skkn dạy học văn gắn với đời sống giúp học sinh tiếp nhận các vấn đề thời sự trong một số tác phẩm văn học ở trung học phổ thông

29 2.6K 6
skkn dạy học văn gắn với đời sống giúp học sinh tiếp nhận các vấn đề thời sự trong một số tác phẩm văn học ở trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều năm dạy văn, tôi luôn trăn trở với câu hỏi: Văn chương là một loại hình nghệ thuật, mà nghệ thuật thì ai cũng thích nhưng tại sao hiện nay có một thực trạng đáng báo động, học sinh lười, ngại, thậm chí chán ghét môn văn? Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ Trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ số liệu thống kê thì môn Ngữ văn đang bị tuyệt đại đa số học sinh phổ thông chối bỏ. Gần 100% học sinh Trung học phổ thông chỉ cần học văn để thi đỗ tốt nghiệp, thậm chí tránh điểm liệt mà thôi. Không thích học văn trong khi các em vẫn thích đọc truyện tranh, say mê, hứng thú với Doremon, Harry Porter ; có em còn lén đọc truyện, đọc báo trong giờ học, ngay cả giờ học văn. Có nhiều cách giải thích khác nhau về thực trạng trên như do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, do định hướng của gia đình, do đặc thù bộ môn, do chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn quá tải, còn nhiều điểm bất cập trong việc xây dựng và lựa chọn nội dung, tác phẩm Tuy nhiên, với tư cách là một giáo viên đứng lớp, lại trực tiếp dạy văn, tôi thiết nghĩ: tác phẩm văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội bằng hình tượng nghệ thuật. Môn văn có nhiều ưu thế so với các môn học khác ở sự sinh động, tính hấp dẫn; giúp các em nhận thức, lý giải hiện thực cuộc sống quanh mình, hiểu những vấn đề môn thuở của con người, hiểu chính mình và cả những vấn đề nhạy cảm của đời sống hiện đại, qua đó giáo dục học sinh, hướng các em tới chân - thiện - mỹ. Thế nhưng giờ dạy văn 1 trong trường phổ thông đã thực sự phát huy được những ưu thế đó chưa? Bởi vậy, theo tôi một trong những nguyên nhân quan trọng là giờ học văn chưa thực sự gắn kết với đời sống của các em. Các em chưa thấy rung động thực sự trước vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương, trước tài năng của nhà văn. Học sinh hiện nay cũng ít có những chiêm nghiệm sâu sắc về các vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm. Kiến thức xã hội non kém. Các em thờ ơ, vô cảm với mọi vấn đề của đời sống xã hội quanh mình, thiếu ý thức cộng đồng. Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ trong dạy các giờ đọc văn: “Dạy học văn gắn với đời sống giúp học sinh tiếp nhận các vấn đề thời sự trong một số tác phẩm văn học ở Trung học phổ thông”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2 1. Một số khái niệm cần làm rõ 1.1. Dạy học văn gắn với đời sống Đời sống ở đây có thể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh, rộng hơn là thực tiễn những gì xảy ra xung quanh các em. Dạy học văn gắn với đời sống là từ cuộc sống con người trong tác phẩm làm cho học sinh hiểu rõ con người thực tế bên ngoài, trong quá khứ, hiện tại cũng như trương lai, lấy cái mới soi cái cũ, lấy cái cũ soi cái mới. Đồng thời có thể vận dụng những hiểu biết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải đời sống trong tác phẩm văn học. Mức độ cao hơn của dạy học văn gắn với thực tế đời sống là hướng tới mục tiêu ứng dụng, đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn. Hiểu nhân vật, hiểu con người, hiểu tâm sự của tác giả trong tác phẩm giúp học sinh hiểu hơn về chính mình, để phát triển tâm hồn, cá tính, để định hướng hành vi, để giao tiếp hiệu quả với nhiều người vì những mục tiêu khác nhau. Nói cách khác để học sinh có được những kỹ năng sống trong cộng đồng, tự khẳng định mình theo bốn mục tiêu của giáo dục mà UNESSCO đề ra “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình” 1.2. Vấn đề thời sự: là những vấn đề nóng hổi, đang diễn ra hàng ngày và tác động đến đời sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội. 2. Cơ sở lý luận của phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống 2.1. Dạy học văn gắn với thực tế đời sống cũng là cách thức thực hiện phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh có hứng thú 3 với môn văn đồng thời phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở học sinh; rèn luyện thói quen, khả năng tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau của thực tiễn đời sống. Dạy học văn gắn với đời sống chú trọng khai thác kinh nghiệm vốn có của học sinh, tạo cơ hội cho các em phát triển khả năng tự khám phá, tự trải nghiệm. Tôn trọng, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của các em, tạo điều kiện cho các em thích ứng, hoà nhập với cuộc sống xung quanh, đặc biệt là những vấn đề có tính thời sự, nhạy cảm của xã hội hiện đại 2.2. Xuất phát từ đặc thù riêng về phương thức phản ánh của văn học. Văn học phản ánh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Do đó, nhà văn khi sáng tác phải xây dựng những hình tượng điển hình để khái quát bản chất của hiện thực, phản ánh những vấn đề cơ bản của đời sống. Vì vậy khi dạy học văn chúng ta nên đưa văn về với đời, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn đời sống để học sinh dễ tiếp nhận. 2.3. Xuất phát từ lý thuyết tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học chỉ trở thành một sinh thể nghệ thuật, có đời sống riêng khi được người đọc tiếp nhận và trong giờ học văn đối tượng đó là học sinh. Bản chất của tiếp nhận văn học là một hoạt động mang tính cá nhân sâu sắc, gắn với tình cảm, thị hiếu của mỗi người. Vì vậy tiếp nhận văn học luôn mang tính sáng tạo. Những tác phẩm văn học lớn thường không đứng yên, không đồng nhất với dự đồ ban đầu, không đồng nhất với chính nó. Nó luôn được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác 4 nhau, trong những thời đại, bởi những cá nhân khác nhau. Vì vậy có những tác phẩm dù đã ra đời từ rất lâu nhưng nó luôn có tính thời sự, luôn mới mẻ, để lại dư âm trong lòng người đọc. Vậy trong giờ học văn hãy coi học sinh là bạn đọc sáng tạo. 2.4. Căn cứ vào một trong những lý thuyết dạy học hiện đại của một số nước tiên tiến trên thế giới, đó là lý thuyết ứng đáp của người đọc. Thuyết này ra đời ở Mỹ vào thế kỷ XIX. Ứng đáp của người đọc nói một cách ngắn gọn là sự phản ứng, đối đáp, hưởng ứng của người đọc đối với văn bản mà họ đọc dựa trên vốn tri thức, cảm xúc, sự trải nghiệm, niềm tin và hệ giá trị của chính họ. 2.5 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh THPT. Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn một nhân cách đang hoàn thiện với tốc độ phát triển rất nhanh để chuyển từ trẻ em sang tuổi trưởng thành. Mỗi học sinh là một cá thể đang phát triển với những đặc điểm riêng về tâm sinh lý, là một cá thể đang được lớn lên trong các mối quan hệ xã hội vì vậy chúng ta cũng cần trang bị cho các em những hiểu biết về đời sống xã hội, những kỹ năng sống để thích ứng, hòa nhập với cộng đồng. II. Thực trạng của vấn đề Dạy học văn gắn với đời sống không phải là một phương pháp mới mẻ. Ngay từ đợt cải cách chương trình, sách giáo khoa lần thứ hai của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam vào năm 1956 - khi đất nước ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ thì quan niệm Dạy học văn gắn với đời sống là quan niệm cơ bản chi phối hoạt động dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhưng thời điểm này việc ứng 5 dụng phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống còn nhiều cứng nhắc, bất cập. Phương pháp này được coi là độc tôn, phủ nhận tất cả mọi phương pháp và hình thức tiếp cận khác trong giờ dạy văn. Tác phẩm văn học trở thành sự minh hoạ đơn giản cho những gì diễn ra ngoài cuộc đời. Những liên hệ thực tế của giáo viên thậm chí trở nên khiên cưỡng. Giờ văn trở thành giờ đạo đức giáo điều. Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi vẫn đề cập đến phương pháp dạy học văn này nhưng muốn phương pháp này được áp dụng một cách linh hoạt, theo lý thuyết dạy học hiện đại, nhấn mạnh hơn nữa đến nguyên tắc dạy học văn: - Chú trọng khai thác kinh nghiệm vốn có của học sinh. Kinh nghiệm đó là tư tưởng, tình cảm, là vốn hiểu biết - Chú trọng đến tính ứng dụng III. Giải pháp và tổ chức thực hiện Phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống có thể tiến hành theo nhiều cách thức tổ chức như lồng ghép với các hoạt động ngoại khoá, giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ tập trung thể nghiệm trong những tiết học cụ thể với một số tác phẩm văn học hấp dẫn, mang tính thời sự sâu sắc. Cụ thể là: Chương trình Ngữ văn 11: Bài Về luân lý xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh, Người trong bao - Sê khốp. Chương trình Ngữ văn 12: Bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ 6 1. Giáo viên (GV) đưa ra những câu hỏi gợi dẫn giúp học sinh (HS) liên hệ những vấn đề tác giả đề cập trong tác phẩm với thực tế đời sống, đặc biệt là những vấn đề thời sự của xã hội hiện đại. 1.1. Dạy bài Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây ) của Phan Châu Trinh. GV lần lượt thực hiện các bước của một giờ dạy đọc văn như thông thường trong đó biết chọn những chi tiết đắt giá để gợi dẫn HS liên hệ thực tế. GV lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung từng phần của văn bản Sau khi hướng dẫn HS đọc - hiểu phần 2 của đoạn trích SGK (Phần 2: Phan Châu Trinh chứng minh bằng cách nêu những biểu hiện cụ thể của xã hội Việt Nam không có luân lý trong sự đối sánh với bên Âu châu và lý giải nguyên nhân) và HS hiểu được: Nguyên tắc cốt yếu của luân lý xã hội là sự bình đẳng, ý thức, trách nhiệm công dân của mỗi cá nhân, GV gợi dẫn (?) Điều Phan Châu Trinh nói về xã hội Việt Nam lúc bấy giờ “Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai” có xa lạ với xã hội hiện đại ngày nay không? Đặc biệt với môi trường học đường, nó gợi cho em nghĩ đến điều gì? - HS: liên hệ đến tình trạng bạo lực học đường. Hiện nay đó là vấn đề đang gây nhức nhối trong xã hội. HS đánh nhau, tổ chức đánh hội đồng nhưng các học sinh khác đi qua thờ ơ, vô cảm. Ai tò mò thì đứng lại xem. Ai hài hước thì lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng. 7 Cộng đồng mạng không phản ứng đôi khi còn tham gia bình luận rất nhiệt tình. (?) Theo em, xã hội ngày nay có còn lũ ăn cướp có giấy phép không? Nếu còn chúng là ai? HS thảo luận sôi nổi và mỗi em có thể kể ra một hạng người trong xã hội: - HS1: Xã hội ngày nay vẫn còn lũ ăn cướp có giấy phép. Chúng là những người có chức, có quyền nhưng tham ô hay gây nhiễu dân lành, bòn rút tiền của dân. Bọn quan lại ấy không có tài, cũng chẳng có đức. Chúng chạy bằng cấp, chạy chức quyền, ham bả vinh hoa phú quý. - HS2: Chúng là những công an giao thông phạt những người vi phạm để lấy tiền bỏ túi riêng. - HS 3: Chúng là những bác sĩ thiếu ý đức nghề nghiệp, phải có tiền bỗi dưỡng của bệnh nhân mới chạy chữa chu đáo. - HS 4: Chúng là những nhân viên hành chính phải có tiền lót tay mới giải quyết thủ tục nhanh chóng cho dân. - HS 5: Theo em tất cả những người của nhà nước nhưng lợi dụng chức quyền để bòn rút tiền của dân, tham ô, tham nhũng đều là những kẻ ăn cướp có giấy phép. 1.2. Dạy bài Người trong bao của A.P.Sê-khốp Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Bê-li-cốp, kết luận về tính cách người trong bao, tìm hiểu những suy nghĩ, đánh giá của HS về nhân vật này GV có thể gợi dẫn để HS liên hệ thực tế: (?) Em hãy lấy ví dụ về những biểu hiện của người trong bao trong cuộc sống hiện nay? 8 - HS có thể liên hệ đến việc một số người muốn giữ chức vị trong cơ quan tổ chức cố gắng mua những thứ bao như bằng cấp, ô dù để che đậy sự dốt nát của mình. - HS có thể liên hệ đến một số kẻ doạ báo cáo các việc làm không theo quy định của đồng nghiệp lên cấp trên. - HS có thể liên hệ đến chính những bạn bè cùng trang lứa với mình. Trong giờ học có những bạn biết mà không dám giơ tay phát biểu. Trong lớp có những bạn có năng lực nhưng không dám đảm nhận công việc của tập thể vì nhút nhát, thiếu tự tin nhỡ lại xảy ra chuyện gì, có những bạn không dám đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai một cách thẳng thắn 1.3. Dạy bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Khi dạy HS về hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ánh Phùng, GV có thể gợi dẫn (?) Trong thực tế cuộc sống, các em đã bao giờ thấy một sự vật, hiện tượng hay một con người mà vẻ bề ngoài và nội dung bên trong hoàn toàn trái ngược nhau không? Hãy dẫn chứng. - HS: Có những nhà từ thiện vẻ bề ngoài là những người có tấm lòng nhân hậu, vì cộng đồng, sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Nhưng thực chất bên trong là một đứa con bất hiếu, đuổi mẹ ra đường, không nuôi nấng, chăm sóc. Hoặc đó là một kẻ buôn lậu, chuyên làm ăn phi pháp. Hành động từ thiện kia chỉ là cái vỏ che đậy bên ngoài. - HS: Có những người vẻ bề ngoài là tri thức, đạo mạo nhưng thực chất lại là kẻ có lối sống sa đoạ, nghiện ngập, không phù hợp với những chuẩn mực văn hoá, đạo đức của xã hội. 9 - HS: Có những công ty bỏ ra hàng tỉ đồng để tổ chức và ủng hộ công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, giữ màu xanh cho hành tinh nhưng thực chất chính công ty ấy đang trực tiếp xả nước thải công nghiệp ra những dòng sông, xả khí độc ra môi trường khiến dân cư quanh vùng bị mắc bệnh, tổn hại đến sức khoẻ, nguy hiểm đến tính mạng. - HS: Có những người đi ăn xin, vẻ bề ngoài nghèo khổ, rách rưới, tật nguyền nhưng họ lại là những kẻ khoẻ mạnh, lành lặn, siêng ăn, nhác làm đang lừa đảo, lợi dụng lòng trắc ẩn của những người hảo tâm. Khi GV cho HS cảm nhận về câu chuyện cuộc đời của người đàn bà hàng chài, có thể lồng ghép liên hệ thực tế đời sống (?) Tình cảnh của người đàn bà hàng chài giúp em có liên hệ gì với cuộc sống quanh mình? - HS liên hệ với tình trạng bạo lực gia đình đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong đời sống. (?) Từ cách ứng xử của thằng Phác với cha nó, em nhận thấy tình trạng bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào? - HS: Những đứa trẻ sống trong tình cảnh bạo lực sẽ thiếu sự chăm sóc, yêu thương; hành vi, nhân cách không đuợc định hướng phát triển theo hướng tích cực; dễ sa vào các tệ nạn xã hội, có lối sống, cách hành xử ngang ngược, hay thích dùng vũ lực để giải quyết vấn đề và ứng xử với người xung quanh. 1.4. Dạy trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ 10 [...]... Năm học 2011 - 2012 tôi chưa vận dụng phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống, nếu có cũng chỉ rất ít và chỉ bằng một vài câu hỏi đơn lẻ suy nghĩ của em về nhân vật này, nhân vật kia trong tác phẩm Năm học 2012 - 2013 tôi đã vận dụng phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống một cách có hệ thống, có ý thức, có mục đích rõ ràng Tôi chọn dạy các lớp khối A Các lớp này vốn không thích thậm chí chán học văn. .. lớp học rất sôi nổi Học sinh hứng thú với tiết học, tham gia thảo luận nhiệt tình và có hiệu quả Sau khi học xong, hình tượng trong tác phẩm văn học đi vào cả trong đời sống của các em Các em hay gọi trêu nhau là Bê-li-cốp, chánh án Đẩu, Trương Ba, anh hàng thịt Các em quan tâm và có ý thức tìm hiểu những vấn đề xã hội quanh mình để suy ngẫm, liên hệ với những vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm. .. xã hội học dung tục khi sử dụng phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống - Sử dụng phương pháp này giáo viên phải tôn trọng ngữ cảnh khi học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học nhưng cũng không thể không coi trọng ngữ cảnh khi tác phẩm ra đời Bởi vậy, học sinh có quyền đưa ra những suy nghĩ của bản thân nhưng nếu những nhận xét, đánh giá ấy chưa đúng giáo viên phải linh hoạt tìm cách định hướng cho các em... giá trị tích cực của việc học văn (Trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 2012) 2 PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nam, Võ Huy Bình, “Đôi nét về chương trình, cách dạy, cách đánh giá môn Văn của một số nước” (Trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, 2012) 3 Hoàng... khoa Ngữ văn Trung học phổ thông cần phải tuyển chọn những tác phẩm văn học thực sự hay, hấp dẫn và những vấn đề tác phẩm đề cập đến luôn có tính thời sự XÁC NHẬN CỦA THỦ Thanh Hoá, ngày 01 tháng 5 năm TRƯỞNG ĐƠN VỊ 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Nguyễn Thị Thanh Thuý 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Kim Anh, Đề văn mang tính thời sự sẽ giúp thấy... pháp dạy học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, tạo hứng thú học cho học sinh, để văn thực sự là đời, không phải những kiến thức lý thuyết hàn lâm, chết cứng Mỗi giáo viên dạy văn cần nhận thức rõ tác dụng, tầm quan trọng của việc Dạy học văn gắn với đời sống để áp dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả Phương pháp là cái riêng của cá nhân, phụ thuộc vào bản thân giáo viên, đối tượng học sinh và nội dung bài dạy. .. em có 24 cách hiểu đúng đắn hơn bằng những câu hỏi gợi dẫn để những kiến thức HS tiếp nhận được là quá trình các em khám phá, tìm hiểu, khai mở, không phải là sự áp đặt 25 C KẾT LUẬN Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người nhưng con đường dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học các giờ đọc văn nói riêng còn nhiều khó khăn Điều đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để mỗi giáo viên dạy văn luôn... Năm học HS hứng thú với tiết HS chưa hứng thú với học tiết học 80% 20% 90% 10% 100% 0% 100% 0% HS hứng thú với tiết HS chưa hứng thú với học tiết học 85% 15% 80% 20% 100% 0% 100% 0% 2011 2012 2011 2012 2012 2013 2012 2013 Năm học 2011 2012 2011 2012 2012 2013 2012 2013 4 Áp dụng trong tổ bộ môn 100% giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Hàm Rồng đã áp dụng phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống trong các. .. lời kiểu sống trong bao của Bê-li-cốp vừa đáng thương, vừa đáng ghét Trong lúc HS thảo luận tuỳ tình hình cụ thể GV có thể gợi dẫn tiếp: (?) Cách sống của Bê-li-cốp có điểm nào cho em học tập không? - HS có thể trả lời: em không đồng tình hoàn toàn với lối sống trong bao một cách cực đoan như Bê-li-cốp nhưng em nghĩ mỗi người trong chúng ta nên có một chút tư tưởng, suy nghĩ của lối sống trong bao... đọc văn, trên tất cả các khối lớp và nhận thấy hiệu quả rõ rệt trong giờ dạy VI Bài học kinh nghiệm 23 Để phát huy được tối ưu hiệu quả của phương pháp Dạy học văn gắn với đời sống giáo viên cần có những lưu ý sau: - Khi áp dụng phương pháp GV cần căn cứ thực tế giảng dạy, bài dạy, đối tượng HS, phải đảm bảo nguyên tắc dạy học lấy HS làm trung tâm - Không coi đây là phương pháp độc tôn và duy nhất trong . chia sẻ với đồng nghiệp một kinh nghiệm nhỏ trong dạy các giờ đọc văn: Dạy học văn gắn với đời sống giúp học sinh tiếp nhận các vấn đề thời sự trong một số tác phẩm văn học ở Trung học phổ thông . B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2 1. Một số khái niệm cần làm rõ 1.1. Dạy học văn gắn với đời sống Đời sống ở đây có thể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh, rộng. ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực tiễn đời sống để học sinh dễ tiếp nhận. 2.3. Xuất phát từ lý thuyết tiếp nhận văn học. Tác phẩm văn học chỉ trở thành một sinh thể nghệ thuật, có đời sống

Ngày đăng: 17/07/2014, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan