Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu tre bằng phương pháp xử lý nhiệt dầu

55 430 0
Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu tre bằng phương pháp xử lý nhiệt dầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay khi tài nguyên gỗ dần cạn kiệt thì nguyên liệu tre được coi là sự thay thế hữu hiệu nhất cho một số lĩnh vực như làm vật liệu xây dựng, đồ nội thất, công cụ lao động, hàng thủ công mỹ nghệ… Hiện nay, khoảng hơn 1.000 loài thuộc họ tre đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước phát triển ngày càng coi trọng cây tre và ưa thích các loại sản phẩm chế biến từ tre. ở các nước Đông á, nơi được coi là quê hương của cây tre, đang có xu hướng quay trở lại sử dụng loại vật liệu có nhiều đặc tính quý báu này trong mọi mặt của đời sống. Một ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ tre đã ra đời và đang phát triển mạnh ở một số nước Châu Á mà đi đầu trong những nước này là Trung Quốc. Tre ở Việt Nam được trồng rất phổ biến từ Bắc chí Nam, là loại cây có sức sống mãnh liệt, dễ thích nghi với nhiều vùng đất kể cả khô cằn hay bạc màu. Chính vì vậy mà nguồn nguyên liệu tre dùng cho các lĩnh vực sản xuất trên luôn dồi dào. Để tạo ra những sản phẩm bền đẹp và có giá trị cao thì đòi hỏi nguồn nguyên liệu tre phải thật tốt. Nhưng nhược điểm lớn nhất của tre là dễ bị mối, mọt, nấm mục mốc phá hoại làm giảm chất lượng của nguyên liệu. Từ lâu đời nhân dân ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và tìm ra các biện pháp hạn chế sự tấn công này như: chặt tre, gỗ vào mùa đông để giảm lượng dinh dưỡng trong cây, ngâm tre, gỗ dưới ao hồ để phá hủy một phần lượng dinh dưỡng đó, để gác bếp, hun khói... nhưng có nhiều hạn chế về hiệu quả bảo quản và điều kiện áp dụng. Tre trước khi sử dụng chỉ ở những nơi có điều kiện thuận lợi mới được bảo đảm theo một số phương pháp truyền thống. Do đó tre rất dễ bị mối, mọt, nấm, mục, mốc phá hoại làm mất khả năng chịu lực chỉ sau 45 năm sử dụng. Đặc điểm nổi bật là chúng ta sống trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Điều kiện này thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật nói chung, đối với sinh vật gây hại cũng hoạt động mạnh quanh năm. Để khắc phục hạn chế của phương pháp truyền thống ngâm tre dưới ao bùn là điều kiện áp dụng khó khăn, thời gian lâu, ảnh hưởng đến môi trường. Nhằm nâng cao chất 3 lượng nguồn nguyên liệu tre là chống được mối, mọt, nấm mốc đồng thời tăng độ bền, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, thì phương pháp xử lý nhiệt bằng cách nấu dầu (gọi tắt là xử lý nhiệt dầu) là giải pháp đơn giản, hiệu quả và dễ tiến hành. Xuất phát từ nhận thức trên nay tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng nguyên liệu tre bằng phương pháp xử lý nhiệt dầu” II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: Cây tre ở Hòa Phong Hòa Vang Đà Nẵng. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phòng thí nghiệm Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng III. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp xử lý nguyên liệu tre bằng phương pháp xử lý nhiệt dầu 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xác định quy trình lấy mẫu Xác định độ ẩm mẫu ban đầu Xác định độ hút nước của mẫu Xác định cường độ chịu nén và cường độ chịu uốn mẫu Xác định nhiệt độ tối ưu và thời gian nấu mẫu bằng phương pháp xử lý nhiệt dầu IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Chuẩn bị mẫu + Xử lí nguyên liệu tre sơ bộ, các mẫu tre dùng nghiên cứu phải có kích thước, khối lượng nhất định và đồng nhất + Xử lý mẫu tre ở độ ẩm (w) 70% + Chuẩn bị mẫu dầu thực vật: dầu phộng + Chuẩn bị mẫu dầu máy: dầu Diesel (DO) 2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý mẫu tre + Ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian trong phương pháp xử lý nhiệt dầu 3. Nghiên cứu sản phẩm mẫu tre sau khi ngâm + Chụp SEM + Xác định độ hút nước của mẫu

[...]... dầu thực vật và dầu DO Đặt trên bếp điện và tiến hành xử lý nhiệt dầu Tiến hành nẫu các mẫu trong thời gian 20 phút, 40 phút, 60 phút với các khoảng nhiệt độ 1300C – 1500C – 1700C – 1900C Sau đó tiến hành đo độ nén dọc thớ mẫu và độ uốn tĩnh mẫu để xác định kết quả tối ưu 23 Hình 1.14: Quá trình xử lý nhiệt dầu 24 CHƢƠNG II: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU 2.1 Nguyên liệu nghiên cứu Nguyên liệu. .. Tính chất vật lý của tre [2, 3] 1.5.1 Độ ẩm của tre Độ ẩm của tre (W) là đại lượng đánh giá lượng nước có thật trong tre tại một thời điểm xác định và được tính bằng % giữa khối lượng nước hiện có với khối lượng tre khô kiệt Hàm lượng nước trong tre rất khác nhau ở các loại tre khác nhau vì tre là một vật liệu có độ rỗng lớn, các lỗ rỗng đều hở và thông nhau, mặt khác các thành phần vật liệu tre gồm... là tỉ lệ khối lượng nước ngấm vào mẫu tre dưới nước trong một thời gian nhất định dưới áp suất thông thường và khối lượng mẫu sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1050 C - 1100C Chúng tôi tiến hành xác định độ hút nước của mẫu tre trước và sau khi xử lý ở điều kiện tối ưu đã khảo sát là nhiệt độ là 1700C, thời gian là 40 phút đối với phương pháp xử lý nhiệt bằng dầu thực vật và dầu DO Các mẫu... bình của mẫu tre ban đầu là 70,04% 3.1.2 Độ hút nước 3.1.2.1 Đối với mẫu được tiến hành xử lý trong dầu thực vật: Kết quả đo độ hút nước của mãu tre chưa xử lý và xử lý dầu thực vật được trình bày ở bảng 3.2 và 3.3 36 Bảng 3.2: Kết quả đo độ hút nước mẫu tre chưa xử lý Khối lượng mẫu thử (g) Số thứ tự mẫu Khối lượng Khối lượng Độ hút nước theo thí nghiệm trước khi ngâm sau khi ngâm khối lượng của mk... định độ trương nở trong nước của mẫu tre trước và sau khi xử lý ở điều kiện tối ưu đã khảo sát là nhiệt độ là 1700C, thời gian là 40 phút đối với phương pháp xử lý nhiệt bằng dầu thực vật và dầu DO Các mẫu tre chuẩn bị được sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 0C 1100C Sau đó được đo chính xác kích thước rồi đưa đi ngâm trong nước cất trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng Sau đó, lấy ra lau khô... ngâm tẩm tre bằng hóa chất cần thuốc thấm sâu nhưng tốn ít thuốc, có như vậy hiệu quả bảo quản mới cao và giá thành rẻ 1.5.3 Quá trình co rút và dãn nở của tre Co rút và dãn nở là một đặc điểm của tre Đó chính là nguyên nhân gây nên các hiện tượng biến hình, cong vênh, nứt nẻ…vì vậy, nghiên cứu tính chất co-dãn của tre để tìm ra biện pháp phòng trừ là rất quan trọng Tre cũng như các loại vật liệu có... lượng) Điểm đông đặc (°C) 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp xây dựng chế độ sấy[1] a Quá trình khô của tre Quá trình khô của tre là một quá trình tổng hợp gồm 3 quá trình vật lý cơ bản: quá trình mao dẫn, quá trình bay hơi trên bề mặt tre và quá trình khuếch tán ẩm Khi độ ẩm của tre lớn hơn điểm bão hòa thớ tre thì quá trình mao dẫn là chủ yếu của việc di 26 chuyển ẩm bên trong tre Khi tre. .. cách giữa hai gối b = 0,8mm: Chiều rộng h = 0,3mm: Chiều cao của tiết diện phá hoại Hình 2.6: Máy xác định cường độ chịu uốn tĩnh mẫu 2.4 Quy trình thực nghiệm 33 Chọn nguyên liệu Chọn nguyên liệu dầu Xác định các thông số của mẫu ban đầu Gia công mẫu Chuẩn bị mẫu dầu Dầu phộng Dầu DO Xử lý mẫu ở độ ẩm 70% Ngâm mẫu trong dầu Và tiến hành nấu Xử lý ở nhiệt độ: 1300C, 1500C 1700C, 1900C Thời gian từ 20 đến... nhiều phương pháp sấy tre, ở đây chỉ trình bày phương pháp sấy quy chuẩn như sau: Sấy quy chuẩn là phương pháp sấy gián tiếp trong môi trường sấy là không khí Nguyên lý căn bản của phương pháp này là nếu thay đổi trạng thái của môi trường sấy sẽ làm thay đổi tốc độ khô của vật liệu sấy (tre) và việc thay đổi trạng thái của môi trường sấy sẽ được điều tiết qua quá trình gia nhiệt Phương pháp sấy gián... là tre và một chất lỏng là nước gây nên sức bám bề mặt của nước lên tre tạo nên hiện tượng mao quản trong tre Co rút và dãn nở là hai quá trình ngược chiều nhau nhưng không hoàn toàn trùng nhau 1.6 Lý thuyết về các phƣơng pháp bảo quản tre [15, 16] Bảo quản tre, nghĩa là sự bảo vệ chống lại bất kì một nhân tố nào làm giảm phẩm chất hoặc phá hủy tre Lợi ích của xử lý bảo quản tre đã được chứng minh bằng

Ngày đăng: 18/07/2014, 23:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan