Vai trò của cơ cấu tổ chức trong các hoạt động lao động của con người

21 1.4K 0
Vai trò của cơ cấu tổ chức trong các hoạt động lao động của con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung. Trong quá trình phát triển của xã hội cũng như của tổ chức, các hoạt động ngày càng rộng, đa dạng, phức tạp và mục đích cũng thường xuyên biến đổi, vì thế cơ cấu tổ chức ngày càng phức tạp và biến đổi theo. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa theo chức năng thành các bộ phận trong tổ chức sao cho các bộ phận đó phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo, trùng lặp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Như vậy cần phải thường xuyên đánh giá tính hiệu quả, hợp lý của cơ cấu tổ chức . Các tiêu chuẩn thường sử dụng để đánh giá như mức độ gọn nhẹ, ít đầu mối, ít bộ phận mà vẫn hoạt động nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức chia thành nhiều tầng, nhiều cấp phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. Việc phân chia vừa là đòi hỏi khách quan, vừa có yếu tố chủ quan. Trong các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, cơ cấu tổ chức gồm cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC I. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 1. Thực chất của cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể ra những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện từng chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm phục vụ mục tiêu chung. Trong quá trình phát triển của xã hội cũng như của tổ chức, các hoạt động ngày càng rộng, đa dạng, phức tạp và mục đích cũng thường xuyên biến đổi, vì thế cơ cấu tổ chức ngày càng phức tạp và biến đổi theo. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đòi hỏi phải có sự chuyên môn hóa theo chức năng thành các bộ phận trong tổ chức sao cho các bộ phận đó phối hợp hoạt động nhịp nhàng, không chồng chéo, trùng lặp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Như vậy cần phải thường xuyên đánh giá tính hiệu quả, hợp lý của cơ cấu tổ chức . Các tiêu chuẩn thường sử dụng để đánh giá như mức độ gọn nhẹ, ít đầu mối, ít bộ phận mà vẫn hoạt động nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao. Cơ cấu tổ chức chia thành nhiều tầng, nhiều cấp phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức. Việc phân chia vừa là đòi hỏi khách quan, vừa có yếu tố chủ quan. Trong các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, cơ cấu tổ chức gồm cơ cấu bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất. 1  Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Để quản lý có hiệu quả các hoạt động, trong quá trình phát triển người ta đa tách chức năng quản lý ra khỏi chức năng sản xuất, trở thành chức năng độc lập. Để thực hiện chức năng quản lý phải có bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý là một tổ chức con trong một tổ chức, có vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức vì nó là trung tâm đầu não chỉ huy toàn bộ hoạt động của tổ chức. Bộ máy quản lý thường được tổ chức theo các loại cơ cấu sau: - Cơ cấu theo trực tuyến: Ưu điểm: Thuận lợi cho việc thực hiện chế độ thủ trưởng, người lãnh đạo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền. Nhược điểm: Đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời làm hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao theo chuyên môn. Áp dụng: tổ chức quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến - Cơ cấu theo chức năng: 2 Người lãnh đạo Các đối tượng quản lý Các đối tượng quản lý Người lãnh đạo tuyến 2 Người lãnh đạo tuyến 1 Ưu điểm: Nhiệm vụ quản lý được phân chia cho các bộ phận riêng biệt theo các chức năng quản lý và hình thanh nên người lãnh đạo chuyên môn hóa, do đó thu hút được các chuyên gia vào giải quyết các vấn đề chuyên môn, giảm bớt gánh nặng quản lý cho người lãnh đạo Nhược điểm: đối tượng quản lý phải chịu sự lãnh đạo của nhiều thủ trưởng nên cơ cấu này làm suy yếu chế độ thủ trưởng. Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu theo chức năng - Cơ cấu theo trực tuyến – chức năng: Ưu điểm: kết hợp 2 cơ cấu trên, theo đó, mối liên hệ giữa cấp dưới và người lãnh đạo là một đường thẳng (trực tuyến), còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến. Nhược điểm: Đòi hỏi người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng. 3 Người lãnh đạo Đối tượng quản lý 2 Đối tượng quản lý 1 Người lãnh đạo chức năng B Người lãnh đạo chức năng A Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – chức năng - Cơ cấu trực tuyến – tham mưu: Người lãnh đạo ra mệnh lệnh và chịu hoàn toàn trách nhiệm với người thừa hành trực tiếp của mình, khi gặp các vấn đề phức tạp, người lãnh đạo phải thao khảo các ý kiến chuyên gia. 4 Đối tượng quản lý 2Đối tượng quản lý 1 Người lãnh đạo chức năng B Người lãnh đạo chức năng A Người lãnh đạo cấp 2 Người lãnh đạo chức năng B Người lãnh đạo chức năng A Người lãnh đạo cấp 1 Ưu điểm: Cho phép người lãnh đạo tận dụng được tài năng, chuyên môn của các chuyên gia, giảm bớt sự phức tạp của cơ cấu tổ chức Nhược điểm: Người lãnh đạo phải kiếm được các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực. Sơ đồ 4: Sơ đồ cơ cấu theo trực tuyến – tham mưu  Cơ cấu tổ chức sản xuất: Bao gồm những bộ phận có quan hệ trực tiếp với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất. Tùy theo tính chất sản xuất, cơ cấu tổ chức có thể được phân thành cơ cấu tổ chức chuyên môn hóa hoặc cơ cấu tổ chức tổng hợp. Trong một doanh nghiệp, đó là các phân xưởng, các bộ phận sản xuất phối hợp với nhau trong quá trình sản xuất. Cơ cấu tổ 5 Tham mưu 1 Người lãnh đạo tuyến 2Người lãnh đạo tuyến 1 Tham mưu 2 Tham mưu 3Tham mưu 1 Người lãnh đạo Các đối tượng quản lýCác đối tượng quản lý Tham mưu 1 Tham mưu 1 Tham mưu 1 chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau hình thành nên cơ cấu tổ chức của một tổ chức. Nếu xét trên tính ổn định tương đối và tính pháp lý thì cơ cấu tổ chức có thể chia thành cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức không chính thức. Cơ cấu tổ chức chính thức mang tính ổn định và pháp lý cao hơn. 2. Vai trò của cơ cấu tổ chức Việc đánh giá cơ cấu tổ chức không chỉ chú ý đến cơ cấu các bộ phận hợp thành của tổ chức mà quan trọng hơn phải là tập thể những con người trong bộ phận đó. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu lao động phải gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu tổ chức quyết định cơ cấu lao động. Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Ngược lại, một tổ chức không hợp lý với nhiều đầu mối, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn, kém hiệu quả. Vì thế, cần đánh giá mức độ hợp lý của một cơ cấu tổ chức. Một cơ cấu tổ chức hợp lý không chỉ là có đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người có đủ những phẩm chất cần thiết để thực hiện các chức năng công việc được giao. Để đánh giá mức độ hợp lý của một cơ cấu tổ chức có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp tương tự, phương pháp phân tích, phương pháp thăm dò phản ứng, phương pháp khảo sát trực tiếp…. − Phương pháp tương tự cho phép khi so sánh các tổ chức tương đối đồng nhất về chức năng, nhiệm vụ thì có tương đối đồng nhất về cơ cấu tổ chức hay không? − Phương pháp phân tích cho phép đi sâu và hiểu kỹ hơn các lý do, những yếu tố ảnh hưởng gây nên sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức, chỉ những bộ phận, những 6 yếu tố không hợp lý trên cơ sở phân tích các chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ của các bộ phận trong tổ chức. 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức  Các yếu tố tác động đến cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thay đổi dưới sự tác động của cả các yếu tố khách quan và chủ quan.  Yếu tố khách quan: - Những quy định của Nhà nước về hệ thống tổ chức và sự phân cấp của nó; - Khối lượng nhiệm vụ, kế hoạch được giao; - Trình độ công nghệ, kỹ thuật và mức độ trang bị lao động; - Số lượng người và trình độ thích ứng của họ với các nhiệm vụ được giao; - Môi trường và phạm vi hoạt động của tổ chức;  Yếu tố chủ quan: - Trình độ, năng lực của người lãnh đạo cũng như ý chí của họ; - Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức cũ; - Trình độ năng lực của cán bộ ở bộ phận tham mưu tổ chức; - Quan hệ bên trong tổ chức (mức độ thể hiện quyền lực, mức độ kiểm soát của lãnh đạo và mức độ hợp tác giữa các nhân viên); - Mức đảm nhận của các nhân viên trong tổ chức;  Các yếu tố hình thành cơ cấu tổ chức: Khi nghiên cứu các cơ sở của cơ cấu tổ chức, Stephen P.Robins- tác giả cuốn “Những vấn đề cốt yếu của hành vi tổ chức” (tái bản lần 5, tài liệu dịch), đã nêu ra 6 yếu tố cơ bản hình thành nên cơ cấu tổ chức. Đó là: - Chuyên môn hóa công việc; - Bộ phận hóa; - Hệ thống ra mệnh lệnh; - Phạm vi quản lý; - Tập trung quyền lực (tập quyền) và phân chia quyền lực (phân quyền);  Các câu hỏi cần trả lời khi thiết kế cơ cấu tổ chức: Stephen P.Robins cũng đưa ra 6 câu hỏi then chốt mà nhà quản lý cần trả lời khi thiết kế một cơ cấu tổ chức thích hợp. Đó là: - Các nhiệm vụ được phân chia thành những công việc riêng rẽ nào? (Liên quan đến đơn vị hóa); 7 - Các cá nhân và các nhóm báo cáo cho ai? (Liên quan đến hệ thống quyền lực) - Một người quản lý có thể chỉ đạo bao nhiêu cá nhân có hiệu quả? (Liên quan đến phạm vi kiểm soát); - Quyền ra quyết định nằm ở đâu? (Liên quan đến tấp quyền và phân quyền); - Các luật lệ sẽ kiểm soát nhân viên và các nhà quản lý ở mức độ nào? (Liên quan đến chính thức hóa). Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, không chỉ nghiên cứu những yếu tố nêu trên mà cần đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến các bộ phận trong tổ chức, trước hết là các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất. Mỗi bộ phận trong tổ chức là một tổ chức con, giống như hệ thống con trong một hệ thống lớn, vì thế, về nguyên tắc, mỗi bộ phận này đều phải phục vụ cho mục tiêu nào đó trong chiến lược của tổ chức. Nó tồn tại khi tổ chức đòi hỏi và biến mất khi sự tồn tại của nó không còn ý nghĩa đối với tổ chức.  Sự ổn định và thay đổi của tổ chức: Mỗi tổ chức ra đời cần phải ổn định trong thời gian nhất định mới có thể thực hiện thành công những chiến lược của tổ chức, giúp các thành viên yên tâm ở vị trí công tác của mình. Khi các yếu tố ảnh hưởng tác động mạnh đến đến cơ cấu tổ chức làm cho cơ cấu cũ trở nên không phù hợp thì cần phải đổi mới cơ cấu đó. Cơ cấu tổ chức lỗi thời trong nhiều trường hợp sẽ cản trở sự phát triển của tổ chức, nhưng thay đổi một cơ cấu tổ chức lỗi thời lại không phải là vấn đề đơn giản vì có nhiều yếu tố sẽ cản trở sự thay đổi này. Cũng theo Stephen P.Robins, nguyên nhân của sự cản trở có thể xuất phát từ:  Cá nhân: Bao gồm: Thói quen con người, nhu cầu đảm bảo an toàn, các yếu tố kinh tế (lo sợ giảm thu nhập…), nỗi lo sợ không được ai biết đến (không nổi tiếng), xử lý thông tin có lựa chọn…  Tổ chức: Bao gồm: Sự thiếu năng động (tính ỳ) của cơ cấu tổ chức), chú trọng thay đổi đồng bộ, sự thiếu năng động của nhóm, mối đe dọa đối với kiến thức 8 chuyên môn và sự không lành nghề, đe dọa đối với các mối quan hệ quyền lực và sự phân bổ quyền lực đã được thiết lập… Muốn thay đổi cơ cấu tổ chức theo hướng tiến bộ, người lãnh đạo phải nắm được các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố cản trở sự thay đổi tổ chức của mình.  Những đòi hỏi đối với người phân tích khi phân tích cơ cấu tổ chức: - Nghiên cứu, nắm chắc thực trạng hoạt động và mục tiêu chiến lược của tổ chức; - Xem xét cơ cấu tổ chức hiện tại dưới các góc độ: các bộ phận hợp thành, chức năng của từng bộ phận đó, mối quan hệ giữa chúng, số lượng và chất lượng cán bộ trong từng bộ phận; - Có phương pháp luận và phương pháp phân tích thích hợp; - Phát hiện các yếu tố cơ bản tác động đến cơ cấu tổ chức, phân biệt các yếu tố tích cực và tiêu cực, xác định mức ảnh hưởng của từng yếu tố; - Sử dụng thành thạo các công cụ toán học để thề hiện các quá trình và kết quả phân tích; - Đề xuất phương hướng và giải pháp cải tiến cơ cấu tổ chức. 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức Việc đánh giá hiệu quả hay tính hợp lí của một cơ cấu tổ chức là vô cùng quan trọng đối với mỗi tổ chức đó. Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để tổ chức hoàn thiện bộ máy quản lí của mình thông qua so sánh kết quả lúc trước và sau khi có các thay đổi nhất định. Ở mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu đánh giá của tổ chức đều xoay quanh 2 chỉ tiêu chính. 9  Chỉ tiêu tổng quát: được tính bằng cách so sánh mức độ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch của năm nay so với năm trước hoặc sau và trước khi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức.  Các chỉ tiêu riêng đặc thù: - Tốc độ hoặc thời gian truyền tải thông tin giữa các cấp quản lí và cấp thực hiện. cơ cấu tổ chức hợp lí sẽ giúp tăng tốc độ và giảm thời gian truyền tải thông tin, tránh được thông tin chuyển vòng qua nhiều cấp trung gian. - So sánh cơ cấu tổ chức hiện tại với thiết kế tổ chức ban đầu để phát hiện những chồng chéo về chức năng giữa các bộ phận cũng như sự xuất hiện những bộ phận mới trong quá trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận để so sánh với các nhiệm vụ chức năng đề ra. - Tính hiệu lực của các quyết định. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG 1. Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động  Khái niệm Ngành Lao động – Thương binh xã hội là một ngành kinh tế - xã hội tổng hợp trong hệ thống quản lý Nhà nước. Hệ thống tổ chức của Ngành được phân chia như sau: - Cấp Trung ương: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội - Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội - Cấp phường, xã: Cán bộ nghiệp vụ lao động phường, xã  Chức năng 10 [...]... về lao động cho các xã phường trong cả nước 2 Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Tiền lương trong các doanh nghiệp Phòng Lao động- Tiền lương là một bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng về quản lý lao động tiền lương Trước năm 1986, khi nền kinh tế chưa chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp đều có phòng Lao động- Tiền lương hoạt động như một phòng có chức năng độc lập và có vai trò quan... về Cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức - Hành chính của Công ty Bưu chính liên tỉnh và Quốc tế: Sơ đồ 7: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức của phòng Tổ chức - Hành chính của công ty Bưu chính liên tỉnh Quốc tế Trưởng phòng Tổ chức -Hành chính Phó phòng phụ trách bộ phận Phó phòng phụ trách bộ phận Phó phòng phụ trách Lao động – Tiền lương Tổ chức bộ máy nhân sự Hành chính Chuyên Chuyên viên Chuyên viên Bảo hộ Lao. .. của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Ngoài ra, hiện nay các phường, xã đều có cán bộ chuyên trách về lao động hoặc kiêm nhiệm Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ngành Lao động- Thương binh và Xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh từ cơ sở phường, xã tới trung ương Nhờ đó, mà các nhiệm vụ của Ngành được triển khai và thực hiện một cách nhanh chóng từ trên xuống dưới Tuy nhiên, nếu nghiên cứu sâu cơ cấu tổ. .. tạp trong cơ cấu của Bộ là do việc nhập Bộ Thương binh và Xã hội vào Bộ lao động cũ (năm 1987) cũng như do tính chất cấp bách của vấn đề xã hội hiện nay b Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hiện nay ở 61 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ Thành phố Đà Nẵng mới chuyển lên) để có Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Tùy theo qui mô của tỉnh, 15 thành phố mà qui mô Sở Lao động- ... phòng Chính sách Lao động- Việc làm; phòng Tài chính- Kế toán; phòng thanh tra chính sách; phòng bảo trợ xã hội; phòng tổ chức đào tạo; phong thanh tra kĩ thuật an toàn, Bảo hộ lao động; phòng chính sách đối với người có công và phòng Hành chính quản trị Đây cũng chính là cơ cấu tổ chức của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội của Thành phố Hà Nội Ngoài các phòng chức năng, Sở lao động- Thương binh... trên cơ sở gộp hai chức năng tổ chức và hành chính với hai bộ phận Tổ chức và Hành chính 19 Ví dụ về cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – hành chính của Công ty Nhựa Hà Nội hiện tại: Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tổ chức – Hành chính của công ty nhựa Hà Nội Trưởng phòng Tổ chứcHành chính Phó phòng phụ trách Hành chính Sửa chữa và xây dựng cơ bản Lương, thưởng, Bảo hiểm xã hội, đánh giá thực hiện công việc...  Phòng y tế  Phòng tổ chức cán bộ  Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội  Phòng pháp chế  Phòng bình đẳng giới Mặc dù sở Lao động- Thương binh và Xã hội cũng thực hiện 2 chức năng chủ yếu của Ngành: Chức năng quản lí Nhà nước và chức năng sự nghiệp, nhưng so với Bột Lao động- Thương binh và Xã hội thì mức độ và phạm vi hạn chế hơn 17 c Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và... định động- Bảo Đào tạo mức lao hiểm Xã hội- – Tiền động Chính sách lương xã hội N Chuyên Chuyên viên cán viên thi bộ đua L T L Nhân Lái Tạp Lễ viên xe vụ tân bảo vệ, tự vệ Trong những năm gần đây, xuất phát từ hoạt động thực tiễn, các tổ chức doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác tổ chức lao động tiền lương Vì thế việc duy trì và phát triển, đổi mới hoạt động của phòng Tổ chức. .. Xã hội lớn hay nhỏ, với cơ cấu tổ chức từ 6-10 phòng, chưa kể lãnh đạo Sở (Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở) Trong đó cơ cấu tổ chức 6 phòng thường là phòng Tổng hợp- Tổ chức- Hành chính; phòng Lao động- Tiền lương; phòng Thương binh xã hội; phòng Tài chính- Kế toán; phòng thanh tra và phòng chống tệ nạn xã hội Còn sở có cơ cấu phức tạp thường có 10 phòng sau: Phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng Quản lí... Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ lao động phường, xã) còn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền a Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Cơ cấu tổ chức Bộ lao động - Thương binh và xã hội Hiện nay, ngoài lãnh đạo Bộ (Bộ trưởng và các thứ trưởng), bộ gồm 18 đơn vị quản lý nhà nước (7 vụ, 7 cục và 4 đơn vị cấp tương . PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC I. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI 1. Thực chất của cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể ra những bộ. chia thành cơ cấu tổ chức chính thức và cơ cấu tổ chức không chính thức. Cơ cấu tổ chức chính thức mang tính ổn định và pháp lý cao hơn. 2. Vai trò của cơ cấu tổ chức Việc đánh giá cơ cấu tổ chức không. cấu tổ chức quyết định cơ cấu lao động. Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng quyết định đến toàn bộ hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ

Ngày đăng: 15/07/2014, 21:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

    • 1. Thực chất của cơ cấu tổ chức.

      • Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

      • Cơ cấu tổ chức sản xuất:

      • 2. Vai trò của cơ cấu tổ chức

      • 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức

        • Các yếu tố tác động đến cơ cấu tổ chức

        • Các yếu tố hình thành cơ cấu tổ chức:

        • Các câu hỏi cần trả lời khi thiết kế cơ cấu tổ chức:

        • Sự ổn định và thay đổi của tổ chức:

        • Những đòi hỏi đối với người phân tích khi phân tích cơ cấu tổ chức:

        • 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức

        • II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

          • 1. Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động

            • a. Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

            • b. Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

            • c. Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện

            • 2. Cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Tiền lương trong các doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan