Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

123 1.2K 5
Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh phú thọ đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế đặc biệt là kinh tế Nông nghiệp. Nhờ đó nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nói riêng có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Thực tế phát triển Nông nghiệp, nông thôn nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng những năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương xây dựng kinh tế nông nghiệp của Đảng là đúng đắn. Song mức độ thành công của đường lối, chủ trương đó trên từng địa phương, từng giai đoạn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo trong vận dụng và tổ chức thực hiện của các đảng bộ và chính quyền địa phương, gắn với đặc thù từng địa phương trong những hoàn cảnh cụ thể.Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như Phú Thọ, trong những năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục và hạn chế những khó khăn thực hiện tốt nhất chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng.Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích đất tự nhiên khá lớn, là vùng có thế mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong quá trình xây dựng kinh tế từ năm 1997 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nền nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn chậm và thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh. Phú Thọ còn gặp phải những khó khăn và đối mặt với nhiều vấn đề mới nẩy sinh trong quá trình lãnh đạo xây dựng kinh tế Nông nghiệp: tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ manh mún, nông dân nghèo còn nhiều, trình độ dân trí thấp,… cản trở đưa kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân của những thành quả cũng như những yếu kém nêu trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của tỉnh.Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp của tỉnh trong những năm 1997 2010 là một trong những vấn đề quan trọng. Nó góp phần làm rõ những biến đổi trong Nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong quá trình thực hiện, đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống, cũng như những tác động bước đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng đối với Phú Thọ. Nguyên nhân của những thành quả cũng như những yếu kém trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của tỉnh.Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Phú Thọ vận dụng thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước để lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010; đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém; từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần làm cho kinh tế Nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thể hiện rõ sự đổi mới trong tư duy kinh tế đặc biệt là kinh tế Nông nghiệp. Nhờ đó nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nói riêng có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế phát triển Nông nghiệp, nông thôn nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng những năm qua đã khẳng định đường lối, chủ trương xây dựng kinh tế nông nghiệp của Đảng là đúng đắn. Song mức độ thành công của đường lối, chủ trương đó trên từng địa phương, từng giai đoạn còn phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo trong vận dụng và tổ chức thực hiện của các đảng bộ và chính quyền địa phương, gắn với đặc thù từng địa phương trong những hoàn cảnh cụ thể. Đảng bộ và nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như Phú Thọ, trong những năm qua đã phát huy nội lực và thuận lợi, khắc phục và hạn chế những khó khăn thực hiện tốt nhất chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, góp phần đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng. Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích đất tự nhiên khá lớn, là vùng có thế mạnh phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Trong quá trình xây dựng kinh tế từ năm 1997 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nền nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp còn chậm và thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế mà thiên nhiên đã ban 1 tặng cho tỉnh. Phú Thọ còn gặp phải những khó khăn và đối mặt với nhiều vấn đề mới nẩy sinh trong quá trình lãnh đạo xây dựng kinh tế Nông nghiệp: tình trạng độc canh, sản xuất nhỏ manh mún, nông dân nghèo còn nhiều, trình độ dân trí thấp,… cản trở đưa kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân của những thành quả cũng như những yếu kém nêu trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của tỉnh. Tìm hiểu quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp của tỉnh trong những năm 1997 - 2010 là một trong những vấn đề quan trọng. Nó góp phần làm rõ những biến đổi trong Nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong quá trình thực hiện, đưa đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống, cũng như những tác động bước đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng đối với Phú Thọ. Nguyên nhân của những thành quả cũng như những yếu kém trên có phần xuất phát từ kết quả vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào tình hình thực tế của tỉnh. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ Phú Thọ vận dụng thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước để lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010; đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém; từ đó rút ra những kinh nghiệm góp phần làm cho kinh tế Nông nghiệp của tỉnh phát triển mạnh trong thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010” làm luận văn thạc sỹ lịch sử, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các ngành kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực kinh tế nói chung và kinh tế Nông nghiệp nói riêng trở thành đề tài hấp dẫn được nhiều người quan tâm. Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Vấn đề kinh tế ở Phú Thọ cũng có một số công trình nghiên cứu. Có thể chia thành ba nhóm công trình sau: Nhóm thứ nhất là các công trình chung, tiêu biểu là các cuốn sách: Những nguyên tắc Lêninnít trong công tác Đảng lãnh đạo xây dựng kinh tế (Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1981); GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994); Phạm Nguyên Nhu: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999); Đoàn Duy Thành: Đảng lãnh đạo kinh tế và Đảng viên làm kinh tế (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); Nguyễn Minh Tú: Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004);…vv. Những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo xây dựng các ngành kinh tế, một vấn đề rất cần thiết mà luận văn có thể kế thừa được khi giải quyết đề tài. Nhóm thứ hai là những sách chuyên luận, chuyên khảo về vấn đề xây dựng phát triển kinh tế nông nghiệp như: Đặng Văn Thắng và Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu công, nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Hồng thực trạng và triển vọng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 3 2003); Nguyễn Sinh Cúc: Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2003); Vũ Năng Dũng: Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh thành phố (Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 2001); Chu Hữu Quý và Nguyễn Kế Tuấn: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002); Lê mạnh Hùng: Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1998); Trương Thị Tiến: Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp Việt Nam (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1990) …v.v. Nhóm công trình này đã cung cấp cho đề tài tư liệu và sự nhìn nhận mang tính khái quát về xây dựng, phát triển kinh tế Nông nghiệp. Nhóm thứ ba là những công trình trực tiếp liên quan đến lãnh đạo kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng ở Phú Thọ như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 1 (1939-1968), (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000); Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Tho: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập 2 (1968-2000), (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) và một số sách lịch sử Đảng bộ các huyện, thị của Phú Thọ. Đây là những công trình rất quan trọng, cung cấp cho tác giả những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế Nông nghiệp ở Phú Thọ. Nhìn chung, các công trình nói trên là rất cần thiết đối với việc thực hiện đề tài, tác giả có thể kế thừa được nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là vấn đề về tư liệu. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề nội dung của đề tài từ cách tiếp cận thuộc chuyên ngành Lịch sử Đảng. Vì vậy tôi chọn đề tài “Sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ đối với kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ” làm luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 - Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là trình bày một cách hệ thống quá trình Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo xây dựng kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Thông qua đó, khẳng định sự vận dụng đúng đắn và sự chủ động sáng tạo đường lối kinh tế Nông nghiệp của Đảng vào địa phương từ khi tái lập tỉnh - Nhiệm vụ: Sưu tập và hệ thống hóa các tư liệu lịch sử liên quan đến vấn đề Đảng bộ Phú Thọ lãnh đạo xây dựng kinh tế Nông nghiệp trong những năm 1997-2010, trên cơ sở đó trình bày sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ đối với vấn đề này. Nêu lên những thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo xây dựng kinh tế Nông nghiệp của Đảng bộ Phú Thọ trong những năm 1997-2010 và rút ra một số kinh nghiệm để phục vụ nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế Nông nghiệp ở Phú Thọ hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nhận thức, chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ Phú Thọ trong lĩnh vực kinh tế Nông nghiệp và những thành tựu, hạn chế, kinh nghiệm trên lĩnh vực này của Đảng bộ Phú Thọ trong những năm 1997-2010. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực rộng lớn và gắn bó chặt chẽ với nhau. Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ tỉnh trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp cũng như những kết quả, kinh nghiệm trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. 5 Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo, những kết quả, kinh nghiệm của tỉnh Phú thọ từ năm 1997 cho đến năm 2010. Về không gian: Nghiên cứu lĩnh vực kinh tế Nông nghiệp tại địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm các thành phố, thị xã, huyện, xã trong những năm 1997-2010. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của việc thực hiện luận văn là dựa vào những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề xây dựng kinh tế Nông nghiệp. -Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích, so sánh kết hợp với phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá tình hình với những số liệu đã được khẳng định. - Nguồn tư liệu: Quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu sau: các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn kiện, báo cáo của Tỉnh ủy Phú Thọ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Ngoài ra luận văn còn sử dụng tài liệu của các công trình đã trình bày ở trên. 6. Đóng góp của luận văn Trình bày một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 của Đảng bộ Phú Thọ. 6 Nêu lên một số kinh nghiệm của Đảng bộ Phú Thọ trong lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp những năm 1997-2010. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nói riêng và lịch sử Đảng nói chung trên lĩnh vực lãnh đạo kinh tế Nông nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 Chương 3: MỘT VÀI NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRONG LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1997 - 2010) 7 CHƯƠNG 1 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 1.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế Nông nghiệp Phú Thọ trước năm 1997 1.1.1. Vài nét về tỉnh Phú Thọ và Đảng bộ Phú Thọ * Về tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nằm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc; phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Phú Thọ là một trong những cái nôi của loài người. Hàng nghìn năm qua, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến ngày nay, địa bàn Phú Thọ đã trải qua biết bao thay đổi về địa danh và địa giới hành chính. Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước Công nguyên đến thế kỷ X ), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Đến thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện thay thế cho chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc, Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đến triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn phú Thọ nằm trong tỉnh Hưng Hóa và sơn Tây. 8 Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, lập ra các tỉnh mới địa bàn nhỏ hơn trước để dễ dàng và chủ động trong việc đàn áp các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Thực dân pháp lập ra các quân khu, đạo quan binh, các tiểu quân khu. Một số huyện của tỉnh Sơn Tây và Hưng Hóa nằm trong tiểu quân khu Yên Bái. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hóa lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hóa đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Từ năm 1903 đến cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số phủ huyện và thêm một số làng xã mới. Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính, Nhà nước ta thống nhất gọi các châu, phủ, huyện là huyện bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã lớn. Đợt liên xã đầu tiên, thực hiện năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Nhưng vì xã mới quá lớn nên giữa năm 1947 lại điều chỉnh từ 106 xã lên 150 xã. Thời kỳ cải cách ruộng đất và sửa sai (1955 - 1957), các xã lại có sự điều chỉnh, chia tách, từ 150 xã lên 271 xã. Bước vào thời kỳ miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 1-1968, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Phú Thọ được hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc hợp thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 11 năm 1996 Quốc hội khóa IX ra Nghị quyết tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tỉnh Phú Thọ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Tỉnh Phú Thọ tái lập năm (1997) có diện tích đất tự nhiên là 3528 km 2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 27,6%, đất lâm nghiệp chiếm 41%. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố, 01 thị 9 xã và 11 huyện. Dân số năm 2007 là 1.350.565 người; mật độ dân số trung bình 383 người/km 2 . Phú Thọ có trên 20 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 85,7%, dân tộc mường chiếm 12,9%, các dân tộc khác (Dao, Sán chay, Tày, H ’ mông, Thổ, Nùng, Thái, …) chiếm 1,4% [13, tr 27]. Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Phú Thọ vừa có tính chất miền núi, trung du, vừa có tính chất đồng bằng. Đoạn sông Hồng chảy qua Phú Thọ (sông Thao) đã chia Phú Thọ thành hai miền có những đặc điểm khác nhau. Miền tả ngạn sông Hồng, gồm đất đai các huyện Đoan Hùng, một phần đất Hạ Hòa, Thanh Ba, Phù Ninh, Lâm Thao và ngoại thành Việt Trì, có nhiều đồi gò nối tiếp nhau san sát như bát úp, rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, v.v…Nhờ nằm ven sông Hồng, sông Lô, sông Chảy, nên miền này hàng năm được phù sa bồi đắp, đất tốt, có nhiều cánh đồng lớn, vựa lúa của tỉnh. Miền hữu ngạn sông Hồng, chiếm tới hai phần ba diện tích toàn tỉnh, gồm đất đai các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy, Tam Nông, Tân Sơn và một phần huyện Hạ Hòa, chủ yếu là đồi núi.Tuy vậy ven sông Hồng, sông Bứa, sông Đà, cũng có những cánh đồng, đất bãi trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp, nhưng không lớn. Vì đây là miền núi nên các căn cứ chống Pháp thời kỳ Cần Vương, các chiến khu thời kỳ tiền khởi nghĩa, các kho tàng của Trung ương thời kỳ kháng chiến chống Pháp, v.v. đều xây dựng ở vùng này. Tính chất địa hình và cấu tạo địa chất trên đây đã tạo cho Phú Thọ có khá nhiều khoáng sản phân bổ ở hầu khắp các huyện, nhưng tập trung ở các huyện phía hữu ngạn sông Hồng. Các khoáng sản đã được phát hiện ở Phú Thọ có sắt, than đá, vàng, mica, cao lanh,… hiện nay các mỏ như 10 [...]... đúng đắn của Đảng bộ sau khi tái lập, kinh tế Phú Thọ đã căn bản khắc phục được những hạn chế, yếu kém nêu trên, nền kinh tế, trong đó có kinh tế nông 18 nghiệp từng bước đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đưa Phú Thọ ngày càng phát triển 1.2 Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế Nông nghiệp theo đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của Đảng (1997 -2005)... bàn tỉnh Bước vào thời kỳ đất nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 1-1 -1997, tỉnh Vĩnh Phú được tách làm hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc Theo đó, sau hơn 29 năm sáp nhập, Đảng bộ Phú Thọ lại được tái lập Thực tế quá trình lãnh đạo đấu tranh cách mạng và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong những thập kỷ qua của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ là sự. .. thống yêu nước và cách mạng của quê hương, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã lãnh đạo nhân dân bước đầu thu được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.1.2 Đặc điểm, tình hình kinh tế Nông nghiệp Phú Thọ trước năm 1997 Sau 10 năm cả nước cùng quá độ lên chủ... đến sự phát triển kinh tế của tỉnh trong mọi thời kỳ Trong giai đoạn hiện nay, sự đồng thuận nhất trí của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh là điều kiện quan trọng để Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nhằm phục vụ thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước * Vài nét về Đảng bộ Phú Thọ Phát huy truyền... buộc Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ phải có những chủ trương, quyết sách đúng đắn để đưa kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển xứng với tiềm năng vốn có Là một tỉnh có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc là những điều kiện quan trọng để Phú Thọ phát triển kinh tế nền nông nghiệp Với đường lối, chủ trương và những biện pháp phát triển kinh tế đúng đắn của. .. năm, Tỉnh ủy đã có nhiều nghị quyết lãnh đạo toàn diện và nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo sâu sát từng ngành triển khai nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Về kinh tế nông, lâm nghiệp, các nghị quyết trên của Tỉnh ủy nêu rõ: Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với phân công lại lao động; thực... có ngành kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên, nông lâm nghiệp giảm xuống Cơ cấu GDP giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ năm 1990 là 45,91% - 27,6% - 26,5% đến năm 1995 là 36,72% - 31,67% - 32,19% Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng cây trồng Do nông nghiệp. .. phát triển kinh tế giai đoạn 1996-2000 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (8-1996) đề ra, Đại hội lần thứ XIV của Đảng bộ Phú Thọ (diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13-11 -1997) đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế giai đoạn 1997- 2000 là: “Xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển với tốc độ khá ổn định, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; có nền... cán sự Đảng tỉnh Phú Thọ gồm 5 đồng chí, do đồng chí Đào Duy Kỳ làm bí thư Ban cán sự tỉnh Phú Thọ ra đời là mốc son lịch sử quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng tỉnh Phú Thọ Từ đây, dưới sự lãnh đạo thống nhất của một cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh, là Ban cán sự tỉnh, các phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn đã diễn ra có tổ chức hơn Qua những cuộc đấu tranh đó, Đảng. .. cấp nông dân với giai cấp công nhân và trí thức Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với thị trường Nghị quyết cũng nêu rõ: Kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác, các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, chú trọng liên kết kinh tế nông . LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 Chương. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TRONG LÃNH ĐẠO KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (1997 - 2010) 7 CHƯƠNG 1 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ PHÚ THỌ ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 1.1 cập đến vấn đề nội dung của đề tài từ cách tiếp cận thuộc chuyên ngành Lịch sử Đảng. Vì vậy tôi chọn đề tài Sự lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ đối với kinh tế Nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Về kinh tế lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá 1994) năm 2005 đạt 198,76 tỷ đồng, tăng bình quân 11.58%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Cơ cấu phát triển lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển và bảo vệ vốn rừng, tỷ trọng giá trị trồng và chăm sóc rừng từ 14% (trước năm 2000) lên 24,7% (2001 - 2005), tỷ trọng giá trị khai thác lâm sản từ 74,9% (trước 2000) xuống 64 - 70% (2001 - 2005), khai thác lâm sản dần đi vào nền nếp và có kế hoạch.

  • Về Thuỷ sản: Giá trị sản xuất thuỷ sản (theo giá 1994) năm 2005 là 96,5 tỷ đồng, tăng bình quân tăng 9,3%/năm (2001-2005). Nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển nhanh, về diện tích nuôi trồng năm 2005 là 7.657 ha tăng 63,8% so năm 2000 (bình quân tăng 10,3% năm), về sản lượng nuôi trồng tăng từ 6,26 nghìn tấn năm 2000 lên 12,6 nghìn tấn (2005) bình quân tăng 15% năm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng từ 58,1% (năm 2000) lên 76,9% (năm 2004), tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm từ 41,9% (năm 2000) xuống 23,1% (năm 2004).

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan