Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng pptx

6 478 1
Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng LTS: Tiết trời trở lạnh là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý dạ dày - tá tràng bùng phát. Một số người dùng thuốc chữa dạ dày – tá tràng nhưng không tuân thủ các quy tắc dùng thuốc nên bệnh không khỏi, có người lại thấy khó chịu khi dùng thuốc mà không biết đó chính là tác dụng phụ của thuốc Để giúp bạn đọc có được cách dùng thuốc hiệu quả, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của DS. Trần Xuân Thuyết. Vai trò của helicobacter pylori (HP) Từ năm 1995 khi y giới công nhận vai trò của vi khuẩn helicobacter pylori (HP) trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thì thuốc chữa bệnh này đã có hướng mới. Các loại thuốc: kháng sinh (diệt HP) + chống tiết acid dịch vị + chống toan + bảo vệ niêm mạc dạ dày, được coi là công thức thuốc hữu hiệu. Ở các nước chậm phát triển, tỷ lệ nhiễm HP tới 70%. Đường lây truyền của HP là: miệng - miệng; phân - miệng (ruồi, gián là vật trung gian truyền bệnh). Tuy vậy không phải người nào nhiễm HP cũng bị viêm loét dạ dày - tá tràng mà chỉ có HP týp 1 có độc tính cao mới gây bệnh (người suy giảm dinh dưỡng dạ dày thì sinh viêm loét dạ dày, người dịch vị có độ acid cao thì sinh viêm loét tá tràng). Ung thư dạ dày phần lớn lại có nguyên nhân do HP. Việc xác định HP týp 1 đòi hỏi kỹ thuật cao, không phải bệnh viện nào cũng làm được. Vì vậy khi bạn đi khám dạ dày, nếu kết quả nội soi có viêm loét lành tính dạ dày hoặc tá tràng, thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh diệt HP và thuốc kháng tiết (acid dịch vị) ngoài ra tùy trường hợp còn dùng thuốc kháng toan, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày - tá tràng. Thuốc nguồn gốc hóa dược Kháng sinh: Các loại kháng sinh thường dùng là clarithromycin hoặc amoxycillin kết hợp với một dẫn chất imidazol (tinidazol, secnidazol, metronidazol) sự kết hợp này nhằm mục đích tăng hiệu lực diệt HP. Liệu trình: 7-10 ngày. Clarithromycin: Thuộc nhóm macrolid có tác dụng kìm khuẩn. Liều cao có tác dụng diệt khuẩn. Khi uống, thuốc hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Thời gian bán hủy 3-4 giờ. Clarithromycin có tác dụng diệt HP mạnh hơn amoxycillin. Nó ức chế chuyển hóa của omeprazol làm cho nồng độ omeprazol tăng gấp đôi. - Chống chỉ định: Không dùng cùng lúc với carbamazepin, cisaprid, phenytoin, theophylin, terfenadin, astemizol, zidovudin. Không dùng cho người mẫn cảm với macrolid. Amoxycillin: Hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Bền vững trong môi trường acid dịch vị. Thời gian bán hủy ngắn: 61,3 phút. - Chống chỉ định: Mẫn cảm với penicillin, không dùng chung với chloramphenicol, tetracyclin, alopurinol. Tinidazol, secnidazol, metronidazol: Là thuốc kháng khuẩn, kháng virut, kháng động vật nguyên sinh thuộc dẫn chất imidazol. Nếu dùng đơn độc để điều trị diệt HP thì kháng thuốc phát triển nhanh nên phải phối hợp với clarithromycin hoặc amoxycillin để tăng hiệu quả. Thời gian bán hủy: metronidazol: 8 giờ, tinidazol 12-14 giờ; secnidazol 25 giờ. Liều thường dùng: Uống cùng lúc với clarithromycin hay amoxycillin. - Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc. Rối loạn thần kinh, loạn tạo máu, phụ nữ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú. Kháng tiết: Giảm tiết acid dịch vị, chống loét. Dùng một trong 2 loại thuốc: Ức chế bơm proton hoặc kháng thụ thể histamin-H2. Ức chế bơm proton: Các chất thường dùng là: lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol, omeprazol, là dẫn xuất của benzimidazol. Chúng dễ dàng thâm nhập vào bào tương của tế bào tiết ở thành dạ dày (tế bào viền) có tác dụng ức chế tiết acid chlohydric bằng cách liên kết không thuận nghịch với bơm proton (H+/K+-ATPase; men kiểm soát tiết HCl ở giai đoạn cuối). Mỗi chất gắn vào một vị trí khác nhau của “bơm”, tạo nên sự khác nhau về cường độ tác dụng. Tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài. Giảm tiết acid cơ bản và acid tạo ra do các nguồn kích thích như: bữa ăn, stress. Thuốc được tích lũy trong tế bào viền nên thời gian bán thải thực tế tới 48 giờ (không liên quan đến thời gian bán thải dài hay ngắn của từng chất). Tác dụng xuất hiện từ từ và kéo dài. Nên chỉ cần dùng thuốc một lần/ngày (trừ trường hợp phối hợp hai kháng sinh để tăng tác dụng diệt HP, cần uống cùng lúc với kháng sinh, uống trước bữa ăn). Các loại thuốc ức chế bơm proton đều kém bền vững trong môi trường acid, do đó được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột – khi uống thuốc phải nuốt cả viên, chiêu với một cốc nước sôi nguội (không được làm vỡ viên thuốc). - Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc. Phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Kháng thụ thể histamin-H2: Gồm các chất famotidin, nizatidin, ranitidin, cimetidin. Các chất này có cấu trúc gần giống histamin nên cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 tế bào vách dạ dày; ức chế tiết dịch acid cơ bản (khi đói) ngày và đêm của dạ dày, kể cả tiết dịch acid do kích thích bởi thức ăn, cafein, insulin, pentagastrin. Lượng men pepsin do dạ dày tiết ra cũng giảm theo. Sau khi uống, thuốc được hấp thụ nhanh, hàm lượng thuốc trong máu đạt mức tối đa sau một giờ. Độ dài tác dụng ức chế tiết: famotidin 10-12 giờ. Nizatidin 11 giờ, ranitidin 9-10 giờ, cimetidin 5-6 giờ. Hoạt lực ức chế tiết acid dạ dày mạnh nhất là famotidin gấp 20-150 lần so với cimetidin và 3-20 lần so với ranitidin. Trong 4 loại thuốc kháng thụ thể histamin-H2, cimetidin có 3 nhược điểm cơ bản là: Thời gian tác dụng ngắn, phải uống nhiều lần trong ngày (người bệnh dễ bỏ quên). Tương tác với nhiều loại thuốc; gây nguy hiểm cho người dùng khi cùng một lúc phải chữa hai bệnh. Có tác dụng kháng androgen, gây liệt dương ở nam giới. - Chống chỉ định: Quá mẫn với thuốc, riêng cimetidin còn chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ cho con bú. . Điều cần biết khi dùng thuốc chữa viêm loét dạ dày - tá tràng LTS: Tiết trời trở lạnh là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý dạ dày - tá tràng bùng phát. Một số người dùng thuốc chữa dạ dày. bị viêm loét dạ dày - tá tràng mà chỉ có HP týp 1 có độc tính cao mới gây bệnh (người suy giảm dinh dưỡng dạ dày thì sinh viêm loét dạ dày, người dịch vị có độ acid cao thì sinh viêm loét tá. trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thì thuốc chữa bệnh này đã có hướng mới. Các loại thuốc: kháng sinh (diệt HP) + chống tiết acid dịch vị + chống toan + bảo vệ niêm mạc dạ dày, được coi

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan