Thực hành lực chon trật tự các bộ phận trong câu

34 2.4K 7
Thực hành lực chon trật tự các bộ phận trong câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN CÂU 1: Đọc đoạn trích sau, chú ý trật tự các bộ phận câu được in đậm và trả lời câu hỏi. Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp: Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt. a)Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không? Sắp xếp theo trật tự một con dao rất sắc, nhưng nhỏ, câu không sai về ngữ pháp và ý nghĩa, vì rất sắc và nhỏ là thành phần đẳng lập: cùng làm thành phần phụ cho danh từ “con dao”. Nhưng đặt vào đoạn văn thì trật tự sắp xếp không phù hợp với mục đíchh của hành động: đe dọa, uy hiếp đối phương. b)Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong các đoạn văn? Sắp xếp đó có mục đích: dồn trọng tâm vào thông báo vào cụm từ rất sắc cho phù hợp với ý định của Chí Phèo là đe dọa, uy hiếp Bá Kiến. c)So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau: Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này!? →Người nói nhằm thực hiện hành động và mục đích chế nhạo, phủ định tác dụng của con dao nên đặt tính từ nhỏ ở cuối câu (phù hợp). →Rút ra bài học: Trong mỗi tình huống giao tiếp, mỗi ngữ cảnh, câu có 1 mục đích, 1 nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Đồng thời, người nói (người viết) thực hiện những hành động nói khác nhau. Vì thế cần xác định trọng tâm thông báo của mỗi câu ở mỗi tình huống, và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu. Câu 2: một học sinh THCS còn lưỡng lự trong việc lựa chọn giữa 2 cách viết sau đây. Bạn hãy giúp em đó lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do của sự lựa chọn đó. a) Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. b) Bạn em rất thông minh, nhưng nhỏ người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. Cách viết của câu a phù hợp với trọng tâm thông báo: “Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi”. Câu 3: trong mỗi đoạn trích sau đều có những câu văn có bộ phận biểu hiện thời gian (phần in đậm), nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong câu (đầu, giữa, cuối câu). Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp. a) Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách […]. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pa Tra… _Đây là câu bắt đầu kể sự kiện, nên cần nêu trước hoàn cảnh thời gian một đêm khuya. Sau đó mới lần lượt kể diễn biến của sự kiện Câu sau sáng hôm sau phải tiếp nối thời gian, tạo sự liên kết với câu trước. → Không thể đặt nó ở giữa hoặc cuối câu, vì sự kiện được kể sẽ không liền mạch. b. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết cả làng Vũ đại cũng không ai biết… Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp […] Ở câu này, cái được nhấn mạnh để người đọc chú ý là: một anh đi thả ống lươn đã nhìn thấy hắn…; còn một buổi sáng tinh sương ở đây chỉ là trạng ngữ chỉ thời gian của sự việc đã xảy ra. c)Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pa Trá: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lý Pá Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Đã mấy năm đặt ở cuối câu (vị trí dành cho phần tin mới) biểu hiện trọng tâm thông báo ý chính của câu câu cô Mị về làm dâu thời gain làm dâu của cô Mị. II.TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP 1.Trong những câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Khi đặt vế đó ở các vị trí trước thì nội dung của câu và mạch ý của đoạn có gì thay đổi? [...]... nó đã được phổ biến khá rộng trong những năm gần đây Ghi Nhớ: Trật tự các bộ phận trong câu có vai trò quan trọng trong câu đơn lẫn câu ghép Nếu đổi trật tự các bộ phận, nghĩa của câu có thể khác hẳn Vì vậy thành phần trạng ngữ để ở đầu, giữa hoặc cuối câu có những tác dụng nhất định trong liên kết ý của đoạn văn I Dùng kiểu câu bị động: 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới Hắn... Mô hình chung của kiểu câu bị động là gì? Đối tượng của hành động + động từ bị động + (bị, được, phải) + chủ thể của hành động + hành động b)Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương “Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả” Mô hình chung của kiểu câu chủ động là gì? Chủ thể của hành động + hành động + đối tượng của hành động c)Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét... bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù? →Nhận xét: câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước, trong câu trước, từ hắn được chọn làm đề tài, nên câu sau phải dùng từ hắn làm đề tài; do vậy, phải dùng câu bị động trong trường hợp trên 2 Xác định câu bị động trong đoạn trích sau và phân tích tác dụng của kiểu câu bị... nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù? a)Xác định câu bị động trong đoạn trích b)Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương đương c)Thay câu chủ động vào vị trí câu bị động và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn đã có sự thay thế đó a)Xác định câu bị động trong đoạn trích Câu bị động: “hắn chưa được một... thị hỏi, bật cười… Nhận xét: sau khi chuyển, câu có 2 vị ngữ, 2 vị ngữ đó cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của 1 chủ thể là “Bà già kia” Nhưng theo kiểu câu có 1 cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu tiếp theo sẽ rõ ràng hơn so với câu trước đó 2 Ở vị trí để trống trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã lựa chọn câu nào trong số các kiểu câu nêu ở dưới? Hãy giải thích sự lựa chọn... khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn Khởi ngữ: Hành b) Chuyển khởi ngữ: Nhà thị may lại còn hành Câu này không còn khởi ngữ mà chỉ có bổ ngữ (hành) , câu có khởi ngữ tạo ra sự đối lập về ý với câu đi trước đó, do đó nhấn mạnh được khởi ngữ 2 Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau: Tôi là con gái Hà Nội Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá Hai bím tóc... kèn […] A .Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” B.Mắt tôi được các anh lái xe bảo là: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” C.Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” D.Mắt tôi theo lời các anh lái xe là có cái nhìn xa xăm 3 Xác đinh khởi ngữ trong mỗi đoạn trích sau và phân tích đặc điểm của khởi ngữ về các mặt: –Vị trí của khởi ngữ trong câu –Dấu... tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu (câu trước), dẫn đến cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc (khởi ngữ ở câu sau) III Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống: 1 Đọc đoạn trích sau, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười Bà tưởng cháu bà nói đùa a)Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu? b)Nó có cấu tạo như thế nào (là... thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi là nhẹ nhõm người ngay đó mà…Thế là vừa sáng thị đã chạy đi tìm gạo Hành thì nhà thị may lại còn Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo a)Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ b)So sánh tác dung trong văn bản (về mặt liên kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý…) của kiểu câu có khởi ngử với kiểu câu không có khởi ngữ a) Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may... khởi ngữ với việc thể hiện đề tài của câu, đối với sự liên kết ý với câu đi trước, sự nhấn mạnh ý, sự đối lập ý,… a) Tôi mong đồng bào ai cũng tập thể dục Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập Khởi ngữ: Tự tôi Vị trí: ở đầu câu, trước chủ ngữ Dấu hiệu nhận biết: có ngắt quãng (dấu phẩy) sau khởi ngữ Tác dụng: nêu một đề tài có quan hệ liên tưởng với điều đã nói trong câu trước (đồng bào – tôi) b) Chỗ đứng . rộng trong những năm gần đây. Ghi Nhớ: Trật tự các bộ phận trong câu có vai trò quan trọng trong câu đơn lẫn câu ghép. Nếu đổi trật tự các bộ phận, nghĩa của câu có thể khác hẳn. Vì vậy thành. mỗi câu ở mỗi tình huống, và trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu. Câu 2: một học sinh THCS còn lưỡng lự trong việc lựa chọn giữa 2 cách viết sau đây. Bạn hãy giúp em đó lựa chọn cách. I.TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN CÂU 1: Đọc đoạn trích sau, chú ý trật tự các bộ phận câu được in đậm và trả lời câu hỏi. Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái

Ngày đăng: 17/07/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • I.TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • II.TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • I. Dùng kiểu câu bị động:

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan