Tiểu luận Hồ Chí Minh con người và nhân cách

27 2.7K 16
Tiểu luận Hồ Chí Minh  con người và nhân cách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU. B. NỘI DUNG: 1. Giới thiệu về gia đình và cuộc đời Hồ Chí Minh…………………………… 1.1.Gia đình…………………………………………………………………………..7 1.2.Cuộc đời………………………………………………………………………….8 2. Con người:……………………………………………………………………. 2.1.Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh…………………………………..11 2.1.1.Khả năng tư duy………………………………………………………11 2.1.2.Trí tuệ Hồ Chí Minh…………………………………………………..13 2.2.Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn…………………….....15 2.2.1.Phẩm chất đạo đức……………………………………………………15 2.2.2.Năng lực hoạt động thực tiễn…………………………………………18 3.Nhân cách:………….………………………………………………………...19 3.1. Ưu tiên đạo đức…………………………………………………………...19 3.2. Tận tụy quên mình………………………………………………………..20 3.3. Kiên trì, bất khuất………………………………………………………..21 3.4. Khiêm tốn, giản dị………………………………………………………...22 3.5. Hài hòa, kết hợp…………………………………………………………..23 3.6. Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lí………………...25 3.7. Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên………………………………...27 C. KẾT LUẬN.

Tiểu luận MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN: HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Nhóm: 3G Lớp: 211200521 Khoa: Lý luận chính trị Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Duy Phán Tp.HCM , ngày 19 tháng 5 năm 2013 ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM  KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ oOo MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN: HỒ CHÍ MINH – CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Nhóm: 3G Lớp : 211200521 Khoa : Lý luận chính trị Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Duy Phán DANH SÁCH NHÓM 3G HỌ VÀ TÊN  Võ Ngọc Tường Vy  Nguyễn Quyết Thắng  Lê Nguyễn Tường Vy  Nguyễn Thị Kim Ngân  Trần Ngọc Như Xuân MSSV 12141321 12150331 12147831 12141821 12146221 ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 2 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn trường đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cho chúng em có một điều kiện học tập và cơ sở nghiên cứu tốt nhất Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy Cô ở Khoa Lí Luận Chính Trị - Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Và đặc biệt, chúng em xin chân thành gủi lời cám ơn của mình đến thầy Võ Duy Phán, giáo viên trực tiếp hướng dẫn bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báo cho chúng em, và tận tâm hướng dẫn cho chúng em qua từng buổi học trên lớp trong suốt thời gian học tập bộ môn này. Và hơn thế, thầy cũng đã tạo điều kiện để chúng em có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, mà theo chúng em là rất hữu ích với tất cả các sinh viên nói riêng, cũng như với tất cả mọi người nói chung. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy chúng em nghĩ chúng em khó có thể hoàn thiện được bài tiểu luận này. Một lần nữa, chúng em xin chân thành gửi lời cám ơn của mình đến Thầy. Hy vọng thông qua nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên, nhóm chúng em sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về: “ Hồ Chí Minh – con người và nhân cách “ Do bước đầu tìm hiểu bộ môn này nên kiến thức của chúng em còn nhiều hạn chế. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báo của thầy để kiến thức của chúng em được hoàn thành Tập thể nhóm 3G MỤC LỤC ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 3 A. LỜI MỞ ĐẦU. B. NỘI DUNG: 1. Giới thiệu về gia đình và cuộc đời Hồ Chí Minh…………………………… 1.1.Gia đình………………………………………………………………………… 7 1.2.Cuộc đời………………………………………………………………………….8 2. Con người:……………………………………………………………………. 2.1.Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh………………………………… 11 2.1.1.Khả năng tư duy………………………………………………………11 2.1.2.Trí tuệ Hồ Chí Minh………………………………………………… 13 2.2.Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn…………………… 15 2.2.1.Phẩm chất đạo đức……………………………………………………15 2.2.2.Năng lực hoạt động thực tiễn…………………………………………18 3.Nhân cách:………….……………………………………………………… 19 3.1. Ưu tiên đạo đức………………………………………………………… 19 3.2. Tận tụy quên mình……………………………………………………… 20 3.3. Kiên trì, bất khuất……………………………………………………… 21 3.4. Khiêm tốn, giản dị……………………………………………………… 22 3.5. Hài hòa, kết hợp………………………………………………………… 23 3.6. Thương, quý người, nâng đỡ con người, thấu tình đạt lí……………… 25 3.7. Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên……………………………… 27 C. KẾT LUẬN. A.LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hoá thế giới, để lại di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đồ sộ, quý giá; Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhân cách lớn. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 4 Theo Giáo sư Song Thành, Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia: Nét nổi bật trong nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh là những phẩm chất, lý tưởng của một nhà chính trị thiên tài. Người có lý tưởng mãnh liệt, ý chí kiên cường, trí tuệ sáng suốt và tầm nhìn xa, có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ đối với quần chúng, biết gần gũi người trí, trọng dụng người tài… Những phẩm chất đó đã giúp Hồ Chí Minh sáng suốt lựa chọn quyết sách, ứng biến kịp thời trước mọi diễn biến phức tạp của thời cuộc, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua sóng gió, cập bến bờ thắng lợi vẻ vang. Giáo sư Song Thành nhấn mạnh: “Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh có đủ cả trí tuệ và dũng khí, nhưng cao hơn là dũng khí của trí tuệ. Vào những thời điểm lịch sử đang trên đầu ngọn thác, đòi hỏi ở nhà lãnh tụ một tinh thần quyết đoán, Người đã sáng suốt quyết đoán và vững tin rằng lịch sử sẽ phán xét mình đúng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Đứng trước tình hình gay go và cấp bách. Đảng không thể do dự. Đảng phải quyết đoán mau chóng để cứu vãn tình thế. Điều này đã được thế giới bình luận: “Hiếm có một nhà lãnh đạo nào trong những giờ phút thử thách lại tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy”. Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về người lãnh tụ chân chính của nhân dân, là hình ảnh tuyệt đẹp về mối liên hệ mật thiết giữa lãnh tụ với quần chúng, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, coi dân là chủ, dân là gốc của nước. Dù thế nước lâm vào tình cảnh khó khăn nhất, Người vẫn tin vào sức mạnh vô địch của nhân dân. Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nếu nước độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”. Sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn đều đặn đi xuống cơ sở, tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của những người bình thường. Mặc dầu có sức toả rất lớn, uy tín rất cao, nhưng Người chỉ tâm niệm suốt đời làm người công bộc trung thành và tận tụy của nhân dân. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 5 Hồ Chí Minh là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam: nhân ái, khoan dung, nhà yêu nước nhiệt thành và nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, cả đời phấn đấu vì độc lập cho dân tộc mình và độc lập cho tất cả các dân tộc. Đi đến đâu, Người cũng thể hiện rõ lòng yêu thương vô hạn đối với con người, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh là biểu tượng của ý chí hoà bình Việt Nam, luôn theo đuổi đường lối ngoại giao hoà bình, hữu nghị. Phương pháp tư duy và ứng xử Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ những chân lý phổ biến, từ lẽ phải không ai chối cãi được, nhằm giải quyết mọi vấn đề trên nguyên tắc có lý, có tình. C.NỘI DUNG 1. Giới thiệu về gia đình và cuộc đời Hồ Chí Minh: 1.1.Gia đình: Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung ( giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành. Quê nội là làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km) và ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 6 sống ở đây cho đến năm 1895. Hai làng này vốn cùng nằm trong xã Chung Cự, thuộc tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn. Quê nội của ông, làng Kim Liên là một làng quê nghèo khó. Phần lớn dân chúng không có ruộng, phải làm thuê cấy rẽ, mặc quần ít, đóng khố nhiều, bởi thế nên làng này còn có tên là làng Đai Khố. Vào đời ông, phần lớn dòng họ của ông đều cơ hàn, kiếm sống bằng nghề làm thuê, và cũng có người tham gia các hoạt động chống Pháp. Theo lý lịch chính thức, Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc. Tấm gương lao động cần cù, ý chí kiên cường vượt qua gian khó để đạt được mục tiêu, đặc biệt là tư tưởng thương dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị - xã hội của cụ phó bảng đã ảnh hưởng sâu sắc đối với quá trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành. Cuộc sống của người mẹ, bà Hoàng Thị Loan, cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang sống chan hòa với mọi người. Còn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh (Nguyễn Thị Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt), và Nguyên Sinh Cung về lòng yêu nước, thương nòi. 1.2. Cuộc đời: Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, ông trải qua các niên khoá 1906 - 1907 lớp nhì và 1907 - 1908 lớp nhất. Trong kỳ thi Primaire (tương đương tốt nghiệp tiểu học) năm 1908 - ông là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 7 Tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp Trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Cha ông bị triều đình khiển trách vì "hành vi của hai con trai". Hai anh em Tất Đạt và Tất Thành bị giám sát chặt chẽ. Ông quyết định vào miền Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình. Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành. Trong thời gian này, Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Ông tuy khâm phục Đề Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào cả. Theo quan điểm của ông, Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương", còn Phan Bội Châu thì hy vọng Đế quốc Nhật Bản giúp đỡ để chống Pháp, điều đó nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước báo cửa sau". Nguyễn Tất Thành thấy rõ là cần quyết định con đường đi của riêng mình. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn cũng với sự giúp đỡ của Hội Liên Thành. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son (bây giờ là trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng), vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Ở đây, ông học được 3 tháng. Sau đó ông quyết định sẽ tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây. Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 8 Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927). Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ). Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn. Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946). Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 9 Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. 2.Con người: 2.1.Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh: ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 10 [...]... các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Đây là sự lựa chọn vô cùng quan trọng, tất yếu, đúng ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 11 đắn và đầy tính sáng tạo của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc, bởi vì lựa chọn con đường cách mạng là lựa chọn con đường phát triển của dân tộc, của đất nước Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, chính cách mạng giải phóng... tạo của Hồ Chí Minh trên con đường tìm đường cứu nước 2.1.2 Trí tuệ của Hồ Chí Minh: Khi thời gian trôi qua, với độ đẩy lùi của thời gian, tầm vóc của sự vĩ đại của Hồ Chí Minh ngày càng rộng lớn, sâu xa Thiên tài vĩ đại với một dân tộc không có nghĩa là thiên tài vĩ đại đối với thế giới Nhưng Hồ Chí Minh là thiên tài vĩ đại đối với thế giới ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 12 Người. .. tinh thần quý hiếm đặc trưng cho văn hoá Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh Những bài thơ trong Ngục trung nhật ký, những bài thơ làm trong khi đi đánh trận, trên rừng Việt Bắc và hàng ngàn bài báo của Hồ Chí Minh chứa rất nhiều giá trị lịch sử, nghệ thuật mà nhiều đời sau còn phải nghiên cứu Toàn tập ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 16 Hồ Chí Minh, hàng vạn trang sách chứa đựng một... Theo Bác Hồ trong Di chúc, thì việc trước tiên là xây dựng và chỉnh đốn Đảng và việc đầu tiên là quan tâm đến các vấn đề con người Con người đầu tiên Bác Hồ quan tâm đó là người ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 17 cộng sản Nếu người cộng sản mà đánh mất lý tưởng, sa sút về đạo đức thì không thể trở thành người lãnh đạo nền văn hoá mới mà sự thật, nhân dân cũng không cần những người như... định, luôn tinh vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lí luận cách mạng thuộc địa mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm lí luận toàn diện, sâu sắc và ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 14 sáng tạo về cách mạng Việt Nam, Kiên trì chân lí và định ra các quyết... động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh của cách mạng nước ta Việc học tập và làm theo đạo đức, tấm gương Hồ Chí Minh là trách nhiệm và tình cảm của tất cả mọi người, của mọi cán bộ, đảng viên Tuy nhiên, giáo dục học tập về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải đi đến thức tỉnh được lương tâm của mỗi con người, làm cho mỗi người tự mình... Người được nhà văn Cuba là Rôđighét mô tả: “Tôi được biết có hai điều Bác Hồ yêu thích, đó là hoa ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 25 và tiếng chim ca Hoa và chim luôn ở bên Người Ngôi nhà nhỏ của Bác nhìn ra phía nào cũng có một ô cửa sổ, một bức tranh bằng ánh sáng, và khi gió nhẹ thổi qua bức tranh như có sức sống” Không chỉ yêu nước, thương nòi, yêu dân, yêu con người và loài người. .. viên, đồng bào và chiến sỹ với một phong cách bình dị nhất Sự khác thường ở Người chính là những phẩm chất cao đẹp đến mức vĩ đại thì lại trở nên bình thường, giản dị và gần gũi nhất đối với con người Cái vĩ đại đi liền với sự giản dị, trở thành bình dị mà cao quý Bởi trong phong cách khiêm nhường, giản dị Hồ Chí Minh ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 26 chứa đựng cái tâm trong sáng,... cách mạng; là linh hồn của một con người, một xã hội, một chế độ; là giá trị tinh thần có ý nghĩa như một sức mạnh vật chất to lớn giúp cho người cách mạng vượt qua mọi thử thách để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 15 Bác chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lên trên,... nhiên: ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 24 Không chỉ có tâm hồn cách mạng, thi nhân, thương yêu con người, Cụ Hồ còn yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên Tình yêu thiên nhiên của Cụ Hồ khác xa tình yêu thiên nhiên của Lão Trang, bởi Cụ Hồ yêu thiên nhiên đâu phải để tiêu dao, xa trần tục, thế sự Tình yêu ấy gắn liền với cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, giải phóng con người Cụ tìm thấy . – CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Nhóm: 3G Lớp: 211200521 Khoa: Lý luận chính trị Giảng viên hướng dẫn: Thầy Võ Duy Phán Tp .HCM , ngày 19 tháng 5 năm 2013 ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH BỘ. thành và tận tụy của nhân dân. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 5 Hồ Chí Minh là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam: nhân ái, khoan dung, nhà yêu nước nhiệt thành và. Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng. ĐỀ TÀI : HỒ CHÍ MINH CON NGƯỜI VÀ NHÂN CÁCH Trang 9 Ngày 1 9-1 2-1 946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực

Ngày đăng: 20/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan