Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đén năm 2020

96 651 0
Nghiên cứu quy hoạch môi trường thị xã Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đén năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các lónh vực. Quá trình này đã mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, góp phần phát triển xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, giúp nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới; đồng thời cũng làm cho môi trường và tài nguyên chòu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu, là những hậu quả do ảnh hưởng trực tiếp của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý. Vấn đề môi trường ngày càng trở nên nóng bỏng hơn. Nếu chúng ta không có những biện pháp thích hợp, không quan tâm và bảo vệ môi trường tự nhiên thì trong tương lai chúng ta sẽ tự hủy diệt chính mình. Để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, thò xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng và thế giới nói chung phải góp sức vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên theo hướng phát triển bền vững. Trong đó, công tác quản lý môi trường là rất quan trọng. Vì vậy, việc Nghiên cứu Quy hoạch Môi trường thò xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020 là rất cần thiết, vì nếu thiếu sự hoạch đònh, thiếu tính kế hoạch sẽ dẫn đến tác hại là gây lãng phí, chủ quan, duy ý chí và những hậu quả tiếp theo sau đó mà ta phải trả giá đắt cho việc làm nêu trên. Việc nghiên cứu quy hoạch môi trường là bước chuyển mới trong tư duy chỉ đạo, điều hành, nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và có tính khả thi, hiệu quả cao. Nó hoàn toàn phù hợp với quy hoạch môi trường của tỉnh Đồng Tháp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020 của thò xã và của tỉnh. SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 1 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, môi trường đang là vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức và cá nhân lưu tâm. Suy thoái môi trường, suy giảm tầng ôzon, lũ lụt bất thường, biến động thời tiết… đã có những tác động mạnh mẽ đến cuộc sống loài người. Không còn nghi ngờ gì nữa, những hoạt động thiếu khôn ngoan của con người đã góp phần không nhỏ vào những biến động trên. Do đó phải điều chỉnh hành vi của mình, con người mới có thể có cuộc sống tốt hơn. Nghiên cứu các yếu tố môi trường là cơ sở để điều chỉnh hành vi của con người. Đây là quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức và tiền của, nhưng phải thực hiện một cách nghiêm túc, phải đặt mục tiêu phát triển bền vững chứ không phải phát triển với bất cứ giá nào. Nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường đồng thời với sự phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta nói chung, thò xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp nói riêng cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Để đảm bảo cho việc khai thác tối đa thế mạnh của tỉnh, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, cần thiết phải xây dựng cơ sở đònh hướng quy hoạch môi trường phù hợp với chính sách phát triển của thò xã, của tỉnh. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu quy hoạch môi trường thò xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020” là cần thiết và cấp bách. Thời gian quy hoạch môi trường là đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020. Tuy nhiên sẽ có sự kiểm tra và xem xét lại tài liệu trong mỗi khoảng thời gian là 05 năm để phản ánh đúng những thay đổi nhanh chóng về sự phát triển của các khu dân cư, các khu thương mại, dòch vụ trong thò xã, dự đoán dân số SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 2 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ ngày càng gia tăng, những qui đònh pháp luật mới ban hành và những tiến bộ công nghệ trong việc xử lý ô nhiễm môi trường. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu các yếu tố môi trường, xác đònh lại hiện trạng quản lý môi trường ở thò xã Sa Đéc. - Dự báo mức độ ô nhiễm trong thời gian tới. - Đưa ra các phương hướng mục tiêu phát triển và đề xuất các chương trình dự án, các giải pháp tổ chức thực hiện. Từ đó phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa thò xã Sa Đéc “năm 2010 trở thành Thành Phố loại III và năm 2020 trở thành Thành Phố loại II” và là một thành phố phát triển bền vững. 1.3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI - Điều tra, khảo sát thu thập các số liệu về điều kiện môi trường thò xã Sa Đéc. - Thu thập, phân tích các số liệu về hiện trạng qui hoạch phát triển kinh tế xã hội và hiện trạng môi trường thò xã Sa Đéc. - Đánh giá dự báo tác động môi trường do hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch môi trường. - Xác đònh các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thò xã. - Xây dựng quy hoạch môi trường chuyên ngành phục vụ KT - XH. - Đề xuất các chương trình dự án và các giải pháp tổng hợp BVMT. - Phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp luận Nghiên cứu quy hoạch môi trường thò xã Sa Đéc là một trong những nghiên cứu giúp ích rất nhiều trong các vấn đề cải thiện môi trường sống của người dân Sa Đéc, để hoà nhập với xu hướng phát triển bền vững. Qui hoạch thò xã Sa Đéc SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 3 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ theo quan niệm mới về cơ chế kinh tế xã hội, nền kinh tế có nhiều thành phần. Tuy nhiên, để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn thành công cần kết hợp xem xét, điều tra hiện trạng thực tế của vùng nghiên cứu. Chính việc soát xét ban đầu sẽ giúp đònh hướng cho công tác triển khai dự án qui hoạch vào cộng đồng. Qui hoạch này đi kèm với các giải pháp mang tính khả thi về mặt môi trường và cải thiện môi trường sống của cộng đồng dân cư, đóng một vai trò quyết đònh trong chiến lược phát triển bền vững. 1.4.2. Phương pháp thực tế - Kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu về môi trường đã có trên đòa bàn thò xã Sa Đéc. - Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu phục vụ QHMT : Các dữ liệu cần thiết về điều kiện môi trường, và các bản đồ số hóa đã được xác lập nhằm, xác đònh các khía cạnh môi trường quan trọng hiện nay của thò xã Sa Đéc và phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. - Phương pháp dự báo : Dự báo xu hướng phát triển các nghành nghề, dự báo tải lượng các nguồn ô nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn), dự báo xu hướng biến đổi môi trường phục vụ cho việc lập các quy họach môi trường chuyên nghành. - Phương pháp đánh giá tác động môi trường : Sử dụng các kỹ thuật đánh giá tác động môi trường như lập bảng kiểm tra phỏng đoán, chồng chập bản đồ để đánh giá tác động môi trường cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong quá trình thực hiện quy hoạch chung. - Phương pháp tham gia cộng đồng và ý kiến tham gia. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp quan trắc, thực đòa, lấy mẫu, phân tích phòng thí nghiệm. - Phương pháp đánh giá nhanh để xác đònh tải lượng chất thải rắn trên đòa bàn dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm và công suất. SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 4 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ 1.5. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU Các yếu tố môi trường, kinh tế - xã hội và hệ thống quản lý môi trường tại thò xã Sa Đéc. 1.6. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Chỉ nghiên cứu đònh hướng quy hoạch môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở thò xã Sa Đéc, không nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường và ảnh hưởng của các đòa phương khác trong vùng tới môi trường thò xã Sa Đéc. 1.7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch môi trường thò xã Sa Đéc. - Đánh giá ảnh hưởng của các đòa phương khác trong vùng tới môi trường thò xã Sa Đéc. - Nghiên cứu quy hoạch môi trường cho các huyện/thò khác trong tỉnh Đồng Tháp. SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 5 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ SÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1.1. Vò trí hành chánh và đòa lý Sa Đéc là một thò xã của tỉnh Đồng tháp, nằm bên bờ Nam sông Tiền thuộc trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, dọc hai bên Quốc lộ 80, cách thò xã Vónh Long (tỉnh Vónh Long) khoảng 30km về phía Tây và cách thò xã Cao Lãnh khoảng 30km về phía Bắc. Thò xã có toạ độ đòa lí như sau : 10 o 15’30” đến 10 o 23’30” Vó độ Bắc. 105 o 42’10” đến 105 o 47’15” Kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của thò xã Sa Đéc như sau : - Phía Đông Bắc giáp thò xã Cao Lãnh. - Phía Bắc giáp huyện Cao Lãnh. - Phía Nam giáp huyện Châu Thành. - Phía Tây giáp huyện Lai Vung. - Phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò. 2.1.2. Đặc điểm đòa chất, đòa hình Theo Quy hoạch sử dụng đất thò xã Sa Đéc đến năm 2010, đất đai thò xã Sa Đéc hình thành trên 01 loại trầm tích non trẻ Holocene. Trầm tích sông (aQ 3 IV) bao phủ khoảng 100% diện tích : do tập trung theo các đê sông và các nhánh sông lớn nên còn gọi là trầm tích đê tự nhiên, dễ nhận thấy ở dọc sông Tiền và sông Sa Đéc. Vật liệu chính là sét có màu nâu rất đặc trưng và không chứa vật liệu sinh phèn. Trên các mẫu chất này hình thành các loại đất phù sa. SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 6 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ Hàng năm vào mùa lũ sông Tiền vận chuyển 138 tấn phù sa và sự lắng đọng phù sa thông qua hệ thống kênh nội đồng. Những đòa tầng thuộc phù sa bồi lắng này thì mềm và tương đối ổn đònh độ cứng không thay đổi đáng kể theo độ sâu. Đất axít sulfat được ghi nhận là hiện diện khắp Đồng bằng sông Cửu Long và nhiều khả năng có ở một số nơi trong khu vực phát triển dự kiến của thò xã. Đòa hình thò xã thuộc miền đồng bằng châu thổ bằng phẳng thấp và thấp dần theo hướng Bắc đến Nam (cao theo giải đất ven sông Tiền, sông Sa Đéc và thấp dần sang phía Nam thò xã). Cao trình cao nhất ở phía Bắc sông Tiền từ 1,1 - 1,9m (xã Tân Khánh Đông, phường Tân Qui Đông), thấp nhất ở phía Nam khoảng 0,8m (xã Tân Quy Tây); Cao trình phía Đông Nam dao động tù 0,9 – 1,2m (xã Tân Phú Đông); Cao trình phần lớn vào khoảng 0,8 - 1,3m. Đặc biệt vùng đất trung tâm và khu dân cư do được lập líp nên đòa hình vượt cao hơn đất hiện hữu cao trình từ 1,2 - 1,7m. Vì vậy mùa lũ nước ngập nông và thoát lũ nhanh hơn các vùng khác trong khu vực. Thống kê theo độ sâu và thời gian ngập lũ cho thấy có khoảng 19% diện tích có độ ngập >1m và thời gian ngập dài từ 15 tháng 9 đến 30 tháng 12 (với diện tích khoảng 1.093ha), có 20,7% diện tích có độ ngập từ 0,6 - 1m và thời gian ngập từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 11 (1197 ha), có 42% diện tích có độ ngập < 0,5m và thời gian ngập từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 10 (2424 ha). 2.1.3. Đặc điểm khí hậu Sa Đéc nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, lượng mưa lớn và phân hoá thành hai mùa trái ngược nhau (mùa khô và mùa mưa). Quy luật phân bố này tương đối ổn đònh qua các năm, ít có thay đổi trong không gian và đã chi phối mạnh mẽ đến vấn đề sử dụng đất. Mùa mưa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 7 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ 2.1.3.1. Nhiệt độ : Nhiệt độ cao và ổn đònh, bình quân 26,6 o C, nhiệt độ tối cao trung bình 30 o C vào tháng 3 và 4, nhiệt độ tối thấp trung bình 24 o C vào tháng giêng. Tổng bức xạ cao (156,7 Kcal/m 2 /tháng) và phân bố tương đối đều theo mùa vụ cho phép sản xuất cây trồng quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các cây trồng nhiệt đới. 2.1.3.2. Cường độ nắng và bức xạ : Tổng giờ nắng trung bình 2709 giờ và số giờ nắng thấp nhất vào mùa mưa (khoảng 145 giờ, tháng 9) và cao nhất vào mùa nắng (khoảng 300 giờ, tháng 3). Bức xạ mặt trời khá ổn đònh, trung bình 154,8 Kcal/cm 2 , cao nhất vào tháng 3 (16,34 Kcal/cm 2 ) và thấp nhất vào tháng 11 (12,1 Kcal/cm 2 ). 2.1.3.3. Lượng mưa : Lượng mưa lớn phân bố tương đối đều theo không gian và tập trung khoảng 90% vào mùa mưa. Lượng mưa bình quân tương đối lớn 1400mm/năm, phân bố đều theo mùa (mùa mưa và mùa khô), đã chi phối mạnh mẽ nền sản xuất nông lâm nghiệp. - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm. Các tháng 8, 9, 10 lượng mưa lớn hơn 250mm là do gió mùa Tây Nam mang đến và trùng với mùa lũ về nên gây ra hiện tượng thừa nước nghiêm trọng. - Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Lượng bốc hơi cao (trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày) lại trùng với mùa nước kiệt. Như vậy, mùa khô nước trên kênh rạch và đồng ruộng bò bốc hơi mạnh, nguồn nước vốn bò thiếu hụt lại càng bò thiếu hụt thêm, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng,vật nuôi. 2.1.3.4. Độ ẩm : SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 8 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ Các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao chiếm đến 90 – 97%, cộng với mưa lớn đã làm toàn bộ vùng gần như bão hoà về nước. Trái lại mùa khô không có mưa, độ ẩm thấp, lượng bốc hơi lớn. Độ ẩm tương đối trung bình là 78 – 82%. Độ ẩm lớn nhất tháng vào tháng 10 là 99%. Độ ẩm nhỏ nhất vào tháng 04 là 41%. 2.1.3.5. Gió : Hàng năm có hai hướng gió thònh hành chính : Mùa khô hướng gió thònh hành là gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tần suất gió 60 – 70%. Mùa mưa hướng gió thònh hành là gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 11, tần suất gió là 70%. Tốc độ gió trung bình khoảng 3m/s. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 11 thường có cơn giông lớn, trong cơn giông tốc độ gió có thể lên tới 30 – 40m/s hoặc có gió giật mạnh, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và thi công các công trình xây dựng, giao thông… 2.1.4. Tài nguyên đất Khái niệm tài nguyên đất đai ở đây có nghóa rộng, không chỉ bao gồm là đặc tính thổ nhưỡng (soil) mà còn bao hàm một số điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai như : chế độ nước, đòa hình, nền móng đòa chất… và khi đó có hình thành đất đai. Toàn thò xã có hai nhóm đất chính : nhóm đất phù sa có 4491 ha chiếm 77,62% DTTN, nhóm đất phèn tầng sâu có 200 ha chiếm 3,46% DTTN, kênh rạch có 1095 ha chiếm 18,92% DTTN. Đất vùng ven sông Tiền và sông Sa Đéc là các dãy đất phù sa được bồi đắp hàng năm thích hợp với nhiều loại cây trồng. Song song với hiện trạng đất đai xoái lở hàng năm vào mùa lũ ở xã Tân Qui Đông, phường 3, phường 4, một phần ở xã Tân Khánh Đông thì diện tích cồn nổi phát triển ở cồn Cái Bè và phía Đông Nam của ấp Đông Giang (Tân Khánh Đông). SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 9 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ Nhóm đất cát giồng phân bố trên đòa hình thấp thuộc khu bãi bồi sông Tiền. Đất bò ngập suốt mùa lũ và theo chu kỷ triều cường. Hiện nay được khai thác cát xây dựng. Hạn chế nổi bật nhất của đất đai thò xã Sa Đéc là diện tích đất đều bò ngập trong mùa mưa lũ. Vấn đề đặt ra trong quá trình khai thác sử dụng cần phải được cải tạo triệt để và lâu dài. Bố trí cây trồng hợp lý để bề mặt đất luôn được phủ một lớp thảm thực vật, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và cây xanh đô thò phải phù hợp để đảm bảo độ che phủ đạt 30 – 40%. 2.1.5. Tài nguyên nước Sa Đéc có tài nguyên nước rất phong phú nhưng phân bố không đều theo mùa cả về số lượng và chất lượng. 2.1.5.1. Sông ngòi : Thò xã Sa Đéc có các sông ngòi sau : - Sông Tiền là đòa phận hạ lưu sông Mê Kông chạy qua các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Vónh Long, phân phối nước vào các sông như : sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sa Đéc và đổ nước trực tiếp ra biển Đông. Đoạn qua thò xã Sa Đéc sông chạy theo hướng Bắc Nam, với chiều dài 12,3km. Sông rộng trung bình 1,2km, lượng nước trên sông khá dồi dào. Hàng năm sông Mê Kông chuyển vào ĐBSCL khoảng 150 triệu tấn phù sa (trong đó sông Tiền 138 triệu tấn), tập trung chính vào mùa lũ (khoảng 350 g/m 3 ). Hàng năm, do sông Tiền đang có chiều hướng đổi dòng sang phía bờ hữu làm cho đất bò sạt lở khu vực phường 3 và phường 4 của thò xã, trung bình lở sâu vào bờ 15 – 20m. Tình trạng sạt lở ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh tình hình sạt lở ở khu vực phường 3 và phường 4 thì tại khu vực xã Tân Khánh Đông hàng năm đang được bồi đắp khối lượng lớn phù sa (giữa dòng sông nổi lên cồn đất phù sa màu mỡ). - Sông Sa Đéc : là nhánh sông chính của sông Tiền xuất phát từ khu vực phường 2 đến phường 4 của thò xã chạy qua xã Tân Qui Tây, Tân Khánh Đông và SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 10 [...]... hoạt và sản xuất - Có khí hậu mát mẻ quanh năm SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 14 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ Điều kiện môi trường ở Sa Đéc rất thích hợp cho phát triển cây trồng nông nghiệp và môi trường thủy sản Do đặc thù của thò xã Sa Đéc, hiện tại và lâu dài đô thò ngày càng được phát triển Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của thò xã là : thương mại và dòch vụ - công nghiệp và tiểu... nổi trên lụa và nghề trồng hoa kiểng Những nét đẹp đó ngày nay vẫn được tôn tạo và phát huy Đảng SVTH : Từ Nguyệt Minh Trang 22 Đồ án tốt nghiệp GVHD : PGS.TS Phùng Chí Sỹ bộ và nhân dân thò xã Sa Đéc đang ra sức phấn đấu xây dựng thò xã trở thành một ngôi sao đô thò lớn của tỉnh Đồng Tháp và của vùng đồng bằng sông Cửu Long Nhìn vào chặng đường lòch sử phát triển của Sa Đéc cho thấy : dân đến lập nghiệp... y tế của Bệnh Viện Sa Đéc và các cơ sở y tế khác Xe tải cẩu Bãi rác Lò đốt rác hai ngăn nhiệt độ cao Hình 3.1 : Sơ đồ tóm tắt hệ thống quản lý rác thải hiện hữu ở Sa Đéc 3.5 MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU SẢN XUẤT VÀ KHU DÂN CƯ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA ĐÉC 3.5.1 Hiện trạng môi trường ở khu sản xuất công nghiệp - TTCN Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2007 trên đòa bàn thò xã hiện có 14 ngành... triều : Đồng Tháp nói chung và Sa Đéc nói riêng từ tháng 12 đến tháng 08 năm sau chòu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều không đều Mỗi tháng có 02 kỳ triều cường (xảy ra vào ngày 1 và 15 Âm lòch hoặc sau đó 1 – 2 ngày) và 02 kỳ triều kém (xảy ra vào 7 và 23 Âm lòch hoặc sau đó 1 – 2 ngày) Thời gian một ngày triều là 24h50’ Thời gian mỗi kỳ triều lên xuống kéo dài từ 05 đến 07... kênh rạch đến hầu hết DTTN của thò xã Sông Tiền và sông Sa Đéc giữ vai trò cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những năm gần đây công tác thủy lợi đã được đầu tư rất nhiều, công tác cung cấp nước sạch cho nhân dân cũng được thực hiện tốt (5) Ngập lũ : Mùa lũ ở các tỉnh thuộc Đồng Tháp Mười thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kết thúc vào trung tuần tháng 12 Riêng Sa Đéc lũ thường... khá và đã dần dần đi vào ổn đònh : Tổng giá trò sản phẩm năm 2005 là 614.854 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 15,02% Bình quân GDP/người /năm 6.116 triệu đồng Trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế thò xã Sa Đéc có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực nhờ thò xã áp dụng chính sách đòn bẩy về phát triển kinh tế như : đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm công nghiệp và. .. cá trê, cá sặc… Sa Đéc nằm phía bờ Nam sông Tiền có trên 1000 ha mặt nước là một lợi thế trong phát triển ngành thủy sản dự tính năm 2010 sản lượng thủy sản ở Sa Đéc tăng nhanh, dự tính 3263 tấn cá và 200 tấn tôm 2.1.8 Các hệ sinh thái Những đặc trưng chính về điều kiện tự nhiên tác động đến cảnh quan môi trường Sa Đéc gồm : - Đất phù sa mới chiếm ưu thế - Có nguồn nước của sông Tiền và nước mưa là... khí, khu làm bột lọc … đang xen vào khu dân cư - Chăn nuôi phát triển - Ýù thức nông dân trong bảo vệ môi trường chưa cao - Chưa bố trí khu nghóa đòa tập trung 2.1.11 Môi trường công nghiệp Hiện tại và những năm kế tiếp ngành công nghiệp và TTCN ở Sa Đéc đang được tỉnh quan tâm và phát triển Hiện tại đã có hai doanh nghiệp đầu tư Khu Công nghiệp C (xã Tân Khánh Đông) và trên 100 cơ sở xay xát, lau bóng... nghiệp và TTCN ngày càng phát triển thì mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng Trong tương lai đònh hướng qui hoạch cho các khu sản xuất công nghiệp như sau: Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm tại xã Tân Qui Tây là 15 ha Cụm sản xuất bột xã Tân Phú Đông và Tân Qui Tây (phân bố trong khu dân cư) Cụm công nghiệp – TTCN xã Tân Phú Đông là 15ha Cụm công nghiệp gạch ngói xã Tân Qui Tây và xã Tân Khánh... y tế thò xã là 118 người Toàn Sa Đéc có 124 cơ sở hành nghề y dược tư nhân Công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng được nhân dân trong thò xã tích cực tham gia và thực hiện Với phương châm dự phòng tích cực, chủ động nên nhiều năm liền thò xã không xảy ra dòch bệnh lớn, phát hiện và có phương án kòp thời dập dòch Các chỉ tiêu tiêm phòng hàng năm điều . cứu quy hoạch môi trường thò xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020 là cần thiết và cấp bách. Thời gian quy hoạch môi trường là đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020. . toàn phù hợp với quy hoạch môi trường của tỉnh Đồng Tháp và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thời kỳ đến năm 2010 và đònh hướng đến năm 2020 của thò xã và của tỉnh. SVTH : Từ Nguyệt. thò xã Sa Đéc. 1.6. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI Chỉ nghiên cứu đònh hướng quy hoạch môi trường gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở thò xã Sa Đéc, không nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.4. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN

    • 3.5. MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU SẢN XUẤT VÀ KHU DÂN CƯ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SA ĐÉC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan