quản lý dịch vụ, quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, các công cụ dự báo và lập kế hoạch, báo cáo, v.v 2.Tích hợp với nhà cung ứng (B2B Intergration) Tương tự như hệ thống tích hợp với khách... mối quan hệ giữa Dell và các nhà cung cấp, Dell đã xây dựng cho mình các sự tích hợp ảo (Virtual Intergration) với nhà cung cấp qua hệ thống SCM (Quản lý chuỗi cung ứng) Như đã nói ở trên, Mỗi khi Dell tiếp nhận 1 đơn hàng, hệ thống xử lý sẽ bóc tách đơn hàng thành từng phần nhỏ, tập hợp lại rồi sẽ tự động chuyển đến cho nhà cung ứng thích hợp Dell sử dụng hệ thống SCM của i2 Technologies Hệ thống cho... tiến hành tổng hợp đơn hàng, phân tích thành phần đơn hàng cần thiết, kiểm tra tình trạng tồn kho của Dell và các nhà cung ứng, sau đó sẽ tự động tạo hóa đơn đặt hàng các linh kiện cần thiết tới cho nhà cung ứng thích hợp Còn hệ thống tiếp nhận đơn hàng của nhà cung ứng sẽ tự động cập nhật 2 giờ một lần Sở dĩ, hệ thống có thể làm việc như vậy nhờ, Hệ thống này có thể liên kết thẳng tới hệ thống ứng dụng. .. Quốc hay Đài Loan ở một trong hai nước đó (SDI hay Simplo) Ổ đĩa cứng được làm bởi một nhà máy Mĩ ở Singapore (Seagate), một công ty Nhật ở Thái Lan (Hitachi hoặc Fujitsu), hoặc một công ty Nhật ở Philippines (Toshiba) Ổ đĩa CD/DVD đến từ một công ty Hàn Quốc với các nhà máy nằm ở Indonesia và Philippines (Samsung); một nhà máy Nhật ở Trung Quốc hay Malaysia (NEC); một nhà máy Nhật ở Indonesia, Trung... một nhà máy Nhật ở Trung Quốc (Sony) Túi đựng máy tính được làm bởi một công ty Ailen ở Trung Quốc (Tenba) hoặc một công ty Mĩ ở Trung Quốc (Targus, Samsonite, hoặc Pacific Design) Bộ chuyển áp được làm bởi một nhà máy Thái Lan ở Thái Lan (Delta) hay một nhà máy Đài Loan, Hàn Quốc, hay Mĩ ở Trung Quốc (Liteon, Samsung, hay Mobility) Dây nguồn được làm bởi một công ty Anh với các nhà máy ở Trung Quốc,... Hàn Quốc sở hữu ở Thượng Hải (Samsung), một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Thượng Hải (Quanta), hay một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Đài Loan (Compal hay Wistron) Bàn phím đến từ một công tydo Nhật sở hữu ở Tianjin, Trung Quốc (Alps), một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Thẩm Quyến, Trung Quốc (Sunrex), hay một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Suzhou, Trung Quốc (Darfon) Màn hình LCD được làm hoặc ở Hàn Quốc... thể tháo lắp được sản xuất bởi một công ty Israel ở Israel (M-System) hay một công ty Mĩ có nhà máy ở Malaysia (Smart Modular) Bản giao hưởng chuỗi cung này – kể từ đơn đặt hàng qua điện thoại của tôi cho đến sản xuất, rồi giao hàng đến tận nhà – là một trong những kì quan của thế giới phẳng “Chúng tôi phải cộng tác rất nhiều,” Hunter nói.“Michael [Dell] đích thân biết CEO của các công ty này, và chúng... thu 5,3 tỷ USD Và con số này không ngừng tăng ở những năm sau đó 3 Đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của khách hàng Bằng cách này hay cách kia, cần thiết phải thiết lập được một cơ chế để giúp công ty biết sản xuất những sản phẩm thực sự đáp ứng mong muốn của những đối tượng khách hàng công ty nhắm tới Dell chỉ sản xuất sản phẩm khi có đơn đặt hàng Theo tư tưởng của Marketing, “chỉ bán cái xã hội cần chứ... mạo hiểm từ bỏ công việc kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quen thuộc Mô hình Dell có tác dụng khích lệ, nhưng khó sao chép nguyên xi vì nó quá độc đáo Mô hình kinh doanh này đã cung cấp cho Dell một lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp của nó và tạo nên những thành công thấy rõ cho Dell Chúng ta có thể kể đến những thành công trực tiếp mà mô hình JIT mang lại cho công ty này như sau:... do Hàn Quốc sở hữu ở Hàn Quốc (Samsung), một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Đài Loan (Nanya), một nhà máy do Đức sở hữu ở Đức (Infineon), hay một nhà máy do Nhật sở hữu ở Nhật Bản (Elpida) Card đồ hoạ được chuyển đến từ hoặc một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Trung Quốc (MSI) hay một nhà máy do Trung Quốc vận hành ở Trung Quốc (Foxconn) Quạt làm lạnh đến từ một nhà máy do Đài Loan sở hữu ở Đài Loan (CCI . HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH – SẢN XUẤT Đề tài: HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME) VÀ ỨNG DỤNG TẠI CÔNG TY DELL TPHCM MỤC. trình sản xuất chính, công ty có thể áp dụng hệ thống Kanban để điều hành sản xuất. Công ty Yamaha Motor đã áp dụng kết hợp như vậy để quản lý quá trình sản xuất và họ đặt tên cho phương pháp sản. Vận hành sản xuất linh hoạt Chương II. SỰ THÀNH CÔNG CỦA DELL KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH JIT I. JIT – Mô hình kinh doanh của DELL DELL là một công ty sử dụng trung thành hệ thống “kéo” của mô hình JIT

Ngày đăng: 21/07/2014, 08:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ChươngI: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH VỪA ĐÚNG LÚC (JUST IN TIME)

  • Chương II. SỰ THÀNH CÔNG CỦA DELL KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH JIT

    • 5. Tận dụng được lợi thế Kéo từ nhu cầu (Quyết định càng muộn càng tốt)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan