văn 8 chương trình địa phương - nhà văn ở hà nội

12 1.6K 3
văn 8 chương trình địa phương  - nhà văn ở hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vài nét về nhà thơ Nguyễn Tuân 1.Sơ lược tiểu sử - Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. - Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay)thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép.Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. - Năm 1996,ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). Hình ảnh Nguyễn Tuân cuối năm 79 đầu 80 -Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là "chủ nghĩa xê dịch’’.Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). 2.Vài nét tính cách -Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. 3.Sự nghiệp văn chương -Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại:thơ,bút kí,truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với 1 số tác phẩm. -Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời sống truỵ lạc". Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghiã xê dịch" này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa. -Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân Một số tác phẩm tiêu biểu 1.Nhà Thời Đại xuất bản lần 2 năm 1943.Sách dày 277 trang, có kèm 2 phụ bản và thêm minh họa (minh họa chữ cái mở đầu của mỗi truyện) của họa sỹ Nguyễn Đỗ Cung. I.Vang bóng một thời 2.Bản in lần thứ 5, năm 1957, do NXB Hội Nhà Văn - Hà Nội xuất bản. Bìa do họa sĩ Bùi Xuân Phái trình bày 3.NXB Văn Học xuất bản 1988 II.Tác phẩm “ Chùa Đàn” 3 bản in của cuốn Chùa Đàn: -Bản của NXB Quốc Văn, xuất bản năm 1946, có 1 phụ bản của họa sỹ Nguyễn Tiến Chung -Bản của NXB Đồ Chiểu, xuất bản năm 1968, có 1 phụ bản của họa sỹ Thái Tuấn. Bản này tại hạ vừa mới có. -Bản của NXB Văn Học, xuất bản năm 1989, không có phụ bản nhưng có bài "Lời nói đầu" của GS.Hoàng Như Mai và bài "Lời bạt" của GS.Nguyễn Đăng Mạnh Một số tác phẩm khác -Trước 1945: Ngọn đèn dầu lạc (1939),Vang bóng một thời (1940),Chiếc lư đồng mắt cua (1941),Tàn đèn dầu lạc (1941),Một chuyến đi (1941),Tùy bút (1941),Tóc chị Hoài (1943),Tùy bút II (1943),Nguyễn (1945)  -Sau 1945:Chùa Đàn (1946),Đường vui (1949),Tình chiến dịch (1950),Thắng càn (1953),Chú Giao làng Seo (1953),Đi thăm Trung,Hoa (1955),Tùy bút kháng chiến (1955),Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956),Truyện một cái thuyền đất (1958),Sông Đà (1960),Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),Ký (1976),Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982),Yêu ngôn (2000, sau khi mất) [...]... trọng ông về nhân cách ấy nữa Văn Nguyễn Tuân, tuy thế, không phải ai cũng ưa thích Vả lại một số bài viết của ông cũng có nhược điểm: mạch văn quá phóng túng theo lối tùy hứng, khó theo dõi; nhiều đoạn tham phô bày kiến thức và tư liệu khiến người đọc cảm thấy nặng nề  Nói chung ông là nhà văn có những tác phẩm rất hay với lối văn điêu luyện đáng để chúng ta học tập Phần trình bày của chúng em đến... người sĩ Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật, và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độc đáo Nhưng Nguyễn Tuân, xét từ bản chất, không phải là người theo chủ nghĩ hình thức Tài phải đi đôi với tâm Ấy là "thiên lương"trong sạch, là lòng yêu nước thiết tha, là nhân cách cứng cỏi trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục  Người đọc mến . 1957, do NXB Hội Nhà Văn - Hà Nội xuất bản. Bìa do họa sĩ Bùi Xuân Phái trình bày 3.NXB Văn Học xuất bản 1 988 II.Tác phẩm “ Chùa Đàn” 3 bản in của cuốn Chùa Đàn: -Bản của NXB Quốc Văn, xuất bản. phép .Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn. - Năm 1996,ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I). Hình ảnh Nguyễn Tuân cuối năm 79 đầu 80 - . bút hơn nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy. 3.Sự nghiệp văn chương -Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại:thơ,bút

Ngày đăng: 14/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan