Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng holmium laser tại bệnh viện việt đức

134 1K 18
Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng holmium laser tại bệnh viện việt đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi tiết niệu là một bệnh phổ biến, thƣờng gặp, chiếm tỷ lệ 23% dân số 33,66. Trong đó sỏi niệu quản chiếm 28 40% trong các bệnh sỏi tiết niệu 2,27. Việt Nam là một nƣớc có nhiều bệnh nhân bị sỏi tiết niệu. Theo Ngô Gia Hy phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống (80%), còn lại là sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng, hẹp niệu quản. Sỏi niệu quản khi bít tắc niệu quản sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm (ứ nƣớc, ứ mủ đài bể thận), nếu không đƣợc điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, vô niệu, suy thận, thậm chí tử vong. Để chẩn đoán sỏi niệu quản ngƣời ta dựa vào triệu chứng lâm sàng và các phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản nhƣ: chụp phim hệ tiết niệu không chuẩn bị, chụp niệu đồ tĩnh mạch, siêu âm. Đối với một số trƣờng hợp sỏi không cản quang, sỏi nhỏ, nghi có hẹp niệu quản, hình cản quang của sỏi lẫn với cản quang của xƣơng, chẩn đoán phân biệt với nốt vôi hóa ngoài hệ tiết niệu cần phải kết hợp với các phƣơng tiện chẩn đoán khác nhƣ: chụp niệu quản bể thận ngƣợc dòng, nội soi niệu quản, chụp CT hệ tiết niệu hoặc MSCT … Trƣớc đây điều trị sỏi niệu quản đoạn trên có hai phƣơng pháp, điều trị nội khoa nội khoa nếu sỏi nhỏ, tiên lƣợng có thể ra theo đƣờng tự nhiên. Điều trị ngoại khoa mổ mở lấy sỏi niệu quản khi điều trị nội khoa thất bại hoặc sỏi to hay sỏi niệu quản có biến chứng. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp mổ mở này là bệnh nhân đau để lại sẹo và thời gian nằm viện kéo dài. Từ cuối thế kỷ XX có nhiều phƣơng pháp can thiệp sỏi niệu quản ít sang chấn ra đời đã và đang đƣợc áp dụng để điều trị sỏi niệu quản đoạn trên nhƣ: tán sỏi ngoài cơ thể , mổ nội soi lấy sỏi ngoài phúc mạc , tán sỏi niệu quản nội soi ngƣợc dòng bằng xung hơi hoặc bằng Holmium Laser với ống kính nội soi bán cứng hoặc ống mềm, phƣơng pháp này đang ngày càng chiếm ƣu thế và đƣợc áp dụng phổ biến vì nó có rất nhiều ƣu 2 điểm tận dụng các lỗ tự nhiên, thẩm mỹ do không để lại sẹo, bệnh nhân ít đau sau thủ thuật, thời gian nằm viện ngắn, hạn chế đƣợc tối đa các tai biến và biến chứng vì trong quá trình tán sỏi đƣợc quan sát trực tiếp. Trƣớc khi có tán sỏi niệu quản bằng Holmium Laser thì tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội đa số các trƣờng hợp sỏi đoạn trên niệu quản đều chỉ định mổ mở, mổ nội soi ngoài phúc mạc lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Từ tháng 06 năm 2011, khoa phẫu thuật tiết niệu bệnh viện Việt Đức triển khai kỹ thuật tán sỏi niệu quản nội soi bằng Holmium Laser trên máy tán sỏi Laser AccuTech. Nó phù hợp với tất cả các loại sỏi và mọi vị trí của sỏi niệu quản, nó khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm mà phƣơng pháp tán sỏi bằng xung hơi không thể thực hiện đƣợc nhƣ: không tán đƣợc sỏi niệu quản ở đoạn trên, không thể xử lý đƣợc sỏi kèm theo polip, không xử lý đƣợc nhu mô mềm mà thƣơng tổn lại lớn. Việc nghiên cứu về chỉ định chính xác và các yếu tố liên quan đến các tai biến, biến chứng sau tán sỏi nội soi niệu quản ngƣợc dòng cũng nhƣ đánh giá kết quả của từng phƣơng pháp hoặc loại máy móc đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về vấn đề tán sỏi niệu quản nội soi ngƣợc dòng bằng Holmium Laser, tuy nhiên chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về kết quả khi tán sỏi nội soi ngƣợc dòng bằng Holmium Laser áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn trên. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser tại bệnh viện Việt Đức nhằm các mục tiêu sau: 1.Bước đầu đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser. 2. Nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố liên quan đến kết quả nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser.

ĐẶT VẤN ĐỀ Sỏi tiết niệu là một bệnh phổ biến, thƣờng gặp, chiếm tỷ lệ 2-3% dân số [33],[66]. Trong đó sỏi niệu quản chiếm 28- 40% trong các bệnh sỏi tiết niệu [2],[27]. Việt Nam là một nƣớc có nhiều bệnh nhân bị sỏi tiết niệu. Theo Ngô Gia Hy phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống (80%), còn lại là sỏi sinh ra tại chỗ do dị dạng, hẹp niệu quản. Sỏi niệu quản khi bít tắc niệu quản sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm (ứ nƣớc, ứ mủ đài - bể thận), nếu không đƣợc điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm khuẩn, vô niệu, suy thận, thậm chí tử vong. Để chẩn đoán sỏi niệu quản ngƣời ta dựa vào triệu chứng lâm sàng và các phƣơng pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản nhƣ: chụp phim hệ tiết niệu không chuẩn bị, chụp niệu đồ tĩnh mạch, siêu âm. Đối với một số trƣờng hợp sỏi không cản quang, sỏi nhỏ, nghi có hẹp niệu quản, hình cản quang của sỏi lẫn với cản quang của xƣơng, chẩn đoán phân biệt với nốt vôi hóa ngoài hệ tiết niệu cần phải kết hợp với các phƣơng tiện chẩn đoán khác nhƣ: chụp niệu quản- bể thận ngƣợc dòng, nội soi niệu quản, chụp CT hệ tiết niệu hoặc MSCT … Trƣớc đây điều trị sỏi niệu quản đoạn trên có hai phƣơng pháp, điều trị nội khoa nội khoa nếu sỏi nhỏ, tiên lƣợng có thể ra theo đƣờng tự nhiên. Điều trị ngoại khoa mổ mở lấy sỏi niệu quản khi điều trị nội khoa thất bại hoặc sỏi to hay sỏi niệu quản có biến chứng. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp mổ mở này là bệnh nhân đau để lại sẹo và thời gian nằm viện kéo dài. Từ cuối thế kỷ XX có nhiều phƣơng pháp can thiệp sỏi niệu quản ít sang chấn ra đời đã và đang đƣợc áp dụng để điều trị sỏi niệu quản đoạn trên nhƣ: tán sỏi ngoài cơ thể , mổ nội soi lấy sỏi ngoài phúc mạc , tán sỏi niệu quản nội soi ngƣợc dòng bằng xung hơi hoặc bằng Holmium Laser với ống kính nội soi bán cứng hoặc ống mềm, phƣơng pháp này đang ngày càng chiếm ƣu thế và đƣợc áp dụng phổ biến vì nó có rất nhiều ƣu 2 điểm tận dụng các lỗ tự nhiên, thẩm mỹ do không để lại sẹo, bệnh nhân ít đau sau thủ thuật, thời gian nằm viện ngắn, hạn chế đƣợc tối đa các tai biến và biến chứng vì trong quá trình tán sỏi đƣợc quan sát trực tiếp. Trƣớc khi có tán sỏi niệu quản bằng Holmium Laser thì tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội đa số các trƣờng hợp sỏi đoạn trên niệu quản đều chỉ định mổ mở, mổ nội soi ngoài phúc mạc lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Từ tháng 06 năm 2011, khoa phẫu thuật tiết niệu bệnh viện Việt Đức triển khai kỹ thuật tán sỏi niệu quản nội soi bằng Holmium Laser trên máy tán sỏi Laser Accu-Tech. Nó phù hợp với tất cả các loại sỏi và mọi vị trí của sỏi niệu quản, nó khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm mà phƣơng pháp tán sỏi bằng xung hơi không thể thực hiện đƣợc nhƣ: không tán đƣợc sỏi niệu quản ở đoạn trên, không thể xử lý đƣợc sỏi kèm theo polip, không xử lý đƣợc nhu mô mềm mà thƣơng tổn lại lớn. Việc nghiên cứu về chỉ định chính xác và các yếu tố liên quan đến các tai biến, biến chứng sau tán sỏi nội soi niệu quản ngƣợc dòng cũng nhƣ đánh giá kết quả của từng phƣơng pháp hoặc loại máy móc đƣợc nhiều tác giả quan tâm. Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá về vấn đề tán sỏi niệu quản nội soi ngƣợc dòng bằng Holmium Laser, tuy nhiên chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về kết quả khi tán sỏi nội soi ngƣợc dòng bằng Holmium Laser áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn trên. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài " Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser tại bệnh viện Việt Đức " nhằm các mục tiêu sau: 1.Bước đầu đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser. 2. Nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố liên quan đến kết quả nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 GIẢI PHẪU, SINH LÝ NIỆU QUẢN, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA SỎI 1.1.1 Giải phẫu niệu quản. 1.1.1.1 Hình thể chung. Niệu quản là ống dẫn nƣớc tiểu từ bể thận xuống bàng quang dài chừng 25- 28 cm, nằm sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lƣng và ép sát vào thành bụng sau. Niệu quản bắt đầu từ khúc nối bể thận niệu quản đi thẳng xuống eo trên, sau khi bắt chéo các động mạch chậu chạy vào chậu hông để chếch ra trƣớc và đổ vào bàng quang. 1.1.1.2 Liên quan Phân chia liên quan niệu quản tùy theo các tác giả Pháp, Anh và Mỹ (Trịnh Văn Minh, 2007). Theo các tác giả Pháp niệu quản đƣợc chia làm 4 đoạn, mỗi đoạn có liên quan đến các cơ quan lân cận. * Đoạn thắt lưng(đoạn bụng): Dài 9- 11cm, nằm vắt cong trƣớc cơ đái chậu, có các dây thần kinh đám rối thắt lƣng ( thần kinh sinh dục đùi ), với mỏm ngang của các đốt sống thắt lƣng cuối cùng. Phía trong bên trái là động mạch chủ, bên phải là tĩnh mạch chủ. Niệu quản nằm sau phúc mạc, cùng đi song song với niệu quản xuống hố chậu có tĩnh mạch sinh dục, trong phúc mạc là đại tràng [41]. * Đoạn cánh chậu : Dài 3 - 4cm, bắt đầu khi đi qua cánh xƣơng cùng tới eo trên của xƣơng chậu. Liên quan với động mạch chậu: bên trái niệu quản bắt chéo động mạch chậu gốc trên chỗ phân nhánh 1,5cm; bên phải niệu quản bắt chéo động mạch chậu dƣới chỗ phân nhánh 1,5cm (trong đa số các trƣờng hợp). Trƣờng hợp thay đổi khi chỗ chia đôi của động mạch chủ bụng xuống thấp thì chỗ bắt chéo này sẽ 4 thấp. Cả hai niệu quản đều cách đƣờng giữa độ 4,5cm tại nơi bắt chéo động mạch. Tại đây niệu quản vắt qua động mạch, nên thƣờng gây hẹp niệu quản là điều kiện cho sỏi dừng lại gây bệnh sỏi niệu quản. * Đoạn chậu hông: Dài 12-14cm, niệu quản chạy từ eo trên xƣơng chậu tới bàng quang, đoạn này niệu quản đi cạnh động mạch chậu trong rồi chạy chếch ra ngoài và ra sau theo chiều cong của thành bên xƣơng chậu. Tới nền chậu hông chỗ gai ngồi thì vòng ra trƣớc và vào trong để tới bàng quang. Liên quan của niệu quản phía sau với khớp cùng chậu, cơ bịt trong, bó mạch thần kinh bịt bắt chéo phía sau niệu quản. Phía trƣớc liên quan khác nhau giữa nam và nữ: + Ở nam giới: niệu quản chạy vào trƣớc trực tràng, lách giữa bàng quang và túi tinh, bắt chéo ống tinh ở phía sau. Ngoài ra, còn hệ thống mạch máu tiểu khung rất phong phú. + Ở nữ giới: sau khi rời thành chậu hông, niệu quản đi vào đáy dây chằng rộng tới mặt bên âm đạo, rồi vòng ra trƣớc ở trƣớc âm đạo và sau bàng quang. Khi qua phần giữa dây chằng rộng, niệu quản bắt chéo sau động mạch tử cung. * Đoạn bàng quang: Dài từ 1- 1,5cm. Niệu quản đi vào thành bàng quang có độ chếch xuống dƣới vào trong và ra trƣớc. Niệu quản trƣớc khi đổ vào bàng quang đã chạy trong thành bàng quang một đoạn , tạo thành một van sinh lý có tác dụng tránh trào ngƣợc bàng quang – niệu quản. Hai lỗ niệu quản cách nhau 2,5cm (khi bàng quang rỗng) và 5cm khi bàng quang đầy . * Niệu quản: Có 3 chỗ hẹp sinh lý mà sỏi thƣờng dừng lại khi di chuyển từ thận xuống bàng quang tạo thành sỏi niệu quản: chỗ nối bể thận niệu quản 2mm, chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu 4 mm, chỗ tiếp niệu quản bàng quang, lỗ niệu quản 03-04 mm. 5 4mm 2-4mm 2-3mm 3-5mm Hình 1.1: Hình ảnh mô tả hình dạng và kích thước, chia đoạn trên phim chụp niệu đồ tĩnh mạch của niệu quản ( Nguồn trích từ Campbell-Walsh Urology, 9th ed, 2007 ) [53] - Mũi tên đậm chỉ đoạn bắt chéo qua động mạch chậu - UPJ: Đoạn nối bể thận niệu quản - UO: Đoạn niệu quản thành bàng quang - I: Đoạn niệu quản đoạn trên - II: Đoạn niệu quản đoạn giữa - III: Đoạn niệu quản đoạn dƣới Trên thực tế lâm sàng, dựa trên phim chụp Xquang để thuận lợi cho chẩn đoán và điều trị ngƣời ta chia niệu quản thành 3 đoạn và sỏi ở đoạn nào thì gọi tên theo đoạn đó [2],[12]: - Sỏi niệu quản đoạn trên: sỏi nằm ở đoạn niệu quản từ khúc nối bể thận niệu quản đến đƣờng ngang của liên đốt sống L5-S1. 6 - Sỏi niệu quản đoạn giữa: sỏi nằm ở niệu quản đoạn từ đƣờng ngang của liên đốt sống L5-S1 đến cuối khe khớp cùng chậu. - Sỏi niệu quản đoạn dƣới: sỏi nằm ở đoạn niệu quản từ cuối khe khớp cùng chậu đến bàng quang. 1.1.1.3 Mạch máu. Động mạch niệu quản đƣợc cung cấp máu bởi nhiều nguồn khác nhau: - Nhánh từ động mạch thận cấp máu cho đoạn trên niệu quản và bể thận. - Các nhánh nhỏ từ động mạch chủ, động mạch chậu trong, động mạch chậu mạc treo tràng bên phải, động mạch mạc treo tràng dƣới ở bên trái, động mạch thừng tinh hay động mạch buồng trứng cấp máu cho đoạn giữa niệu quản. - Các nhánh từ động mạch bàng quang, động mạch chậu trong cấp máu cho đoạn dƣới niệu quản [41]. Các nhánh nối tiếp nhau dọc theo niệu quản tạo thành một mạng lƣới mạch xung quanh niệu quản rất phong phú. Các tĩnh mạch từ niệu quản đổ về tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu dƣới hoặc tĩnh mạch thận ở trên. 7 Hình1.2. Hình ảnh giải phẫu và liên quan của niệu quản. (Atlas giải phấu ngƣời- NXB Y học 2008) 1.1.1.4.Giải phẫu niệu quản ứng dụng lâm sàng và trong nội soi niệu quản ngược dòng. * Khi tìm một viên sỏi niệu quản trên phim chụp hệ tiết niệu thƣờng ngƣời đọc hình dung ra đƣờng đi của niệu quản liên quan với cột sống. Niệu quản nằm dọc theo cạnh bên cột sống, bắt chéo trƣớc khớp cùng chậu, vòng ra ngoài rồi sau đó đi vào bàng quang. Một hình cản quang nằm trên đƣờng này có thể nghi ngờ sỏi niệu quản. Chẩn đoán xác định sỏi niệu quản phải kết hợp với các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh cần thiết khác nhƣ siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch… 8 Nhận biết niệu quản trong khi mổ dựa vào các mốc giải phẫu nhƣ: niệu quản nằm áp sát phía trƣớc cơ thắt lƣng chậu, tĩnh mạch sinh dục, nhu động của niệu quản và mạng lƣới mạch máu quanh niệu quản. Trong khi soi bàng quang thƣờng thấy lỗ niệu quản hình bầu dục, nhỏ nhƣ hạt đậu. Hai lỗ niệu quản tạo với cổ bàng quang thành một tam giác cân, cách nhau 2,5cm ( khi bàng quang rỗng) và 5cm khi bàng quang đầy [51]. Vì vậy muốn tìm lỗ niệu quản trong khi soi đƣợc thuận lợi, không nên để bàng quang quá căng làm cho 2 lỗ niệu quản cách xa nhau và bị đẩy lên cao làm cho quá trình tìm và đặt ống soi vào lỗ niệu quản khó khăn. * Niệu quản bình thƣờng có đƣờng kính trong tƣơng đối đồng đều và dễ dàng giãn nở. Niệu quản có 3 chỗ hẹp tự nhiên có thể nhận thấy trong nội soi là: chỗ nối niệu quản bể thận, đoạn niệu quản chậu bắt chéo động mạch và niệu quản đổ vào bàng quang. Mức độ hẹp tùy vào từng bệnh nhân khác nhau, thông thƣờng không ảnh hƣởng đến nội soi. Tuy nhiên một số trƣờng hợp hẹp nhiều không đặt đƣợc ống soi niệu quản nếu không tiến hành nong niệu quản[62]. Đƣờng kính lòng niệu quản nơi nối tiếp bể thận niệu quản trung bình 2cm, chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu 4cm, chỗ nối tiếp niệu quản bàng quang , lỗ niệu quản 3- 4cm. Đây chính là giải phẫu của niệu quản ứng dụng trong nội soi đó là liên quan chặt chẽ đến tƣ thế đặt máy nội soi niệu quản ngƣợc dòng. Các đoạn khác của niệu quản có đƣờng kính từ 5- 10cm [51]. Sỏi niệu quản đoạn bắt chéo động mạch chậu có thể nhìn thấy rõ niệu quản nẩy theo nhịp đập của động mạch. Tại vị trí này khi tán sỏi đề phòng tai biến thủng niệu quản có thể gây nên tổn thƣơng động mạch. Trong quá trình soi niệu quản phải tôn trọng sự mềm mại của niệu quản. Chỉ cần đẩy dây hƣớng dẫn vào thành niệu quản đoạn gấp khúc cũng có thể làm thủng niêm mạc niệu quản. Khi đƣa ống soi trong lòng niệu quản không đủ rộng có thể gây trợt niêm mạc niệu quản tạo thành một nếp gờ làm cản trở quá trình soi, nếu tiếp 9 tục đẩy máy lên sẽ bong niêm mạc niệu quản khỏi lớp dƣới niêm mạc, gây nên thiếu máu nuôi dƣỡng và hậu quả là có thể làm hẹp niệu quản sau này [7]. Đƣờng uốn cong và sự di động cùa niệu quản: nếu nhìn từ trong niệu quản qua ống soi thì thấy đƣờng đi của niệu quản từ bàng quang lên bể thận phải thay đổi hƣớng nhiều lần, làm cho ngƣời ta nghĩ khó có thể đƣa đƣợc ống soi cứng lên niệu quản. Tuy nhiên, nhiều tác giả đã chứng minh đƣợc rằng có thể đƣa đƣợc ống soi cứng vào trong niệu quản- bể thận ( Young-1912, Goodman- 1977, Lyon- 1978, Perez- Castro- 1980). Ống soi sau khi đi qua lỗ niệu quản phải hƣớng về phía sau đi sát thành bên khung chậu, rồi hƣớng ra trƣớc khi vƣợt qua động mạch chậu, tiếp tục hƣớng ra trƣớc để vƣợt qua cơ đái chậu và hƣớng về phía sau khi lên bể thận. Sự ra đời của ống soi niệu quản mềm (Marshall- 1964) giúp cho đặt ống soi lên niệu quản nhẹ nhàng hơn [67]. Ở nam giới niệu đạo dài, vì vậy khi đƣa ống soi lên đoạn niệu quản trên khó khăn hơn nữ giới, đặc biệt là trong trƣờng hợp sau khi gây tê tủy sống bệnh nhân bị cƣơng dƣơng vật. Đối với bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, thùy giữa to cũng gây khó khăn khi đặt ống soi trong niệu quản. Để đặt đƣợc ống soi vào niệu quản thuận lợi hơn có khi phải để bệnh nhân ở tƣ thế khác nhau: tƣ thế sản khoa nhƣng một chân co một chân duỗi…[81]. Các biến đổi giải phẫu so với bình thƣờng làm ảnh hƣởng đến kết quả soi niệu quản: những bệnh nhân dị dạng niệu quản nhƣ niệu quản đôi thƣờng có hẹp lòng niệu quản và cấu trúc bị yếu tại vị trí chia tách. Niệu quản đổ vào bàng quang lệch vị trí nhƣ có thể đổ gần ụ núi…Những biến đổi giải phẫu trên bệnh nhân sau mổ ( mổ sỏi niệu quản, mổ cắt tử cung, mổ bóc u tuyến tiền liệt…) làm co kéo niệu quản, gấp góc niệu quản. Các trƣờng hợp khác cũng có thể gây khó khăn khi soi niệu quản: bệnh nhân đang mang thai, u nang buồng trứng, u xơ tử cung…nếu có niệu quản bị chèn ép. 10 1.1.2 Sinh lý niệu quản. 1.1.2.1 Hoạt động co bóp niệu quản. * Sinh lý chỗ nối bể thận niệu quản Hoạt động sinh lý niệu quản liên quan chặt chẽ với hoạt động của thận để thực hiện chức năng đƣa nƣớc tiểu từ thận xuống bàng quang. Dòng chảy nƣớc tiểu bình thƣờng, tần số co bóp của đài bể thận nhiều hơn niệu quản đoạn trên và có một sự cản trở tƣơng đối về hoạt động điện thế tại vị trí nối bể thận niệu quản [ 37]. Mỗi khi bể thận nhận đầy nƣớc tiểu từ các đài thận đổ về, làm áp lực trong bể thận tăng, lên kích thích trƣơng lực cơ tạo thành nhu động co bóp đẩy nƣớc tiểu xuống niệu quản. Áp lực co bóp của niệu quản đẩy nƣớc tiểu cao hơn áp lực bể thận, khi đó chỗ nối bể thận niệu quản đƣợc đóng lại ngăn không cho nƣớc tiểu trào ngƣợc từ niệu quản lên thận. Quá trình này đƣợc diễn ra liên tục, nƣớc tiểu từ trên thận đƣợc đổ về bàng quang. * Sinh lý chuyển động của nước tiểu trong niệu quản. Quá trình nƣớc tiểu đƣợc đẩy từ bể thận xuống niệu quản, đoạn tiếp nối bể thận - niệu quản đóng lại, sóng nhu động đẩy giọt nƣớc tiểu đi, nhƣng luôn tạo ra một đoạn lòng niệu quản khép lại ở phía trên để ngăn cản dòng nƣớc tiểu trào ngƣợc lại và cứ thế một nhu động khác lại đƣa tiếp một giọt nƣớc tiểu khác xuống dƣới. Tốc độ di chuyển của làn sóng nhu động khoảng từ 2cm đến 6 cm trong 1 phút [ 37]. Dựa vào niệu động học ngƣời ta tính toán đƣợc áp lực trong lòng niệu quản khác nhau: - Áp lực tĩnh của niệu quản từ 0 đến 5 cm H 2 O. - Áp lực co bóp của niệu quản: từ 20-80 cm H 2 O, tần số từ 2 đến 6 lần 1 phút [ 37] áp lực niệu quản tăng dần từ dƣới lên trên, ở đoạn niệu quản bàng quang có áp lực cao nhất các đoạn niệu quản phía trên giảm dần, nƣớc tiểu đƣợc đẩy xuồng bàng quang theo 1 chiều: - Áp lực ở bể thận: 15 cm H 2 O . Đoạn thắt lƣng: 20-30 cm H 2 O [...]... toàn niệu quản [23] Về vị trí, theo Ngô Gia Hy, tỷ lệ sỏi niệu quản đoạn trên chiếm khoảng 10%, sỏi đoạn giữa 20%, sỏi niệu quản đoạn dƣới có tỷ lệ cao nhất 70% [12] Hay theo Nguyễn Mễ, Trần Quán Anh thì sỏi niệu quản đoạn dƣới chiếm tới 75% [23], [2] 1.2.4 Các biến chứng chính của sỏi niệu quản Tại chỗ, sỏi niệu quản gây tổn thƣơng cấp tính: niêm mạc niệu quản bị viêm, phù nề, xơ hóa, thành niệu quản. .. 2005 Đến 2009 mới ứng dụng tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Laser Phan Trƣờng Bảo đã báo cáo 124 trƣờng hợp tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Laser tỷ lệ thành công đạt 96,77% Dƣơng Văn Trung đã báo cáo kết quả tán sỏi niệu quản bằng Holmium Laser cho 183 bệnh nhân từ năm 2003 đến năm 2005 tại bệnh viện Bƣu Điện I Hà Nội, đạt tỷ lệ thành công chung là 92,9 % 34 Tại bệnh viện Đại học Y Dƣợc thành phố... (trigone)) Soi niệu quản giúp phát hiện các sỏi niệu quản ở nội thành bàng quang, nhất là sỏi nằm ngay lỗ niệu quản hoặc sỏi không cản quang 1.2.3 Chẩn đoán vị trí sỏi niệu quản Trong số sỏi thận rơi xuống niệu quản thì phần lớn (80%) xuống bàng quang ra ngoài Số còn lại (20%) thƣờng dừng lại ở đoạn niệu quản bị hẹp (niệu quản bắt chéo động mạch chậu, niệu quản sát thành bàng quang) Các sỏi lớn đƣờng kính trên. .. Dƣợc thành phố Hồ Chí Minh,Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Tân Cƣơng, Trần Lê Linh Phƣơng (2008),báo cáo kinh nghiệm qua 86 bệnh nhân tán sỏi niệu quản đoạn trên qua nội soi bằng laser với ống soi bán cứng, tỷ lệ sạch sỏi là 75% Hiện nay, có nhiều bệnh viện trong cả nƣớc triển khai kĩ thuật tán sỏi niệu quản qua nội soi bằng Holmium Laser, nhƣng tán sỏi niệu quản đoạn trên chỉ có một số trung tâm lớn mới áp... phần tạo sỏi: sỏi niệu quản đoạn trên đạt kết quả 84% (sỏi kích thƣớc < 1cm) và 72% ( sỏi > 1cm), đối với sỏi niệu quản đoạn dƣới tỷ lệ thành công khoảng 81% Nguyễn Kỳ (1998) báo cáo kết quả tán sỏi cho 93 bệnh nhân đạt kết quả tốt 79,55% Lƣu Huy Hoàng (2003) tán sỏi niệu quản kích thƣớc nhỏ, tỷ lệ thành công 86% [9] Sỏi vỡ vụn trong quá trình di chuyển xuống bàng quang có thể mắc lại tại niệu quản tạo... đến kết quả tán sỏi nội soi nhƣ: kích thƣớc máy soi, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, các dụng cụ hỗ trợ tán sỏi, do sỏi to, sỏi quá rắn, sỏi dính chặt vào niêm mạc niệu quản, vị trí sỏi Năm 1985, Ngô Gia Hy có nêu nguyên nhân thất bại của tán sỏi nội soi phụ thuộc vào nhiều yếu tố: do đặt ống thông niệu quản không vƣợt qua viên sỏi đƣợc ( do sỏi to hoặc niệu quản hẹp) hoặc sỏi nằm ở niệu quản đoạn. .. [39] Tán sỏi bằng xung hơi thƣờng đƣợc áp dụng cho sỏi niệu quản đoạn dƣới - Tán sỏi niệu quản bằng Laser [dẫn theo 4] + Laser lỏng đƣợc ứng dụng vào tán sỏi niệu quản vào năm 1987 Laser lỏng đƣợc kỳ vọng nhƣ một Laser đem lại hiệu quả tán sỏi lên đến 95% và không có biến chứng tổn thƣơng đƣờng tiết niệu Tuy nhiên nhƣợc điểm của Laser lỏng là giá thành quá đắt và không tán đƣợc những sỏi quá cứng nhƣ sỏi. .. trong điều trị bệnh sỏi tiết niệu [57],[74] 1.4 PHƢƠNG PHÁP TÁN SỎI NIỆU QUẢN NỘI SOI NGƢỢC DÒNG (RETROGRADE URETEROSCOPY LITHOTRIPSY-URS) 1.4.1 Sơ lƣợc về phát triển nội soi niệu quản Ngƣời đầu tiên tiến hành soi niệu quản là Hugh H Young Năm 1912 Ông đã dùng ống soi bàng quang cứng soi niệu quản cho một bệnh nhân bị giãn niệu quản do có van niệu đạo sau [dẫn theo 37] Đến năm 1964, Victor F Marshall soi. .. chuyển xuống bàng quang có thể mắc lại tại niệu quản tạo thành một chuỗi sỏi vụn (steinstrass), có khi phải kết hợp với tán sỏi niệu quản nội soi để gắp sỏi vụn ra [35] 1.3.4 Mổ nội soi lấy sỏi niệu quản (Laparoscopy) Mổ nội soi lấy sỏi niệu quản thƣờng đƣợc chỉ định cho những trƣờng hợp sỏi niệu quản ở vị trí đoạn trên của niệu quản và thƣờng có 2 đƣờng vào: qua phúc mạc và sau phúc mạc Tuy nhiên đƣờng... nghiệm tán sỏi nội soi nên tỷ lệ thành công cũng cao hơn 35 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 64 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là sỏi niệu quản đoạn trên đƣợc điều trị tại khoa phẫu thuật tiết niệu bệnh viện Việt Đức Hà Nội từ 07/2011 đến 05/2012 bằng phƣơng pháp tán sỏi nội soi ngƣợc dòng bằng Holmium Laser trên máy ACU-TECH 60W 2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: - Bệnh . đầu đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser. 2. Nghiên cứu tìm hiểu những yếu tố liên quan đến kết quả nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium. niệu quản đoạn trên. Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành đề tài " Đánh giá kết quả điều trị nội soi tán sỏi niệu quản đoạn trên bằng Holmium Laser tại bệnh viện Việt Đức ". để điều trị sỏi niệu quản đoạn trên nhƣ: tán sỏi ngoài cơ thể , mổ nội soi lấy sỏi ngoài phúc mạc , tán sỏi niệu quản nội soi ngƣợc dòng bằng xung hơi hoặc bằng Holmium Laser với ống kính nội

Ngày đăng: 21/07/2014, 03:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan