Báo cáo môn Đàm phán trong kinh doanh đề tài SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀM PHÁN GIỮA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI NHẬT

16 2.6K 11
Báo cáo môn Đàm phán trong kinh doanh đề tài SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀM PHÁN GIỮA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI NHẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong các cuộc đàm phán, để đi đến kết thúc một thương vụ luôn là một bước không dễ. Đàm phán là một hoạt động tự nguyện giữa hai bên nhưng có yếu tố then chốt vì lợi ích của hai bên là trái ngược nhau. Mỗi bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được những thoả thuận có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, không phải trong mọi cuộc đàm phán mà cả hai bên luôn duy trì tư duy cả hai đều cùng có lợi. Kết quả một cuộc đàm phán được coi là lý tưởng khi cả hai bên cảm thấy hài lòng với thoả thuận đạt được. Tất nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng đạt được kết quả này và đôi lúc có những điểm rất khác nhau giữa hai phía khiến cho cuộc đàm phán trở nên thất bại nếu hai bên không tìm hiểu về nhau kỹ trước khi ngồi vào bàn. Điều này ta dễ thấy ở hai quốc gia đó là Nhật và Mỹ. Hơn 40 năm trước, nhà phân chủng học E.T.Hall đã cảnh báo: “Khi nhà quản trị Mỹ ra nước ngoài làm ăn, anh ta thường bị sốc khi khám phá ra nhiều sự khác biệt về cách cư xử, thói quen của các nhà kinh doanh nước ngoài và chính điều đó sẽ ngăn cản sự nổ lực làm ăn của anh ta”. Mặc dù được cảnh báo thích đáng nhưng các công ty người Mỹ vẫn chưa đầu tư nghiên cứu về văn hóa của các nước, điều đó khiến họ phải trả giá khi kinh doanh trên thương trường quốc tế một số hợp đồng đã không được kí như mong đợi. Đặc biệt là gặp nhiều khó khăn trong khi đàm phán với “người Nhật bí ẩn”. Vì vậy, sau khi nghiên cứu phong cách đàm phán của người Nhật ở các chương trước, trong chương này chúng ta sẽ tập trung so sánh cách đàm phán của hai cường quốc nằm bên hai bên bờ Thái Bình Dương – Mỹ và Nhật. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ - LUẬT – NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Báo cáo môn học: ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH Đề tài: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀM PHÁN GIỮA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI NHẬT Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Tấn Đạt Nhóm sinh viên thực hiện: MSSV 1. Võ Thị Mỹ Lan 112210137 2. Nguyễn Quang Tùng 112210149 3. Lưu Thị Thanh Xuân 112210201 4. Thạch Thị Cẩm Giang 112210204 5. Khưu Thị Phượng Tường 112210225 Trà Vinh, tháng 11 năm 2012 PHẦN MỞ ĐẦU Trong các cuộc đàm phán, để đi đến kết thúc một thương vụ luôn là một bước không dễ. Đàm phán là một hoạt động tự nguyện giữa hai bên nhưng có yếu tố then chốt vì lợi ích của hai bên là trái ngược nhau. Mỗi bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được những thoả thuận có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, không phải trong mọi cuộc đàm phán mà cả hai bên luôn duy trì tư duy cả hai đều cùng có lợi. Kết quả một cuộc đàm phán được coi là lý tưởng khi cả hai bên cảm thấy hài lòng với thoả thuận đạt được. Tất nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng đạt được kết quả này và đôi lúc có những điểm rất khác nhau giữa hai phía khiến cho cuộc đàm phán trở nên thất bại nếu hai bên không tìm hiểu về nhau kỹ trước khi ngồi vào bàn. Điều này ta dễ thấy ở hai quốc gia đó là Nhật và Mỹ. Hơn 40 năm trước, nhà phân chủng học E.T.Hall đã cảnh báo: “Khi nhà quản trị Mỹ ra nước ngoài làm ăn, anh ta thường bị sốc khi khám phá ra nhiều sự khác biệt về cách cư xử, thói quen của các nhà kinh doanh nước ngoài và chính điều đó sẽ ngăn cản sự nổ lực làm ăn của anh ta”. Mặc dù được cảnh báo thích đáng nhưng các công ty người Mỹ vẫn chưa đầu tư nghiên cứu về văn hóa của các nước, điều đó khiến họ phải trả giá khi kinh doanh trên thương trường quốc tế - một số hợp đồng đã không được kí như mong đợi. Đặc biệt là gặp nhiều khó khăn trong khi đàm phán với “người Nhật bí ẩn”. Vì vậy, sau khi nghiên cứu phong cách đàm phán của người Nhật ở các chương trước, trong chương này chúng ta sẽ tập trung so sánh cách đàm phán của hai cường quốc nằm bên hai bên bờ Thái Bình Dương – Mỹ và Nhật. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình. I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MỸ VÀ NHẬT 1. Giới thiệu về nước Mỹ Mỹ là nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một quận liên bang. Thủ đô là Washington nằm giữa Bắc Mỹ. Với 9,83 triệu km 2 , Mỹ là quốc gia lớn hạng thứ ba về diện tích sau Nga và Trung Quốc. Nên Mỹ là quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc. Đất nước Mỹ tôn thờ nữ thần tự do nên nơi đây quyền dân chủ của các công dân rất cao. Người dân nước Mỹ có phong cách sống thoải mái, hiện đại với nhu cầu hưởng thụ cao. Người Mỹ rất thích tự do cá nhân, có tinh thần cần cù lao động. Trong giao tiếp hay các cuộc đàm phán họ rất thẳng thắng và trung thực. Vì Mỹ có diện tích lớn và có nhiều địa hình rộng lớn nên gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California. Mỹ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú và cơ sở hạ tầng phát triển tốt. Mỹ đứng hạng thứ 8 về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng 4 về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Mỹ là nước nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và là nước xuất khẩu lớn nhất trên thế giới. 2. Giới thiệu về nước Nhật  Sơ lược về đất nước Nhật Bản - Nhật Bản thường được biết đến với cái tên: Xứ sở mặt trời mọc hay Xứ sở Hoa anh đào. Đất nước này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục Châu Âu và Châu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều nơi thu hút du khách, và bạn không thể ghé thăm Tokyo - nơi được xem là bận rộn nhất trên thế giới, hay thành cổ Nara và Kyoto  Một vài nét về con người Nhật Bản - Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài: chúng ta có thể nói rằng không dân tộc nào nhạy bén về văn hóa của nước ngoài như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các tròa lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẳn sàng học hỏi, nghiên cứu đề bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của những người nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. - Ý thức tập thể: tập thể đóng vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt đi cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gây gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. - Tôn trọng thứ bậc và địa vị: ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống người Nhật. Thái độ nhúng mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. - Óc thẩm mỹ: ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa, xếp đồ đạt trong gia đình hay cách bày trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày.  Văn hóa đàm phán của người Nhật - Đừng quá vội vàng bắt tay với doanh nhân Nhật Bản. Nói chung, người Nhật tránh sự tiếp xúc quá thân mật trong kinh doanh. Vỗ vai khách từ phía sau để kết thúc một sự giao dịch được xem là bất lịch sự. Nhưng nếu một người Nhật thiện chí đưa tay ra trước thì bạn cũng đáp lại bằng việc bắt tay họ để thể hiện thiện chí của mình. - Sẵn sàng tôn trọng sự khác biệt về văn hoá. Khi gọi tên người Nhật bạn nhớ bỏ từ “Mr” ở đằng trước và thêm từ “san”- nghĩa là Ông, Bà, Anh, Chị… vào sau Họ của người đó để thể hiện sự kính trọng. Ví dụ : Mr. Fujita được gọi là Fujita-san. Mr. Jones được gọi là Jones-san. Không gọi “Mr. Fujita-san” hay “Mr. Jones-san”. Lưu ý là người Nhật gọi Họ chứ không gọi tên. Gọi tên được xem là thiếu lịch sự. - Khi kết thúc câu chào hỏi, đừng bao giờ quên trao “card visit”, đây là điều quan trọng nhất. Hầu hết người Mỹ nhận card của đối phương liếc nhìn rất nhanh rồi cất vào túi áo vét trong khi người Nhật xem card rất cẩn thận cả mặt trước và mặt sau. Họ giới thiệu, chứ không chỉ đơn thuần đưa cho bạn, và cầm card với dòng chữ in xuôi chiều về phía bạn để bạn dễ nhìn. Có thể kèm theo một cái cúi đầu nhẹ và nhanh. Chiếc card của người Nhật to hơn card của người Mỹ một chút và được in trên giấy chất lượng tốt hơn. Việc in có thể bằng tiếng Anh một mặt và mặt kia in bằng tiếng Nhật. - Vị trí ngồi vào bàn làm việc Dọc theo bàn hội nghị, khác với khá nhiều công ty Mỹ là thường ngồi xen kẽ giữa người của bên này với người của bên kia, người Nhật thường ngồi một bên, đối phương ngồi một bên, trưởng đoàn hoặc người có chức vụ cao nhất ngồi ở giữa. - Trường hợp bạn nhận được nhiều card visit một lúc: Đặt card visit mà đoàn doanh nhân Nhật Bản vừa trao cho bạn lên mặt bàn theo đúng thứ tự của doanh nhân Nhật ngồi đối diện với bạn. Người Nhật cũng sắp xếp card visit mà đoàn của bạn trao cho họ lên bàn theo thứ tự của người ngồi đối diện tương tự như vậy. Bạn có thể nhìn vào card visit để nhớ tên của người đó. Điều này có thể chấp nhận được. Tên của người Nhật Bản có thể khó nhớ, nhưng tên của người nước ngoài cũng khó nhớ đối với người Nhật. - Khi bạn là khách ở các văn phòng của người Nhật bạn sẽ được mời uống trà xanh, đây là truyền thống của người Nhật. Nhưng người Nhật cũng uống cafe. - Nói chậm và đúng sự thật Những lời bóng bẩy sẽ không gây được ấn tượng. Những từ và cụm từ hay được dùng như “chất lượng”, “công việc theo nhóm”, “danh dự”, “sự hài hoà”, “không thành vấn đề”, và “những lựa chọn khác” . - Trong đàm phán, học cách chấp nhận sự im lặng trong 30 giây hoặc lâu hơn Đây là thời điểm then chốt để người Nhật đưa ra quyết định. Người Nhật nghiền ngẫm những gì bạn nói và đưa ra các câu hỏi. Bạn cũng không nên bối rối trước những giây phút im lặng trong đàm thoại của họ như vây. - Tránh dùng từ “no” (không), vì được xem là thiếu lịch sự. Thay vào đó, hãy nói: “Chúng ta hãy xem xét lựa chọn khác” hay “Có lẽ đây là cách làm tốt hơn”. - Cuối cùng, bạn có thể mời doanh nhân Nhật Bản đến nhà, hoặc là thử chơi với họ một ván gôn. Người Nhật thích chơi gôn và sẵn sàng đàm phán tiếp sau khi cùng chơi môn thể thao tạo sự thân thiện này. II. Những điểm giống và khác nhau cơ bản trong quá trình đàm phám của người Nhật và người Mỹ Trước khi đi vào nghiên cứu những điểm khác nhau trong quá trình đàm phán kinh doanh giữa Nhật và Mỹ, chúng ta sẽ nghiên cứu những điểm giống nhau của hai phong cách đàm phán này.Hầu hết các cuộc đàm phán trong kinh doanh quốc tế ở hai nước đều gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn làm quen; - Giai đoạn trao đổi thông tin; - Giai đoạn thuyết phục; - Giai đoạn nhượng bộ và thỏa thuận; Giai đoạn làm quen bao gồm tất cả các hoạt động như: thiết lập mối quan hệ tốt hay tìm hiểu đối tác nhưng nó không bao gồm các thông tin liên quan đến ký hợp đồng trong các buổi đàm phán tiếp sau đó. Giai đoạn trao đổi thông tin, đưa ra nhu cầu và ước muốn của các bên, hay nói một cách chính xác hơn là những lợi ích chủ quan rất khác nhau của các bên. Giai đoạn thuyết phục bao gồm việc các bên cố gắng làm giảm bớt những lợi ích chủ quan của đối tác, thông qua những chiến thuật thuyết phục khác nhau. Giai đoạn cuối cùng là nhận và đưa ra các nhượng bộ, tiến tới thỏa thuận, ký kết hợp đồng. Bên cạnh điểm giống nhau nêu trên thì trong quá trình đàm phán giữa Nhật và Mỹ có rất nhiều điểm khác nhau, để hiểu rõ hơn chúng ta những khác biệt trong đàm phán kinh doanh qua từng giai đoạn. Thông qua bảng sau: Các giai đoạn Nhật Mỹ 1. Giai đoạn làm quen Thường dành nhiều thời gian và chi phí cho giai đoạn này. Dùng ít thời gian hơn trong giai đoạn này. 2. Giai đoạn trao đổi thông tin Đây là bước quan trọng nhất. Những đề nghị đưa ra được giải thích kỹ và rõ ràng. Thông tin đưa ra phải ngắn gọn và nhanh chóng. Những đề nghị thẳng thắn là kiểu của người Mỹ. 3. Giai đoạn thuyết phục Sự thuyết phục được hoàn thành chủ yếu là ở sau hậu trường. Những mối quan hệ thẳng thắn thể hiện kết quả mặc cả. Đây là bước quan trọng nhất, những dự định bị thay đổi ở bàn đàm phán và các chiến thuật nhanh, áp đảo được áp dụng. 4. Giai đoạn nhượng bộ và thỏa thuận Chỉ nhượng bộ gần cuối buổi đàm phán – đến gần với quyết định. Những nhượng bộ và cam kết được thực hiện xuyên suốt. Nguồn: John Graham and Yoshihiro Sano “business negotiations between Janpanese and Americans” III. Những khác biệt trong từng giai đoạn đàm phán giữa người Mỹ và người Nhật 1. Giai đoạn làm quen Trong giai đoạn làm quen, người Mỹ thường dành ít thời gian cho giai đoạn này (khoảng 5 – 10 phút). Trong giai đoạn này họ thường nói về các chủ đề như thời tiết, thể thao, kinh tế, chính trị,…. Mục đích của giai đoạn làm quen là đề biết được đối tác đánh giá mức độ quan trọng của cuộc đàm phán này như thế nào. Cũng qua giai đoạn này ta có thể đánh giá được hiểu biết, kinh nghiệm hay mối quan tâm của khách hàng. Giai đoạn này sẽ thuận lợi khi đôi bên có cùng kinh nghiệm và chuyên môn. Người Mỹ dành ít thời gian cho giai đoạn này vì họ cho rằng nếu có xung đột trong quá trình đàm phán hay thực hiện hợp đồng thì đã có luật sư giải quyết. Còn người Nhật lại không thích dùng luật sư và không thích xung đột nên họ dành nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này. Đàm phán với công ty Nhật thường gồm 3 cấp quản trị: nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung và các trưởng phòng. Và dưới đây là quá trình làm quen ở từng cấp:  Giai đoạn làm quen của các nhà quản trị cấp cao: Người Nhật: trong giai đoạn này vai trò của quản trị viên cấp cao rất trịnh trọng. Thường họ vào bàn đàm phán chỉ để kí kết khi mọi việc đã được thỏa thuận giải quyết bởi các quản trị viên cấp dưới. Thông thường quản trị viên cấp cao tham gia đoàn đàm phán sớm là để tiếp xúc với khách hàng như đã cam kết hay vì đặc điểm quan trọng của buổi đàm phán. Trong những trường hợp khác thì giai đoạn này do các quản trị viên cấp trung tiến hành. Người Mỹ: người Nhật thích sự trang nghiêm, trịnh trọng và có vẻ hình thức trong giai đoạn này nhưng người Mỹ lại tỏa ra xa lạ với nó và họ không thích điều này. Họ cảm thấy không tự nhiên khi thảo luận các vấn đề chuyên môn nên họ thường nhường cho người khác trả lời. Việc cung cấp cho họ danh sách dài những câu hỏi trong giai đoạn làm quen lại có ít hơn Trong giai đoạn làm quen đối với người Mỹ nội dung của những cuộc trao đổi sớm – thông tin bằng miệng dường như vô nghĩa với họ, nhưng người Nhật lại xem việc trao đổi trước là sự liều lĩnh – cuộc nói chuyện này mang lại sự chân thật và tin tưởng giữa các cá nhân.  Giai đoạn làm quen giữa các nhà quản trị cấp trung: Đối với người Mỹ khi thiết lập mối quan hệ làm ăn cần phải theo những thủ tục như: thư giới thiệu, gọi điện để hẹn sau đó có cuộc gặp tại văn phòng của khách hàng và sau đó có thể là buổi ăn trưa với những câu chuyện xoay quanh vấn đề làm ăn. Đối với người Nhật kiểu làm ăn thông thường là: cuộc hẹn đầu tiên sẽ được sắp xếp và tham dự của người thứ 3 – người trung gian và khách hàng người Nhật sẽ mời đối tác Mỹ và người trung gian gặp tại văn phòng công ty lúc xế chiều. Ở đó người Mỹ sẽ được gặp những người mà họ quan tâm nhưng không phải là các vấn đề làm ăn hay những đề nghị. Vào khoảng 6 giờ tối người Nhật đề nghị cùng đi ăn tối nhưng đây vẫn chưa là thời điểm thích hợp để bàn chuyện làm ăn, những buổi gặp thường kéo dài đến 11 giờ đêm và kết thúc khi đã thỏa thuận được kế hoạch của những buổi gặp sau. Nhưng trong các buổi gặp người Mỹ sẽ không bao giờ có cơ hội thanh toán hóa đơn cũng như nhìn thấy nó. Giai đoạn làm quen có thể gồm nhiều buổi gặp gỡ, qua đó người Nhật xác định được sự nhất quán , sự thành thật và tinh thần hợp tác của đối tác, còn việc làm ăn thì tính sau. 2. Giai đoạn trao đổi thông tin Giai đoạn trao đổi thông tin vốn là quá trình trao đổi hai chiều. Nhưng khi người Mỹ gặp người Nhật ở bàn đàm phán, luồng thông tin chỉ đi trực tiếp từ người Mỹ đến người Nhật. Đầu tiên, người Nhật hỏi hàng ngàn câu hỏi và đáp lại rất ít thông tin. Cách làm này thử thách lòng kiên nhẫn của các nhà đàm phán người Mỹ và làm cho họ phải ở lại Nhật Bản lâu hơn và tốn nhiều thời gian hơn cho quá trình đàm phán. Trao đổi thông tin gồm hai phần: a) Tiết lộ thông tin  Người Nhật - Nhiều nhà quản trị người Nhật hiểu và nói tiếng Anh tốt hơn người Mỹ hiểu và nói tiếng Nhật, vì vậy mà những cuộc gặp gỡ của 2 nước ở hai bờ Thái Bình Dương này thường được dùng giao tiếp bằng tiếng Anh. Tuy nhiên người Mỹ nên cẩn thận về sự nhầm lẫn có thể phát sinh do hạn chế về kiến thức Anh ngữ của bên phía người Nhật. Trong một số trường hợp, người Mỹ cần chuẩn bị sẵn sàng phiên dịch nếu bên phía người Nhật không có. - Trong cuộc đàm phán, đầu tiên Người Nhật giải thích rất dài dòng, sau đó đưa ra yêu cầu hay đề nghị. Do đó mà chúng ta không ngạc nhiên khi nghe người Mỹ than phiền về “1000 câu hỏi”. Người Nhật mong đợi sự giải thích dài. Các nhà đàm phán Mỹ nên chuẩn bị thông tin một cách chi tiết để hổ trợ cho những đề nghị của họ và nên có những chuyên gia kỹ thuật thích hợp trong đàm phán để họ đóng góp ý kiến khi được yêu cầu. Và cần lưu ý, với kiểu đàm phán Nhật Bản, những thông tin cơ bản và sự giải thích những đề nghị và yêu cầu thực chỉ nên đưa ra lúc gần kết thúc. Phương cách này sẽ giúp kéo dài thời gian đàm phán và làm vừa lòng đối tác Nhật Bản.  Người Mỹ - Các nhà đàm phán Mỹ có khuynh hướng nói những gì mà họ muốn và giải thích nguyên nhân khi nào cần thiết. Đó là lý do vì sao trao đổi thông tin thường diễn ra rất nhanh ở Mỹ. Một số lưu ý khi trả lời “1000 câu hỏi” của người Nhật là phải chú ý đến tính thống nhất. Trong đàm phán, Nhật hỏi cùng một thông tin hay cùng một lời giải thích. Việc làm này khiến cho các nhà đàm phán Mỹ cảm thấy bị xúc phạm “họ không tin mình sao?”. Hãy nhớ đây là chiến thuật của người Nhật, vì vậy, hãy bình tỉnh, kiên nhẫn trả lời các câu hỏi và hãy chuẩn bị kỹ để tránh những câu trả lời không có tính thống nhất. - Người Mỹ có khuynh hướng đưa ra đề nghị đầu tiên mà họ cho là “hợp lý” hay gần với sự thỏa thuận cuối cùng mà họ dự định. Còn các nhà quản trị Nhật muốn dùng thời gian để mặc cả và có khuynh hướng đòi hỏi cao hơn lúc ban đầu. Vì vậy, người Mỹ khi làm ăn với người Nhật nên đưa ra đề nghị lần sau tốt hơn lần đầu. Cần kiên nhẫn, không nóng vội. b) Thu thập thông tin  Người Nhật - Không thích nói thẳng, không tiết lộ thông tin. Ví dụ: Khi người Mỹ hỏi người Nhật suy nghĩ như thế nào về giá cả họ đưa ra, thì người Nhật không trả lời thẳng vào câu hỏi mà chỉ nói: “ồ, có vẻ được đấy!” (“oh, it’s look fine”), ngay cả khi họ không hài lòng với mức giá đó. Vì vậy khi gặp thái độ kỳ lạ ấy của người Nhật, người Mỹ cần cân nhắc kỹ, và cần chú ý tới một số đặc điểm sau: + Không có người Nhật nào, đặc biệt là các ông chủ, sẽ mạo hiểm nói “không” trước toàn bộ đoàn đàm phán cho đến khi quyết định cuối cùng được đưa ra. + Các nhà quản trị Nhật mong muốn duy trì sự hòa thuận và theo quan điểm của họ, một câu trả lời phủ định có thể phá vỡ sự hòa thuận đã được lập trước đó + Thường sử dụng các ám hiệu phủ định thong qua giọng nói, cử chỉ cơ thể, ngắt quãng giữa câu nói, tỏ vẻ ngạc nhiên,… khi họ nói “oh, it’s look fine”. [...]... xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình đàm phán Do không am tường về văn hóa của đối tác và mỗi nước có một phong cách đàm phán khác nhau, sự khác biệt về cách cư xử và thói quen khi kinh doanh Không riêng gì người Mỹ hay người Nhật, mà bất cứ người nước nào khi bước vào đàm phán đều mong muốn một kết quả tốt đẹp Để đạt được kết quả đó họ sử dụng nhiều chiến lược và chiến thuật khác nhau Như vậy, những... biết quá trình đàm phán trong kinh doanh quốc tế có rất nhiều hình thức Trong các hình thức đàm phán đó thì đàm phán bằng con đường gặp mặt trực tiếp là khó khăn nhất ngay cả khi các bên đều có những nhà đàm phán giỏi, được chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, đã tiến hành đàm phán thử và các phương án được lãnh đạo chấp thuận, thì vẫn có thể gặp phải khó khăn khi thật sự ngồi vào bàn đàm phán Còn trong trường... những nội dung nêu trên đã được nêu rõ, phần nào giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn những điểm giống và khác nhau cơ bản trong quá trình đàm phán của người Nhật và người Mỹ, đồng thời cũng mang lại những kinh nghiệm để người Việt Nam chúng ta dễ dàng hơn trong đàm phán khi kinh doanh với người Nhật cũng như người Mỹ ... cứ vào cách đàm phán của người Nhật, người ta đưa ra danh sách các chiến lược thuyết phục được coi là phù hợp với người Nhật như sau: Để so sánh chiến thuật thuyết phục (mặc cả) ở Nhật và Mỹ, tác giả John Graham đa dùng một hình ảnh khá sinh động và độc đáo: ”Mặc cả ở Nhật giống như cuộc bàn bạc giữa người cha và đứa con trai, còn ở Mỹ giống như cuộc bàn bạc giữa hai anh em trai Vì vậy khi đàm phánvới... Người Mỹ - Thường xử lý thông tin qua vẻ mặt của đối tác khi nhận được đề nghị, nhưng người Nhật thì không như vậy Nhiều nhà quản trị người Mỹ cho rằng điều thất bại lớn nhất của họ là nhìn vào “gương mặt lạnh như tiền” của các nhà đàm phán người Nhật - Người Mỹ thích dùng giao tiếp bằng mắt, còn người Nhật thì lại tránh nhìn vào mắt đối tác Từ đó dễ dẫn tới hiểu lầm đáng tiếc như: người Nhật. .. giai đoạn cuối cùng của một cuộc đàm phán Thông thường, các bên sẽ thỏa hiệp, từ bỏ các mục tiêu mâu thuẫn để đi đến ý kiến thống nhất Nhưng cách thỏa hiệp của người Mỹ và người Nhật có khác nhau: người Mỹ có khuynh hướng nhượng bộ dần dần, bắt đàu từ những nhượng bộ nhỏ và tiến trình dễ dàng đoán được; còn người Nhật có khuynh hướng nhượng bộ vào phút cuối của cuộc đàm phán, nên có tính chất bất ngờ,... tin nội bộ 1 Đặt câu hỏi và khi có thế mạnh Dùng nhóm chiến thuật xuất phát từ 2 Tự đề nghị tính hiếu thắng 3 Dùng nhóm chiến thuật xuất phát từ thực tế đàm phán 4 Im lặng 5 Thay đổi đề tài 6 Giải lao và trì hoãn 7 Nhượng bộ và cam kết Tóm lại, khi đàm phán với người Nhật, trong từng hoàn cảnh cụ thể, người Mỹ có thể sử dụng các chiến thuật thuyết phục sau: 1 Hỏi nhiều câu hỏi Sự cân nhắc quan trọng... chiến” của người Mỹ, còn người Mỹ lại nghĩ rằng “hỏng rồi”, bởi không thấy người Nhật nhìn vào mắt mình - Các nhà quản trị cấp cao của Nhật rất bí mật, vì thế nên chú ý khai thác thông tin ở các cấp thấp hơn 3 Giai đoạn thuyết phục Ở Nhật không có sự phân tách rạch rời, giữa hai giai đoạn trao đổi thông tin và thuyết phục Người Nhật đã dành nhiều thời gian cho giai đoạn trao đổ thông tin, nên ít có sự “xung... cãi” trong giai đoạn thuyết phục Theo Robert March, thì các nhà đàm phán Nhật Bản có xu hướng chuẩn bị đàm phán rất khác so với người Mỹ Do có hia xu hướng trỗn lận hai giai đoạn vào nhau và dành nhiều thời gian, sức lực cho giai đoạn trao đổi thông tin về công việc, nên người Nhật không đặt trọng tâm vào giai đoạn thuyết phục Họ thực hiện giai đoạn này với những ý đồ, phương án đã được sắp đặt sẵn và. .. Đây là sự thật không chỉ ở Nhật Bản mà ở mọi nơi trên thế giới, bao gồm cả Mỹ Chester Karrass (1970) trong cuốn sách của ông ta, “Trò chơi đàm phán , cho rằng đôi khi “thông minh trở thành hơi ngớ ngẩn” trong đàm phán kinh doanh Hãy hỏi các câu hỏi nhiều hơn một lần, ví dụ như “Tôi không hiểu hoàn toàn ý của ông, ông có thể vui lòng lặp lại lần nữa không?” Nếu các khách hàng hoặc các đối tác kinh doanh . TRÀ VINH KHOA KINH TẾ - LUẬT – NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH Báo cáo môn học: ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH Đề tài: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÀM PHÁN GIỮA NGƯỜI MỸ VÀ NGƯỜI NHẬT Giáo viên. một phong cách đàm phán khác nhau, sự khác biệt về cách cư xử và thói quen khi kinh doanh. Không riêng gì người Mỹ hay người Nhật, mà bất cứ người nước nào khi bước vào đàm phán đều mong muốn. Người Nhật thích chơi gôn và sẵn sàng đàm phán tiếp sau khi cùng chơi môn thể thao tạo sự thân thiện này. II. Những điểm giống và khác nhau cơ bản trong quá trình đàm phám của người Nhật và người

Ngày đăng: 18/07/2014, 11:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan