Luận văn mối quan hệ gia đình và xã hội trong truyện cổ tích, ca dao VIệt nam

16 1.6K 2
Luận văn mối quan hệ gia đình và xã hội trong truyện cổ tích, ca dao VIệt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài: Văn học dân gian là một tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ những nét đẹp của đời sống tinh thần người Việt song hành cùng các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Niềm hạnh phúc đầu đời bình dị mà đầy ý nghĩa nhân văn cao đẹp của mỗi người là được lớn lên trong lời ca dao của mẹ, trong thế giới những câu chuyện cổ tích của bà. Những ông Bụt, bà Tiên trong câu chuyện cổ, những cái Bống, cái Cò trong ca dao là hình ảnh của quê hương thân thuộc, là những ước mơ khát vọng về hạnh phúc . Văn học dân gian chính là chiếc nôi nuôi dưỡng tinh thần của mỗi người từ lúc chào đời và trở thành nhịp cầu nối giữa cá nhân mỗi người đi đến tình yêu quê hương đất nước. Trong các thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích và ca dao là những thể loại có lợi thế nhất trong việc thể hiện trí tưởng tượng phong phú cũng như bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của con người một cách tự do nhất. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống hay nói như M.Gorki “Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại”, hiện thực cuộc sống chính là mảnh đất màu mỡ để văn học dân gian đâm chồi nảy lộc. Hiện thực đó chính là các mối quan hệ gia đình và xã hội phản ánh chiều dài lịch sử trong hành trình tư tưởng của người Việt xưa. Cổ tích, ca dao đã phản ánh những mối quan hệ này một cách sâu rộng và vô cùng phong phú. Tìm hiểu mối quan hệ gia đình, xã hội trong ca dao, cổ tích chính là hành trình đi ngược dòng lịch sử để tìm về nguồn gốc dân tộc, để tìm hiểu đời sống của người xưa trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội, với chính mình để hoàn thiện và phát triển. Tìm hiểu mối quan hệ gia đình, xã hội trong ca dao, cổ tích chính là thái độ trân trọng những giá trị văn hóa, những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 1 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam từ đó có thái độ sống xứng đáng hơn với lịch sử, với những gì mình đang hưởng của cuộc sống hôm nay. Chính vì lí do trên, người viết bài xin được đi vào tìm hiểu mảnh đất trù phú, màu mỡ của ca dao, cổ tích từ phương diện tiếp cận mối quan hệ gia đình và xã hội. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: tìm hiểu các mối quan hệ chủ yếu về gia đình và xã hội trong ca dao, cổ tích. Phạm vi nghiên cứu: Một số truyện cổ tích tiêu biểu của người Việt và các dân tộc thiểu số, các bài ca dao trữ tình người Việt. 3.Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu mối quan hệ gia đình, xã hội trong ca dao, cổ tích để thấy rõ ảnh hưởng của nó đối với quá trình hình thành những truyền thống văn hóa cũng như chi phối đời sống tình cảm của người Việt như thế nào. 4.Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, so sánh và đối chiếu, phân tích, tổng hợp. Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 2 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam PHẦN NỘI DUNG 1. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản: 1.1.Khái niệm ca dao: Có nhiều định nghĩa khác nhau về ca dao. Theo giáo sư Hoàng Phê, ca dao là một thuật ngữ chỉ loại “Thơ ca dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một nhịp điệu nhất định”. Theo TS. Lê Đức Luận trong “Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt”, “ca dao là lời của các câu hát dân gian và những sáng tác ngâm vịnh được lưu tuyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân gian”. 1.2 Khái niệm cổ tích: Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên và Từ điển tiếng Việt do Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm biên soạn đều giải thích “truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố thần kì, tượng trưng và ước lệ”. Theo giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2001), truyện cổ tích gồm 3 bộ phận chính: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thế sự và truyện cổ tích loài vật. Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 3 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam 1.3. Quan hệ gia đình: là những mối quan hệ tác động qua lại giữa những người cùng trong một gia đình như quan hệ cha con, mẹ con, vợ chồng, anh chị em trong đời sống hàng ngày. 1.4. Quan hệ xã hội: là những mối quan hệ tác động qua lại giữa những người, những giai cấp, tầng lớp trong xã hội thông qua quá trình giao tiếp. Nói chung, các mối quan hệ gia đình và xã hội được đề cập trong ca dao, cổ tích là vô cùng phong phú. 2.Mối quan hệ xã hội trong cổ tích, ca dao: Hiện thực trong cổ tích dù là cổ tích thần kỳ hay cổ tích hiện thực, cổ tích sự tích thì vẫn chính là những bức tranh cuộc sống xã hội thời phong kiến cùng với sự đối lập hai hạng người tiêu biểu là người nghèo và người giàu có, người bất hạnh và những người có quyền thế, người hiền và người ác. Đó chính là những mối quan hệ của xã hội có giai cấp –xã hội phong kiến. Giai cấp thống trị trong cổ tích là vua chúa, trưởng bản, nhà quan, địa chủ, phú hộ… - những người có quyền lực và có của cải. Giai cấp bị trị trong cổ tích là người dân nghèo, người mồ côi, người đầy tớ… - họ không có ruộng vườn, cô thế nên bị giai cấp thống trị bóc lột sức lực, trí tuệ phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị. Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu với việc giai cấp bị trị vùng lên đấu tranh, lật đổ giai cấp thống trị đó chính là môtýp đổi đời thường gặp.Trong lịch sử, điều này không hề dễ dàng nhưng trong thế giới cổ tích, điều này thể hiện ước mơ về lẽ công bằng, ở hiền gặp lành của nhân dân lao động. Và đây cũng chính là đời sống xã hội được phản ánh trong ca dao. Tuy nhiên, giữa cổ tích và ca dao lại có phương thức biểu đạt khác nhau. Cổ tích phản ánh mối quan hệ xã hội dưới dạng hiện tượng, cách thức còn ca dao lại thể hiện ở góc độ tư tưởng, tình cảm. Cả hai bổ sung làm nên bức tranh xã hội đầy màu sắc. Các mối quan hệ xã hội trong cổ tích, ca dao thường tập trung vào những dạng sau: Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 4 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam 2.1 Giai cấp thống trị tìm mọi cách để bóc lột sức lực thậm chí cả tính mạng của giai cấp bị trị để phục vụ cho quyền thế của mình. Trong xã hội xưa, giữa các tập đoàn phong kiến cũng thường xảy ra những cuộc chiến tranh để tranh giành quyền lực. Để đạt được điều đó, giai cấp thống trị không ngần ngại đẩy người dân vô tội vào những cảnh chém giết để bảo vệ quyền lực của mình.Chúng bắt người dân phải đi phu, đi lính để thoả mãn những nhu cầu cá nhân hay để củng cố quyền thế của mình. Truyện “Đam Bơ Ri” (dân tộc Mnông) kể về tên vua Pơ Rum vì không thể ăn ngon ngủ yên do tiếng thác Búc So nên bắt dân làng đi lấp thác để yên giấc ngủ của vua. “hàng trăm nhà bị đốt phá. Hàng ngàn trâu bò, heo, gà bị giết thịt. Lũ làng bị đánh đập, xua đuổi lên phá thác. Biết bao người chết vì roi đòn, vì đuổi chạy. Xác họ bị vứt xuống nơi thác đổ. Nước căm giận trào lên, sủi bọt đỏ ngầu máu…”. Chàng dũng sĩ Đam Bơ Ri đã chiến đấu và hi sinh vì buôn làng trong trận chiến chống lại vua Pơ Rum. Đối với bọn cường hào ác bá thì chúng tha hồ bóc lột sức lao động của người dân bằng cách khai thác triệt để sức lao động nhưng trả công rẻ mạt, thậm chí đánh đập bắt phục vụ không cơm. Truyện “Mồ côi và tên nhà giàu xấu bụng” (Dân tộc Dao) kể về tên nhà giàu trả công lao động cho Mồ côi bằng gói cơm nguội thiu nhưng còn gọi chó đuổi cắn anh. Cốt truyện này không hiếm trong cổ tích. Còn trong ca dao, mối quan hệ này được thể hiện qua tiếng kêu phản kháng của người dân nghèo đối với sự bóc lột, đàn áp của giai cấp thống trị. Có khi họ chỉ đích danh thủ phạm: Bộ Binh, Bộ Hộ, Bộ Hình Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi Hay phản ánh chế độ bắt lính của vua quan đẩy người dân vào tình cảnh dở khóc dở cười; Lệnh quan bắt lính đàn ông Mười sáu tuổi rưỡi đứng trong công đường Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 5 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Ai trông thấy lính cũng thương Đứng trong công đường nước mắt như mưa Hay phản ánh sự bóc lột sức lao động của bọn trọc phú: Từ nay tôi cạch đến già Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu Ruộng bà vừa xấu vừa sâu Vừa bé hạt gạo, vừa đau đồng tiền Tôi về cấy ruộng quan điền Bát gạo đã lớn quan tiền trao tay. 2.2.Với quyền lực của kẻ bề trên, giai cấp thống trị công khai thể hiện sức mạnh của mình với nhiều thủ đoạn áp bức bóc lột khác nhau. Kiểu loại nhân vật này là các phú ông, trưởng giả, quan lại và cả vua chúa. Đặc trưng chung của họ là giàu sang, quyền thế nhưng cũng rất tham lam, háo sắc, hách dịch và khinh người. Trong truyện cổ, các nhân vật này thường lợi dụng quyền lực và sự giàu có của mình để chèn ép, bóc lột những người lao động nghèo. Lão trưởng giả trong “Cây tre trăm đốt” là điển hình cho kiểu nhân vật này. Hắn vốn là một tên gian ác, xảo trá. Hắn dùng đủ mọi thủ đoạn để bóc lột người ở và người làm thuê. Hắn hứa gả con gái để lợi dụng sự thật thà hiền lành của anh Khoai biến anh thành kẻ làm không công cho hắn. Thế nhưng cuối cùng hắn lại tính gả con cho nhà tên cai tổng. Nhân vật ông quan trong truyện “Nàng Xuân Hương” tán tỉnh cô gái không được thì lại tìm cách vu oan cho người ta để hạ ngục. Rồi lại tiếp tục dụ dỗ cô gái, không đạt được ý nguyện nên hắn khép người ta vào tội trọng và đem ra pháp trường. Hoàng tử trong truyện “Công chúa Liễu Hạnh” và ông vua trong truyện “Ai mua hành tôi”…thì háo sắc, dùng uy quyền của mình để chiếm đoạt người khác . Truyện “Thạch Sanh” (dân tộc Việt) kể về những thủ đoạn độc ác của mẹ con Lý Thông hãm hại chàng Thạch Sanh trung hậu để cướp công trạng của Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 6 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam chàng. Truyện “Hai ông trạng nhỏ” (dân tộc Tày) kể về tên vua bắt hai em bé thông minh uống thuốc độc vì không muốn ai tài giỏi hơn mình. Nhưng với cái nhìn chủ quan đầy khát vọng về lẽ công bằng, các câu chuyện đều kết thúc với sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Tùy theo tính chất ác độc đã làm mà nhân vật phải lãnh nhận những hậu quả xứng đáng. Hoặc phải chấp nhận theo yêu cầu của những người nghèo :“Cây tre trăm đốt”, “Mũi dài”, hoặc phát điên, phát khùng như hoàng tử trong “Công chúa Liễu Hạnh” hoặc phải chết như nhân vật vua trong “Ai mua hành tôi”. 2.3. Mối quan hệ xã hội trong truyện cổ tích và ca dao cũng thường đề cập đến cái trật tự xã hội phân định rõ ràng giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Trật tự xã hội đó mang nặng tính quy ước xã hội, đó là mối quan hệ một chiều. Vua chúa, nhà giàu không giao du, không kết hôn với người khác tầng lớp mình. Tầng lớp trên luôn ra sức bảo vệ trật tự đó nên họ coi thường, chà đạp người dân thường còn quần chúng lao động thì luôn có mơ ước được phá vỡ trật tự xã hội đó. Trong truyện “Cây tre trăm đốt”, lão địa chủ không muốn gả con gái cho anh đầy tớ mà lại đồng ý làm thông gia với lão địa chủ làng bên nên nghĩ ra mưu kế để bội phản lời giao ước của mình. Trong truyện “Trương Chi”, quan thừa tướng tìm mọi cách ngăn cản mối tình giữa chàng Trương Chi nghèo khổ và con gái xinh đẹp của lão là nàng Mỵ Nương. Nhưng cuối cùng bức tường trật tự phong kiến hà khắc đó cũng sụp đổ, những người nghèo khổ nhưng tốt bụng đều được đền bù xứng đáng. Trong ca dao, mối quan hệ trên- dưới, sang – hèn mang nặng tính phân biệt giai cấp được nhắc đến rất nhiều : -Vắn tay với chẳng tới kèo Cha mẹ anh nghèo cưới chẳng được em -Trách ai đặt ra lễ cưới Oán ai đặt ra tục cheo Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 7 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Để cho kẻ có người nghèo Yêu nhau chẳng lấy được nhau Bắc Nam cách biệt ngậm sầu đôi nơi Có thể nói rằng khi nói về các mối quan hệ xã hội thì những mâu thuẩn xã hội trên chính là sự phản ánh chính xác hiện thực của cuộc sống của xã hội phong kiến nhưng phần kết thúc của các truyện cổ tích thường theo một môtýp quen thuộc là người tốt luôn được sự gíup đỡ của Tiên, Bụt, thánh thần hoặc gặp một may mắn mà được đổi đời, được hưởng hạnh phúc – phần kết thúc thì không hoàn toàn khớp với hiện thực cuộc sống mà đó chỉ là ước mơ, khát vọng tốt đẹp của quần chúng nhân dân mà thôi. Tuy nhiên, ngay trong cảnh phân biệt giai cấp với nhiều tư tưởng bảo thủ đó, quần chúng nhân dân vẫn thể hiện vẻ đẹp của tính cách, tâm hồn người lao động. Đó chính là vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội. Mặc dù nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng – kẻ thống trị và người bị trị nhưng ca dao vẫn đầy ắp tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân. Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh , luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải. Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình. Đó là tầm vóc vĩ đại của những con người bình thường: -Chị như hoa gạo trên cây Em như một đám cỏ may bên đường Lạy trời cho cả gió sương Hoa gạo rụng xuống phải luồn cỏ may Hay là: -Con vua rồi lại làm vua Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 8 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Con sải ở chùa đi quét lá đa Bao giờ dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa 2.4 Ngoài việc đề cập đến các mối quan hệ xã hội có tính đối kháng như trên thì các mối quan hệ xã hội khác như tình cảm bạn bè cũng được phản ánh nhiều. Đối với quan hệ bạn bè, những nhân vật phản diện dù có những hành động khác nhau song đều có chung một thuộc tính là tham lam, vô ơn và bất nghĩa với những người bạn có ơn với mình. Nhân vật Thiên trong “Của Thiên trả Địa” là tiêu biểu cho kiểu nhân vật này. Hai chàng trai đều nghèo và đều có chung chí hướng phấn đấu. Địa chăm chỉ thật thà, Thiên thông minh, mưu mẹo. Mười mấy năm trời Địa cật lực cày thuê cuốc mướn để nuôi Thiên dùi mài kinh sử. Nhưng khi đã vinh quy bái tổ Thiên lại lật lọng, quên đi lời thề xưa và bạt bẽo với người bạn đầy ơn với mình. Nhân vật Tứ trong truyện “Tam và Tứ” cũng tương tự như vậy, khi Tứ buôn vặt hết vốn, đang tìm chỗ làm thuê nuôi miệng thì được Tam giúp đỡ cho theo mình buôn trống. Nhưng với tính tham lam hắn lại lừa bạn nhốt xuống giết và lấy sạch vốn liếng của bạn. Trong truyện “Ngậm ngãi tìm trầm” thì cả hai người bạn cùng tham lam như nhau, cả hai đều muốn lừa gạt người bạn thân để chiếm đoạt của quý. Truyện “Cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán” hoặc truyện “Giáp và Ất”… cũng xuất hiện những người bạn vô ơn, bội nghĩa như trên. Và kết thúc câu chuyện, hầu hết các nhân vật bất nghĩa này đều trả giả đắt cho những hành động tội lỗi của mình bằng việc chịu cảnh tán gia bại sản hoặc chịu cảnh chết thảm: toàn bộ gia sản của Thiên trả về cho Địa, Ất và vợ phải ra pháp trường, Nhân vật Tứ thì bị quỷ bóp cổ chết… Bên cạnh đó, truyện cổ tích cũng có những câu chuyện ca ngợi tình cảm bạn bè gắn bó kéo sơn như “Sự tích chim quốc” nhưng cốt truyện như vậy thì không phải là nhiều. Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 9 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam 3.Mối quan hệ gia đình trong ca dao, cổ tích: Nói về mối quan hệ gia đình thì cổ tích và ca dao lại vô cùng phong phú. Nhìn chung, các mối quan hệ trong gia đình có thể chia thành hai dạng: 3.1.Những mối quan hệ gia đình tốt đẹp thì thường gắn liền với việc ngợi ca những truyền thống , đạo lý gia đình như tình cảm vợ chồng thuỷ chung, tình anh em gắn bó, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Trong truyện cổ tích khi đề cập đến dạng quan hệ gia đình này thì thường là không có tuyến nhân vật ác. Truyện “Sự tích trầu cau” từ sự hiểu nhầm mà dẫn đến ba cái chết của ba nhân vật là sự ngợi ca vẻ đẹp của tình cảm vợ chồng, tình anh em kéo sơn gắn bó. Truyện “Sự tích núi Vọng Phu” với hình ảnh người vợ bồng con hóa đá trông chồng , “Sự tích ông đầu rau” kể về người vợ thương chồng cũ mà cùng nhảy vào đám lửa chết theo chồng, người chồng mới vì thương vợ mà cũng đâm đầu vào lửa chết theo vợ là những hình ảnh đẹp ngợi ca tình cảm vợ chồng thuỷ chung son sắt, sống chết có nhau. Còn trong ca dao, thì đây lại là một đề tài lớn làm nên giá trị văn hoá của thể loại này: Con cái hiếu thảo với cha mẹ: -Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con -Mẹ già hai đứa lo chung Đứa lo cơm nước, đưa phần thuốc thang Anh chị em trong gia đình phải thuận hoà, yêu thương lẫn nhau: -Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần Vợ chồng phải thuỷ chung, chia ngọt sẻ bùi: -Râu tôm nấu với ruột bầu Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 10 [...].. .Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon -Vợ chồng như đôi cu cu Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau 3.2 Khi nói về các mối quan hệ gia đình, truyện cổ tích và ca dao thường đề cập đến những bất hoà, xung đột, những mâu thuẩn nội bộ như quan hệ anhem, mẹ chồng- nàng dâu, vợ cả- vợ lẽ, vợ-chồng… Trong các mối quan hệ gia đình dưới xã hội. .. Việt Nam Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 14 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam KẾT LUẬN Cổ tích và ca dao là hai thể loại văn học dân gian có lợi thế trong việc phản ánh bức tranh hiện thực xã hội Cổ tích với lợi thế về trí tưởng tượng vô cùng tự do, phong phú đã sáng tạo nên rất nhiều những cốt truyện phản ánh các mối quan hệ đa dạng từ gia. .. ở phương diện các mối quan hệ gia đình, xã hội trong truyện cổ tích và ca dao như bày tỏ tình yêu đối với văn học dân gian của dân tộc Rất mong được thông cảm nếu có những sai sót trong tiểu luận này Xin chân thành cảm ơn Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 15 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam TÀI LIỆU THAM... Với những điểm mạnh và điểm yếu riêng của từng thể loại, cổ tích và ca dao đã bổ sung lẫn nhau trong việc phác hoạ các mối quan hệ gia đình và xã hội của người Việt Ca dao và cổ tích giúp người đọc có thể hình dung được hành trình lịch sử, hành trình văn hoá của con người Việt Nam trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Giá trị của chất nhân văn trong hai thể loại văn học dân gian này là giúp người... người em trong truyện “Cây khế”, người em trong truyện “Hà rầm hà rạc” Còn mâu thuẩn giữa chị em gái thường là vì ghen tuông, tranh giành hạnh phúc như truyện “Tấm Cám”, truyện “Sọ Dừa” Còn mâu thuẩn giữa vợ và chồng xuất phát Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 11 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam từ sự ghen tuông hoặc sự phụ bạc của một trong. .. -Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày Có thể nói các mối quan hệ gia đình và xã hội được phản ánh vô cùng sâu sắc trong ca dao và truyện cổ tích Các mối quan hệ đó góp phần tái hiện một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc với những nếp sống phong tục tập quán, với những tư tưởng tình cảm phong phú của con người Việt Nam Đây chính là một kho tàng tư liệu có giá trị văn hóa quý giá... Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 12 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Như đôi đũa lệch so sao cho bằng -Bòng bòng cõng chồng đi chơi Đi qua sông lớn đánh rơi mất chồng Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng Để tôi tát nước múc chồng tôi lên Hay mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng là một mâu thuẩn đầy căng thẳng trong gia đình ở xã hội xưa: -Đói lòng ăn nắm lá sung Nhác thấy... được giá trị nhân phẩm của mình nhưng đành cam chịu không một chút phản kháng Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Vân – Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 13 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam Trong ca dao, sự than thân trách phận của người phụ nữ thường gắn với cụm từ “Thân em” đầy tủi hờn, chua xót: -Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai -Thân em như giếng giữa đàng... ông trong gia đình và chấp nhận quyền thống trị gia đình thuộc về đàn ông nên vấn đề đàn ông bội bạc không bị xem là việc sai trái và không bị lên án do đó không đề cập nhiều trong chuyện kể Truyện cổ tích thường lấy cốt truyện phổ biến là mâu thuẩn giữa anh và em trai vì tranh giành gia tài cha mẹ để lại, Đây chính là dấu ấn của chế độ tư hữu của xã hội phong kiến Nhân vật bất hạnh trong các truyện. .. tích con dế” hoặc xấu hổ mà trốn đi biệt tích như trong “Mụ dì ghẻ độc ác” Còn với ca dao, với lợi thế là tiếng nói trữ tình nên khi nói về các mối mâu thuẩn trong quan hệ gia đình thì ca dao có hàng loạt bài về đề tài than thân trách phận và thường nghiêng về người con gái Trong xã hội phong kiến, với quan niệm trọng nam khinh nữ, với những quy tắ lê giáo phong kiến hà khắc như tam tòng tứ đức thì . quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam 3 .Mối quan hệ gia đình trong ca dao, cổ tích: Nói về mối quan hệ gia đình thì cổ tích và ca dao lại vô cùng phong phú. Nhìn chung, các mối. trình giao tiếp. Nói chung, các mối quan hệ gia đình và xã hội được đề cập trong ca dao, cổ tích là vô cùng phong phú. 2 .Mối quan hệ xã hội trong cổ tích, ca dao: Hiện thực trong cổ tích dù là cổ. Lớp Cao học K23 -VHVN Trang 3 Mối quan hệ gia đình, xã hội trong cổ tích, ca dao Việt Nam 1.3. Quan hệ gia đình: là những mối quan hệ tác động qua lại giữa những người cùng trong một gia đình

Ngày đăng: 19/07/2014, 11:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan