Đề tài ô nhiễm kim loại nặng trong chế biến thực phẩm môn vệ sinh an toàn thực phẩm

27 3.6K 9
Đề tài ô nhiễm kim loại nặng trong chế biến thực phẩm môn vệ sinh an toàn thực phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực phẩm và sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà, mọi lúc, mọi nơi và mọi thời đại. Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, vì thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người, tác động đến sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội, ảnh hưởng đến tuổi thọ, đến chất lượng cuộc sống và về lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống, dân tộc. Trong những năm qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến rất phức tạp và đứng trước nhiều thách thức . Nhiều vụ ngộ độc cấp tính đã xảy ra trong các bữa ăn gia đình và tập thể làm xôn xao dư luận và xã hội. Rất nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong một cuộc khảo sát giữa năm 2010 tại một làng nghề chuyên sản xuất miến, bún khô, phở khô ở Hà Nội cho thấy : 15% các cơ sở sản xuất đều có chuồng heo nằm kế bên; 100% sản phẩm được phơi bằng phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải không có nắp đậy; 60% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ Trung Quốc với mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống mất vệ sinh; hơn 50% hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydro sulphat, axit Clohydrit (HCl), thuốc tím và 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột; tất cả người sản xuất trong làng nghề này đều chưa được tập huấn qua lớp vệ sinh an toàn thực phẩm; rất ít người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định... trong khi đó sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm Tại hội thảo về an toàn thực phẩm được tổ chức vào ngày 23102010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thống kê mới nhất: hàng năm Việt Nam có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. Còn khảo sát của Hội Ung thư TP HCM cho thấy: Vào những năm cuối thập niên 1990, số mắc bệnh ung thư mới được chẩn đoán là 4.500 canăm và tới năm 2005 đã là 5.500 ca. Xu thế đó không bị khống chế mà ngược lại đang gia tăng nhanh hơn trong 3 năm trở lại đây với con số cực kỳ đáng sợ 150 ngàn bệnh nhân ung thư mới trong một năm.

Đề Tài : “ Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ” I. Đặt vấn đề. II. Nội dung. III. Kết luận. Tài liệu tham khảo. Mục Lục: 3 I, Đặt vấn đề: 5 II, Nội dung: 7 1. Các khái niệm chung: 7 2. Tìm hiểu về kim loại nặng và ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: 7 3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: 10 4. Một số kim loại nhiễm vào thực phẩm và ảnh hưởng của chúng: 17 5. Các loại thực phẩm dễ bị nhiễm kim loại nặng: 26 6.Biện pháp khắc phục sự ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: 27 III. Kết luận: 30 Tài liệu tham khảo: 33 I, Đặt vấn đề: 4 Thực phẩm và sử dụng thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, mọi nhà, mọi lúc, mọi nơi và mọi thời đại. Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân, vì thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người, tác động đến sự phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội, ảnh hưởng đến tuổi thọ, đến chất lượng cuộc sống và về lâu dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống, dân tộc. Trong những năm qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn biến rất phức tạp và đứng trước nhiều thách thức . Nhiều vụ ngộ độc cấp tính đã xảy ra trong các bữa ăn gia đình và tập thể làm xôn xao dư luận và xã hội. Rất nhiều loại thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, không an toàn đang được lưu hành trên thị trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu dùng như sữa nhiễm melamine, rượu chứa nhiều methanol, ô mai, xí muội nhiễm chì (Pb), thịt đông lạnh nhập khẩu không rõ nguồn gốc, nhiễm vi sinh vật và có nhiều tạp chất, hết hạn sử dụng vẫn tiêu thụ trên thị trường; việc giết mổ và chế biến các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm điều kiện vệ sinh; việc sử dụng hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm, tình trạng sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh trong nông nghiệp không đúng quy định còn khá phổ biến. Trong một cuộc khảo sát giữa năm 2010 tại một làng nghề chuyên sản xuất miến, bún khô, phở khô ở Hà Nội cho thấy : 15% các cơ sở sản xuất đều có chuồng heo nằm kế bên; 100% sản phẩm được phơi bằng phên tre bên lề đường bụi bặm và gần cống rãnh thoát nước thải không có nắp đậy; 60% nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ Trung Quốc với mùi khó chịu đều được chứa trong các bao tải và chất đống mất vệ sinh; hơn 50% hộ dùng chất tẩy trắng bột bằng Natri hydro sulphat, axit Clohydrit (HCl), thuốc tím và 50% số hộ dùng phèn chua để làm dai bột; tất cả người sản xuất trong làng nghề này đều chưa được tập huấn qua lớp vệ sinh an toàn thực phẩm; rất ít người đi khám sức khoẻ định kỳ theo quy định trong khi đó sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm Tại hội thảo về an toàn thực phẩm được tổ chức vào ngày 23/10/2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố thống kê mới nhất: hàng năm Việt Nam có hơn 3 triệu trường hợp nhiễm độc từ thực phẩm, gây thiệt hại hơn 200 triệu USD. Còn khảo sát của Hội Ung thư TP HCM cho thấy: Vào những năm cuối thập niên 1990, số mắc bệnh ung thư mới được chẩn đoán là 4.500 ca/năm và tới năm 2005 đã là 5.500 ca. Xu thế đó không bị khống chế mà ngược lại đang gia tăng nhanh hơn trong 3 năm trở lại đây với con số cực kỳ đáng sợ - 150 ngàn bệnh nhân ung thư mới trong một năm. 5 Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, trong giai đoạn 2000 - 2006 đã có 174 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể với 14.653 nạn nhân; 97 vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với 9.898 nạn nhân; 58 vụ ngộ độc thực phẩm trong các trường học với 3.790 cháu bị ngộ độc thực phẩm và 2 cháu bị chết; 161 vụ ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố với 7.688 người mắc và 7 người chết. Năm 2010, do đã thực hiện hàng loạt các biện pháp thanh kiểm tra, chấn chỉnh tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước, nên số vụ ngộ độc thực phẩm trong cả nước đã giảm hẳn. Thống kê mới nhất, trong quí 4 năm 2011, cả nước chỉ có 18 vụ ngộ độc, giảm 3 vụ so với cùng kỳ năm ngoái, bên cạnh đó, số người cần đến bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc cũng như số người mắc cũng giảm rõ rệt so với các năm trước. Trên địa bàn Tiền Giang, trong năm 2010 đã xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm, tử vong 02 người, trong đó có 02 vụ mà số người mắc trên 50 người. Điển hình là vụ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Một thành viên Dream Mekong - huyện Cái Bè với 583 người mắc không rõ nguyên nhân và vụ ngộ độc thực phẩm tại xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông với 57 người mắc, do ăn món nham hải sản và bò kho bị nhiễm vi sinh. Đặc biệt, tại xã Tân Đông, Gò Công Đông có 01 người ăn cá nóc, ngay sau đó đã tử vong và tại phường Tân Long, thành phố Mỹ Tho 02 người ăn cá nóc tự nấu trên ghe lúc đánh bắt ngoài biển, tử vong 01 người. Tuy nhiên, những phát hiện đó mới chỉ là phần nổi của vấn đề ngộ độc thực phẩm. Còn phần chìm chính là tình trạng ngộ độc mãn tính do thức ăn bị nhiễm các hoá chất, các kim loại nặng tích lũy, gây hại trong cơ thể mà chưa ai lường hết được hậu quả của nó. Nó luôn âm ỉ , hủy hoại dần dần con người chúng ta mà chúng ta không hề hay biết , đó mới là vấn đề đáng lo ngại nhất . Càng ngày ngộ độc thực phẩm do các kim loại nặng càng được quan tâm nhiều hơn bởi những tác hại khôn lường của nó đối với sức khỏe người tiêu dùng và bởi sự gia tăng của loại nguy cơ ô nhiễm này trong cuộc sống. Hiện tại có nhiều nguyên tố kim loại nặng có thể là nguồn gây ô nhiễm thực phẩm, nhưng những nguyên tố hay được nhắc đến nhất là chì, thủy ngân, cadimi, Arsen hay còn gọi là thạch tín…. Chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu về vấn đề này. II, Nội dung: 1. Các khái niệm chung. a. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? 6 - Vệ sinh thực phẩm : Là khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa các độc tố . - An toàn thực phẩm : Được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ chứa các vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học , các yếu tố vật lý .  Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm được hiểu như sau : Tổ chức FAO và WHO đã định nghĩa ,vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe , tính mạng người sử dụng , đảm bảo thực phẩm không bị hỏng , không chứa các tác nhân vật lý , hóa học , sinh học , hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép , không phải là sản phẩm của động vật , thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng . b. Ngộ độc thực phẩm là gì ? - Ngộ độc thực phẩm là khái niệm dùng để chỉ tất cả các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm . - Ngộ độc thực phẩm chia ra làm 3 nguyên nhân chính : + Ngộ độc thực phẩm do tác nhân sinh học . + Ngộ độc thực phẩm do tác nhân hóa học . + Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng . 2. Tìm hiểu về kim loại nặng và ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: a. Như thế nào được gọi là kim loại nặng ? Kim loại nặng bao gồm những kim loại có nguyên tử lượng lớn hay khối lượng riêng lớn ( > 5g /cm 3 ) như : Vàng ( Au) , platin hay bạch kim ( Pt ) , chì ( Pb), thủy ngân (Hg), Asen ( As ) ,đồng ( Cu ) , kẽm ( Zn ) , thiếc ( Sn ) , selen (Se ) vv b. Như thế nào được gọi là ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm ? Kim loại nặng ( Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v ) thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của cơ thể sinh vật và con người , chúng thường được tích luỹ trong cơ thể sinh vật và con người nếu ăn phải , uống phải . Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật và con người . Một số kim loại như : đồng ( Cu ) , sắt ( Fe ) , selen (Se ) vv bất cần thiết cho chuyển hóa bình thường của cơ thể , nhưng tồn tại với số lượng cực kỳ ít , thường được một phần triệu gam cho một gam trọng lượng ướt , và sẽ trở nên độc nếu có nồng độ cao trong cơ thể . Một số kim loại khác như : chì và thủy ngân là những chất lạ đối với cơ thể , và theo lý thuyết thì chúng có thể gây độc với bất cứ nồng độ nào trong cơ thể . 7  Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao vượt quá mức cho phép của các kim loại nặng trong thực phẩm mà khi con người hay các sinh vật khác ăn phải thực phẩm đó thì các kim loại đó tích lũy trong cơ thể và gây ra ngộ độc thực phẩm , hoặc hơn nữa có thể dẫn đến tử vong . c. Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng . Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực ,là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi. Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng cũng sẽ có các biểu hiện tương tự như những ngộ độc thực phẩm thông thường . Nhưng ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng không có biểu hiện ngay sau khi ăn , uống phải , mà nguy hiểm là ,nó cứ tích lũy dần dần trong cơ thể ,hủy hoại dần dần các bộ phận ,ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa ,vận động trong cơ thể mà con người không hề hay biết , đến một mức nào đó mới phát hiện ra , , nó có thể gây ra các biến chứng bệnh tật khác như : ung thư , tai biến não , cao huyết áp ,phá hủy chức năng các bộ phận ( tim , gan , thận…) vv… d. Phân loại kim loại nặng. _ Kim loại nặng được chia ra làm 2 nhóm : +, Nhóm 1: Các kim loại nặng có khối lượng riêng >5 g/cm 3 và < 10 g/cm 3 Ví dụ : Fe , Mn , Cr , Zn ,Cu, Sn …… Các kim loại nặng trong nhóm này ,có một số đóng vai trò là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sinh vật và con người , chúng cũng được coi như chất khoáng và vitamin , nhưng chỉ với hàm lượng rất rất nhỏ ( Fe , Zn ). Nếu tồn tại nhiều quá trong cơ thể thì sẽ không còn có lợi mà ngược lại gây độc cho cơ thể . +, Nhóm 2 : Các kim loại nặng có khối lượng riêng >10 g/cm 3 . Ví dụ : Mo , Pt , Pb , Pd , Hg ……… Các kim loại nặng trong nhóm này hầu hết đều không cần thiết cho cơ thể .Khi tồn tại ở mức độ cho phép trong cơ thể thì nó không gây nên độc hại gì , nhưng nếu vượt quá mức cho phép đó thì tác hại lại vô cùng lớn ( Pb , Hg ) . Có một số là kim loại quý hiếm và giá trị như Au , Pt ….  Nhóm 2 chính là nhóm chính gây ô nhiễm trong thực phẩm . Bảng phân loại kim loại 8 3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: a. Hàm lượng kim loại nặng cho phép có trong thực phẩm . Theo “ QCVN 8-2:2011/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm biên soạn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 02 /2011/TT-BYT ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ”. QUY ĐỊNH CHUNG như sau : • Phạm vi điều chỉnh H He Li Be B C N O F Ne Na Mg Al Si P S Cl Ar K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe Cs Ba La * Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn Fr Ra Ac ** Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn * Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu ** Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr Kim loại nhẹ < 5 g/cm³ Kim loại nặng < 10 g/cm³ Kim loại nặng > 10 g/cm³ 9 Quy chuẩn này quy định mức giới hạn an toàn cho phép đối với các kim loại nặng ô nhiễm trong thực phẩm và các yêu cầu quản lý có liên quan. • Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với: - Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng. - Tổ chức, cá nhân có liên quan. • Cụ thể : Giới hạn an toàn cho phép đối với ô nhiễm arsen (As), cadmi (Cd), chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), methyl thuỷ ngân (MeHg), thiếc (Sn) trong thực phẩm TT Tên sản phẩm Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg) Arsen (As) Cadmi (Cd) Chì (Pb) Thuỷ ngân (Hg) Methyl thuỷ ngân (MeHg) Thiếc (Sn) 1 Sữa và các sản phẩm sữa 0,5 1,0 0,02 0,05 - - 2 Thịt và các sản phẩm thịt 1,0 - - 0,05 - - 3 Thịt trâu, bò, lợn, cừu, gia cầm - 0,05 0,1 - - - 4 Thịt ngựa - 0,2 - - - - 5 Gan trâu, bò, lợn, cừu, gia cầm, ngựa - 0,5 - - - - 6 Thận trâu, bò, lợn, cừu, gia cầm, ngựa - 1,0 - - - - 7 Phụ phẩm của trâu, bò, lợn, gia cầm - - 0,5 - - - 8 Các loại thịt nấu chín đóng hộp (Thịt băm, thịt đùi lợn, thịt vai lợn), Thịt bò muối, Thịt chế biến đóng hộp Đối với sản phẩm trong hộp tráng thiếc - - - - - 200 Đối với sản phẩm trong các loại hộp không tráng thiếc - - - - - 50 9 Dầu và mỡ động vật 0,1 - 0,1 - - - 10 Bơ thực vật, dầu thực vật 0,1 - 0,1 - - - 11 Rau họ thập tự (cải) - 0,05 0,3 (1) - - - 12 Hành - 0,05 0,1 - - - 13 Rau ăn quả - 0,05 (2) 0,1 (3) - - - 10 TT Tên sản phẩm Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg) Arsen (As) Cadmi (Cd) Chì (Pb) Thuỷ ngân (Hg) Methyl thuỷ ngân (MeHg) Thiếc (Sn) 14 Rau ăn lá - 0,2 0,3 (4) - - - 15 Rau họ đậu - 0,1 0,2 - - - 16 Rau ăn củ và ăn rễ - 0,1 (5) 0,1 (6) - - - 17 Rau ăn thân - 0,1 - - - - 18 Nấm - 0,2 0,3 - - - 19 Ngũ cốc 1,0 0,1 (7) 0,2 - - - 20 Gạo trắng - 0,4 - - - - 21 Lúa mì - 0,2 - - - - 22 Các loại trái cây nhiệt đới, ăn được vỏ - - 0,1 - - - 23 Các loại trái cây nhiệt đới, không ăn được vỏ - - 0,1 - - - 24 Quả mọng và quả nhỏ khác - - 0,2 - - - 25 Quả có múi - - 0,1 - - - 26 Nhóm quả táo - - 0,1 - - - 27 Nhóm quả có hạt - - 0,1 - - - 28 Mứt (mứt quả) và thạch - - 1,0 - - - 29 Các loại rau, quả khô 1,0 - 2,0 - - - 30 Các loại rau, quả đóng hộp - - 1,0 - - 250 31 Nước ép rau, quả (mg/l) - - 0,05 (8) - - - 32 Chè và sản phẩm chè 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 33 Cà phê 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 34 Cacao và sản phẩm cacao (gồm sôcôla) 1,0 0,5 2,0 0,05 - - 35 Gia vị (trừ bột cà ri) 5,0 1,0 2,0 0,05 - - 36 Bột cà ri 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 37 Nước chấm (mg/l) 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 38 Muối ăn 0,5 0,5 2,0 0,1 - - 39 Đường 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 40 Mật ong 1,0 1,0 2,0 0,05 - - 41 Dấm (mg/l) 0,2 1,0 0,5 0,05 - - 42 Cá cơm, cá ngừ, cá vền hai sọc, cá chình, cá đối mục, cá sòng Nhật Bản, cá Luvar, cá mòi, cá trích 0,1 - - - - 11 TT Tên sản phẩm Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/kg) Arsen (As) Cadmi (Cd) Chì (Pb) Thuỷ ngân (Hg) Methyl thuỷ ngân (MeHg) Thiếc (Sn) 43 Cá vây chân, cá da trơn, cá ngừ, cá chình, cá sơn, cá tuyết, cá bơn lưỡi ngựa, cá cờ, cá bơn buồm, cá phèn, cá nhông lớn, cá tuyết nhỏ, cá nhám góc, cá đuối, cá vây đỏ, cá cờ lá, cá hố, cá bao kiếm, cá vền biển, cá mập, cá thu rắn, cá tầm, cá kiếm - - - 1,0 - - 44 Cơ thịt cá kiếm - 0,3 - - - - 45 Cơ thịt cá - - 0,3 - - - 46 Các loại cá (không bao gồm các loại cá ăn thịt) - - - - 0,5 - 47 Các loại cá ăn thịt (như cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá măng và các loại khác) - - - - 1,0 - 48 Giáp xác (trừ phần thịt nâu của ghẹ, đầu và ngực của tôm hùm và các loài giáp xác lớn) - 0,5 0,5 0,5 - - 49 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ - 2,0 1,5 - - - 50 Nhuyễn thể chân đầu (không nội tạng) - 2,0 1,0 - - - 51 Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác - 0,05 - 0,5 - - 52 Nước khoáng thiên nhiên (mg/l) 0,01 0,003 0,01 0,001 - - 53 Nước uống đóng chai (mg/l) 0,01 0,003 0,01 0,006 - - 54 Rượu vang (mg/l) - - 0,2 - - - 55 Đồ uống đóng hộp (mg/l) - - - - - 150 56 Thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (ăn liền) - - 0,02 - - - 57 Thực phẩm chức năng 3,0 0,1 - - Thực phẩm chức năng nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm từ rong biển - 3,0 Thực phẩm chức năng không có nguồn gốc từ rong biển khô hoặc sản phẩm từ rong biển - 1,0 58 Các loại thực phẩm đóng hộp (trừ đồ uống) - - - - - 250 Ghi chú: 12 [...]... quả sẽ bị ô nhiễm nếu được trồng trên nguồn đất ô nhiễm kim loại nặng hoặc được tưới nước bị ô nhiễm Những loại cá, tôm, thủy sản được nuôi trong nguồn nước bị ô nhiễm cũng trở thành những loại thực phẩm có chứa kim loại nặng Gia súc, gia cầm được nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm hoặc được uống nguồn nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm các kim loại nặng • Trực tiếp : Thực phẩm có... xuất trái phép tại các cơ sở không dảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nhưng các laoij hóa chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất sứ 7, Các loại thực phẩm ướp sẵn, để lâu, hoặc có nguồn gốc từ các vùng nghi bị ô nhiễm kim loại nặng 6 Biện pháp khắc phục sự ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm _ Như vậy, vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại nặng là rất cần thiết Việc đề phòng phải gắn liền với các... bị ô nhiễm các kim loại nặng một cách trực tiếp do thực phẩm bị tiếp xúc với các vật liệu dễ thôi nhiễm kim loại nặng trong quá trình sản xuất và bao gói chứa đựng thực phẩm, thực phẩm cũng có thể bị ô nhiễm do việc sử dụng các nguyên liệu chế biến không tinh khiết, kể cả các phụ gia thực phẩm, có hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép +, Do sử dụng chất phụ gia, các chất độn trong sản xuất thực phẩm. .. tình trạng thực phẩm bị ô nhiễm Rau quả cũng sẽ bị ô nhiễm nếu trồng trên đất có chứa KLN và dùng nước ô nhiễm để tưới rau Cá, tôm, thủy sản nuôi trong ao, hồ, sông cũng thường bị nhiễm độc Gia súc, gia cầm nuôi bằng thức ăn bị ô nhiễm (rau, cỏ) và uống nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm khó tránh khỏi ô nhiễm KLN 13 Nguồn nước, đất bị ô nhiễm là 2 tác nhân chính dẫn đến thực phẩm bị ô nhiễm Các loại rau... người thân và cả cộng đồng / Nguồn tham khảo: +, Bài giảng môn học vệ sinh an toàn thực phẩm – Nguyễn Thanh Thủy +, Nguồn http://www.hoahocngaynay.com +, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm, Bộ Y tế, 2011-01-13 +, Ô nhiễm Kim loại nặng và biện pháp phòng tránh, Bạch Thái Toàn - Phó chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ +, Nguồn http://t5g.org.vn/... 1/2 trong thức ăn của người lớn và việc kiểm tra các kim loại nặng trong thực phẩm giành cho trẻ em thường chặt chẽ hơn Nhìn chung, ô nhiễm lương thực và thực phẩm bởi các kim loại nặng là khá nghiêm trọng Các hoạt động của con người, hoạt động của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải đã tác động mạnh mẽ đến môi trường đất, nước, không khí và sinh vật, từ đó gây ô nhiễm lương thực, thực. .. số loại sữa bột; trong đó, có một số trường hợp cao gấp 500 lần so với hàm lượng trong sữa mẹ 5 Các loại thực phẩm dễ bị nhiễm kim loại nặng: 1, Các loại nông sản trồng trên vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, sử dụng nguồn nước tưới tiêu không đảm bảo, nước thải thừ khu dân cư, nhà máy xí nghiệp… Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc là kim loại nặng 2, Các loài cá, sò ốc là những thực phẩm. .. tuần được phép dung nạp – theo WHO) Hậu quả gây ra khi thực phẩm bị ô nhiễm kim loại nặng _ Khi thực phẩm đã bị ô nhiễm kim loại nặng mà con người ăn phải thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng Có 2 trường hợp có thể xảy ra : - Cấp tính :Ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm có thể gây lên những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, ô nhiễm nặng thường gây những biểu hiện ngộ độc cấp tính, đặc hiệu, gây tử... thực phẩm Vì thế, cần tăng cường công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và mỗi người chúng 28 ta cần phải có ý thức hơn, hành động tích cực hơn trong công tác bảo vệ môi trường sống Bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho ngôi nhà, cho gia đình bạn Nhu cầu được sống trong một môi trường trong sạch là vô cùng cần thiết Mỗi người cần phải hiểu biết để chủ động phòng chống nhiễm môi... thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng, để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho những vùng bị ô nhiễm Mặt khác, cần tăng cường công tác kiểm tra chỉ tiêu kim loại nặng trong các thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao gói, đồ chứa đựng để đảm bảo các thực phẩm, . 7 2. Tìm hiểu về kim loại nặng và ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: 7 3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: 10 4. Một số kim loại nhiễm vào thực phẩm và ảnh hưởng. chung. a. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì ? 6 - Vệ sinh thực phẩm : Là khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa các độc tố . - An toàn thực phẩm : Được. độc thực phẩm do tác nhân sinh học . + Ngộ độc thực phẩm do tác nhân hóa học . + Ngộ độc thực phẩm do kim loại nặng . 2. Tìm hiểu về kim loại nặng và ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm: a.

Ngày đăng: 20/07/2014, 15:28

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan