LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN THẦU PHỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI ĐA BỘI

57 2.2K 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN THẦU PHỤ  XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI ĐA BỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG BỘ MÔN THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN THẦU PHỤ & XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI ĐA BỘI CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. ĐINH CÔNG TỊNH HỌC VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN TRƯỜNG GIANG MSHV : 10080275 CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG KHÓA : 2010 TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH MỤC LỤC 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1.Giới thiệu chung 3 1.2.Xác định vấn đề nghiên cứu 4 1.2.1.Lý do hình thành nghiên cứu 4 1.2.2.Các câu hỏi nghiên cứu 5 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu 5 1.4.Phạm vi nghiên cứu 5 1.5.Đóng góp dự kiến của nghiên cứu 6 1.5.1.Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học thuật 6 1.5.2.Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt thực tiễn 6 2.1 Các khái niệm thầu phụ ( subcontractor) 6 2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu 7 2.3 Các nghiên cứu tương tự đã được công bố 18 2.4 Các lý thuyết và mô hình sử dụng trong nghiên cứu 28 3.1 Quy trình nghiên cứu 40 1.6.Thiết kế bảng câu hỏi 43 1.7.Thu thập dữ liệu 50 1.8.Các công cụ nghiên cứu 52 1.9.Phân tích dữ liệu 53 2.TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 3.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN 55 Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 2 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH Tiến độ thực hiện luận văn: 55 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Giới thiệu chung Trong nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng luôn chiếm một tỉ trọng lớn. Những năm gần đây khi đất nước càng phát triển thì việc đầu tư xây dựng các công trình ngày một nhiều hơn. Hình thức thầu phụ đã trở nên rất phổ biến. Nhà thầu phụ đảm nhận một phần lớn các công việc trong các dự án xây dựng. Vì vậy, lựa chọn đúng nhà thầu phụ đóng góp chủ yếu vào thành công của dự án. Gần đây hàng loạt các sai phạm, tai nạn lao động, chậm trễ tiến độ mà phần nhiều do thầu phụ đang diễn ra hàng ngày gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như tiền của. Điều này xảy ra không loại trừ cả những dự án đặc biệt quan trọng. Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra sân vận động Mỹ Đình, theo đó có nhiều sai phạm ngoài sức tưởng tượng đối với yêu cầu xây dựng sân vận động tầm cỡ quốc gia. Về vấn đề tỷ lệ hao hụt thép của hạng mục thân và móng SVĐ của các nhà thầu phụ (VINACONEX, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà) là 8,51%. Số hao hụt lớn hơn so với định mức theo TCVN là 6,51% (qua kiểm tra tại các nhà thầu phụ thì tỷ lệ hao hụt hợp lý tối đa là 5%). Vậy mà công trình vẫn được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng ? (Nguồn http://vietbao.vn/The-thao/Sai-pham-den-kinh-ngac-o-SVD-My- Dinh/20352135/425/ ) Dự án Dự án Hanoi Landmark Tower cao 366 m, đứng thứ 17 thế giới do Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina làm chủ đầu tư, nhà thầu chính là Công ty Keangnam Enterprises LTD cũng có nhiều sai phạm. Chỉ trong một tuần (từ 21/7 đến 27/7), trên công trường xây dựng tòa cao ốc 70 tầng Hanoi Landmark Tower, tại Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 3 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH đường Phạm Hùng, do Tập đoàn Keangnam làm chủ đầu tư đã xảy ra 3 vụ tai nạn lao động. Hậu quả, 4 người chết, 3 người bị thương. Qua kiểm tra các lao động của các nhà thầu phụ, Đoàn nhận thấy hầu hết đều thuộc diện lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm nhưng việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân mới được một số ít các nhà thầu nghiêm túc thực hiện, còn lại đại đa số các nhà thầu không trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. ( Nguồn http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2009/08/3ba11ea9/ ) Từ sự phân tích ở trên ta thấy được phần nào vai trò cấp thiết của việc lựa chọn nhà thầu phụ trong hoạt động thi công xây lắp ở Việt Nam hiện nay. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Lý do hình thành nghiên cứu Về vấn đề thầu phụ ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu. Riêng mảng lựa chọn thầu phụ có hai nghiên cứu đáng chú ý: Ứng dụng lý thuyết đồ thị và ma trận lựa chọn nhà thầu phụ 2010 Nguyễn Đình Tuấn, Luận văn Thạc sĩ ngành Công nghệ và Quản lí Xây dựng, ĐHBK TP.HCM Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) lựa chọn nhà thầu phụ trong điều kiện Việt Nam 2008 Nguyễn Trung Hưng, Luận văn Thạc sĩ ngành Công nghệ và Quản lí Xây dựng, Những nghiên cứu trên đã xây dựng được mô hình lựa chọn nhà thầu phụ trong các dự án xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các mô hình này vẫn rất phức tạp đối với đa số nhà quản lí, thậm chí là khó tiếp cận với cả người có chuyên môn về phân tích định lượng. Với mong muốn xây dựng một mô hình lựa chọn thầu phụ đơn giản hơn, có khả năng áp dụng thực tế tốt hơn, luận văn này dùng phương pháp hồi qui đa bội. Khái niệm khá gần gũi và tương đối dễ nắm bắt so với các mô hình ở những nghiên cứu trước. Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 4 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH Mặt khác việc đánh giá các tiêu chí lựa chọn thầu phụ cũng cần xem xét đúng mức. Để từ đó có cái nhìn sơ bộ và nhanh chóng về khả năng của nhà thầu phụ một cách chặt chẽ và có cơ sở hơn. Điều này góp phần giúp nhà quản lí lựa chọn được nhà thầu phụ tốt và phù hợp. Như vậy sẽ giảm nguy cơ vượt chi phí, nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. 1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu. Các nhân tố có thể tác động đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ? Phương pháp và cách thức thu thập dữ liệu, định lượng mức độ tác động của các nhân tố ? Cách phân tích và nhóm lại các nhân tố tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn nhà thầu phụ? Xây dựng mô hình lựa chọn thầu phụ ? 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu phụ thi công đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Khảo sát, thu thập dữ liệu để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Phân tích và nhóm các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng. Tìm cách xây dựng mô hình lựa chọn nhà thầu phụ. So sánh sự khác biệt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Thời gian thực hiện : Trong khoảng thời gian từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2011. Địa điểm thực hiện : Địa điểm khảo sát là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thầu phụ xây lắp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đối tượng khảo sát : Các kỹ sư giám sát nhà thầu thi công, của chủ đầu tư và của tư vấn giám sát. Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 5 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH 1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu 1.5.1. Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học thuật Nghiên cứu này góp phần giúp xác định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích thành tố chính PCA, nghiên cứu còn giúp nhóm lại những nhân tố thành những nhân tố tổng quát hơn. Mặt khác mô hình hồi qui đa bội cho ta một cái nhìn khác, tường minh hơn trong vấn đề lựa chọn nhà thầu phụ. 1.5.2. Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt thực tiễn Trên cơ sở xác định nhóm lại những nhân tố có tác động mạnh đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong giai đoạn thi công, các đơn vị liên quan, các nhà quản lý có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định hợp lí hơn và nhanh chóng hơn. Từ đó có thể làm giảm thời gian, cũng như tăng mức độ chính xác cho việc chọn thầu phụ thực hiện dự án, giúp nâng cao hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó mô hình lựa chọn thầu phụ bằng hồi qui đa bội nhìn chung là gần gũi và dễ sử dụng, có khả năng áp dụng vào thực tế hơn. CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN 2.1 Các khái niệm thầu phụ ( subcontractor) Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 6 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH - Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng – Theo luật xây dựng. − A subcontractor is an individual or in many cases a business that signs a contract to perform part or all of the obligations of another's contract. Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Subcontractor − Subcontractor is a person who is awarded a portion of an existing contract by a principal or general contractor Theo http://definitions.uslegal.com/s/subcontractor/ Ngoài ra hiện nay còn có dạng hợp đồng cho phép chủ đầu tư đề xuất nhà thầu phụ. Trường hợp này ta không xét đến trong nghiên cứu này 2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu a. Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều gì nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hay một số nhà thầu. Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh bình đẳng trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án. b. Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5 nhà thầu) được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham dự. Trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục đấu thầu hạn chế Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 7 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH hay áp dụng hình thức đấu thầu khác. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Đấu thầu hạn chế là đấu thầu công khai, minh bạch. c. Chỉ định thầu Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. d. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kĩ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng. Đồng thời có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 báo giá của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. Gói thầu áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá e. Mua sắm trực tiếp Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để thực hiện gói thầu. f. Tự thực hiện Hình thức này được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lí và sử dụng. Khi đó đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 8 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH tổ chức và tài chính. g. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt Hình thức này được áp dụng đối với trường hợp các gói thầu có các đặc thù riêng mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn thầu nói trên 2.3 Phương thức đấu thầu Có ba phương thức đấu thầu: Đấu thầu 1 túi hồ sơ, đấu thầu 2 túi hồ sơ và đấu thầu hai giai đoạn. a. Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế, cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu bao gồm: - Đề xuất về kỹ thuật. - Đề xuất về tài chính Việc mở thầu được tiến hành một lần Hình 2.1: Phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 9 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH b. Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn. Nhà thầu nộp 2 túi hồ sơ: Túi 1: Đề xuất về kỹ thuật. Túi 2: Đề xuất về tài chính Việc mở thầu được tiến hành hai lần: + Lần một: Mở túi 1 để đánh giá về kỹ thuật. Nếu đạt trên 70% số điểm kỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư, thì được lọt vào vòng hai. + Lần hai: Mở túi 2 để đánh giá tổng hợp hai yêu cầu kỹ thuật và tài chính để lựa chọn trúng thầu. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì nhà thầu nào có số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở túi 2 về tài chính để xem xét thương thảo hợp đồng. Ghi chú: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật không nhỏ hơn 70% tổng số điểm tổng hợp. Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 10 [...]... về giá 7.1 Giá bỏ thầu Bảng 1: Các tiêu chí lựa chọn thầu xây lắp của nghiên cứu trên b Nghiên cứu 2: [21] Luận văn Thạc Sĩ của Nguyễn Trung Hưng năm 2008 với đề tài Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) lựa chọn nhà thầu phụ trong điều kiện Việt Nam ” (Trường hợp áp dụng: Lựa chọn nhà thầu phụ thi công cọc khoan nhồi) Qua nghiên cứu, phân tích quá trình lựa chọn nhà thầu và đề xuất mô hình lựa chọn. .. hiện trong ngành xây dựng để xác định nhân tố quan trọng cho việc lựa chọn nhà thầu nói chung cũng như nhà thầu phụ nói riêng 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước a Nghiên cứu 1: [21] Luận văn Thạc Sĩ của Vũ Hoàng Phi Long tháng 11/2008 với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu xây lắp” Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích thành phần chủ yếu để chọn thầu xây. . .Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS ĐINH CÔNG TỊNH Hình 2.2: Phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ cho đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế lựa chọn hạn chế lựa chọn nhà thầu tư vấn c Phương thức đấu thầu hai giai đoạn Phương thức này được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho các gói thầu: mua sắp hàng hoá, xây lắp và gói thầu EPC có kỹ thuật mới, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng... hình lựa chọn nhà thầu dựa trên AHP, tác giả nhận thấy đây thật sự là điều cần thiết để phân tích, đánh giá lựa chọn nhà thầu phụ trong điều kiện ở Việt Nam Áp dụng mô hình AHP trong việc lựa chọn nhà thầu phụ dựa trên mối qua hệ của tất cả các yếu tố : giá, năng lực kinh nghiệm, tài chính… là cần thiết Nhà thầu phụ trúng thầu với trình độ kỹ thuật cao hơn với giá trúng thầu "hợp lý" thì mức độ rủi... giả của phương án kiến trúc được lựa chọn từ chối thực các bước thiết kế tiếp theo, thì chủ đầu tư sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thiết kế phù hợp để thực hiện Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế các bước tiếp theo có thể theo hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu Trường hợp không thi tuyển kiến trúc chủ đầu tư có thể lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế để lựa chọn được tổng thầu thiết... đồ mời thầu giai đoạn 1, các nhà thầu sẽ nộp hồ sơ dự thầu trong đó: - Đề xuất về kỹ thuật - Phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu Bên mời thầu sẽ làm việc với từng nhà thầu để lựa chọn, bằng một trong hai phương pháp sau: Phương pháp chấm điểm theo thang điểm kỹ thuật Luật đấu thầu không quy định rõ tỷ trọng điểm kỹ thuật chiếm bao nhiêu % số điểm tổng hợp (như đã quy định cho gói thầu dịch... (1994),các tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu phụ như sau: Tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu phụ Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 22 Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS ĐINH CÔNG TỊNH Tổ chức Tài chính Nguồn lực quản lý Kinh nghiệm Hiệu quả hoạt động 1 Tuổi tác 1.Tài 1 Chất lượng nhà 1 Lọai dự án 1.Thất bại trong 2 Qui mô khoản thầu hoàn hợp 3 Hình ảnh 2.Ngân 2.Chấtlượng người 2 Qui mô dự 2 Vượt thời gian... phí quản lý chất 3.Tín 3.Thâm niên thành 4 lượng dụng 3.Kinh thực sự đạt được 5.Chính sách 4.Doanh an toàn và thu sức 4 Cơ chế đào tạo thành hoàn Chất lượng nghiệm quốc tế, khỏe đồng địa phương 6 Hướng tố tụng Bảng 3: Các tiêu chuẩn lựa chọn thầu phụ theo Holt Theo Hatush (1996) các nhân tố trong việc lựa chọn nhà thầu phụ thuộc vào đặc tính của mỗi loại nhà thầu Thông tin xem xét liên quan việc lựa chọn. .. Ingenieurs Consiels) Tuy nhiên vấn đề là ở chổ, việc đánh giá xếp hạng theo tiêu chuẩn nào, để lựa chọn nhà thầu hợp lý về giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng xây dựng công trình là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách Hình 2.6: Quy trình tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây lắp Hoc viên : Nguyễn Trường Giang 17 MSHV : 10080275 Trang Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS ĐINH CÔNG TỊNH 2.3 Các nghiên cứu... 10080275 Trang Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS ĐINH CÔNG TỊNH Phương thức đấu thầu điện tử Đấu thầu điện tử (E-bidding) là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những mối quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn Đấu thầu điện tử sẽ dỡ bỏ khoảng cách vật lý về không

Ngày đăng: 15/07/2014, 14:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ứng dụng lý thuyết đồ thị và ma trận lựa chọn nhà thầu phụ 2010

  • Nguyễn Đình Tuấn, Luận văn Thạc sĩ ngành Công nghệ và Quản lí Xây dựng,

  • ĐHBK TP.HCM

  • Mô hình AHP (Analytic Hierarchy Process) lựa chọn nhà thầu phụ trong điều kiện

  • Việt Nam 2008

  • Nguyễn Trung Hưng, Luận văn Thạc sĩ ngành Công nghệ và Quản lí Xây dựng,

  • Các nhân tố có thể tác động đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ?

  • Phương pháp và cách thức thu thập dữ liệu, định lượng mức độ tác động của các nhân tố ?

  • Cách phân tích và nhóm lại các nhân tố tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn nhà thầu phụ?

  • Xây dựng mô hình lựa chọn thầu phụ ?

  • Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu phụ thi công đối với công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

  • Khảo sát, thu thập dữ liệu để định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.

  • Phân tích và nhóm các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng.

  • Tìm cách xây dựng mô hình lựa chọn nhà thầu phụ.

  • So sánh sự khác biệt mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong nghiên cứu này với các nghiên cứu trước.

  • Thời gian thực hiện : Trong khoảng thời gian từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2011.

  • Địa điểm thực hiện : Địa điểm khảo sát là trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

  • Đối tượng nghiên cứu : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thầu phụ xây lắp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

  • Đối tượng khảo sát : Các kỹ sư giám sát nhà thầu thi công, của chủ đầu tư và của tư vấn giám sát.

  • - Nhà thầu phụ trong hoạt động xây dựng: là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà thầu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan