Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa

106 551 2
Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu bảo tồn biển Rạn Trào huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… Lời Mở Đầu hát triển cộng đồng là một cách tiếp cận hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Có khá nhiều dự án Phát triển cộng đồng đã và đang được thực hiện tại nước ta với các hoạt động hết sức thiết thực và hiệu quả như: các hoạt động tăng thu nhập cho người dân, các hoạt động chuyển giao công nghệ, các hoạt động tăng cường nhận thức,… gắn liền phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Việt Nam có đường biển dài hơn 3200km, với rất nhiều cộng đồng dân cư sống ven biển và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài nguyên biển. Tuy nhiên, có thể nói rằng các dự án phát triển cộng đồng tại các vùng nông thôn ven biển lại rất ít. P Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ven biển có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Quá trình xây dựng và thực thi các chính sách quản lý môi trường vùng ven biển đòi hỏi phải có tính hệ thống, có sự kết hợp chặt chẽ từ trung ương đến đòa phương trong đó nâng cao năng lực quản lý và từng bước trao quyền quản lý cho cộng đồng như là một yêu cầu bức thiết. Các đòa phương thường hướng quan tâm của mình đến phát triển kinh tế để giải quyết vấn đề đói nghèo và vấn đề quản lý môi trường chưa được quan tâm một cách đúng hướng hoặc có quan tâm thì manh mún, chắp vá, chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu quản lý môi trường. Nằm trong vònh Văn Phong thuộc vùng biển xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa có nguồn lợi hải sản các rạn san hô rất phong phú nhưng do khai thác quá mức nên đã suy thoái nghiêm trọng. Với sự giúp đỡ của Sở KHCN và MT (cũ) tỉnh Khánh Hòa và Liên minh sinh vật biển Quốc tế _ IMA Việt Nam, khu bảo tồn biển Rạn Trào do đòa phương quản lý đã được thành lập. Phương pháp tiếp cận chính của dự án là có sự tham gia của cộng đồng, vì cộng đồng và bởi cộng đồng. Hiện nay dự án đã kết thúc và chuyển giao cho đòa phương. Các hoạt động truyền thông bảo vệ rạn san hô đang được tiếp tục duy trì. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là cộng đồng đáp ứng thế nào với các hoạt động này và hành vi trong sinh hoạt sản xuất của họ có mâu thuẩn với những gì đòa phương mong đợi trong bảo vệ rạn san hô hay không? Các phát hiện trong nghiên cứu sẽ là các đóng góp để nâng cao công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại đòa phương. SVTH: Lê Phương Thanh 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ sinh thái biển, rạn san hô có tính đa dạng sinh học phong phú nhất, chúng chỉ chiếm 0,25% diện tích biển nhưng lại là nơi sinh sống của 25% tổng số các loài cá trên toàn thế giới. Vì vậy, bảo vệ hệ sinh thái biển có năng suất sinh học cao nhất này có ý nghóa quyết đònh đối với sự phong phú của nguồn lợi của vùng biển. Tại Việt Nam, vùng biển tỉnh Khánh Hòa là một trong những vùng biển có nguồn lợi san hô với khu hệ sinh thái đặc biệt kèm theo vào loại phong phú nhất ở vùng gần bờ nước ta. Đòa thế của xã Vạn Hưng nằm gần đường quốc lộ, vừa có biển, vừa có đồng bằng lại vừa có núi non nên rất thuận tiên cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và có khả năng phát triển du lòch, dòch vụ. Nguồn lợi các rạn san hô nằm sát bờ biển của xã Vạn Hưng nói chung và thôn Xuân Tự nói riêng là quà tặng trời cho đối với người dân trong vùng. Nguồn lợi san hô ở đây rất đa dạng và phong phú. Đã bao đời nay người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào khu vực biển ven bờ này để tồn tại và phát triển. Trong mấy năm gần đây thôn Xuân Tự cũng như toàn xã Vạn Hưng huyện Vạn Ninh đã trở nên giàu có hơn nhờ phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng và nghề nuôi tôm sú ở các đìa ven biển. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng không theo quy hoạch, không dựa trên các cơ sở khoa học, đồng thời việc sử dụng các biện pháp khai thác hủy diệt và tận thu đã dẫn đến hậu quả tai hại là nguồn lợi cá và các loài hải sản suy giảm nghiêm trọng, môi trường biển bò thoái hóa. Kết quả điều tra mới nhất cho thấy: - Độ phủ trung bình của san hô cứng tại các Rạn khảo sát chỉ còn 10-20%, riêng Rạn Trào nơi nhiều nhất còn được khoảng 40-60%. - Nguồn lợi thủy sản ở vùng biển này, hiện nay ước tính chỉ còn khoảng 10% so với những năm 1980, một số loài hải sản quý thường đánh bắt được trước đây như bào ngư, hải sâm, cá mú… gần như không còn đánh được, ngay cả các loài trước đây rất nhiều như ghẹ, cầu gai… nay cũng còn rất ít. - Việc khai thác san hô một cách ồ ạt để làm đài nuôi tôm sú cũng là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm nguồn lợi biển. Cùng với sự suy giảm nguồn lợi san hô, SVTH: Lê Phương Thanh 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… nghề nuôi tôm hùm lồng và tôm sú đã chòu nhiều ảnh hưởng xấu như nguồn giống tôm hùm khai thác tự nhiên hầu như không còn, tốc độ lớn của tôm bò chậm lại, các loài tôm nuôi dễ bò nhiễm bệnh, thậm chí đôi khi chết hàng loạt do nước bò ô nhiễm. - Quá trình phát triển nghề nuôi thủy sản ở xã Vạn Hưng, nhất là thời gian đầu phát triển đã chỉ ra rằng nghề nuôi thủy sản chỉ phát triển tốt và đem lại lợi ích khi sử dụng hợp lý hoặc chưa phát triển tới ngưỡng suy thoái. Tuy nhiên, khi nguồn lợi san hô bò tàn phá, nghề nuôi thủy sản lập tức khó khăn; Nếu cứ tiếp tục theo chiều hướng đó, nghề nuôi thủy sản sẽ dần bò xóa bỏ, nguồn sống của cư dân sẽ bò đe dọa nghiêm trọng. Thôn Xuân Tự nói riêng cũng như xã Vạn Hưng nói chung hiện nay đang đứng trước hai con đường: - Nếu nguồn lợi san hô không được quản lý và bảo vệ: sẽ xảy ra hậu quả nặng nề vì ngoài nghề nuôi và khai thác thủy sản người dân chưa có nghề nào khác để đảm bảo đời sống của họ. Nghề khai thác biển vùng này gần như xóa sổ vì nguồn lợi hải sản suy giảm nghiêm trọng, nghề khai thác ở đây còn ở trình độ thấp, hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ, chưa có điều kiện vươn ra đánh bắt xa bờ. - Nếu nguồn lợi san hô được quản lý và bảo vệ: nghề nuôi thủy sản sẽ phát triển, đa dạng sinh học, hệ sinh thái vùng rạn san hô và môi trường biển không bò suy thoái, có khả năng tái tạo và phục hồi, nghề nuôi tôm hùm và các loài hải sản khác sẽ phát triển cùng với sự duy trì của nghề khai thác tại vùng biển này. Kinh tế - xã hội sẽ phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Ngoài ra, với đòa thế thuận lợi của Vạn Ninh, ngành du lòch sinh thái sẽ phát triển, người dân sẽ hưởng được nhiều lợi ích khi tham gia vào các hoạt động dòch vụ du lòch mang lại. Vấn đề đặt ra là khai thác phải hợp lý và kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Cộng đồng đòa phương được xem là đối tượng chính và họ phải nhận thức được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và đồng thời họ phải tham gia các hoạt động này. Như vậy, đòa phương và các cơ quan chức năng đã có những biện pháp gì để bảo vệ hệ sinh thái quý giá này cũng như đã có các hoạt động gì hỗ trợ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự tham gia cộng đồng. Bên cạnh đó, người dân có những sáng kiến gì để bảo vệ môi trường sống của mình. Với những lý do này, chúng tôi thực SVTH: Lê Phương Thanh 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… hiện đề tài “Tham gia cộng đồng trong công tác bảo tồn biển Rạn trào -Huyện Vạn Ninh-Tỉnh Khánh Hòa”. Chúng tôi thực hiện đề tài này mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các cơ quan chức năng. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các năm sau, cũng như gợi mở ý tưởng cho các đề tài khác. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được chúng tôi nghiên cứu thực hiện với các mục tiêu chính sau: 2.1 Mục tiêu tổng quát Tăng cường hiệu quả việc bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô ven bờ tại xã Vạn Hưng (Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). 2.2 Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu này bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau: • Nhận dạng các chính sách và qui đònh, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và các loại hình tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô. • Đánh giá các thuận lợi, trở ngại, hiệu quả, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô ven bờ. • Đưa ra đề nghò về chính sách và giải pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô ven bờ trong thời gian tới. 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tìm hiểu về các mô hình tham gia cộng đồng trong hoạt đồng bảo tồn ở nước ta sách báo chưa viết nhiều. Do đó, chúng tôi rất khó khăn trong việc kế thừa tài liệu nghiên cứu. Chúng tôi chỉ tiếp cận được một số ít tài liệu dưới dạng giới thiệu và các báo cáo hội thảo từ dự án “Khu bảo tồn biển Rạn Trào”như sau: 1. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Liên minh sinh vật biển Việt Nam (IMA), Kỷ yếu Hội thảo Nhân rộng mô hình Khu bảo tồn biển Rạn Trào do đòa phương quản lý, tháng 12/2004 SVTH: Lê Phương Thanh 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá tác động Khu bảo tồn biển Rạn Trào và chia sẽ kinh nghiệm, các bài học thực tiễn từ mô hình quản lý nguồn lợi trên cơ sở cộng đồng. 2. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Liên minh sinh vật biển Việt Nam (IMA), Báo cáo dự án Khu bảo tồn biển Rạn Trào do đòa phương quản lý. Báo cáo mô tả hiện trạng khu vực dự án và cơ sở xây dựng dự án. Đồng thời, báo cáo cũng tổng kết những thành quả và các rủi ro xảy ra của dự án. 3. Ủy ban Nhân dân Huyện Vạn Ninh, Báo cáo tổng quan về xây dựng và hoạt động Dự án Bảo tồn biển Rạn Trào Xã Vạn Hưng - Huyện Vạn Ninh-Tỉnh Khánh Hòa Báo cáo giới thiệu quá trình hình thành Khu bảo tồn biển Rạn Trào. Báo cáo cũng đề cập đến các mục tiêu, hoạt động và thành quả của dự án. Do đề tài nghiên cứu còn đề cập đến “Sự đa dạng sinh học, thảm cỏ biển, tình hình khai thác nguồn lợi xung quanh khu vực Rạn Trào” nên chúng tôi tiếp cận công trình nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu phân vùng chức năng cho khu bảo tồn Rạn Trào – Vạn Ninh” của Viện Hải Dương học Nha Trang. Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu: Sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, tình hình khai thác nguồn lợi xung quanh khu vực. Đề tài cũng đã thiết lập phân vùng chức năng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu bảo tồn thiên nhiên Rạn Trào, một vùng biển giàu tiềm năng và mang tính chiến lược cao. Như vậy để tìm hiểu, phân tích và đánh giá riêng về các hình thức tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại KBTB Rạn Trào hầu như chưa có công trình nào. Thêm nữa, việc xâm nhập, tìm hiểu về KBTB Rạn Trào không phải là việc dễ dàng. Thực hiện đề tài này, chúng tôi xem là một thử nghiệm nghiên cứu của sinh viên ngành môi trường về một khía cạnh của vấn đề bảo tồn đó là tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo tồn. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số đònh nghóa và nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. 3.1KHU BẢO TỒN BIỂN 3.1.1 Đònh nghóa Khu bảo tồn biển SVTH: Lê Phương Thanh 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… Khu bảo tồn biển là một vùng biển được thiết lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường. Để bảo vệ tài nguyên biển, một số hoạt động trong khu bảo tồn biển sẽ bò hạn chế, còn các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và du lòch giải trí sẽ được khuyến khích. 3.1.2 Lợi ích của Khu bảo tồn biển - Bảo tồn hệ sinh thái san hô và đa dạng sinh học điển hình. - Giữ môi trường lành mạnh tạo cơ sở cho việc phát triển du lòch bền vững. - Tạo sinh kế bền vững cho dân đòa phương. - Bảo vệ hệ sinh thái, các bãi đẻ nhằm duy trì và phát triển nguồn lợi sinh vật biển. - Tạo điều kiện phát triển nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và giải trí. - Phục hồi những vùng có hệ sinh thái biển bò suy thoái. 3.1.3 Các hoạt động được phép trong khu bảo tồn biển - Bơi lội, lặn có ống thở, lặn có khí tài. - Quan sát, quay phim, chụp ảnh dưới nước. - Các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và đào tạo. - Thưởng thức cảnh đẹp của môi trường biển, giải trí. - Đánh bắt và nuôi trồng hải sản trong những vùng đã được quy đònh. 3.1.4 Các nguyên tắc trong vấn đề phát triển cộng đồng tại Khu bảo tồn biển - Tăng quyền lực: ở những cộng đồng ven bờ, tăng quyền lực chính là tăng quyền kiểm soát, quản lý nguồn tài nguyên mà họ sống phụ thuộc vào, qua đó nâng cao thu nhập và bảo đảm việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ven biển. Sự tăng quyền lực cũng có nghóa là xây dựng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của cộng đồng để họ có thể quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của họ theo hướng bền vững. SVTH: Lê Phương Thanh 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… - Sự công bằng: sự công bằng có nghóa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp trong cộng đồng đối với những cơ hội tồn tại để phát triển, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên ven biển. Cũng cần phải bảo đảm tính công bằng giữa thế hệ hiện tại và tương lai bằng việc tạo ra những mô hình sử dụng bền vững nguồn tài nguyên ven biển. - Tính hợp lý giữa bảo tồn và phát triển bền vững: sự phát triển bền vững còn có nghóa là phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi sự phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến lợi ích của thế hệ tương lai. Cũng không nên khuyến khích việc bảo tồn một cách tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của cộng đồng. - Tôn trọng những tri thức truyền thống/ bản đòa: quá trình phát triển cộng đồng ven biển cần phải thừa nhận giá trò của tri thức và hiểu biết bản đòa. Nó khuyến khích sự chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/ bản đòa trong các hoạt động khác nhau của mình. - Sự bình đẳng giới: dự án phát triển cộng đồng cần thừa nhận vai trò và sự đóng góp của nam và nữ giới trong lónh vực sản xuất và tái sản xuất, qua đó thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghóa vào việc quản lý tài nguyên ven bờ. 3.2GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ RẠN SAN HÔ San hô là hệ sinh thái độc đáo ở biển nhiệt đới. Đây là môi trường sinh thái lý tưởng, là nơi trú ẩn, sinh sống và phát triển của hàng nghìn sinh vật ở biển và có tác dụng trong việc hạn chế sóng biển bảo vệ khu dân cư, vùng bờ biển, vùng nuôi trồng thủy sản. 3.2.1. Tính chất chung San hô xuất hiện từ si-kỷ và cho đến nay vẫn còn bành trướng khắp nơi. Nó là loại động vật đa bào chính thức (eumetazoa), thuộc ngành ruột khoang (coelenterata) và có dạng bám polyp. Đây là loài động vật sống cô độc hay tập đoàn. Loại cô độc sống nơi đáy nước sâu-đến 1200m còn loại tập đoàn chỉ ở độ sâu 40m. Cốt vôi của từng cá thể gọi là các con bám hay polypierit. Các con bám dính vào nhau nhờ xi măng vôi. SVTH: Lê Phương Thanh 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… Cách sinh sản gồm có hữu tính và vô tính. Hướng vô tính thì theo lối nảy chồi và cắt ngang (đoạn phân). Hướng hữa tính do các bộ phận sinh dục đảm trách. Con bám có thể là đực hoặc là cái hoặc vừa đực vừa cái. Đôi khi không sinh sản được. Loài Flabellum rubrum thay đổi phái tính tùy theo tuổi. Lúc còn trẻ là phái cái nhưng sau đó là phái đực rồi chết. Hằng năm, san hô có khả năng sản sinh ra một năng xuất ban đầu đạt đến 1500-3500Grc/m 2 . San hô có thân là ống rỗng gồm nhiều lớp tế bào đã chuyên hóa. Bên trong nó có chứa những bộ phận dinh dưỡng riêng. Bên ngoài phần mềm là một tường bằng vôi, có vách ngăn dọc. Theo Đacwin có 3 kiểu rạn san hô: - Các rạn san hô tạo thành hàng rào dọc theo lục đòa. - Các rạn san hô bao quanh các đảo. - Các rạn san hô vòng hình móng ngựa vây lấy một vùng biển. 3.2.2. Phân loại các loài Các rạn san hô là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học nhất trên trái đất. Cho đến nay khoảng 800 loài san hô đã tạo thành rạn san hô đã được xác đònh. Chỉ đề cập đến san hô Seleractinia là loại quang trọng nhất tạo nên các rạn san hô thì được xác đònh có 298 loài thuộc 76 giống và họ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia như H.Schuhmacher(1976), Hatarki Etal (1980) thì có khoảng hơn 550 loài thuộc 110 giống san hô. Riêng ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thì có khoảng 500 loài thuộc 80 giống, còn lại là Đại Tây Dương. Một số nhà khoa học nổi tiếng Marjorie ReakaKudla ước tính có khoảng 1-9 triệu loài có liên quan với san hô. Sử dụng con số này và các ước tính thô về sự suy giảm rạn san hô do con người gây ra thì có trên 1 triệu loài có thể đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 4 thập kỉ tới. Ở Ustralia có rạn san hô dài 2000 km ngang 7km. Chúng có nhiều loại: Acropoda (203 loài), Fuzyia (46 loài), Porites (23 loài). SVTH: Lê Phương Thanh 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… Riêng ở Việt Nam có 350 loài san hô. Trong đó có 95 loài ở vùng biển phía bắc và 255 loài ở vùng biển phía nam. Chỉ tính ở Vònh Hạ Long đã có 101 loài thuộc 40 giống, 12 họ. Trong đó họ Fuvadac có 35 loài (chiếm 33,7% tổng số loài), họ Acroporidac có 19 loài (chiếm 18,3%), họ Pitadac có 10 loài (chiếm 9,7%), những họ còn lại chỉ có từ 1-6 loài. Ở cấp giống Acropara có nhiều nhất 12 loài, sau đó là Favia có 9 loài, Montipora có 6 loài, Potrites có 5 loài. Các giống khác có ít loài hơn. San hô có 3 nhóm phụ là: - San hô bảng (Tabulata) - San hô tứ phân hay tứ san hô (Tetracorallia) - San hô lục phân hay lục san hô(Hexacorallia) 3.3TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG 3.3.1 Các vấn đề chung về truyền thông môi trường 3.3.1.1 Khái niệm về truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác hai chiều, giúp cho mọi đối tượng tham gia vào quá trình đó cũng tạo ra và cùng chia sẻ với nhau các thông tin môi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung về các vấn đề có liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ trách nhiêm bảo vệ môi trường có liên quan. Hiểu biết chung sẽ tạo ra nền móng của sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để bảo vệ môi trường. Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; và không chỉ tự mình tham gia, mà còn lôi cuốn những người khác tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng. Truyền thông môi trường góp phần cùng với giáo dục môi trường chính khóa và ngoại khóa để: 1) Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường; 2) Thay đổi thái độ của người dân về vấn đề môi trường; 3) Xác đònh tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có tính bền vững. Truyền thông môi trường rất đặc biệt vì: - Môi trường là một hệ thống phức tạp; SVTH: Lê Phương Thanh 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào… - Tác động và hậu quả của các hành vi không phù hợp với môi trường không dễ dàng nhìn thấy được ngay; - Các hành vi gây tác hại tới môi trường dã trở thành thường xuyên, thói quen, tập quán xã hội; - Những hành vi phù hợp với môi trường không mang lai lợi nhuận trực tiếp; - Đối tượng truyền thông là những người có học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm sống, vò trí xã hội… rất khác biệt nhau. 3.3.1.2 Mục tiêu của truyền thông môi trường Nâng cao nhận thức của công dân (kể cả dân thường và cán bộ lãnh đạo) về bảo vệ môi trường, cơ sở luật pháp, các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà Nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo lập cách ứng xử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần thực hiện thành công xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. 3.3.1.3 Vai trò của truyền thông môi trường trong quản lý môi trường Hiện nay, công tác quản lý môi trường đang đứng trước các thách thức to lớn khi mà các mong muốn về hưởng thụ một môi trường trong lành, an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc gắn với các hoạt động gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, công tác quản lý môi trường đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghó, thái độ hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau rong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Vì vậy, truyền thông môi trường cần phải được xem như là một công cụ cơ bản trong công tác quản lý môi trường nhằm xã hội hóa bảo vệ môi trường. Nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất và không chỉ tự mình tham gia mà còn lôi cuốn người khác cùng tham gia, tạo nên những kết quả chung của toàn xã hội. SVTH: Lê Phương Thanh 10 [...]... Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào Hình 4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức thực hiện tham gia cộng đồng tại KBTB Rạn Trào Cơ quan thành lập Khu Bảo Tồn UBND tỉnh Khánh Hòa Cơ quan quản lý Khu Bảo Tồn UBND huyện Vạn Ninh Các cơ quan nghiệp vụ của tỉnh, các tổ chức trong nước và quốc tế quốc, các nhà tài trợ Cộng đồng khoa học Đơn vò tổ chức thực hiện Khu. .. Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào Trang 60km về phía Bắc KBTB Rạn Trào nằm cách bờ 3km với tổng diện tích được bảo vệ khoảng 40ha, vùng lỏi là rạn san hô với diện tích 28ha KBT gồm hai khu vực có tính chất như sau: SVTH: Lê Phương Thanh 33 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu. .. SVTH: Lê Phương Thanh 13 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào 4 KHUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG ` MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KIẾN THỨC, NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ BẢO VỆ SAN HÔ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ RẠN SAN HÔ HÀNH VI BẢO VỆ RẠN SAN HÔ HIỆU QUẢ – TRỞ NGẠI ĐỀ NGHỊ 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1... loài sinh vật biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi SVTH: Lê Phương Thanh 23 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào cho việc phân vùng quản lý các khu bảo tồn thì diện tích của khu bảo tồn dự kiến là: 1673ha mặt đất, mặn nước 2.1.2 Đặc điểm khí hậu và thủy văn Khu bảo tồn biển Rạn Trào nằm trong vùng biển thuộc vònh... Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA 1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1 Vò trí đòa lý Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông Trên bản đồ Việt Nam, Khánh. .. hỏi: * Số mẫu: 120 hộ gia đình hiện đang cư trú và hoạt động khai thác * Nội dung: bảng hỏi bao gồm các nội dung - Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ gia đình - Kiến thức về san hô và nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ rạn san hô - Thái độ của cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ rạn san hô - Hoạt động kinh tế – sinh hoạt và bảo vệ rạn san hô - Ý kiến cộng đồng về các hoạt động truyền thông môi trường - Ý... Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào  Giao thông vận tải Nằm ở vò trí giao thông thuận lợi, Khánh Hoà có đầy đủ điều kiện phát triển toàn diện các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không Năm 2003 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác xây dựng cơ bản các công trình giao thông trên đòa bàn tỉnh với... môi trường - Ý kiến mong đợi của cộng đồng nhằm bảo vệ rạn san hô SVTH: Lê Phương Thanh 15 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào (xem phụ lục 1) * Đối tượng: các hộ gia đình đang hoạt động kinh tế và sống ở khu vực o Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu: các đối tượng phỏng vấn bao gồm * Hộ gia đình: 20 hộ * Cơ quan chức... Rạn Trào xã Vạn Hưng được chính thức ra mắt trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xã Vạn Hưng và các ban ngành liên quan Mục tiêu lâu dài của Dự án là : Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái rạn san hô ven bờ tại xã Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hoà) thông qua áp dụng các hoạt động khai SVTH: Lê Phương Thanh 31 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô. .. chính- viễn thông trong tỉnh với tốc độ ngày càng cao, phục vụ tốt nhất những yêu cầu chính đáng của mọi đối tượng khách hàng SVTH: Lê Phương Thanh 22 Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1.1 Vò trí đòa lý Khu bảo tồn biển Rạn Trào hiện . Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào hiện đề tài Tham gia cộng đồng trong công tác bảo tồn biển Rạn trào -Huyện Vạn Ninh- Tỉnh Khánh Hòa nghiệp GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá tác động Khu bảo tồn biển Rạn Trào và chia sẽ kinh. GVHD: Th.S Phạm Gia Trân Tham gia cộng đồng trong hoạt động bảo vệ rạn san hô tại khu Bảo tồn Biển Rạn Trào Khu bảo tồn biển là một vùng biển được thiết lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên

Ngày đăng: 18/07/2014, 10:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan