TỈNH AN GIANG

11 412 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TỈNH AN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp TP. Cần Thơ và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

TỈNH AN GIANG - Diện tích tự nhiên: 353.551 ha - Dân số năm 2005: 2.194.218 người - Mật độ dân số : 620 người/km 2 - Tăng trưởng GTSX NLN, TS (2001-2005): 6,83% - Tỷ trọng GDP NLN, TS năm 2005: 37,8% An Giangtỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phía Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Nam giáp TP. Cần Thơ và phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm: TP. Long Xuyên, TX. Châu Đốc và 9 huyện (An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn) với tổng số 154 phường, xã, thị trấn. An Giang được xem là cửa ngõ phía Tây Nam của ĐBSCL và cả nước, án ngữ trên các tuyến đường bộ và đường thủy (sông Hậu) quốc tế quan trọng, thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, xã hội với các nước trong khu vực, nhất là với Campuchia. Là tỉnh nằm trong vùng ngập lũ đầu nguồn của sông Mê Công và cách xa biển, nên lợi thế chính của tỉnh là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, dịch vụ du lịch cảnh quan và di tích văn hóa. I. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và dịch vụ, kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005 tiếp tục phát triển khá vững chắc và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: - Tăng trưởng GDP bình quân đạt 9,1%/năm, trong đó khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng 5,2%/năm, khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 12,2%/năm và khu vực III (dịch vụ) tăng 11,6%/năm. - Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000-2005 chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ; công nghiệp - xây dựng; giảm tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (giảm từ 41,07% năm 2000 xuống 37,7% năm 2005). - GDP bình quân đầu người năm 2005 (giá thực tế) đạt 8,53 triệu đồng, tương đương khoảng 530 USD (bằng 90% mức thu nhập bình quân của cả nước) và theo giá cố định năm 1994 đạt 4,75 triệu đồng, tăng bình quân 7,82%/năm, cao hơn 1,46 lần mức thu nhập của năm 2000. - Thu ngân sách trên địa bàn năm 2005 là 1.723 tỷ đồng, tăng bình quân 8,8%/năm và đạt tỷ lệ thu 9,2% so với GDP nền kinh tế; Chi ngân sách năm 2005 là 2.194 tỷ đồng, tăng bình quân 10,46%/năm và đạt tỷ lệ 11,7% so với GDP nền kinh tế. - Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2005 đạt 333 triệu USD, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tăng 29,6%/năm, trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, cá da trơn và rau quả qua chế biến. 1 - Tổng lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm qua là 27 ngàn người và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 19%. - Năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) khoảng 12,15%, tỷ lệ hộ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 79%, tỷ hộ sử dụng điện đạt 95%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 25,2%, số điện thoại bình quân trên 100 người dân là 7,27 máy. II. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh tăng nhanh từ 268 ngàn ha năm 2000 lên 298 ngàn ha năm 2005, tăng 30 ngàn ha, trong đó: do điều chỉnh diện tích tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 là 12,9 ngàn ha (chiếm 43%), còn lại do khai hoang mở rộng diên tích là 17,1 ngàn ha (chiếm 57%). Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2005 chuyển đổi mạnh theo hướng sau: Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2000 và 2005 Hạng mục 2000 2005 Biến động 2005/2000 Tổng diện tích tự nhiên 340.623 353.551 12.928 Tổng diện tích đất nông nghiệp 267.968 298.146 30.178 1. Đất sản xuất nông nghiệp 255.476 281.863 26.387 1.1. Đất trồng cây hàng năm 248.466 272.108 23.642 Trong đó đất ruộng lúa, lúa màu 234.683 264.285 20.602 1.2. Đất trồng cây lâu năm 7.010 9.755 2.745 Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2005 - Sở TN&MT - Các nhóm đất chính đều tăng, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp tăng từ 255 ngàn ha (2000) lên 282 ngàn ha (2005), tăng 26 ngàn ha; đất lâm nghiệp tăng từ 11,8 ngàn ha lên 13,8 ngàn ha (tăng 2 ngàn ha); đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,7 ngàn ha lên 2,3 ngàn ha (tăng 1,6 ngàn ha). - Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm tăng từ 248 ngàn ha lên 272 ngàn ha (tăng 24 ngàn ha), trong đó đặc biệt là đất ruộng lúa và lúa màu tăng mạnh từ 243 ngàn ha lên 264 ngàn ha (tăng 20 ngàn ha); ngược lại đất trồng cây lâu năm tăng chậm từ 7 ngàn ha lên 9,7 ngàn ha (tăng 2,7 ngàn ha). Từ nguồn số liệu nêu trên cho thấy, An Giang là một trong số ít các tỉnh ở ĐBSCL trong vòng 5 năm qua có diện tích đất nông nghiệp tăng nhờ còn đất hoang hóa. Mặt khác, đất lúa và lúa màu tăng mạnh, đất trồng cây ăn trái và đất nuôi trồng thủy sản tăng chậm là do bị chi phối bởi đặc điểm của vùng ngập lũ sâu. 2.2. Thực trạng sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất Mặc dù, tiềm năng tự nhiên của tỉnh kém đa dạng và có những hạn chế hơn nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL, nhưng có thể khẳng định An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Một số kết quả về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh trong giai đoạn 2001 – 2005 đáng ghi nhận như sau: 2 - Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 6,83% và tăng ở cả 3 ngành, trong đó: nông nghiệp tăng 6,22%/năm, lâm nghiệp tăng 2,41%/năm và thủy sản tăng 10,18%/năm. - Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá thực tế) năm 2005 là: nông nghiệp chiếm 82,46% (tăng 0,36% so với năm 2000), lâm nghiệp chiếm 0,73% (giảm 0,44%) và thủy sản chiếm 16,81% (tăng 0,06%). Như vậy, cơ cấu của tỷnh so với cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản của ĐBSCL tỷ trọng nông nghiệp cao hơn và tỷ trọng thuỷ sản thấp hơn nhiều (65,4% - 1,8% - 32,8%). Bảng 2: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ĐVT: Tỷ đồng Hạng mục 2000 2002 2004 2005 Tăng BQ (%/năm) 2001-2005 GTSX (giá HH) 7.353 8.944 12.413 14.408 Tỷ lệ (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 1. Nông nghiệp 6.036 7.242 9.986 11.881 Tỷ lệ (%) 82,08 80,97 80,44 82,46 2. Lâm nghiệp 86 90 98 105 Tỷ lệ (%) 1,17 1,00 0,79 0,73 3. Thuỷ Sản 1.232 1.613 2.329 2.422 Tỷ lệ (%) 16,75 18,03 18,76 16,81 GTSX (giá 94) 6.610 7.392 8.752 9.197 6,83 1. Nông nghiệp 5.519 6.093 7.193 7.461 6,22 2. Lâm nghiệp 69 72 76 78 2,41 3. Thuỷ Sản 1.021 1.228 1.483 1.658 10,18 Nguồn: Niên giám Thống kê tỷnh An Giang năm 2005 - Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch chậm theo hướng tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 79,12% lên 83,29%, chăn nuôi tăng từ 6,85% lên 7,19% và dịch vụ nông nghiệp giảm từ 14,03% xuống 9,51%. 2.2.2. Về thực trạng sản xuất các ngành 2.2.2.1. Nông nghiệp Trồng trọt: thế mạnh trong trồng trọt của tỉnh là sản xuất lương thực, rau màu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến luân canh trên đất lúa và cây ăn quả. - Sản xuất lương thực: lúa và bắp là hai sản phẩm chủ lực với diện tích gieo trồng năm 2005 là 539,5 ngàn ha, chiếm 94% diện tích gieo trồng cây hàng năm và tăng 69,3 ngàn ha so với năm 2000, sản lượng đạt 3.218,4 ngàn tấn, tăng 838,5 ngàn tấn so với năm 2000 (trung bình tăng 167,7 ngàn tấn/năm), xếp hàng thứ hai về diện tích (sau tỉnh Kiên Giang) và dẫn đầu về sản lượng ở ĐBSCL. Trong sản xuất lương thực, đáng chú ý là diện tích bắp hiện mới chiếm 1,8% (9,6 ngàn ha) nhưng đang có xu hướng tăng mạnh, dẫn đầu các tỉnh ở ĐBSCL. - Sản xuất rau đậu: diện tích rau, đậu các loại của tỉnh, nhất là đậu nành, rau, bắp non, dưa leo và khoai cao, làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, tăng 3 nhanh từ 13,1 ngàn ha (2000) lên 27,9 ngàn ha (2005), vươn lên hàng thứ hai về diện tích (sau tỉnh Tiền Giang) và dẫn đầu về sản lượng ở ĐBSCL. - Sản xuất cây công nghiệp hàng năm: đậu nành và mè là hai cây trồng chính có xu hướng tăng trong những năm gần đây và năm 2005 đạt 4,3 ngàn ha, xếp hàng thứ hai ở ĐBSCL sau tỉnh Đồng Tháp. - Sản xuất cây ăn trái: có quy mô diện tích không lớn (7,1 ngàn ha), chiếm 3% diện tích cây ăn trái toàn ĐBSCL, tập trung vào ba cây chính là xoài, chuối và nhãn. Bảng 3: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính Hạng mục ĐVT 2000 2002 2004 2005 TBQ(%/năm) 1. DT cây lương thực 1000 ha 470,2 484,9 532,6 539,5 2,79 Trong đó lúa cả năm 1000 ha 464,5 477,2 523,0 529,7 2,66 - SL lương thực 1000 tấn 2.379,9 2.639,2 3.079,3 3.218,4 6,22 Trong đó thóc 1000tấn 2.349,4 2.593,7 3.006,9 3.141,5 5,98 - BQ LT/người Kg 1.145,8 1.239,7 1.419,0 1.466,9 5,06 2. Rau, đậu 1000ha 13,1 22,9 25,4 27,9 15,23 SL 1000tấn 234,2 339,0 509,9 568,8 19,42 3. Đậu nành 1000ha 2,3 3,6 3,4 2,5 2,04 SL 1000tấn 5,8 9,2 9,3 6,8 3,24 4. Mè 1000ha 0,1 0,3 0,6 0,9 67,28 SL 1000tấn 0,1 0,6 0,8 1,2 77,69 5. Chuối 1000ha 3,1 2,9 2,8 2,2 -6,09 SL 1000tấn 53,1 44,4 43,2 33,5 -8,78 6. Xoài 1000ha 1,3 1,5 1,9 3,8 24,47 SL 1000tấn 3,7 4,1 4,6 5,7 9,22 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2005 Chăn nuôi: mặc dù bị ảnh hưởng của lũ và dịch bệnh nhưng chăn nuôi của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2005 vẫn phát triển khá toàn diện với tốc độ tăng quy mô đàn bò là 13,32%/năm, đàn trâu là 11,23%/năm, đàn gia cầm là 2,61%/năm và đàn heo là 2,37%/năm. Đáng chú ý là đã hình thành được vùng chăn nuôi bò thịt khá tập trung ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Chợ Mới; vùng nuôi heo ở các huyện Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Chợ Mới và TP. Long Xuyên. Bảng 4: Diễn biến quy mô sản xuất chăn nuôi Hạng mục ĐVT 2000 2002 2004 2005 Tăng BQ (%/năm) Đàn trâu Con 3.199 3.690 4.623 5.447 11,23 Đàn bò Con 37.342 47.690 62.080 69.765 13,32 Đàn lợn Con 186.050 179.843 252.302 209.197 2,37 Đàn gia cầm 1000con 2.492 3.237 2.606 2.835 2,61 Thịt hơi các loại tấn 25.140 26.525 34.848 29.072 2,95 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2005 4 Dịch vụ nông nghiệp: các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, nhất là dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của tỉnh khá phát triển, năm 2005 đạt giá trị sản xuất 1.129,7 tỷ đồng, chiếm 9,53% giá trị sản xuất nông nghiệp, cao hơn hầu hết các tỉnh trong vùng ĐBSCL. 2.2.2.2. Lâm nghiệp Diện tích đất rừng của tỉnh năm 2005 là 13.841 ha, tăng 2.052 ha so với năm 2000 và tăng ở cả ba loại rừng, trong đó: rừng phòng hộ tăng 1.240 ha, rừng sản xuất tăng 603 ha và rừng đặc dụng tăng 209 ha, đặc biệt là việc phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đang góp phần phát huy hiệu quả của các hoạt động du lịch. Bảng 5: Diễn biến diện tích rừng tỉnh An Giang 2000 - 2005 ĐVT: ha Hạng mục 2000 2002 2005 Tăng BQ (%/năm) Tổng số 11.789 14.490 13.841 3,26 Đất có rừng sản xuất 1.860 2.214 2.463 5,78 Đất có rừng phòng hộ 9.929 12.246 11.169 2,38 Đất có rừng đặc dụng 0 30 209 Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2005 - Sở TN&MT 2.2.2.3. Thuỷ sản Thành công lớn nhất trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh phải kể đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt là nuôi cá tra, cá ba sa phục vụ xuất khẩu và nuôi tôm càng xanh. Bảng 6: Diễn biến kết quả sản xuất ngành thủy sản (2000 - 2005) Hạng mục ĐVT 2000 2002 2004 2005 Tăng BQ (%/năm) 1. GTSX (giá 1994) Tỷ đ 1.021 1.228 1.483 1.658 10,18 2. DT nuôi trồng Ha 1.215 1.788 1.896 1.836 8,61 Trong đó: - cá Ha 1.210 1.465 1.217 1.122 -1,48 - tôm Ha 6 283 560 588 154,55 3. Sản lượng tấn 171.424 190.660 212.737 232.139 6,25 Trong đó: - cá tấn 148.663 169.946 196.507 217.947 7,95 - tôm tấn 91 390 713 745 52,14 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh An Giang năm 2005 Về nuôi cá: năm 2005, tổng diện tích nuôi cá của tỉnh là 1.122 ha và số bè nuôi là 3.504 cái, giảm 88 ha và tăng 418 bè so với năm 2000; sản lượng nuôi đạt 179 ngàn tấn, tăng 2,23 lần so với năm 2000 (80 ngàn tấn) và chiếm khoảng 30% sản lượng cá nuôi của vùng ĐBSCL. Sở dĩ sản lượng cá tăng mạnh, một phần do số lượng bè tăng, nhưng phần cơ bản là do năng suất nuôi tăng, trong đó: năng suất nuôi bè bình quân tăng từ 13,5 tấn/bè lên 17,4 tấn/bè (tăng 1,28 lần) và năng suất nuôi ao bình quân tăng từ 35 tấn lên 124 tấn/ha (tăng 3,54 lần), điển hình có những hộ nuôi cá tra đạt 400-500 tấn/ha. Sản phẩm mũi nhọn cá tra và cá ba sa phục vụ xuất khẩu hiện chiếm 75% diện tích, 50% số lượng bè và 80% sản lượng cá nuôi, còn lại chủ yếu là cá rô phi và các loại cá đồng. 5 Về nuôi tôm: diện tích nuôi tôm nước ngọt của tỉnh tăng khá nhanh từ 5,5 ha (2000) lên 588 ha (2005), sản lượng nuôi đạt 698 tấn, năng suất bình quân 1,18 tấn/ha. Tiềm năng nuôi trồng thủy sản của tỉnh còn rất lớn, nhất là nuôi trong mùa nước nổi (nuôi đăng quầng), nhưng khó khăn lớn nhất đối với nuôi cá và nhất là nuôi tôm càng xanh hiện nay là chưa chủ động được nguồn giống tốt sạch bệnh, chất lượng sản phẩm nuôi giữa các hộ không đồng đều và thị trường đầu ra thiếu ổn định, đặc biệt là sự phối hợp giữa các địa phương trong việc phát triển nguồn nguyên liệu và xây dựng thương hiệu các sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế. 2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn 2.3.1. Thủy lợi Công tác thủy lợi của tỉnh trong những năm qua tập trung chủ yếu cho hoàn chỉnh hệ thống đê bao chống lũ, hệ thống kênh tưới tiêu và thủy lợi nội đồng. Từ giải phóng 1975 đến nay nhà nước và nhân dân đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, xây dựng 25 tuyến kênh cấp I với chiều dài 582 km có khả năng phục vụ 194.600 ha, 286 tuyến kênh cấp II với chiều dài 1.065 km có khả năng phục vụ 228.350 ha và 2.120 tuyến kênh cấp III với tổng chiều dài 4.005 km có khả năng phục vụ 174.219 ha; hệ thống đê bao kiểm soát lũ được hình thành có khả năng phục vụ 205.220 ha, trong đó: kiểm soát lũ cả năm là 72.191 ha và kiểm soát lũ tháng 8 là 133.029 ha; 310 trạm bơm điện và 76 ngàn máy bơm xăng dầu. So với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp công tác thủy lợi của tỉnh trong thời gian tới cần tập trung cho đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng và phát triển mạng lưới trạm bơm điện. 2.3.2. Giao thông nông thôn Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản được hình thành với trên 3 ngàn km, đảm bảo 150/154 xã phường có đường ô tô đến trung tâm. 2.3.3. Điện nông thôn Hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và trên 95% số hộ sử dụng điện. 2.3.4. Nước sạch nông thôn Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường được triển khai rộng khắp, đến nay có 65% số hộ trên địa bàn tỉnh sử dụng nước hợp vệ sinh. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thành tựu và lợi thế: - Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng khá cao qua các giai đoạn và tăng ở tất cả các ngành, trong đó tăng cao nhất là ngành thủy sản, kế đến là nông nghiệp và thấp nhất là lâm nghiệp. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa các nông sản có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành được một số vùng cây con tập trung có quy mô tương đối lớn, gắn kết với công nghiệp chế biến, phù hợp với thị trường tiêu thụ, nổi bật nhất là nuôi trồng thủy sản và lúa gạo phục vụ xuất khẩu. 6 - Người dân đã và đang tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập. - Nhiều vùng nông thôn trong tỉnh bước đầu được đổi mới, đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. 2.4.2. Khó khăn và hạn chế: - Tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, đến nay chủ yếu vẫn là nông nghiệp, còn nặng về trồng trọt và cây lúa. - Sản xuất kém ổn định do ảnh hưởng của lũ, dịch bệnh và sự biến động của thị trường, nhất là các cây rau, màu đa dạng hóa và chăn nuôi. - Quy mô sản xuất còn phân tán, chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp, giá thành còn cao, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất thấp. - Khoa học và công nghệ tác động vào sản xuất còn hạn chế, nhất là khâu giống mới, quy trình canh tác nông nghiệp an toàn và công nghệ sau thu hoạch. - Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa và xây dựng nông thôn mới. III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2010 3.1. Các mục tiêu chủ yếu năm 2010 Tốc độ tăng GDP nông nghiệp bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 5 - 6%/năm, trong đó: Nông nghiệp tăng 3,5 – 4,0%/năm, lâm nghiệp tăng 10 - 11%/năm và nuôi trồng thủy sản tăng 17 - 18%/năm. - Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I năm 2010: nông nghiệp 73 - 75%, lâm nghiệp 1- 2% và thủy sản 24- 25%. - Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2010: trồng trọt 75 - 76%, chăn nuôi 10 - 11% và dịch vụ nông nghiệp 13 – 14%. - Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp 53 – 55 triệu đồng. - Trên 99% hộ sử dụng điện - Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh 85% - Tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn mới) giảm xuống dưới 5%. - Số điện thoại bình quân trên 100 người dân đạt 22 máy - Tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm 20 – 21%. 3.2. Bố trí sử dụng đất đến năm 2010. - Từ nay đến năm 2010, đất sản xuất nông nghiệp giảm 18.945 ha, còn lại các loại đất khác đều tăng, trong đó: đất lâm nghiệp tăng 5.563 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 2.730 ha và đất nông nghiệp khác tăng 50 ha. - Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất cây hàng năm giảm 20.302 ha và đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là cây ăn trái) tăng 1.357 ha. 7 - Trong đất trồng cây hàng năm, đất chuyên lúa giảm mạnh (22.246 ha) và đất trồng cây hàng năm khác, gồm rau, màu, cây công nghiệp hàng năm, cây thức ăn gia súc tăng 1.944 ha. Quỹ đất nông nghiệp của tỉnh năm 2010 là 287.544 ha, giảm 10.602 ha và được bố trí sử dụng như sau: Bảng 7: Bố trí sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 ĐVT: ha Hạng mục 2005 2010 Biến động 2010/2005 Tổng diện tích đất nông nghiệp 298.146 287.544 -10.602 1. Đất sản xuất nông nghiệp 281.863 262.918 -18.945 1.1. Đất trồng cây hàng năm 272.108 251.806 -20.302 - Đất lúa 264.285 242.039 -22.246 - Đất cây hàng năm khác 7.823 9.517 1.704 1.2. Đất trồng cây lâu năm 9.755 11.112 1.357 Nguồn: Nghị quyết số 9/2007/NQ-CP về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2010 3.3. Hướng phát triển các sản phẩm hàng hoá chủ yếu Về trồng trọt: tập trung vào phát triển 3 nhóm cây chủ lực, gồm: Bảng 8: Dự báo quy mô sản xuất ngành trồng trọt năm 2010 Hạng mục ĐVT 2005 2010 Tăng BQ(%/năm) 1. DT cây lương thực 1000 ha 539,5 495,0 -1,71 T. đó: - Lúa cả năm 1000 ha 529,7 480,0 -1,95 - Bắp 1000 ha 9,8 15,0 8,84 SL lương thực 1000 tấn 3.218,3 3.011,2 -1,32 T. đó: - Thóc 1000tấn 3.141,5 2.880,0 -1,72 - Bắp 1000tấn 76,8 131,2 11,29 BQ lương thực/người Kg 1.466,9 1.286,6 -2,59 2. Rau dưa 1000ha 23,5 29,2 4,44 SL 1000tấn 568,8 730,0 5,12 3. Đậu nành 1000ha 2,5 11,4 35,23 SL 1000tấn 6,8 34,2 38,28 4. Đậu phộng 1000ha 0,5 1,5 22,58 SL 1000tấn 1,2 4,0 28,27 5. Mè 1000ha 0,9 2,0 16,88 SL 1000tấn 1,2 4,0 27,50 Nguồn: Chương trình chuyển đổi cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) - Nhóm cây lương thực: tiếp tục giảm diện tích gieo trồng lúa còn khoảng 480 ngàn ha và sản lượng còn 2,8 - 2,9 triệu tấn, xây dựng vùng lúa xuất khẩu và lúa đặc sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng khu vực; đồng thời tăng diện tích bắp luân canh trên đất lúa với quy mô 15 ngàn ha và sản lượng đạt 130 – 140 ngàn tấn. 8 - Nhóm cây rau đậu các loại: mở rộng diện tích rau đậu lên 29 – 30 ngàn ha (chủ yếu luân canh trên đất lúa) và tăng sản lượng lên 730 – 750 ngàn tấn, hình thành vùng sản xuất rau, màu làm nguyên liệu chế biến phục vụ xuất khẩu. - Nhóm cây công nghiệp hàng năm: tập trung vào phát triển 3 cây chính với quy mô năm 2010 dự kiến: diện tích đậu nành 10 – 11 ngàn ha và sản lượng 34 – 35 ngàn tấn; diện tích đậu phộng 1,5 ngàn ha và sản lượng 4 ngàn tấn; diện tích mè 2 ngàn ha và sản lượng 4 ngàn tấn. Về chăn nuôi: phát huy lợi thế của các vùng ngập nông và không ngập (Bảy Núi) phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn trang trại và doanh nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm, trong đó chú trọng phát triển đàn heo theo hướng nạc và đẩy mạnh sind hóa đàn bò. Bảng 9: Dự báo quy mô sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 Hạng mục ĐVT 2005 2010 Tăng BQ(%/năm) Đàn trâu Con 5.447 6.000 2,0 Đàn bò Con 69.765 100.000 7,5 Đàn lợn Con 209.197 300.000 7,5 Đàn gia cầm 1000 con 2.835 4.000 7,1 Thịt hơi các loại tấn 29.072 50.800 11,8 Nguồn: Chương trình chuyển đổi cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) Về thủy sản: phát triển mạnh thủy sản theo hướng xuất khẩu với các mô hình nuôi bền vững VAC, RVAC, lúa – cá, lúa – tôm, trong đó mũi nhọn là cá tra, cá ba sa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn SQF 1000 CM và Natureland. Bảng 11: Dự báo quy mô sản xuất ngành thủy sản năm 2010 Tổng số ĐVT 2005 2010 Tăng BQ(%/năm) 1. Diện tích nuôi trồng ha 1.836 5.000 22,2 Trong đó: - cá ha 1.122 4.000 28,9 - tôm ha 588 1.000 11,2 2. Sản lượng nuôi trồng tấn 180.809 420.000 18,4 Trong đó: - cá tấn 179.412 418.000 18,4 - tôm tấn 698 2.000 23,4 Nguồn: Chương trình chuyển đổi cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) Về lâm nghiệp: phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất gắn với du lịch cảnh quan và du lịch sinh thái. 9 Bảng 10: Dự báo quy mô sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2010 (ĐVT: ha Hạng mục 2005 2010 Tăng BQ(%/năm) Tổng số 13.841 19.404 7,0 Đất có rừng sản xuất 2.463 7.247 24,1 Đất có rừng phòng hộ 11.169 11.064 -0,2 Đất có rừng đặc dụng 209 1.093 39,2 Nguồn: Chương trình chuyển đổi cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) 3.4. Sản phẩm xuất khẩu: Nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh bao gồm: lúa gạo, thủy sản nước ngọt và rau quả qua chế biến. 3.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn Thủy lợi: đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trong đó ưu tiên cho các vùng: nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh lúa thơm, vùng rau, màu nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Giao thông nông thôn: 100% xã, phường và thị trấn có đường xe ô tô thông suốt cả hai mùa mưa; nâng tỷ lệ nhựa hóa đường nông thôn đạt 80%. Điện nông thôn: nâng tỉ lệ hộ sử dụng điện lên trên 99% và đáp ứng nhu cầu điện sản xuất cho các vùng chuyên canh. Nước sinh hoạt nông thôn: đưa tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh lên 85% và 100% hộ chăn nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. 2.6. Hệ thống cơ sở chế biến nông sản Năm 2005, toàn tỉnh có 3.582 cơ sở sản xuất lương thực, thực phẩm công nghiệp và TTCN, thu hút khoảng 24 ngàn lao động, sản phẩm chế biến chủ lực gồm: 52,6 ngàn tấn thủy sản đông lạnh, 1.534 ngàn tấn gạo các loại, 33,7 ngàn tấn thức ăn gia súc, 70,4 triệu bao thuốc lá. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có khoảng 20 ngàn hộ ngành nghề, giải quyết việc làm cho 86 ngàn lao động, trong đó có 82 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho 27 ngàn lao động. Bảng 12: Công suất và nhu cầu nguyên liệu của một số cơ sở chế biến Cơ sở chế biến Công suất (tấn thành phẩm/năm) Nhu cầu nguyên liệu (tấn nguyên liệu/năm) 1. Chế biến rau quả (Bình Khánh, Mỹ Luông) 8.000 40.000 (rau, quả) 2. Chế biến thủy sản (16 nhà máy) 120.000 360.000 (cá nguyên liệu) 3. Nhà máy chế biến hạt điều (TNHH Nông Gia II) 1.000 5.000 (hạt thô) 4. Nhà máy chế biến thức ăn gia súc (Afiex) 30.000 3.000 (bắp) Nguồn: An giang trên chặng đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa (26/06/2006) Hướng tới 2006 - 2010, tỉnh tiếp tục hỗ trợ các cơ sở công nghiệp đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chế biến, 10 [...]... thực, thực phẩm mới, nhất là lĩnh vực chế biến thịt, sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 2.7 Kết luận An Giangtỉnh có lợi thế chủ yếu về sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản nước ngọt Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua diễn ra đúng hướng và đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trên nhiều mặt, nhất là sản xuất lúa gạo, nuôi... nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến Hướng tới để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số giải pháp trọng tâm được xác định: (i) đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ nhằm đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, về kỹ thuật canh tác an toàn và về công nghệ sau thu hoạch vào sản xuất; (ii) huy động và sử dụng có hiệu... (iv) tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các nông sản hàng hóa; (v) đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng như hệ thống đô thị và các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh 11 . cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) - Nhóm cây lương. cơ cấu KTNN và phát triển thủy sản tỉnh An Giang 2006 – 2010 (ban hành theo quyết định số 1465/QĐ-UBND tỉnh An Giang ngày 01/08/2006) Về thủy sản: phát

Ngày đăng: 14/03/2013, 09:37

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan