Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp

64 1.1K 8
Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp

Kynang nhanvien vanphong Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp Bạn ngán ngẩm nhìn vào bàn làm việc với những mớ tài liệu chất ngất? Rất nhiều việc cần làm ngay mà không biết nên làm việc gì trước, việc gì sau? . Những mẹo nhỏ và kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn. Chọn công cụ lập kế hoạch hợp lý Nhiều người dùng rất nhiều phương tiện hiện đại để lập lịch làm việc như sử dụng máy tính với phần mềm chuyên dụng (Microsoft Schedule); lịch để bàn điện tử; ghi nhớ thông tin vào điện thoại di động; ghi vào lịch để bàn . Tuy vậy, tất cả những thứ đó vẫn chưa thay thế được phương pháp truyền thống, rất đơn giản và hiệu quả, đó là: một cuốn sổ và một chiếc bút. Gạch đầu dòng những việc bạn sẽ làm và sau khi đã thực hiện thì lấy bút gạch đi. Lịch làm việc là vật bất ly thân của bạn, nó theo bạn mọi nơi, mọi lúc - lên thư viện, đi làm, đi học thêm, gối đầu giường khi ngủ và thậm chí cả trong toa-lét (riêng khả năng cơ động này sổ và bút cũng đã hơn đứt laptop). Hơn nữa, nếu chỉ dùng máy tính, bạn sẽ trở nên rất phụ thuộc vào nó - mất điện, trục trặc phần mềm hay virus là điều không thể tránh được. Rèn luyện óc tổ chức Hãy tự đặt cho mình ba câu hỏi sau: Bạn có biết chìa khóa xe máy hiện tại của bạn đang nằm chính xác ở đâu không? Bạn có biết 9 giờ sáng ngày mai bạn sẽ làm gì hay không? Bạn có nhớ được hết ngày sinh của mọi người trong gia đình hay không? Nếu bạn trả lời là không hoặc không biết thì bạn chưa có óc tổ chức công việc. Giải pháp đơn giản: rèn luyện. Viết ra tất cả những việc sẽ phải làm và làm theo những gì đã viết. Sắp xếp một không gian làm việc của riêng mình sao cho mọi vật dụng trong phòng làm việc cũng như trong gia đình đều có mục đích của nó. Nếu một vật dụng tồn tại không có mục đích trong tầm mắt thì tốt nhất xếp chúng ra chỗ khác. Sắp xếp lại tài liệu trong máy tính Người ta gọi màn hình máy tính là desktop (mặt bàn). Nhiệm vụ của bạn là phải bày biện mặt bàn đó làm sao cho thuận tiện, bố trí tài liệu hợp lý vào các ngăn kéo để khi cần có thể tìm được ngay. Và cách tổ chức theo dạng thư mục hình cây là một trong những cách rất hiệu quả. Trong từng thư mục bạn lại tổ chức thành các tệp dữ liệu. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm. Bạn phân chia nhỏ thành càng nhiều thư mục con càng tốt chứ không nên nhét hết tất cả các tệp vào My documents. Ðể dễ nhớ nên ghi lại các thư mục, các tệp tài liệu để dễ tìm hơn. Sắp xếp bàn làm việc Bàn làm việc nên được sắp xếp gọn gàng và ít tài liệu trên đó. Nhiều người để bàn làm việc của mình như một biển tài liệu chất ngất, nhìn đã thấy choáng không biết bắt đầu từ việc gì. Mọi thứ bạn cần như văn phòng phẩm bạn phải đặt sao cho dễ lấy, dễ sử dụng. Sắp xếp thứ tự ưu tiên của từng công việc Có bốn phương pháp cơ bản: + Ðánh số độ khẩn cấp: việc rất gấp đánh số (1), việc bình thường đánh số (2), việc không gấp đánh số (3) + Dùng bút để đánh dấu công việc: việc cần làm ngay dùng bút đỏ, việc bình thường dùng bút xanh, việc có thể làm sau dùng bút đen. + Phân loại các giấy tờ công việc vào các cặp tài liệu có màu khác nhau. Việc khẩn cấp cho vào cặp màu đỏ; việc bình thường cho vào cặp màu xanh; việc không gấp cho vào cặp màu đen. Khi bạn trình giấy tờ cho sếp, dần dần các sếp sẽ biết được ám hiệu đó để xử lý ngay những việc khẩn cấp. + Dùng các phương pháp kỹ thuật để xác định thời gian phải hoàn thành công việc: có nhiều phương pháp nhưng điển hình là phương pháp dùng sơ đồ Găng. Ngày thứ sáu sắp xếp lại toàn bộ các tài liệu làm việc trong tuần. Mỗi tuần, bạn chỉ mất khoảng 30 phút nhưng bàn làm việc của bạn sẽ sáng sủa hẳn. Năng suất lao động của bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Muốn vậy, bạn hãy trả lời ba câu hỏi sau: Bạn có cần tài liệu này không? Bạn đã dùng tài liệu này chưa? Tài liệu này có ích không? Nếu câu trả lời là không hoặc không biết thì bạn cho luôn tài liệu đó vào thùng rác cho gọn. Hãy biết từ chối nếu sếp giao quá nhiều việc Nếu bạn đã có quá nhiều việc, nếu sếp giao thêm việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc thì bạn nên tế nhị từ chối. Nhiều khi người quản lý đánh giá nhân viên qua hiệu quả công việc chứ không phải qua số lượng công việc. Cảnh giác với các phương tiện kỹ thuật cao Mọi vật dụng và phương tiện làm việc dù hiện đại đến đâu thì đều có tính hai mặt. Internet mang lại nhiều tiện ích cho cuộc sống tạo ra một cuộc cách mạng thực sự nhưng cũng là cái bẫy thời gian. Nếu bạn say mê thì nó sẽ ngốn không biết bao nhiêu thời gian của bạn và cuối cùng bạn không có thì giờ để làm những việc khác. Ðiện thoại di động chỉ có ích khi coi nó là phương tiên liên lạc nhưng nhiều người liên tục thay đổi điện thoại cho hợp mốt. Như vậy máy móc không phải để phục vụ con người mà con người trở thành nô lệ của máy móc. Xác định được việc gì là việc quan trọng Ðiều này rất quan trọng nếu bạn làm công tác quản lý. Tất cả các cán bộ quản lý từ quản lý 2, 3 người cho đến nguyên thủ quốc gia có giỏi hay không chỉ phân biệt được ở chỗ họ biết việc nào là việc quan trọng, việc nào là việc mấu chốt. Ðây là một việc khó, đòi hỏi nhà quản lý có sự nhạy cảm đặc biệt có thể xác định được những việc có khả năng nảy sinh rắc rối. Nhà quản lý tồi hay đi vào những công việc chi tiết mà cấp dưới có thể làm được trong khi lơ là, bỏ qua những việc quan trọng. Bạn phải loại bỏ sự rắc rối ngay từ khi nó mới còn trong trứng nước để tránh phức tạp sau này. Ðiều đó luôn giúp bạn chủ động trong mọi lĩnh vực. Theo Sinh viên Việt Nam 10 kỹ năng nghề nghiệp cần thiết Mỗi người đã từng đi làm cuối cùng rồi cũng nhận thấy tương lai nghề nghiệp của mình còn tùy thuộc vào những kỹ năng mà mình có để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Và những ai với các đơn xin việc ghi rõ ràng những kỹ năng cần thiết sẽ nhận được việc làm. Những kỹ năng bạn nên phát triển còn tùy thuộc vào mối quan tâm, khả năng, năng khiếu, nguồn lực và mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên, với thời buổi kinh tế khó khăn trước mắt, điều quan trọng là điểm lại những kỹ năng hữu dụng trong việc phát triển sự nghiệp. Sau đây là 10 kỹ năng mà các nhà tuyển dụng mong muốn. 1. Kỹ năng giải quyết vấn đề Nhiều công việc chúng ta gặp phải hàng ngày, trong kinh doanh lẫn đời sống riêng, về bản chất rất phức tạp. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. 2. Kỹ năng về chuyên ngành kỹ thuật Ngày nay, công nghệ phát triển trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa hầu hết các thiết bị điện, điện tử và cơ khí trong các lĩnh vực như khoa công trình, viễn thông, tự động, vận chuyển và hàng không cần những người có kỹ năng chuyên ngành kỹ thuật tiên tiến. 3. Kỹ năng quan hệ với người khác Tất cả các công ty thuê mướn nhiều nhân công sẽ không tránh khỏi những rắc rối nảy sinh trong quan hệ giữa người với người. Thông thường, thành công của một công ty tùy thuộc vào việc mọi người làm việc với nhau có tốt hay không. Nhiệm vụ của các trưởng phòng nhân sự, cán bộ phòng nhân sự, trưởng phòng và ban quản trị là hiểu được nhu cầu của nhân viên và tìm ra cách tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu đó trong phạm vi môi trường việc làm của họ. 4. Kỹ năng lập trình vi tính Hiểu được cách chế ngự sức mạnh của máy tính và lập trình nó nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một công ty cụ thể, có thể gia tăng đáng kể cơ hội nghề nghiệp của bạn. Những ngôn ngữ lập trình cụ thể đang có nhu cầu cao nhất hiện nay bao gồm C++, Java, HTML, Visual Basic, Unix và SQL Server. 5. Kỹ năng huấn luyện Xã hội đương đại đang phát triển và thu thập lượng thông tin mới hàng ngày nhiều hơn trước rất nhiều. Kết quả là không ngừng xuất hiện nhu cầu tìm người có kỹ năng huấn luyện trong các ngành giáo dục, dịch vụ xã hội, tư vấn quản lý và thương mại. 6. Kỹ năng khoa học và toán học Các lĩnh vực khoa học, y học và khoa công trình đều có những tiến bộ vượt bậc từng ngày. Những chuyên viên trong ngành khoa học và toán học đang được ưa chuộng để đáp ứng mọi thách thức trong các lĩnh vực này. 7. Kỹ năng quản lý tiền bạc Ngày nay người ta phải cẩn thận lên kế hoạch chi tiêu để đảm bảo một cuộc sống hiện tại và về sau này. Thị trường lao động luôn cần đến các nhà môi giới đầu tư, nhân viên bảo hiểm, người lập kế hoạch hưu trí, nhân viên kế toán và CPA để đáp ứng nhu cầu này. 8. Kỹ năng quản lý thông tin Trong thời đại thông tin, VN hiện đang phát triển thông tin thành nền tảng của hệ thống kinh tế và những cá nhân sở hữu khả năng quản lý thông tin giữ vai trò trọng yếu trong hầu hết các doanh nghiệp. Chuyên viên phân tích hệ thống, chuyên viên công nghệ thông tin, chuyên viên quản lý cơ sở dữ liệu và kỹviễn thông là ví dụ về những người có kỹ năng quản lý thông tin tiên tiến. 9. Kỹ năng ngoại ngữ VN lệ thuộc rất nhiều vào các quốc gia khác về nguyên liệu và hàng hóa thô, cũng như vào thị trường toàn cầu khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của chúng ta. Kỹ năng ngoại ngữ - những ngoại ngữ đang có sức hút hiện nay như Anh, Nga, Nhật, Hoa và Đức - có thể giúp nâng cao cơ hội nghề nghiệp và mức lương của bạn. 10. Kỹ năng quản lý kinh doanh Hiểu được cách điều hành một công ty thành công là kỹ năng mà nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu cao. Trong đó, kỹ năng cốt lõi là khả năng quản lý con người, hệ thống, nguồn lực và tài chính; hiểu được nhu cầu của khách hàng và chuyển những nhu cầu trên thành cơ hội kinh doanh. Theo HRVietnam/Monster Trau chuốt văn bản, báo cáo, diễn văn - Bí quyết thành công trong công việc Những bài viết hay báo cáo của các sếp luôn là cơ hội lớn để họ gây được ấn tượng với người khác. Không ít vị quan chức đã từng đọc đoạn nọ xọ đoạn kia chỉ vì những lỗi bất cẩn. Do vậy, kể cả khi việc viết lách được các sếp khoán gọn cho các trợ lý của mình thì chính người sếp cũng vẫn cần có khả năng để tự kiểm tra lại những văn bản này. Một số tổ chức gần như đã thất bại trong công việc làm ăn chỉ đơn giản là vì các bài viết, văn bản, báo cáo kế hoạch, thông cáo báo chí… của sếp có quá nhiều lỗi sai không đáng có về ngữ pháp, chính tả, từ ngữ, dấu chấm câu . Chính những văn bản ấy là thứ công cụ hiệu quả để thể hiện hình ảnh và uy tín của mỗi nhà lãnh đạo. Trái lại, nếu văn bản của các sếp được phát ra rộng rãi mà lại chứa đựng quá nhiều sai sót, nó sẽ làm xấu đi hình ảnh của họ. Bởi vậy, thay vì phải dựa dẫm, ỷ lại vào cấp dưới, bạn nên tự thân vận động, trau dồi khả năng viết lách của mình để hiệu quả hơn trong công việc, nâng cao hình ảnh và vị thế của mình. - Hãy tham khảo các nguồn tài liệu hữu ích cho bài viết của bạn. Mỗi khi phải chuẩn bị các báo cáo, văn bản quan trọng, bạn hãy đặt bên mình những cuốn sách rèn luyện, hướng dẫn về ngữ pháp, kỹ năng soạn thảo văn bản trong công việc (tùy thuộc vào mỗi ngành nghề riêng của bạn). Quan trọng nhất là các cuốn từ điển để bạn có thể kiểm tra lại tính chính xác của từ ngữ và các tài liệu hướng dẫn cách đặt câu cũng như dấu chấm câu đúng. Ngoài các thư viện, nhà sách trung tâm, bạn cũng có thể tìm kiếm những tài liệu này trên mạng Internet. - Lựa chọn khoảng thời gian và địa điểm phù hợp để tập trung vào việc soạn thảo. Nếu có thể, hãy tránh viết lách khi bạn đang mất tập trung, ức chế về các vấn đề trong công việc hay quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả tại cơ quan. Bạn cũng khó có thể cầm bút tốt tại một văn phòng ồn ào, bận rộn, với tiếng chuông điện thoại réo inh ỏi… Hãy nhớ, một bài viết mạch lạc, chỉn chu thể hiện trí tuệ minh mẫn của bạn. Và một khi bạn đã thu thập và thể hiện tốt được đầy đủ các ý kiến mình cần truyền đạt, bạn sẽ cảm thấy thật tự tin, thoải mái và thuyết phục được người đọc nhiều hơn. - Dành thời gian nhất định để kiểm tra và trau chuốt lại một cách kỹ lưỡng các bài viết, văn bản của mình. Việc tuân thủ chặt chẽ trình tự bốn bước kiểm tra sau sẽ rất hữu ích cho các nhà lãnh đạo: + Trước hết, tập trung phát hiện các lỗi sai được thể hiện rõ ràng trong văn bản, chẳng hạn như các lỗi chính tả, ngắt câu không đúng cách, các câu văn sai ngữ pháp, lặp từ quá nhiều trong một đoạn… + Sau đó, đọc thành tiếng bài viết của bạn (bạn đừng ngại việc phải đọc to lên), làm như thế sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các câu chữ còn tối nghĩa, lủng củng, gây hiểu nhầm và phản cảm cho người đọc. + Tại lần kiểm tra thứ ba, hãy phát hiện thêm những chỗ sai sót một lần nữa, tập trung vào những điểm bất hợp lý và mâu thuẫn nhau còn tồn tại trong văn bản. + Cuối cùng, bạn sẽ phải kiểm tra lại tổng thể nội dung, hình thức, bố cục trình bày và tính thống nhất của mỗi bài viết. - Tham khảo và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia trong lĩnh vực này… Với những văn bản, thông cáo báo chí, báo cáo kế hoạch có ý nghĩa quan trọng cho công ty hoặc tổ chức của bạn, bạn có thể tìm đến các chuyên gia về viết lách để họ có thể tư vấn hoặc làm thay cho bạn công việc này. Địa chỉ hữu ích cho bạn là các văn phòng tư vấn, hoặc các website quản trị. Ngoài phong cách viết lách đạt chuẩn, mẫu mực, đây là nơi có những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nâng cao hình ảnh, vị thế, tạo phong cách riêng của nhà quản lý qua mỗi bài viết. Hãy học hỏi và ghi nhớ thật kỹ những kinh nghiệm quý báu của những vị chuyên gia này, lưu lại các bản thảo để những khi cần thiết, bạn có thể tự làm lấy thay vì lại phải tốn kém thêm các khoản tiền để thuê mướn hoặc để được họ tư vấn. Nguồn: QUANG DŨNG - Lanhdao.net, The INC Làm sếp tốt với 6 bí quyết Những người giỏi chuyên môn không hẳn đã quản lý tốt. Cần rất nhiều kỹ năng và kiến thức để khuyến khích, đánh giá và điều hành một tập thể. Một nhà lãnh đạo không chỉ nắm rõ về công việc mà còn phải giao tiếp tốt - một kỹ năng không phải đến một cách tự nhiên. Có những nguyên tắc cơ bản để trở thành một nhà quản lý hiệu quả, Rich Moore, chuyên gia cấp cao tại Hiệp hội Quản lý AAIM ở Mỹ, nói. "Nhà quản lý hiệu quả nhất là người biết được tài năng của từng đối tượng và dành thời gian để tìm hiểu nhân viên của mình". Sau đây là 6 cách để nâng cao kỹ năng quản lý. 1. Kiểm tra kiến thức bản thân Đôi khi, biết được điều gì mình chưa biết là điểm tốt nhất để khởi hành. Kiểm tra lại những gì mình biết và không biết về việc quản lý. Xem xét lại những kinh nghiệm của mình và của những ông chủ trước đây. Điều gì là có lợi và điều gì cần thay đổi? Bạn có thể sẽ tìm ra được những tính cách tốt và xấu từ những ông chủ cũ và tận dụng kiến thức đó cho mình. 2. Tìm một người cố vấn dày dặn kinh nghiệm Một bước quan trọng khác là tìm một người lãnh đạo có uy tín trong chỗ làm của mình. Theo dõi và cố gắng học hỏi những thói quen tốt từ người này. 3. Đi học trở lại Rất nhiều tổ chức cung cấp các khóa phát triển kỹ năng quản lý. Ngoài ra, có thể tham dự các hội thảo về quản lý với nhiều chủ đề như: Vai trò thay đổi thế nào khi trở thành nhà lãnh đạo? Làm thế nào để đàm phán? Làm sao để huy động nhân viên? 4. Đọc sách Một cách khác để đưa việc phát triển kỹ năng quản lý vào trong tay mình là đọc các cuốn sách về kỹ năng điều hành. Có một số cuốn tham khảo như: First Break All the Rules: What the World's Greatest Managers Do Differently, tác giả Marcus Buckingham và Curt Coffman, Good to Great, tác giả Jim Collins, It's Your Ship: Management Techniques from the Best Damn Ship in the Navy, tác giả D. Michael Abrashoff, và One Minute Manager của Kenneth Blanchard. 5. Học cách lắng nghe và hiểu người khác Bí quyết để thành công trong vai trò lãnh đạo là biết cách giao tiếp và đánh giá chính xác nhân viên của mình. Đó là phần thách thức nhất trong việc quản lý của nhiều nhà chuyên nghiệp khi ở trong tình thế chuyển từ một người bạn sang vị trí điều khiển. Khi thiết lập mối quan hệ với một tập thể mới, điều quan trọng là phải thẳng thắn và trung thực. Ngoài ra, đánh giá thực tế về khả năng làm việc của nhân viên và nói chuyện với họ về chất lượng công việc. Điều đó có nghĩa là không chỉ chấp nhận công việc đã được thực hiện mà yêu cầu nó phải được thực hiện tốt. 6. Đặt nhân viên của mình lên trên hết Điều cuối cùng ở một nhà quản lý: nếu nhân viên của mình làm việc không hiệu quả, tức là bạn làm việc không hiệu quả. Một người lãnh đạo tốt là phải biết cách đào tạo, hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình. Nếu bạn không dành thời gian hỗ trợ nhân viên và đảm bảo rằng mọi nhu cầu của họ được đáp ứng, tất cả công việc khác của bạn sẽ trở thành vô ích. "Nếu bạn không phát triển được nhân viên của mình, bạn chẳng có gì cả", Moore nói. Theo VnExpress "Nghệ thuật" xin thơi việc Chỉ cần một chút sơ suất, đơn xin thơi việc của bạn có thể gây ra mn ngàn rắc rối cho chính bạn. Vì vậy, trước khi gửi lá đơn xin thơi việc, hãy cân nhắc kỹ các yếu tố liên quan đến cơng việc, các mối quan hệ . Sau đây là vài mách nhỏ nếu bạn có ý định xin nghỉ việc. Sẵn sàng trước "giờ G" Một vài cơng ty có "luật", hễ nhân viên gửi đơn xin thơi việc là họ phải rời nơi làm việc ngay lập tức. Khơng có sự trì hỗn. Điều này rất đáng để bạn cân nhắc trước khi gửi đơn. Hãy tự đặt câu hỏi: Mình đã lấy hết các tài liệu cá nhân trong máy tính ở cơng ty chưa? Mình đã xố sạch các dữ liệu trong máy tính và trên bàn làm việc - những thứ có thể là vũ khí để sếp cũ chống lại mình chưa? Cũng cần đặt câu hỏi, nếu mình phải rời cơng ty ngay lúc này, liệu rằng có khả năng mình sẽ khơng nhận được thanh tốn ngay trong vài tuần tới khơng? . Do đó hãy nghĩ đến tất cả những việc bạn chưa giải quyết và cần giải quyết ngay trước khi gửi đi lá đơn thơi việc. Khơng đùa với luật Đầu tiên, bạn phải chắc rằng tất cả những thứ mà bạn viết trong đơn xin thơi việc phải đúng và hợp pháp, thậm chí cả về ngày bạn viết đơn, ngày cuối cùng bạn ở cơng ty. Điều này thực sự rất quan trọng. Vì sao ư? Điều đó có nghĩa là bạn sẽ khơng phải có trách nhiệm pháp lý với bất cứ nhiệm vụ nào sau khi bạn xin thơi việc. Tuy nhiên, bạn cũng nên lịch sự tạo cơ hội để cơng ty của bạn có một khoảng thời gian để chuẩn bị cho sự ra đi của bạn. Ít nhất là 2 tuần. Thân thiện, hồ nhã đến phút chót Bạn đang cáu giận? Bạn thực sự muốn viết những lời lẽ gay gắt, cay độc trong lá đơn thơi việc để làm cho sếp cũ chống váng? Rất sai lầm. Bạn có thể thể hiện bạn ghét cơng việc hiện tại, bạn ghét ơng sếp hiện tại. Nhưng bạn sẽ được gì ngồi việc làm cho khơng khí càng thêm căng thẳng? Sẽ có vơ cùng nhiều rắc rối nếu bạn làm cho những người ở lại giận dữ. Chẳng hạn, bạn sẽ bị "cố tình qn" được thanh tốn một số khoản hoặc có thể gặp rắc rối trong chuyện thanh tốn những khoản tiền còn lại trước khi ra đi. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của lời nói. Và trong nhiều trường hợp, đơi khi ơng chủ cũ lại trở thành đồng minh cao nhất của bạn, chỉ cần bạn biết sử dụng sức mạnh của ngơn từ. Giải thích lý do ra đi - cần khơng? Bạn quyết định ra đi bởi vì có nhiều chuyện xảy ra. Tuy nhiên ngay cả khi bạn đã có cơng việc mới hay bạn chưa ra đi nhưng khơng thể tiếp tục làm việc được, bạn cũng khơng nên nói ra lý do mình ra đi. Hãy tự đặt câu hỏi: liệu rằng việc giải thích lý do từ chức hoặc bỏ việc có ích lợi gì cho mình hay khơng? Thơng thường, xét về lâu về dài, câu trả lời sẽ là khơng. Hãy cân nhắc mối quan hệ của bạn với ơng chủ cũ. Và tùy vào mức độ thân thiết của mối quan hệ này mà bạn tự quyết định có nên nói ra lý do ra đi hay khơng. [...]... với nhân viên Trong khi đó, nhân viên lại ít có mối liên hệ với những người lãnh đạo ở vị trí cao trong tổ chức Nhân viên không có cơ hội biết về những vị lãnh đạo này Dường như họ khá xa xôi và nhân viên chỉ biết đến họ thông qua lời của người khác Nhân viên không hề biết liệu họ có thực sự đáng tin cậy, có khả năng lãnh đạo hoặc thậm chí có quan tâm đến sức khoẻ, hạnh phúc của mọi người hay không Nhân. .. kiến nhân viên, khuyến khích nhân viên tham gia các hoạt động xã hội như hiến máu hoặc làm từ thiện Người lãnh đạo biết cảm thông là người linh hoạt Họ sẵn sàng gạt bỏ các luật lệ và thủ tục khắt khe để có được những điều tốt cho mọi người Khi chúng ta hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên, họ sẽ không bao giờ quên, và kết quả là chúng ta sẽ có thêm những nhân viên trung thành Họ muốn làm việc cho chúng... ông ta nhặt vài viên sỏi cho vào cái lọ và lắc cho nó lọt vào kẽ giữa những viên đá lớn Ông hỏi các sinh viên 1 lần nữa: “Cái lọ đã đầy chưa?” Lần này cả lớp đã thận trọng hơn Một sinh viên nói: “Có thể nó vẫn chưa đầy” "Tốt lắm” - Chuyên gia trả lời, cúi xuống gầm bàn, lôi ra một túi cát và bắt đầu đổ cát vào trong cái lọ cho đến khi cát lấp đầy mọi lỗ hổng giữa những viên đá và những viên sỏi Một lần... Trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng, hãy để những đại điện hoặc một số nhân viên chủ chốt (đặc biệt là những người sẽ làm việc với những nhân viên mới này) phỏng vấn lại các ứng viên Đừng vội vã ra quyết định Chọn người tốt nhất cho công việc là cực kỳ quan trọng với thành công của tổ chức Đào tạo nhân viên mới Khi bạn đã thuê được nhân viên mới, bước tiếp theo là đào tạo người đó Bạn phải đưa ra những... được Nếu bạn hối thúc nhân viên mạnh quá, họ sẽ tức giận Một cách để khiến nhân viên tập trung là họp nhanh vào buổi sáng và vạch ra những việc phải làm trong ngày hôm đó - Bồi dưỡng một thái độ nơi mọi người làm việc vì lợi ích của tổ chức vì chính họ cũng được hưởng những lợi ích đó - Duy trì mối quan hệ tốt với nhân viên Hạn chế xung đột giữa quản lý và nhân viên - Khen ngợi nhân viên khi họ làm việc... các cuộc họp thường xuyên để nhân viên được thông báo về các hoạt động mà tổ chức đang tiến hành Các chương trình thúc đẩy nhân viên - Thiết lập một động cơ nhóm hơn là động cơ cá nhân Bằng cách này, mọi người sẽ thu được lợi ích cho thành công của tổ chức và họ sẽ khuyến khích và thúc đẩy nhân viên khác làm việc tốt - Đưa ra đánh giá thường xuyên về cách làm việc của nhân viên bao gồm cả những gì họ... nhóm Một nhóm cần bao gồm hai kỹ năngkỹ năng quản lý và kỹ năng tương tác cá nhân Để phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm, bạn cần tập hợp được cả hai kỹ năng này Một nhóm phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ như tổ chức các cuộc họp, quyết định ngân sách, lập các kế hoạch chiến lược, các mục tiêu và giám sát việc thực hiện Sẽ là điều không tưởng khi hi vọng một cá nhân đảm nhận mọi trách nhiệm... người khác là những điều bạn muốn nhân viên của mình sẽ thực hiện, vậy thì chính bạn phải làm gương trước Khi bạn lãnh đạo, nhân viên của bạn sẽ đi theo, vì thế hãy chắc chắn rằng mình xử sự một cách chững chạc nếu bạn muốn nhân viên của mình cũng xử sự tương tự Nếu không, bạn dễ dàng bị coi là ông sếp cư xử chẳng ra gì Chất đống công việc thay vì giao phó Tránh cho nhân viên ấn tượng rằng bạn cứ chồng... của văn hóa du mục khi mọi người cùng tập hợp lại để dựng nhà hộ cho ai đó Các cá nhân sử dụng tài năng của mình, các nhóm được thành lập để hoàn thành một công việc cụ thể, từ đó tạo dựng nên một cộng đồng Sự nhấn mạnh đến khả năng làm việc nhóm ngày nay dựa trên nhận thức về nhu cầu phải làm việc cùng với những người khác Một mục đích chung sẽ thúc đẩy các cá nhân đóng góp công sức, kỹ năng và khả năng. .. giảm tổn thất Làm gương cho nhân viên Nhân viên luôn trông vào gương lãnh đạo Nếu lãnh đạo tỏ ra coi thường những quy định và thủ tục thì nhân viên cũng chẳng coi các nội quy đó ra gì Điều đó sẽ phải trả giá bằng tổn thất của tổ chức Thực thi những gợi ý trên có thể sẽ giúp giảm bớt cơ hội của những kẻ có ý đồ gian lận và bảo vệ được tài sản của tổ chức Nếu bạn nghi ngờ một nhân viên gian lận, hãy tìm . đắc lực nhất cho tổ chức. Những kỹ năng cần thiết của nhóm Một nhóm cần bao gồm hai kỹ năng là kỹ năng quản lý và kỹ năng tương tác cá nhân. Để phát. Kynang nhanvien vanphong Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp Bạn ngán ngẩm nhìn vào bàn làm việc với những mớ

Ngày đăng: 12/03/2013, 15:03

Hình ảnh liên quan

 Bạn có thể hình dung các sự vật hoặc hình ảnh trong đầu.  - Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp

n.

có thể hình dung các sự vật hoặc hình ảnh trong đầu. Xem tại trang 14 của tài liệu.
Ho tđ ng 6: Xây d ng hình nh ca ủ - Kỹ năng cho nhân viên văn phòng chuyên nghiệp

o.

tđ ng 6: Xây d ng hình nh ca ủ Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan