Thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan

61 2.2K 14
Thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện thiệu hóa tỉnh thanh hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết, dân số thế giới đang tăng 78 triệu ngườinăm 14, kéo theo những hậu quả nặng nề về bệnh tật, nghèo đói và thảm hoạ môi trường. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050 14. Con số đó nêu lên một thách thức khó khăn cho tất cả các chính phủ của tất cả các quốc gia. Nằm trong các biện pháp nhằm ổn định dân số, chính sách dân số được coi là công cụ quan trọng của nhà nước để đạt được kết quả trong quản lý dân số và thực hiện chính sách kinh tế xã hội. Là một thành viên của mái nhà liên hợp quốc, Việt Nam đóng góp 86.024.600 dân vào cộng đồng thế giới ( TCTK2009) 10. Với con số này Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 Đông Nam Á, và đứng thứ 13 thế giới 9 trong danh sách những quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Với quy mô dân số không nhỏ ấy, nhà nước ta đã tự nhận thấy những thuận lợi, khó khăn, vai trò và nghĩa vụ của mình trong công cuộc ổn định dân số quốc gia. Vì vậy, ngay từ những năm đất nước vừa được giải phóng khỏi thực dân Pháp1960, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai ở miền Bắc (miền Nam chưa được giải phóng) với những chính sách thiết thực nhằm hướng tới quy mô gia đình 3 con. Sau đó, nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã nêu ra mục tiêu mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con. Từ đó đến nay, quy mô gia đình ít con cùng với những chính sách hỗ trợ của chính phủ ngày càng được đẩy mạnh và phát triển trên phạm vi toàn quốc. Cuộc vận động “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” đã thực sự lan rộng và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Tỉ lệ sinh giảm từ 43,9% 0 năm 1960 xuống còn 21,9% 0 năm 1997, mức sinh giảm trung bình 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh con thứ 3 đang có chiều hướng gia tăng. Theo Tổng cục Dân số, tình trạng sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính khi sinh đang xảy ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương. 4563 tỉnh, thành có số con thứ 3 trở lên tăng cao, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu với tốc độ tăng 100%, Trà Vinh 97%, Bạc Liêu 87% 17. Tình trạng này có nguy cơ phá vỡ những thành quả mà nước ta đã đạt được trong những năm qua. Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên 11.120 km2, dân số 3,49 triệu người. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao 13,27% 8. Xu hướng tăng không những ở khu vực nông thôn mà còn ở những khu vực không truyền thống như thành phố và các cán bộ Đảng viên. Vậy thực trạng hiện nay tại tỉnh là như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra thực trạng này? Làm sao để công tác dân số tại tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc ổn định dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân? Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa với đề tài: “Thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : 1. Mô tả thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện Thiệu Hóa năm 2009. 2.Thăm dò một số yếu tố liên quan tới tình trạng sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 3 1.1 Chính sách dân số: 3 1.1.1 Tình hình thế giới: 3 1.1.2 Chính sách dân số ở Việt Nam 4 1.2 Một số yếu tố liên quan đến mức sinh và tình trạng sinh con thứ 3 7 1.2.1 Tập quán, quan niệm truyền thống của Việt Nam về sinh con trai, con gái: 7 1.2.2 Yếu tố kinh tế: 9 1.2.3 Tôn giáo, tín ngưỡng 11 1.2.4 Chính sách dân số 11 1.2.5 Các yếu tố khoa học và kỹ thuật 12 1.3 Các nghiên cứu liên quan 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1 Địa điểm nghiên cứu 15 2.2 Đối tượng nghiên cứu 15 2.3 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 16 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 16 2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 16 2.3.3 Thu thập số liệu 17 2.3.4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu 18 2.4 Thời gian nghiên cứu 20 2.5 Xử lý và phân tích số liệu 20 2.6 Đạo đức nghiên cứu: 20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1 Mô tả mẫu 21 3.2 Thực trạng sinh con thứ 3 huyện Thiệu Hoá 22 3.3 Các yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hoá 23 3.3.1 Tâm lý thích con trai và yếu tố phong tục tập quán 23 3.3.2 Yếu tố kinh tế 28 3.3.3 Yếu tố chính sách dân số 30 3.3.4 Yếu tố về dịch vụ sinh con theo ý muốn 32 3.3.5 Một số yếu tố liên quan khác 33 Chương 4: BÀN LUẬN 36 4.1 Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 36 4.2 Tình hình sinh con thứ 3 trở lên ở huyện Thiệu Hoá 37 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sinh con thứ 3 trở lên 38 4.3.1 Tư tưởng trọng nam 38 4.3.2. Yếu tố kinh tế 39 4.3.3 Yếu tố chính sách dân số 41 4.3.4 Lựa chọn giới tính trước sinh 43 4.3.5 Một số yếu tố liên quan khác 45 KẾT LUẬN 46 KIẾN NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG VIẾT TẮT BPTT : Biện pháp tránh thai CSDS : Chính sách dân số CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ : Dân số kế hoạch hóa gia đình NC : nghiên cứu PVS : phỏng vấn sâu SCT3 : sinh con thứ ba SRB : Tỷ suất giới tính khi sinh TCTK : Tổng cục thống kê TLN : Thảo luận nhóm UNFPA : Quỹ dân số liên hiệp quốc LỜI CẢM ƠN Sau khi cuốn khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa được hoàn thành, tận đáy lòng mình, tôi chân thành cảm ơn đến: Các thầy, cô giáo trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô khoa y tế công cộng đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập. TS. Nguyễn Đăng Vững, người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn cho tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ thông tin và hoàn thành khóa luận này. ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh cũng đã tận tình chỉ bảo, đóng góp nhiều ý tưởng nghiên cứu cho tôi. Các bác, cô, chú đang công tác tại Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Thiệu Hóa, đặc biệt là cô Minh, cộng tác viên y tế xã Thiệu Đô đã giúp đỡ tôi khi xuống tiến hành điều tra thu thập số liệu tại địa bàn. Tập thể nhân dân xã Thiệu Đô đã nhiệt tình tham gia vào nghiên cứu. Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập 6 năm qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ tôi, những người đã đã phải chịu nhiều hy sinh, vất vả và là nguồn động viên cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu này. Nguyễn Thị Xuân Tịnh Cộng hòa Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Kính gửi : - Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội. - Phòng đào tạo đại học trường Đại học Y Hà Nội. - Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Hà Nội. - Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. Tôi là sinh viên Nguyễn Thị Xuân Tịnh, lớp Y6B trường Đại học Y Hà Nội. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực, khách quan. Các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu nào. Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2010 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Xuân Tịnh 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) cho biết, dân số thế giới đang tăng 78 triệu người/năm [14], kéo theo những hậu quả nặng nề về bệnh tật, nghèo đói và thảm hoạ môi trường. Theo báo cáo của Liên hiệp quốc, tổng dân số thế giới sẽ tăng từ 6,7 tỷ người hiện nay lên 9,2 tỷ người vào năm 2050 [14]. Con số đó nêu lên một thách thức khó khăn cho tất cả các chính phủ của tất cả các quốc gia. Nằm trong các biện pháp nhằm ổn định dân số, chính sách dân số được coi là công cụ quan trọng của nhà nước để đạt được kết quả trong quản lý dân số và thực hiện chính sách kinh tế - xã hội. Là một thành viên của mái nhà liên hợp quốc, Việt Nam đóng góp 86.024.600 dân vào cộng đồng thế giới ( TCTK-2009) [10]. Với con số này Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 Đông Nam Á, và đứng thứ 13 thế giới [9] trong danh sách những quốc gia có số dân đông nhất thế giới. Với quy mô dân số không nhỏ ấy, nhà nước ta đã tự nhận thấy những thuận lợi, khó khăn, vai trò và nghĩa vụ của mình trong công cuộc ổn định dân số quốc gia. Vì vậy, ngay từ những năm đất nước vừa được giải phóng khỏi thực dân Pháp-1960, chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình đã được triển khai ở miền Bắc (miền Nam chưa được giải phóng) với những chính sách thiết thực nhằm hướng tới quy mô gia đình 3 con. Sau đó, nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã nêu ra mục tiêu mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con. Từ đó đến nay, quy mô gia đình ít con cùng với những chính sách hỗ trợ của chính phủ ngày càng được đẩy mạnh và phát triển trên phạm vi toàn quốc. Cuộc vận động “dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt” đã thực sự lan rộng và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng. Tỉ lệ sinh giảm từ 43,9%0 năm 1960 xuống còn 21,9%0 năm 1997, mức sinh giảm trung bình hàng năm 1%0 [1]. 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ sinh con thứ 3 đang có chiều hướng gia tăng. Theo Tổng cục Dân số, tình trạng sinh con thứ 3 và mất cân bằng giới tính khi sinh đang xảy ra khá nghiêm trọng tại nhiều địa phương. 45/63 tỉnh, thành có số con thứ 3 trở lên tăng cao, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu với tốc độ tăng 100%, Trà Vinh 97%, Bạc Liêu 87% [17]. Tình trạng này có nguy cơ phá vỡ những thành quả mà nước ta đã đạt được trong những năm qua. Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở bắc trung bộ, có diện tích tự nhiên 11.120 km2, dân số 3,49 triệu người. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao 13,27% [8]. Xu hướng tăng không những ở khu vực nông thôn mà còn ở những khu vực không truyền thống như thành phố và các cán bộ Đảng viên. Vậy thực trạng hiện nay tại tỉnh là như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra thực trạng này? Làm sao để công tác dân số tại tỉnh đạt hiệu quả cao, góp phần vào việc ổn định dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân? Đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa với đề tài: “Thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : 1. Mô tả thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện Thiệu Hóa năm 2009. 2.Thăm dò một số yếu tố liên quan tới tình trạng sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Chính sách dân số 1.1.1 Tình hình thế giới Loài người xuất hiện muộn cách đây chừng 2 triệu năm. Những con người đầu tập trung chủ yếu ở châu Phi, ước khoảng 100.000 người. Đến thời đại đồ đá mới dân số thế giới áng chừng 5 triệu người. Trong nhiều năm qua, loài người đã trải qua nhiều chế độ tái sản xuất dân số với đặc trưng “tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ chết cũng cao”, nên dân số nhìn chung tăng chậm. Và đến năm 1850, dân số thế giới mới đạt 1,26 tỷ người. Từ thế kỷ XIX, dân số thế giới luôn tăng với tốc độ chóng mặt. So sánh khoảng thời gian để dân số thế giới tăng gấp đôi qua các thời kỳ ta thấy: năm 1850 dân số thế giới đạt 1,26 tỷ người, và sau 100 năm (1950) lên đến 2,51 tỷ người, đến năm 1990 dân số đã là 5,3 tỷ người trong vòng chỉ 40 năm, và 10 năm sau - năm 2000 dân số thế giới đã tăng thêm 1 tỷ người nữa tức là 6 tỷ người [1]. Khi hiện tượng bùng nổ dân số bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 20, các tác hại của nó bắt đầu rõ rệt và ngày càng sâu rộng, cũng là lúc các quốc gia họp bàn nhau lại để tìm giải pháp cho vấn đề này. Có thể kể đến 3 cuộc hội nghị toàn cầu về vấn đề dân số: Hội nghị năm 1974 tại Bucharest, Hội nghị năm 1984 tại Mexico và Hội nghị Cairo năm 1994 [26]. Các hội nghị đã đưa ra công ước quốc tế về vấn đề dân số và kiểm soát dân số. Thông qua các hội nghị này, chính phủ của các quốc gia trên thế giới đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề và vai trò của mình trong vấn đề kiểm soát dân số. Qua đó, chính phủ của tất cả các quốc gia đã xây dựng và thực thi chính sách dân số nhằm nỗ lực kiểm soát tình trạng dân số nước mình [11]. 4 Là một trong 3 đích tác động của chính sách dân số, chính sách dân số trong lĩnh vực sinh sản đang trở thành tâm điểm hành động của các chính phủ. Trong khi nhiều nước phát triển có chính sách khuyến khích tăng dân số thì ở các nước đang phát triển, nhiều nước lại phải thực hiện chính sách chống tăng dân số - chính sách giảm sinh [1]. Chính sách về điều tiết số lần sinh mạnh mẽ nhất có thể kể đến Trung Quốc. Chính phủ nước này đã ban hành chính sách một con từ năm 1978, với quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh một con và xử phạt rất nặng những cặp vi phạm chính sách này [20]. 1.1.2 Chính sách dân số ở Việt nam Sau khi miền Bắc dành độc lập, nền kinh tế nước ta ở trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Tốc độ phát triển dân số ở mức rất cao. Theo TCTK, dân số nước ta năm 1960 là 30.172.000 người, tốc độ phát triển dân số 3,39% [1]. Đứng trước thực trạng đó, việc xây dựng và thi hành chính sách dân số là vấn đề sống còn đối với quốc gia. Theo thời gian và dựa vào đặc điểm lịch sử của nước ta có thể chia quá trình hình thành và phát triển chính sách dân số nước ta theo 3 thời kỳ: Thời kỳ từ năm 1961-1975 Thời kỳ này đất nước tạm bị chia cắt thành 2 miền, chương trình kế hoạch hóa gia đình mới chỉ triển khai ở miền Bắc với hình thức là cuộc vận động sinh đẻ có hướng dẫn, trên cơ sở các quyết định của chính phủ. Mục tiêu cuộc vận động và hướng tới quy mô gia đình 3 con, đối tượng vận động chủ yếu là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, trước hết là nữ công nhân viên chức nhà nước, trong các lực lượng vũ trang. Kết quả là tỷ suất sinh thô ở miền Bắc đã giảm từ 43,9%0 xuống còn 33,2%0 bình quân mỗi năm giảm được 0,71%0. Tổng tỷ suất sinh giảm từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 5,25 con năm 1975 [1]. 5 Thời kỳ 1975-1984 Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được triển khai trong phạm vi cả nước, với mục tiêu được xác định cụ thể tại Đại hội Đảng lần thứ IV (năm 1976) là đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiên quyết giảm dần tốc độ tăng dân số hàng năm. Kết quả thực hiện mục tiêu của thời kỳ này tuy có tiến bộ hơn thời kỳ trước nhưng còn rất hạn chế. Tỷ suất sinh giảm từ 33,2%0( năm 1975) xuống còn 30,8%0. Số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 5,25 con năm 1975 xuống còn 3,85 con năm 1984 [1]. Thời kỳ 1984-2000 Thời kỳ này, đặc biệt từ năm 1993 đến nay, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình có bước phát triển mạnh mẽ, với quyết tâm rất cao của chính phủ được thể hiện ở những đổi mới cả về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy thực hiện. Tại Đại Hội Đảng lần thứ VII năm 1980 đẫ nhấn mạnh rằng: “giảm tốc độ tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, sâu sắc trong toàn dân”. Trong khoảng thời gian 5 năm(1991-1996) công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ những kết quả đạt được của chương trình, Đại Hội đã đề ra mục tiêu: “tạo chuyển biến nhanh trong trong việc thực hiện chiến lược dân số cả về quy mô, cơ cấu. Sự phân bố, tập trung trước hết vào mục tiêu mỗi cặp vợ chồng không có quá 2 con và được nuôi dạy tốt, giảm nhanh tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên [1]. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chính sách, pháp luật về dân số nhằm điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số. Bao gồm quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, phân bố dân cư và đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4-NQ/HNTW, ngày 14/01/1993 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa [...]... ở huyện Thiệu Hóa Bảng 3. 3 tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở huyện Thiệu Hóa Chỉ tiêu Tổng số trẻ đẻ sống trong năm (trẻ) Số trẻ sinh ra là con thứ 3 (trẻ) Tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên (%) Năm 2001 237 4 32 0 13, 48 2002 2214 284 12,80 20 03 2421 32 5 13, 42 2004 21 63 336 15, 53 2005 2150 30 7 14,27 2006 2177 259 11,90 2007 2192 248 11,62 2008 2 138 232 10,85 2009 231 3 232 10, 03 Nhận xét: * Tỷ lệ SCT3... 2 con 1 trai 1 gái) “Nói chung là sinh con thứ 3 là những trường hợp ít mà, không nhiều”(TLN nữ 32 t, 2 con trai, 1 con gái) 3. 3 Các yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hóa 3. 3.1 Tâm lý thích con trai và yếu tố phong tục tập quán Trong quá trình phỏng vấn sâu, 6 trong số 9 đối tượng sinh con thứ 3 được phỏng vấn nói rằng mình sinh thêm con là vì muốn có con trai do những lần sinh. .. của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa trong 9 năm từ 2001 đến hết năm 2009, cao nhất là 15, 53% (2004), thấp nhất là 10, 03% (2009) * Tỷ lệ SCT3 của huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa có xu hướng cao hơn từ năm 2001 đến năm 2005, sau đó lại giảm dần từ 2005 đến hết năm 2009 Từ 13, 48% năm 2001 tăng lên 15, 53% năm 2005, và trong khoảng thờ gian này tỷ lệ SCT3 luôn ở mức cao Từ năm 2005 đến năm 2009, tỷ lệ SCT3... việc tìm hiểu lý do sinh con thứ 3 trở lên của người phụ nữ một cách cụ thể, khách quan, thu thập thông tin qua nhiều khía cạnh * Số liệu về tình hình sinh con thứ 3 trở lên, tình hình biến động dân số ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tại Trung tâm Dân số- KHHGĐ huyện Thiệu Hóa, Chi Cục Dân số- KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa 2 .3 Thiết kế nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu 2 .3. 1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên... sắp xếp và thay đổi tùy theo hoàn cảnh của từng đối tượng nghiên cứu nhằm thu được những lý do cụ thể dẫn đến hành vi sinh con thứ 3 của họ 2 .3. 4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu: Bảng 2.1 Các chỉ số, biến số nghiên cứu Mục tiêu Biến số/ chỉ số NC Phương pháp NC, công cụ NC Thực trạng Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên Thu thập số liệu sinh con Tỉ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên có bố có sẵn thứ 3 mẹ là... hàng, 3 con gái, 1 con trai) Ngay cả các Đảng viên cũng có tình trạng sinh con thứ 3: “ Đấy cái năm đấy người ta bảo là được sinh con thứ 3 đấy thôi, nhà nước cũng sinh con thứ 3 được mà, mấy năm đấy là nhà nước mở mà… Nói chung là không nhưng mà nhà nước người ta sinh con thứ 3 không mất Đảng thì mình cũng liều sinh thêm cháu nữa” ( PVS, nữ 36 tuổi, nông dân, 2 con gái, 1 con trai) Một điều quan trọng... huyện Thiệu Hóa của tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên 11.120 km2, có 27 huyện, thị xã, thành phố với 636 xã phường, thị trấn Dân số năm 2008 là 3. 498.4 03 người, mật độ dân số 30 5 người/km2 Tỷ suất sinh thô là 14,4%0 Tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên là 13, 97% [9] Về kinh tế - xã hội: GDP 519 USD/người /năm Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 29, 93% ,... chiếm 36 , 03% , dịch vụ chiếm 34 ,02% Thiệu Hóa là một huyện nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa Diện tích đất 17.547,52 ha Huyện có 30 xã và 1 thị trấn Số dân 192.1 53 người Tốc độ phát triển kinh tế năm 2008 là 11,2% Công tác DS-KHHGĐ: Trung tâm dân số huyện có 4 người, trong đó có 3 người có trình độ đại học và 1 người có trình độ trung cấp Huyện có 31 cán bộ chuyên trách dân số, và. .. chồng sinh đẻ có kế hoạch (sinh muộn, sinh ít, giãn khoảng cách sinh, thôi sinh đẻ…) thực hiện việc sinh đẻ theo ý muốn Ngày nay nhờ có yếu tố kỹ thuật đã điều tiết trực tiếp mức sinh làm cho loài người chủ động sinh đẻ theo ý muốn [1] 1 .3 Các nghiên cứu liên quan Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tới mức sinh, một nghiên cứu đã được tiến hành năm 2008 tại Hà Nội “Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến... luôn giảm và xuống đến 10, 03% năm 2009 23 * Trong các năm từ 2001-2006 tỷ lệ SCT3 luôn ở mức cao, từ năm 2007 có sự giảm nhanh chóng từ 14,27% năm 2006 xuống còn 11,90% năm 2007 Các đối tượng trong 3 nhóm thảo luận hầu hết đều cho rằng tỷ lệ SCT3 ở địa phương có tồn tại “Xã Thiệu Đô từ năm 2007 về trước còn cập giật tư tưởng nhiều con, nhưng từ năm 2007 đến 2009 nay thì hạn chế hộ sinh con thứ 3 ( TLN . con trai và yếu tố phong tục tập quán 23 3. 3.2 Yếu tố kinh tế 28 3. 3 .3 Yếu tố chính sách dân số 30 3. 3.4 Yếu tố về dịch vụ sinh con theo ý muốn 32 3. 3.5 Một số yếu tố liên quan khác 33 Chương. Hóa năm 2009 và một số yếu tố liên quan . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : 1. Mô tả thực trạng sinh con thứ 3 ở huyện Thiệu Hóa năm 2009. 2.Thăm dò một số yếu tố liên quan tới tình trạng sinh con thứ. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3. 1 Mô tả mẫu 21 3. 2 Thực trạng sinh con thứ 3 huyện Thiệu Hoá 22 3. 3 Các yếu tố liên quan đến việc sinh con thứ 3 tại huyện Thiệu Hoá 23 3. 3.1 Tâm lý thích con

Ngày đăng: 19/07/2014, 12:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan