Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường hương long thành phố huế

54 2.3K 15
Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường hương long thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀUốn ván ở phụ nữ mang thai và ở trẻ sơ sinh là bệnh rất nguy hiểm, với tỉ lệ tử vong cao. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi năm trên Thế giới ước tính có khoảng 500.000 trẻ em tử vong vì uốn ván sơ sinh (UVSS) 12. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UVSS giảm một cách đáng kể nhờ có việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai (PNMT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ). Năm 2000, cả Thế giới có khoảng 200.000 trẻ em tử vong vì UVSS, tỷ lệ này ở Việt Nam là 70 trẻ 12. WHO đã đúc kết và chính thức nhận định “Uốn ván hầu như không có miễn dịch tự nhiên và nếu hữu hạn có thì củng không đủ lượng kháng thể để phòng bệnh uốn ván” 8,19. Vì thế để tạo được miễn dịch chống lại bệnh uốn ván ở bà mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì không có cách nào khác là phải làm tốt công tác dự phòng, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT và PNTSĐ 8,14.Chính vì vậy, gần 3 thập kỷ qua, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được WHO phát động và triển khai rộng khắp trên toàn thế giới. Năm 1981 nước ta đưa TCMR vào thực hiện, trong đó có tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT 4. Từ đó đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT không ngừng được tăng lên. Năm 1995 UVSS được loại trừ trên quy mô tỉnh (Tỷ lệ mắo UVSS < 11000 trẻ đẻ sống) và đến năm 2005 cả nước đã loại trừ được UVSS trên quy mô huyện, tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván cho PNMT luôn đạt trên 80%, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả loại trừ UVSS luôn được duy trì 2.Được sự hổ trợ của WHO, chương trình TCMR Quốc gia, năm 1982 Thừa Thiên Huế đưa chương trình TCMR triển khai. Sau gần 20 năm thực hiện, nay đã có 99 Huyện, Thành phố và 150 xã, phường đã triển khai đầy đủ 28. Qua kết quả tổng kết chương trình TCMR của tỉnh năm 2010 cho thấy, tỉ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNMT đạt 92,8%, luôn đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS 13.Tuy UVSS đã được loại trừ hơn 5 năm qua, nhưng chúng ta không chủ quan mà cần chủ động giám sát, đôn đốc và thường xuyên theo dõi tình hình chủng ngừa và sự tiếp cận dịch vụ tiêm vắc xin phòng uốn ván, đặc biệt là ở PNMT, nhằm nâng cao chất lượng của công tác phòng bệnh mà cụ thể là tỉ lệ PNMT được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt yêu cầu và luôn đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS, góp phần trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc thai sản nói riêng, phù hợp thực tế với chiến lược hoạt động và phát triển của ngành y tế nước ta lấy “ y học dự phòng làm gốc”. Chính vì những lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài: “Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế ”.Với những mục tiêu như sau:1. Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai.

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO ĐạI HọC HUế TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC HONG B CN NGHIÊN CứU TìNH HìNH TIÊM VắC XIN PHòNG UốN VáN ở PHụ Nữ MANG THAI PHƯờNG HƯƠNG LONG THàNH PHố HUế Ngi hng dn lun vn PGS.TS. inh Thanh Hu HUế, 2012 Lời cảm ơn Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi xin bày tổ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, phòng đào tạo Đại học trường Đại học Y Dược Huế, thư viện trường Đại học Y Dược Huế cùng toàn thể ‎ quy Thầy Cô giáo trong toàn trường đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đinh Thanh Huề về sự dạy dỗ và hướng dẫn tận tình của Thầy đối với quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Huế, Uỷ ban nhân dân phường Hương Long, trạm Y tế phường Hương Long thành phố Huế và các bà mẹ mang thai, các bà mẹ có con dưới 1 tuổi đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những người thân trong gia đình, toàn thể bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Huế,ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hoàng Bá Cần Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều có thật và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Huế,ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Hoàng Bá Cần NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBVC Cán bộ viên chức DCL Dây chuyền lạnh DS – KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình ĐHYD Đại học Y Dược TCMR Tiêm chủng mở rộng TCQG Tiêm chủng quốc gia THPT Trung học phổ thông UBND Uỷ ban nhân dân UVSS Uốn ván sơ sinh YTDP Y học dự phòng WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử bệnh uốn ván 3 1.2. Mục tiêu của chương trình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai 4 1.3. Đối tượng tiêm chủng 4 1.4. Chiến lược của chương trình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai 5 1.5. Tình hình mắc bệnh uốn ván sơ sinh trên thế giới 5 1.6. Tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai tại Việt Nam 5 1.7. Dịch tể học và lâm sàng bệnh uốn ván 6 1.8. Dự phòng bệnh uốn ván 7 1.9. Vắc xin phòng uốn ván 8 1.10. Quản ly dây chuyền lạnh và vắc xin 10 1.11. Một số nét về địa điểm nghiên cứu 12 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 2.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 14 2.4. Thu thập số liệu 16 2.5. Phương pháp xử ly số liệu 18 2.6. Thời gian nghiên cứu 18 2.7. Đạo đức nghiên cứu 18 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1. Một số Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván của đối tượng nghiên cứu 21 3.3. Các yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin phòng uốn ván 24 Chƣơng 4: BÀN LUẬN 28 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 28 4.2. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai 30 4.3. Các yếu tố liên quan đến thực trạng bà mẹ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai 32 KẾT LUẬN 38 KIẾN NGHỊ 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Uốn ván ở phụ nữ mang thai và ở trẻ sơ sinh là bệnh rất nguy hiểm, với tỉ lệ tử vong cao. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi năm trên Thế giới ước tính có khoảng 500.000 trẻ em tử vong vì uốn ván sơ sinh (UVSS) [12]. Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc UVSS giảm một cách đáng kể nhờ có việc tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai (PNMT) và phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ). Năm 2000, cả Thế giới có khoảng 200.000 trẻ em tử vong vì UVSS, tỷ lệ này ở Việt Nam là 70 trẻ [12]. WHO đã đúc kết và chính thức nhận định “Uốn ván hầu như không có miễn dịch tự nhiên và nếu hữu hạn có thì củng không đủ lượng kháng thể để phòng bệnh uốn ván” [8],[19]. Vì thế để tạo được miễn dịch chống lại bệnh uốn ván ở bà mẹ và uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì không có cách nào khác là phải làm tốt công tác dự phòng, đặc biệt là tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT và PNTSĐ [8],[14]. Chính vì vậy, gần 3 thập kỷ qua, chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã được WHO phát động và triển khai rộng khắp trên toàn thế giới. Năm 1981 nước ta đưa TCMR vào thực hiện, trong đó có tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT [4]. Từ đó đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT không ngừng được tăng lên. Năm 1995 UVSS được loại trừ trên quy mô tỉnh (Tỷ lệ mắo UVSS < 1/1000 trẻ đẻ sống) và đến năm 2005 cả nước đã loại trừ được UVSS trên quy mô huyện, tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván cho PNMT luôn đạt trên 80%, các hoạt động nhằm bảo vệ thành quả loại trừ UVSS luôn được duy trì [2]. Được sự hổ trợ của WHO, chương trình TCMR Quốc gia, năm 1982 Thừa Thiên Huế đưa chương trình TCMR triển khai. Sau gần 20 năm thực 2 hiện, nay đã có 9/9 Huyện, Thành phố và 150 xã, phường đã triển khai đầy đủ [28]. Qua kết quả tổng kết chương trình TCMR của tỉnh năm 2010 cho thấy, tỉ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho PNMT đạt 92,8%, luôn đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS [13]. Tuy UVSS đã được loại trừ hơn 5 năm qua, nhưng chúng ta không chủ quan mà cần chủ động giám sát, đôn đốc và thường xuyên theo dõi tình hình chủng ngừa và sự tiếp cận dịch vụ tiêm vắc xin phòng uốn ván, đặc biệt là ở PNMT, nhằm nâng cao chất lượng của công tác phòng bệnh mà cụ thể là tỉ lệ PNMT được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván đạt yêu cầu và luôn đạt chỉ tiêu loại trừ UVSS, góp phần trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và chăm sóc thai sản nói riêng, phù hợp thực tế với chiến lược hoạt động và phát triển của ngành y tế nước ta lấy “ y học dự phòng làm gốc”. Chính vì những lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài: “Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế ”. Với những mục tiêu như sau: 1. Xác định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ BỆNH UỐN VÁN: Bệnh uốn ván được mô tả từ rất cổ xưa, vào thời Hyppocrates. Nhưng mãi cho đến năm 1884, người ta mới gây được bệnh uốn ván thực nghiệm bằng cách tiêm dịch nghiền ở vết thương tấy mủ của người mắc bệnh uốn ván cho súc vật thí nghiệm. Họ đã chứng minh tính chất nhiểm khuẩn và mô tả được bệnh uốn ván điển hình ở Thỏ [6],[33]. Năm 1884 SIMSPSON khám phá rằng: “Triệu chứng bệnh uốn ván rất giống với những trường hợp ngộ độc Strysthnine” [33]. Năm 1885 NICOLAIER thấy rằng, khi ủ đất cát bẩn cho chuột nhắt và các súc vật khác ở, thì chúng thường mắc bệnh có triệu chứng giống như uốn ván ở người. Ông đã tìm thấy một loại trực khuẩn dài ở tại vết thương tấy mủ, nơi mà trước đây đã ủ đất cát bẩn nhưng lại không nuôi cấy được chủng thuần khiết. Ông cho rằng, chủng sinh bệnh học của bệnh uốn ván là do một chất độc giống như Strysthnine của trực khuẩn này tiết ra [6],[33]. Năm 1889 KITASATO đã phân lập được trực khuẩn uốn ván tại một vết thương tấy mủ, ông đã thuần khiết được trực khuẩn uốn ván trong môi trường nuôi cấy và nhận thấy canh khuẩn thuần khiết này chứa một loại độc tố hòa tan, độc tố này gây nên triệu chứng bệnh uốn ván [6],[10],[33]. Trực khuẩn uốn ván thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridium, tên khoa học của trực khuẩn uốn ván là Clostridium Tetani. Đây là loại trực khuẩn kỵ khí bắt buộc, hình thái trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, khi mới nuôi cấy trên môi trường đặc thì sinh ra những hình thể dài như sợi chỉ, bắt màu Gram dương [5],[33]. 4 Trực khuẩn uốn ván có lông, di động mạnh trong môi trường kỵ khí (Có chủng không có lông), gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sinh nha bào, nha bào to hơn thân và nằm về một đầu vi khuẩn nên vi khuẩn có hình dạng giống như đinh Ghim. Sự hình thành nha bào nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, tăng lên trong điều kiện canh thang có huyết thanh và không có Glucose [33]. 1.2. MỤC TIÊU CHƢƠNG TRÌNH TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN CHO PHỤ NỮ MANG THAI: Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai là một trong những hạng mục bắt buộc của chương trình TCMR ở nước ta củng như trên thế giới, nhằm mục tiêu hạn chế tỉ lệ mắc, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh uốn ván gây ra. Tiến tới loại trừ UVSS [3],[4]. 1.3. ĐỐI TƢỢNG TIÊM CHỦNG: Chương trình này phục vụ cho đối tượng PNMT và PNTSĐ (Lứa tuổi trong độ tuổi sinh đẻ có thể chưa có thai lần nào thì được tiêm 5 mũi vắc xin phòng uốn ván hoặc có thai lần đầu tiên thì được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, lần mang thai kế tiếp thì được tiêm thêm 1 mũi nữa nếu chưa quá 5 năm tính từ lần đẻ trước, nếu đã quá 5 năm thì phải tiêm lại 2 mũi vắc xin phòng uốn ván như lần mang thai đầu tiên) [3],[7],[9]. Trực khuẩn uốn ván [...]... của tiêm vắc xin phòng uốn ván - Nguồn thông tin có được về tiêm vắc xin phòng uốn ván 2.3.4 Thực trạng các bà mẹ tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai: - Tỷ lệ bà mẹ được tiêm vắc xin phòng uốn ván (Theo mũi tiêm) tại trạm Y Tế phường và cơ sở Y Tế khác khi mang thai - Thời điểm tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai - Tỷ lệ các bà mẹ được tiêm đủ, tiêm thiếu, không tiêm vắc xin phòng uốn ván. .. khi mang thai 2.3.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai: Nghiên cứu mong muốn tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNMT, gồm có các yếu tố: 16 - Mối liên quan giữa tiêm vắc xin phòng uốn ván và đặc điểm dân số học của các bà mẹ được điều tra - Mối liên quan giữa tiêm vắc xin phòng uốn ván và sự hiểu biết về tiêm vắc xin phòng. .. mang thai lần sau mà lần mang thai này cách lần mang thai trước dưới 5 năm và lần mang thai trước đã được tiêm đầy đủ vắc xin phòng uốn ván Lần mang thai này đã được tiêm thêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván được đánh giá tiêm đầy đủ - Nếu bà mẹ mang thai lần sau mà lần mang thai này cách lần mang thai trước trên 5 năm thì lần mang thai này phải được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván giống như với lần mang. .. tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván - Trong suốt thời kỳ mang thai có tới 20,6% số bà mẹ mang thai 3 tháng đầu chưa tiêm mũi nào vắc xin để phòng uốn ván - Với bà mẹ có con < 1 tuổi có đến 95,5% đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván 24 3.3.2 Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin phòng uốn ván ở các đối tƣợng đủ tiêu chuẩn đánh giá Bảng 3.7 Tỷ lệ tiêm đủ, tiêm chưa đủ vắc xin phòng uốn ván Tiêm Đủ Đặc điểm Tiêm chƣa... người lớn, kể cả phụ nữ đang mang thai - Vắc xin uốn ván hấp phụ (TT), phòng duy nhất bệnh uốn ván Vắc xin này dung cho PNMT và PNTSĐ 1.10.2 Chỉ định và hiệu quả vắc xin uốn ván: Tất cả mọi người đều có thể phòng ngừa được bệnh uốn ván bằng cách tiêm vắc xin phòng uốn ván, trong đó có vắc xin phòng uốn ván cho PNMT (TT) Đây là phương pháp phòng bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất 10 - Phụ nữ tuổi sinh đẻ... TƢỢNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi tìm hiểu tình trạng tiêm vắc xin phòng uốn ván khi mang thai trên hai đối tượng: - Bà mẹ đang mang thai - Bà mẹ đã sinh con (con dưới 1 tuổi) Số bà mẹ này được đánh giá tình trạng tiêm vắc xin phòng uốn ván thông qua việc tiêm vắc xin phòng uốn ván trong lần mang thai đứa con này 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu. .. sống ở địa phương này 30 4.2 TỶ LỆ TIÊM VẮC XIN PHÒNG UỐN VÁN CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU TRONG LẦN MANG THAI NÀY 4.2.1 Tỷ lệ tiêm chủng các mũi vắc xin phòng uốn ván: Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong tổng số các bà mẹ được nghiên cứu, có 19,6% số bà mẹ mới được tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, số bà mẹ được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm cao nhất (77,5%) và chỉ có 2,9% số bà mẹ không tiêm mũi... mũi vắc xin phòng uốn ván và có tới 8,1% các bà mẹ mang thai không tiêm mũi nào Tỷ lệ tiêm 2 mũi vắc xin phòng uốn ván (47,7%) chiếm rất thấp trong tổng số các bà mẹ mang thai lần đầu, nguyên nhân có thể nghĩ tới là do số bà mẹ mang thai có tuổi thai còn quá nhỏ nên các bà mẹ chưa tiêm đủ vắc xin để phòng uốn ván Củng từ bảng 3.5, số bà mẹ mang thai hơn 1 lần được tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván chiếm... đƣợc tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ khi mang thai không: - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã được tiêm đầy đủ 5 mũi vắc xin phòng uốn ván đúng lịch thì đánh giá đã tiêm đầy đủ - Nếu bà mẹ mang thai lần đầu được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván, (Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt khi mang thai, mũi 2 tiêm cách mũi 1 ít nhất 4 tuần và trước khi sinh ít nhất 2 tuần) được đánh giá tiêm đầy đủ - Nếu bà mẹ mang. .. + Với bà mẹ mang thai lần đầu, nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ mà chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván + Với bà mẹ đã có ≥ 1 con (Con nhỏ nhất dưới 5 tuổi) mà trước đó đã tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ, nếu trong lần mang thai này chưa được tiêm thêm mũi nào vắc xin phòng uốn ván + Với bà mẹ có con < 1 tuổi, nếu khi mang thai đứa con này không được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ 2.5 XỬ . định tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai. . học dự phòng làm gốc”. Chính vì những lẽ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dề tài: Nghiên cứu tình hình tiêm vắc xin phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai phường Hương Long thành phố Huế ”. . Và ĐàO TạO ĐạI HọC HUế TRƯờNG ĐạI HọC Y DƯợC HONG B CN NGHIÊN CứU TìNH HìNH TIÊM VắC XIN PHòNG UốN VáN ở PHụ Nữ MANG THAI PHƯờNG HƯƠNG LONG THàNH PHố HUế Ngi

Ngày đăng: 20/07/2014, 05:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan