Thiết kế module cấu hình và hiển thị trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm

77 433 0
Thiết kế module cấu hình và hiển thị trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Với những tiện ích to lớn của kỹ thuật “vô tuyến cấu hình mềm”, nội dung đồ án của tôi sẽ đi vào nghiên cứu một cách tổng quan về kiến trúc của một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm; trình bày những vấn đề chung nhất về một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Trên cở sở đó, tiến hành nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm một bộ phận cấu thành của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Đó là module cấu hình và hiển thị, có chức năng thiết lập cấu hình cho hệ thống và giao tiếp với người sử dụng qua hiển thị trên màn hình LCD. Nội dung đồ án của tôi sẽ gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật vô tuyến cấu hình mềm – trình bày một cách tổng quan nhất về kỹ thuật vô tuyến cấu hình mềm, khái niệm thiết bị vô tuyến cấu hình mềm, kiến trúc và tính ưu việt của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Chương 2: Cấu hình cho các thiết bị FPGA – trình bày cấu trúc chung của thiết bị FPGA, nghiên cứu các phương pháp cấu hình cho những thiết bị FPGA của hãng Altera, làm cơ sở để tiến hành bài toán đặt ra ở chương 3. Chương 3: Thiết kế, thử nghiệm và kiểm tra – trình bày các nội dung được tiến hành trong quá trình thực hiện bài toán: thiết kế module cấu hình và hiển thị trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm.

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, với những bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật, những thiết bị thông tin liên lạc nhanh chóng trở nên lạc hậu ngay sau khi được sản xuất. Để theo kịp sự phát triển này, một yêu cầu đặt ra là phải thiết kế hệ thống thông tin liên lạc sao cho những công nghệ và kỹ thuật mới được đưa vào hệ thống dễ dàng, chính xác, với mức chi phí thấp nhất. Những thiết bị sau khi được nâng cấp với những kỹ thuật mới vẫn có thể liên lạc được với những thiết bị vô tuyến và những hệ thống đã được kế thừa. Thuật ngữ “thiết bị vô tuyến cấu hình mềm” (Software Defined Radio) được đưa ra để chỉ những thiết bị vô tuyến có thể tái cấu hình (re- configurable) hay tái lập trình (re-programable), thực hiện những chức năng khác nhau với cùng một cấu trúc phần cứng. Trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm, các chức năng của thiết bị được định nghĩa bằng phần mềm, do đó một kỹ thuật hay chức năng mới sẽ dễ dàng được thực hiện bằng việc nâng cấp phần mềm trong thiết bị. Như vậy, kỹ thuật “thiết bị vô tuyến cấu hình mềm” cho phép mở rộng tối đa năng lực và các thông số ứng dụng với mức chi phí sản xuất được giảm đến mức nhỏ nhất. Trước đây, các thiết bị thông tin vô tuyến có những chức năng khác nhau, được thuật toán hoá và thực hiện trên những phần cứng khác nhau. Ngày nay, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, trên cơ sở sử dụng các công cụ linh kiện khả trình, các thuật toán ứng với những chức năng khác nhau được thực hiện trên một hệ phần cứng chung. Chỉ với một sự thay đổi trong những tham số phần mềm, một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm có thể có được những thay đổi khác nhau về đặc tính và tham số kỹ thuật: về chế độ công tác, về dải tần, phương pháp điều chế hay phương pháp mã hoá dữ liệu. Nói cách khác, với cùng một phần 1 cứng, có thể thực hiện được những chức năng khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Những kỹ thuật mới có thể được đưa vào thiết bị vô tuyến cấu hình mềm nhanh chóng, dễ dàng, với giá thành thấp nhất. Không chỉ có thế, một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm có thể thực hiện được ở nhiều chế độ, nhiều dải tần công tác khác nhau và ở nhiều dạng điều chế khác nhau. Do đó, những nhà sản xuất các thiết bị cũng chỉ cần tập trung vào phát triển một nền phần cứng chung. Với những tiện ích to lớn của kỹ thuật “vô tuyến cấu hình mềm” như vậy, nội dung đồ án của tôi sẽ đi vào nghiên cứu một cách tổng quan về kiến trúc của một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm; trình bày những vấn đề chung nhất về một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Trên cở sở đó, tiến hành nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm một bộ phận cấu thành của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Đó là module cấu hình và hiển thị, có chức năng thiết lập cấu hình cho hệ thống và giao tiếp với người sử dụng qua hiển thị trên màn hình LCD. Nội dung đồ án của tôi sẽ gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về kỹ thuật vô tuyến cấu hình mềm – trình bày một cách tổng quan nhất về kỹ thuật vô tuyến cấu hình mềm, khái niệm thiết bị vô tuyến cấu hình mềm, kiến trúc và tính ưu việt của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Chương 2: Cấu hình cho các thiết bị FPGA – trình bày cấu trúc chung của thiết bị FPGA, nghiên cứu các phương pháp cấu hình cho những thiết bị FPGA của hãng Altera, làm cơ sở để tiến hành bài toán đặt ra ở chương 3. Chương 3: Thiết kế, thử nghiệm và kiểm tra – trình bày các nội dung được tiến hành trong quá trình thực hiện bài toán: thiết kế module cấu hình và hiển thị trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Kết luận: tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình 2 thực nội dung đồ án và đưa ra hướng phát triển tiếp theo của nội dung đồ án. Do nội dung của vấn đề rất rộng, thời gian thực hiện đồ án có hạn và kinh nghiệm bản thân nên không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung đồ án. Rất mong sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và tất cả các bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về cho tác giả. Em xin chân thành cảm ơn! 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT VÔ TUYẾN CẤU HÌNH MỀM 1.1. Giới thiệu về thiết bị vô tuyến cấu hình mềm Thiết bị vô tuyến cấu hình mềm (Software Defined Radio - SDR) là một kĩ thuật giao diện vô tuyến trong đó nhiều chuẩn mực thông tin vô tuyến được tích hợp lên một hệ thống thiết bị thu phát đơn lẻ. SDR là một kiểu kiến trúc vô tuyến mới dựa trên sự phát triển của công nghệ điện tử những năm gần đây, bao gồm một dải rộng các kỹ thuật thiết kế để thực hiện một hệ thống thu phát mềm dẻo. Kỹ thuật SDR cho phép sử dụng những tiến bộ trong kỹ thuật số như những bộ chuyển đổi dữ liệu hiệu suất cao, những giao tiếp truyền dữ liệu, những bộ xử lý tín hiệu số (Digital signal Process - DSP) và những ma trận cổng logic trường lập trình được (Field-Gate Programable Array - FPGA) hiệu suất cao. SDR là hệ thống mà những chức năng của hệ thống vô tuyến hiện đại được thực hiện và được định nghĩa trong phần mềm. Ví dụ như trong dải tần số trung tần, độ rộng dải thông, điều chế, hàm mã hoá. Theo Forum SDR, SDR không chỉ có phần mềm mà SDR được mô tả như là một tập hợp của những kỹ thuật phần cứng và phần mềm cho phép tái cấu hình hệ thống các kiến trúc cho mạng không dây và thiết bị đầu cuối người dùng. Hình 1.1 dưới đây đưa ra sơ đồ cấu trúc tổng quát của SDR. Trong cấu trúc chung, SDR gồm các khối tần số vô tuyến, khối tần số trung tần và khối tần số băng gốc. Khối tần số vô tuyến gồm những module phần cứng xử lý tín hiệu tương tự thu được từ anten, khối tần số trung tần và khối tần số băng gốc, ở phía sau khối tần số vô tuyến, gồm những 4 module phần cứng xử lý các tín hiệu số. Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của SDR Trong một SDR, phần lớn các khối chức năng được thực hiện bằng một module phần mềm và một khối xử lí tốc độ cao. Như vậy, một cấu trúc phần cứng có thể hỗ trợ đa chuẩn mực liên lạc vô tuyến mà không cần thay thế phần cứng. Trước các yêu cầu về đa mục đích sử dụng của các thiết bị hiện nay và nhu cầu nâng cấp thiết bị đơn giản thì SDR là một sự đáp ứng tốt nhất. 1.2. Các giai đoạn phát triển của SDR Kỹ thuật vô tuyến đã phát triển từ sự phụ thuộc vào phần cứng hướng đến phụ thuộc vào phần mềm. Có nhiều quan điểm, coi SDR như bước tiếp theo của quá trình phát triển kỹ thuật vô tuyến. Hình vẽ 1.2 dưới đây trình bày 4 giai đoạn phát triển của kỹ thuật SDR. Sự phát triển của tất cả những kỹ thuật vô tuyến bắt đầu với những thiết bị vô tuyến cấu hình cứng. Trong tương lai, những thiết bị vô tuyến cấu hình mềm (SDRs) sẽ được phát triển mềm dẻo hơn và có nhiều tính năng hơn. Xa hơn nữa, thiết bị vô tuyến cấu hình mềm lý tưởng sẽ được đưa ra với nhiều tính năng và khả năng linh hoạt nhất. 5 Hình 1.2 Các giai đoạn phát triển của SDR 1.2.1.Thiết bị vô tuyến cấu hình cứng Các thiết bị vô tuyến loại này thường có khối lượng rất nặng, nhưng lại có độ bền cao. Tất cả các thành phần của thiết bị đều là phần cứng. Các phím số và chuyển mạch là phương tiện duy nhất cho người sử dụng thao tác với thiết bị. Bất kì một sự thay đổi nào trong tần số hoạt động đòi hỏi sự thay thế vật lí các thạch anh xác định tần số hoạt động của máy vô tuyến. Hình 1.3 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của thiết bị vô tuyến cấu hình cứng 6 1.2.2. Thiết bị vô tuyến được điều khiển bằng phần mềm Các thiết bị vô tuyến loại này được xây dựng sử dụng kĩ thuật bán dẫn số hiện đại. Mạch tích hợp số bên trong các thiết bị vô tuyến điều khiển bằng phần mềm cho phép kiểm soát giới hạn các chức năng được thể hiện bằng phần mềm. Ví dụ các chức năng kiểm soát bao gồm tái lập trình tần số, thay đổi các khoá mật, các phím và chuyển mạch có thể lập trình được. Tuy nhiên, các thiết bị vô tuyến loại này không thể thay đổi các dạng điều chế hoặc băng tần hoạt động. Hầu hết các thiết bị vô tuyến hiện đại ngày nay có thể được phân loại như là các thiết bị vô tuyến được điều khiển bằng phần mềm. 1.2.3.Thiết bị vô tuyến cấu hình mềm Thuật ngữ “vô tuyến cấu hình phần mềm” có liên quan với một số lượng lớn những công nghệ khác nhau và không tồn tại định nghĩa chuẩn. Thuật ngữ thường xuyên sử dụng hướng theo một bộ phận thu phát vô tuyến mà những tham số được định nghĩa bằng phần mềm và những hoạt động vô tuyến có thể được tái cấu hình bởi sự nâng cấp của phần mềm đó. Phần lớn các thành phần trong thiết bị SDR được miêu tả bằng phần mềm. SDR khác với thiết bị vô tuyến điều khiển bằng phần mềm là các chip DSP được sử dụng để tạo ra rất nhiều kiểu điều chế, các bộ lọc, và các giao tiếp không khí. Tuy nhiên, phần đầu cuối phía trước RF của SDR vẫn còn được thực hiện bởi mạch tương tự, dẫn tới làm cho thiết kế cồng kềnh, nhiều anten, và phức tạp trong kiến trúc. 1.2.4. Thiết bị vô tuyến cấu hình mềm lí tưởng SDR lí tưởng khác SDR thông thường ở chỗ, tất cả các thành phần trong máy vô tuyến đều được thể hiện bằng phần mềm, bao gồm cả đầu cuối phía trước RF. SDR lí tưởng là sản phẩm mong muốn có được sự cải thiện sâu sắc về chất lượng của toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên, do những hạn 7 chế trong kĩ thuật và công nghệ, chưa thể thiết kế được SDR lí tưởng trong tương lai gần. 1.2.5. Sơ đồ khối của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm Hình 1.3 trình bày sơ đồ khối của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Hình 1.4 Sơ đồ khối của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm SDR (giống như phần lớn các kiến trúc của mô hình vô tuyến) bao gồm những phần như phần tần số vô tuyến (RF), phần tần số trung tần (Immidiate Frequency - IF), phần tần số băng gốc. Tín hiệu tương tự RF được thu bởi antenna thu, sau đó qua bộ biến đổi từ RF xuống IF để tạo ra một tín hiệu tương tự IF. Tín hiệu IF được đưa đến bộ ADC để tạo ra tín hiệu số IF. Tín hiệu số IF được đưa qua bộ chuyển đổi số xuống số (DDC - Digital Down Converter) để tạo một tín hiệu băng gốc số. Sau đó tín hiệu băng gốc số được xử lý tại các thiết bị FPGAs hoặc DSPs, và cuối cùng đưa ra giao tiếp người dùng. Tín hiệu phát đi: phần phát về bản chất là ngược lại với phần thu. Tín hiệu số băng gốc được gửi từ bộ xử lý qua thiết bị FPGA đến bộ chuyển đổi số lên (DUC - Digital Up Converter). Tín hiệu sau bộ DUC được đưa qua bộ DAC để tạo ra tín hiệu tương tự IF. Tín hiệu tương tự IF được đưa đến bộ chuyển đổi từ IF lên RF để tạo ra một tín hiệu RF tương tự. Tín hiệu 8 tương tự RF sau đó được phát qua antenna ra môi trường vô tuyến. Người sử dụng thông qua giao diện với người dùng có thể thay đổi hay can thiệp vào cấu hình của hệ thống để đạt được những dịch vụ như mong muốn mà không phải thay thế các module phần cứng như các máy vô tuyến cấu hình cứng. 1.3. Tính ưu việt của SDR Thế kỉ 20 đã chứng kiến sự bùng nổ của thiết bị vô tuyến cấu hình cứng (Hard Defined Radio - HDR) như là một phương tiện liên lạc cho tất cả các dạng thông tin âm thanh, hình ảnh được truyền qua một khoảng cách dài. Phần lớn các thiết bị vô tuyến cấu hình cứng có rất ít hoặc không có sự điều khiển bằng phần mềm. Chúng có tuổi thọ ngắn và được thiết kế để có thể thay thế và loại bỏ. Trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm sử dụng các thiết bị số có khả năng lập trình thực hiện các quá trình xử lí tín hiệu cần thiết để thu và phát thông tin băng gốc tại tần số vô tuyến. Các thiết bị như các bộ xử lí tín hiệu số (Digital signal process-DSPs) và các ma trận cổng logic truờng lập trình được (FPGAs) sử dụng phần mềm để cung cấp cho các thiết bị vô tuyến cấu hình mềm những chức năng xử lí tín hiệu cần thiết. Kĩ thuật này mang lại sự linh hoạt hơn nhiều và tiềm năng tuổi thọ sản phẩm dài hơn vì các thiết bị vô tuyến có thể được nâng cấp rất hiệu quả bằng phần mềm. Thách thức chủ yếu đối với SDR là trong khi cần cung cấp sự linh động và thông minh mà phần mềm có thể mang lại nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả các giải pháp xử lý tín hiệu. Hiệu quả có thể được đánh giá bởi chi phí trên mỗi bit thông tin; công suất tiêu thụ trên mỗi bit thông tin và dung lượng vật lí tiêu thụ trên mỗi bit thông tin. Hơn nữa, người sử dụng không cần hoặc cũng không muốn biết những kĩ thuật bên trong của thiết bị vô tuyến nhưng vẫn yêu cầu tính hiệu quả cao hơn, linh hoạt hơn và thông minh hơn. Đồng thời, các nhà phát triển ứng dụng phần mềm vô tuyến 9 muốn được cách ly khỏi những chi tiết tính toán và phần cứng xử lí tín hiệu để hoàn thành tất cả sự phát triển trong một môi trường duy nhất sử dụng một ngôn ngữ lập trình bậc cao. Một thiết bị vô tuyến có một bộ vi xử lý hoặc DSP không nhất thiết là một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Tuy nhiên, một thiết bị vô tuyến mà cấu hình mềm bộ điều chế, bộ sửa lỗi, quá trình mật hoá, đạt được sự kiểm soát toàn bộ phần cứng RF và có thể tái lập trình thì nhất thiết là thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật vô tuyến, thiết bị vô tuyến cấu hình mềm đã được ra đời vào năm 1991 bởi Joe Motila. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng cách định nghĩa đúng nhất về thiết bị vô tuyến cấu hình mềm là: “Một thiết bị vô tuyến được định nghĩa một cách đầy đủ bằng phần mềm và hành vi lớp vật lí của nó có thể biến đổi một cách sâu sắc thông qua thay đổi phần mềm của nó thì thiết bị vô tuyến đó được gọi là một thiết bị vô tuyến cấu hình mềm”. Mức độ tái cấu hình được xác định bởi một sự tương tác phức tạp giữa số lượng các thành phần chung trong kiến trúc vô tuyến, bao gồm sự xây dựng các hệ thống, các hệ số kiểu antenna, chế độ điện RF, xử lí băng gốc, tốc độ, mức độ tái cấu hình của phần cứng và sự quản lí công suất. Thiết bị SDR cho phép người sử dụng thay đổi các đặc tính thu-phát như là kiểu điều chế, sự hoạt động băng rộng và băng hẹp, công suất phát xạ, và các giao tiếp không khí bằng thay đổi phần mềm mà không cần thay thế bất cứ phần cứng nào. Các thiết bị vô tuyến truyền thống được tạo nên từ các phần cứng như transistor hay các mạch tích hợp, và các chức năng của thiết bị là không thay đổi được. Trong khi đó, một chip DSP hay linh kiện FPGA trong thiết bị vô tuyến cấu hình mềm là những bộ xử lí tín hiệu số thời gian thực, do đó có thể thay đổi chức năng của nó bằng cách thực thi các thuật toán phần mềm khác nhau. Những tiến bộ gần đây trong thiết kế và sản xuất chip DSP sẽ cho 10 [...]... phương pháp cấu hình cho các họ các thiết bị Altera FPGA nói chung, đặc biệt là thiết bị Altera FLEX 10K Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm module cấu hình và hiển thị của thiết bị SDR Do thời gian có hạn nên trong chương 3 của đồ án, sẽ chỉ tiến hành nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm module cấu hình và hiển thị, thực hiện cấu hình cho thiết bị Altera FLEX 10K và hiển thị những... số trong phần mềm được nạp vào trong các linh kiện khả trình Module cấu hình trong thiết bị SDR thực hiện cấu hình cho các thiết bị có thể lập trình được (DSP, FPGAs, ASICs) Dữ liệu cấu hình cho các thiết bị khả trình trong thiết bị SDR, được tải về qua giao tiếp với máy tính, hoặc từ MODEM, hay mạng thông tin Dữ liệu cấu hình được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ (như các thiết bị cấu hình hoặc bộ... giai đoạn đặt cấu hình, thiết bị cấu hình nối tiếp gửi dữ liệu đến FPGA 30 Khi sử dụng bất cứ sơ đồ cấu hình thụ động nào, thiết bị Altera kết hợp trong một hệ thống với một thiết bị cấu hình Altera hoặc một máy chủ thông minh (như một bộ vi xử lý) điều khiển quá trình đặt cấu hình Dữ liệu cấu hình cho các thiết bị Altera FPGA được lưu trữ trong các thiết bị lưu trữ như: một thiết bị cấu hình, một đĩa... được thiết bị chủ thông minh sử dụng để cấu hình cho các thiết bị có khả năng lập trình được trong SDR Như vậy, module cấu hình có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với sự linh hoạt, tính mềm dẻo và khả năng tái cấu hình của thiết bị SDR Do đó, tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp cấu hình cho các linh kiện có khả năng lập trình được, để từ đó nghiên cứu thiết kế module cấu hình trong thiết. .. một thiết bị cấu hình nối tiếp, FPGA đích tạo ra các tín hiệu điều khiển và tín hiệu đồng bộ Khi cả hai thiết bị đã sẵn sàng bắt đầu giai đoạn cấu hình thì thiết bị cấu hình nối tiếp gửi dữ liệu tới thiết bị FPGA Khi sử dụng các sơ đồ cấu hình bị động thì thiết bị Altera được tích hợp lên một hệ thống với một thiết bị cấu hình Altera hoặc một máy chủ thông minh (như một bộ VXL) điều khiển quá trình cấu. .. khiển quá trình cấu hình Thiết bị cấu hình hoặc máy chủ cung cấp dữ liệu cấu hình từ một thiết bị lưu trữ (thiết bị cấu hình, đĩa cứng, RAM, hoặc bộ nhớ hệ thống khác) Khi sử dụng sơ đồ cấu hình bị động thì bạn có thể thay đổi chức năng thiết bị đích khi hệ thống đang hoạt động bằng cách cấu hình lại nó Các thiết bị Altera được hỗ trợ một số sơ đồ cấu hình Không phải tất cả các họ thiết bị đều được hỗ trợ... cấu hình 2.2.3 Sự lựa chọn một sơ đồ cấu hình Dữ liệu cấu hình cho những thiết bị Altera có thể được tải vào trong các Altera FPGA sử dụng sơ đồ cấu hình tích cực, thụ động hoặc JTAG Khi sử dụng một sơ đồ cấu hình tích cực với một thiết bị cấu hình nối tiếp, thiết bị FPGA trên bo mạch đích tạo ra những tín hiệu điều khiển và những tín hiệu đồng bộ Khi cả hai thiết bị đã sẵn sàng cho giai đoạn đặt cấu. .. dụng chế độ cấu hình thụ động để thực hiện cấu hình cho các thiết bị, chúng ta có thể thay đổi chức năng của thiết bị đích FPGA trong khi hệ thống đang hoạt động bằng việc tái cấu hình nó 31 Hình 2.10 Sơ đồ trạng thái của quá trình đặt cấu hình 32 2.2.3.1 Lựa chọn một sơ đồ cấu hình Dữ liệu cấu hình được truyền vào cho các thiết bị FPGA, có thể sử dụng một trong các sơ đồ cấu hình: chủ động, bị động hoặc... ACEX 1K, và FLEX 10K) Dữ liệu cấu hình này được chốt lên FPGA ở sườn lên của tín hiệu DCLK Dữ liệu cấu hình được truyền một bit trên một chu kì đồng hồ 2.3.3.3 Cấu hình AS Sơ đồ cấu hình AS được hỗ trợ trong các họ thiết bị Stratix II và Cyclone Cấu hình AS có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị cấu hình nối tiếp Altera Trong suốt quá trình cấu hình AS, các thiết bị họ Stratix II và Cyclone... FPP Sơ đồ cấu hình FPP được hỗ trợ các họ thiết bị Stratix, APEX II Cấu hình FPP có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị cấu hình nâng cao Altera, hoặc một máy chủ thông minh (như một bộ VXL) Trong suốt quá trình cấu hình FPP, dữ liệu cấu hình được truyền từ thiết bị lưu trữ (một thiết bị cấu hình nâng cao hoặc bộ nhớ flash) tới thiết bị FPGA trên 34 các chân DATA(7 0) Dữ liệu cấu hình này . thuật vô tuyến cấu hình mềm, khái niệm thiết bị vô tuyến cấu hình mềm, kiến trúc và tính ưu việt của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Chương 2: Cấu hình cho các thiết bị FPGA – trình bày cấu trúc. vô tuyến cấu hình mềm. Trên cở sở đó, tiến hành nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm một bộ phận cấu thành của thiết bị vô tuyến cấu hình mềm. Đó là module cấu hình và hiển thị, có chức năng thiết. số hoạt động của máy vô tuyến. Hình 1.3 Sơ đồ cấu trúc tổng quát của thiết bị vô tuyến cấu hình cứng 6 1.2.2. Thiết bị vô tuyến được điều khiển bằng phần mềm Các thiết bị vô tuyến loại này được

Ngày đăng: 15/07/2014, 15:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan