95 cau TN dao dong co tong hop

8 325 0
95 cau TN dao dong co tong hop

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn 1) Một chất điểm dưới dạng hàm côsin với biên độ 10cm và tần số f = 2Hz,pha ban đầu bằng π .Li độ của vật tại thời điểm t = ½ s. A. 10 cm. B. – 10 cm. C. 5cm. D. – 5 cm. 2) Một chất điểm dao động điều hoà quãng đường đi được trong một chu kì là 16 cm,. Biên độ dao động của chất điểm là bao nhiêu? A. 16cm. B. 8cm. C. - 4cm. D. 4cm. 3) Cho phương trình dao động điều hoà x = - 8cos(2 π t) (cm). Biên độ và pha ban đầu của dao động là bao nhiêu? A. – 8 cm; 0 rad. B. 8 cm; 0 rad. C. 8 cm; π rad. D. – 8 cm; π rad. 4) Một vật dao động điều hoà. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Li độ ngược pha với gia tốc. B. Li độ đồng pha với gia tốc. C. Li độ vuông pha với gia tốc. D. Vận tốc ngược pha với li độ. 5) Gia tốc của một chất điểm dao động điều hoà sẽ: A.Tăng khi vận tốc tăng. B. Giảm khi vận tốc tăng. C. Không thay đổi. D. Tăng hay giảm tuỳ thuộc vào vận tốc ban đầu của vật lớn hay nhỏ. 6) Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi: A. Cùng pha với li độ. B. Ngược pha với li độ. C. Sớm pha π /2 so với li độ. D. Trễ pha π /2 so với li độ. 7) Phương trình đao động điều hoà của một chất điểm là x = Acos( ω t ) (cm). Hỏi gốc thời gian được chọn lúc nào ? A. Lúc chất điểm đi qua vi trí cân bằng theo chiều dương. B. Lúc chất điểm đi qua vi trí cân bằng theo chiều âm. C. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = + A. D. Lúc chất điểm ở vị trí biên x = - A. 8) Phương trình dao động của chất điểm có dạng x = A cos( ω t - 3 π )(cm). Gốc thời gian đã được chọn vào lúc? A. Chất điểm có li độ x = 2 A + . B. Chất điểm có li độ x = 2 A − . C.Chất điểm có li độ x = 2 A + theo chiều dương. D. Chất điểm có li độ x = 2 A + theo chiều âm. 9) Giả sử phương trình vận tốc của một vật DĐĐH có dạng v = ω Acos( ω t + π/2). Kết luân nào sau đây là đúng ? A. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. B. Gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ x = - A. C. Gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ x = + A. D. Gốc thời gian là lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. 10) Nếu độ cứng của lò xo tăng lên 8 lần, khối lượng của lò xo giảm đi 2 lần thì tần số sẽ: A. Tăng gấp 2 lần. B. Giảm gấp 2 lần C. Không thay đổi. D. Tăng gấp 4 lần. 11) Một vật dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm ban đầu t 0 = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = 4 T là A. 4 A . B. 2 A . C. A . D. 2A . 12) Li độ và gia tốc trong dao động điều hoà luôn: A. Không đổi. B. Ngược pha với nhau. C. Đồng pha với nhau. D. Vuông pha với nhau. 13) Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi: A. Cùng pha với li độ. B. Ngược pha với li độ. C. Sớm pha π /2 so với li độ. D. Trễ pha π /2 so với li độ. 14) Hãy chọ câu đúng: Li độ x = Acos( ω t + ϕ ) của dao đông điều hoà bằng 0 khi pha của dao động bằng: A. 0. B. π /4. C. π /2. D. π . 15) Một con lắc lò xo có cơ năng W = 0,9J và biên độ dao động A = 15cm. Hỏi động năng của con lắc tại li độ x = - 5 cm là bao nhiêu? A. 0,8J. B. 0,3J. C. 0,6J. D. 0,15J. 16) Thế năng trong DĐĐH Biến đổi như thế nào? A. Biến thiên điều hoà với chu kì T. B. Biến thiên tuần hoàn với chu kì T. C. Biến thiên điều hoà với chu kì T/2. D. Biến thiên tuần hoàn với chu kì T/2. GV: Đ – V – H 1 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn 17) Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 10cm, tần số f = 2 Hz. Chọn gốc thời gian lúc nó ở biên âm. Phương trình dao động của vật là: A. x = 10cos(4 π t)(cm,s). B. x = 10cos(4 π t + π )(cm,s). C. x = 10cos(4 π t - 2 π )(cm,s). D. x = 10cos(4 π t + 2 π )(cm,s). 18) Một con lắc đơn dao động với biên độ góc 0 α < 90 0 . Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Công thức tính cơ năng nào sau đây là sai? A. ( ) α cos1 2 1 W 2 −+= mglmv . B. ( ) 0 cos1W α −= mgl C. 2 2 1 W m mv= . D. 0 cosW α mgl= . 19) Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu từ vị trí có li độ góc 0 α . Khi con lắc qua vị trí có li độ góc α thì vận tốc của con lắc là : A. ( ) 0 coscos2 αα −= glv . C. ( ) 0 coscos2 αα += glv . B. ( ) 0 coscos 2 αα −= l g v . D. ( ) 0 coscos 2 αα += l g v . 20) Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu từ vị trí có li độ góc 0 α . Khi con lắc qua vị trí cân bằng vận tốc của con lắc là : A. ( ) 0 cos12 α += glv . B. ( ) 0 cos12 α −= glv . C. ( ) 0 cos1 2 α −= l g v . D. ( ) 0 cos1 2 α += l g v . 21) Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu từ vị trí có li độ góc 0 α . Khi con lắc qua vị trí có li độ góc α thì lực căng của dây treo là: A. T = mg(cos α +cos 0 α ). B.T = mgcos α . C. T = 3mg(cos α - 2cos 0 α ). D. T = mg(3cos α - 2cos 0 α ). 22) Vật dđđh có phương trình x = Acos( ω t). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = 2 A − là: A. t = 6 T . B. t = 12 T . C. t = 3 T . D. t = 3 4 T . 23) Một điểm dao động điều hoà với chi kì T = 2s và có gia tốc - 2m/s 2 vào lúc pha dao động là π /4. Phương trình dao động khi chọn gốc thời gian lúc li độ cực đại là: A. x = 0,2 2 cos( π t) (cm). B. x = 20 2 cos( π t + π ) (m). C. x = 0,2 2 cos( π t + π ) (cm). D. x = 20 2 cos( π t) (cm). 24) Một vật dao động điều hòa có bin độ 20cm, tần số 20 Hz. Chọn gốc thời gian là lúc vật có li độ x = 10 3 cm theo chiều m. Vật có phương trình dao động là : A. x = 20cos(40 π t + 6 π ) (cm). B. x = 20cos(40 π t - 3 π ) (cm). C. x = 20cos(40 π t - 6 π ) (cm). D. x = 20cos(40 π t + 3 π ) (cm). 25) Điều kiện để con lắc đơn dao động đều hoà : A. Dao động với biên độ nhỏ. B. Dao động với biên độ lớn. C. Không có ma sát. D. Cả A và C 26) Vật dđđh có phương trình x = 4cos(4 π t - 3 π ) (cm, s). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc vật bắt đầu dao động đến lúc vật có li độ x = 2 2 cm là: A. t = 1 2 (s). B. t = 24 1 (s). C. t = 48 7 (s). D. t = 48 1 (s). 27) Gắn quả cầu có khối lượng m 1 vào lò xo, hệ dao động với chu kì T 1 = 0,9s. Thay qủa cầu đó bằng 1 quả cầu khác có khối lượng m 2 thì hệ dao động với chu kì T 2 = 1,2s. Chu kì dao động của hệ khi gắn cùng lúc 2 quả cầu trên? A. T = 1,5s. B. T = 0,9 s. C. T = 1,2s. D T = 2,1s. 28) Chu kì của con lắc đơn sẽ thay đổi như thế nào khi đưa nó lên dộ cao h so với mặt đất? GV: Đ – V – H 2 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. Tăng lên . B.Giảm xuống. C. Không thay đổi. D. Không xác định được. 29) Treo đồng thời 2 quả cầu có khối lượng m 1 , m 2 vào lò xo. Hệ dao động với tần số f = 2,0 Hz. Lấy bớt m 2 ra chỉ để lại m 1 gắn vào lò xo hệ dao động với tần số f 1 = 2,5 Hz. Cho biết m 2 = 225 g, lấy π 2 = 10. Độ cứng của lò xo là: A. 20N/m. B. 10N/m. C. 1000N/m D. 100N/m. 30) Một con lắc lò xo có độ cứng k = 80 N/m, khối lượng m = 200g dao động điều hoà với biên độ A = 5cm. Vị trí mà tại đó vận tốc có giá trị bằng 0,6 m/s : A. 5cm. B. 4 cm. C. 3cm. D. 2cm. 31) Con lắc lò xo dao động thẳng đứng. Thời gian vật đi từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất cách nhau 10,0 cm là 1,50s. Chọn gốc thời gian là lúc vật có vị trí thấp nhất và chiều dương hướng xuống. Phương trình dao động của vật là: A. x = 5,0 cos ( 3 2 π t )(cm). B. x = 5,0 cos ( 3 2 π t + 2 π )(cm). C. x = 5,0 cos ( 3 2 π t - 2 π )(cm). D. x = 5,0 cos ( 3 2 π t + π )(cm). 32) Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k 1 = 64 N/m và k 2 = 80N/m được ghép song song với nhau đầu trên được gắn cố định đầu dưới được gắn vào vật nặng có khối lượng m = 1kg (hình vẽ). Từ vị trí cân bằng, truyền cho vật vận tốc 120cm/s theo chiều dương. Phương trình dao đông của hệ là : A. x = 10 cos(12t + π /2 ) (cm). B. x = 10 cos(12t - π /2 ) (cm). C. x = 12 cos(10t + π /2 ) (cm). D. x = 12 cos(10t - π /2 ) (cm). 33) Một con lắc lò xo có khối lượng m = 400g và K = 40N/m. Chọn gốc tạo độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng – 10 cm và truyền cho nó vận tốc 1 m/s . Phương trình dao động của vật là : A. x = 10 cos(10t + π /4)(cm). B. x = 10 2 cos(10t + π /4)(cm). C. x = 10 cos(10t – 5 π /4)(cm). D. x = 10 2 cos(10t – 3 π /4)(cm). 34) Một lò xo có độ cứng K = 5N/cm đầu trên được giữ cố định còn đầu dưới được treo vật nặng khối lượng m = 1,5kg và cho dao động thẳng đứng với biên độ A = 4 cm, lấy g = 10 m/s 2 . Lực đàn hồi cực đại của lò xo là : A. 35N. B. 15N. C. 20N. D. 5N. 35) Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên được giữ cố định. đầu dưới được treo vật nặng. Hệ dao động thẳng đứng với chu kì T = 1s và có vận tốc cực đại v max = 20 π cm/s. Biết lực kéo đàn hồi nhỏ nhất trong quá trình dao động bằng 6N, lấy π 2 = 10, g = 10 m/s 2 . Lực đàn hội cực đại bằng : A. 6N. B. 14N. C. 8N. D.44N. 36) Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x =3cos(πt+ 2 π ) cm, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là : A. π (rad) B. 2π (rad) C. 1,5π (rad) D. 0,5π (rad) 37) Vật có khối lượng m = 0,25 kg treo vào lò xo có độ cứng k = 10N/m. con lắc này dao động với biên độ A = 10,0 cm, lấy g = 10m/s 2 . Giá trị cực tiểu của lực kéo về và của lực đàn hồi. A. F kvmin = 0(N); F đhmin = 0(N) B. F kvmin = 0; F đhmin = 1,5N C. F kvmin = 0N); F đhmin = 25(N). D. F kvmin = 1(N); F đhmin = 0(N) 38) Chọn phát biểu đúng : Động nặng của một vật dao động điều hòa : A.Cực tiểu khi vật qua vị trí cân bằng. B. Biến thiên điều hòa theo thời gian với chu kỳ T. C. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ T/2. D. Cực đại khi vật ở vị trí biên. 39) Một vật gắn vào lò xo có độ cứng k = 40N/cm. Hệ dao động với biên độ A = 10cm. Động năng cực đại của vật là: A.2J. B. 2000J. C. 0,2J. D. 20J. 40) Một con lắc đơn có chu kỳ T = 1,5s. gia tốc g = 9,81m/s 2 , lấy π = 3,14 . Chiều dài của con lắc đơn. A. 5,6 m. B. 55,79 cm. C. 55,3 cm. D. 55,97 cm. 41) Khi chiều dài của con lắc đơn giảm đi 4 lần thì tần số của nó sẽ: A. Giảm 4 lần. B. Giảm 2 lần C. Tăng 2 lần. D. Tăng 4 lần. 42) Con lắc lò xo thực hiện được 15 dao động trong thời gian 7,5s, biết khối lượng của vật nặng là m = 500g, lấy π 2 = 10. Độ cứng của lò xo là: A. 80.N/m. B. 8.10 4 N/m. C. 8N. D. 800N. GV: Đ – V – H 3 m L 1 L 2 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn 43) Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A = 10cm, chu kì T = 0,4s, khối lượng của quả nặng m = 0,8 kg. Lực kéo về cực đại: A. 8N. B. 20N. C. 10N. D. 2N. 43) Con lắc lò xo có khối lượng m = 0,24kg gồm 2 lò xo có độ cứng k 1 = 60N/m và k 2 = 40N/m ghép nối tiếp với nhau. Chu kì dao động của con lắc: A. 0,314(s). B. 0,628 s. C. 3,14s D. 6,28s. 44) Hai lò xo L 1 và L 2 có độ cứng là 80N/m và 20N/m. Một đầu của L 1 gắn chặt vào O 1 ; một đầu của L 2 gắn chặt vào O 2 , 2 đầu còn lại của 2 lò xo tiếp xúc với vât nặng m = 1kg (hình vẽ).Ở vị trí cân bằng các lò xo không bị biến dạng. Chu kì dao động của hệ ( π = 3,14) A. 0,628s. B. 0,314s. C. 2s. D. 1,5s. 45) Một con lắc lò xo DĐĐH, độ cứng của lò xo k = 80 N/m, biên độ A = 10,0cm.Năng lượng của hệ dao động bằng: A. 400J. B. 40J. C. 4J. D. 0,4J. 46) Một con lắc lò xo DĐĐH, độ cứng của lò xo k = 80 N/m, biên độ A = 10,0cm.Vị trí mà tại đó động năng gấp ba thế năng của vật dao động: A. x = 5,0 cm. B. x = - 5,0 cm. C. x = ± 5,0 cm. D. x = ± 0,15 cm. 47. một vật dao động điều hoà theo đồ thị(hình vẽ). Phương trình dao động của vật là: A. x = 4cos(2πt - π/2)(cm) B. x = 4cos2πt (cm) C. x = 4cos(2πt + π/2)(cm) D. x = 4cos(2πt + π)(cm) 48) Lực căng của đoạn dây treo con lắc đơn đang dao động có giá trị như thế nào? A. Cực đại ở VTCB. B. Cực đại ở biên. C. Cực tiểu ở vị trí cân bằng. D. Như nhau tại mọi vị trí. 49) Người ta đưa một đồng hồ quả lắc từ mặt đất lên độ cao h = 10 km.Mỗi ngày đêm đồng hồ chạy nhanh chậm bao nhiêu? Biết R = 6400km. A. Nhanh 135 s. B. Chậm 135 s. C. Nhanh 100s. D. Chậm 100 s. 50) Con lắc đơn có chiều dài 0,99m, thực hiện 5 dao động mất 10s lấy π = 3,14. Gia tốc trọng trường tại nơi thí nghiệm là: A. 10m/s 2 . B. 9,86 m/s 2 . C. 9,80 m/s 2 . D. 9,76 m/s 2 . 51) Đồng hồ con lắc chạy đúng ở 20 0 C, hệ số nở dài của con lắc α = 6.10 – 6 K – 1 . Khi nhiệt độ tăng lên đến 30 0 C thì sau 1 ngày đêm đồng hồ sẽ chạy: A. Trễ 2,592s. B. Sớm 2,592s. C. Trễ 25,9s. D. Sớm 25,9s. 52) Con lắc dơn dao động điều hoà có biên độ góc 0 α = 0,80rad. Khi động năng bằng 3 lần thế năng, con lắc có li độ góc: A. ± 0,10 rad. B. ± 0,01rad. C. ± 0,40 rad. D. ± 0,20 rad. 53) Một con lắc đơn có trọng lượng 2N, dao động với biên độ góc 0 α = 60 0 . Lực căng của dây tại vị trí cân bằng: A. 1,5N B. 2N. C. 3N. D. 4N. 54) Con lắc đơn có chu kì T = 2s khi dao động ở nơi có g = π 2 m/s 2 = 10 m/s 2 , với biên độ góc 8. Vận tốc của con lắc tại li độ góc 2 0 là : A. 42,7 cm/s. B. 42 cm/s. C. 40cm/s. D. 38,5 cm/s. 55) Con lắc đơn gồm vật nặng có trọng lượng 3N, dao động với biên độ góc 0 α = 0,15rad. Lực căng nhỏ nhất là : A. 2,97N. B. 2,5N. C. 1,99N. D. 2,65N. 56) Một con lắc đơn được thả không vận tốc đầu từ vị trí có li độ góc 0 α . Khi con lắc qua vị trí cân bằng thì lực căng của dây treo là: GV: Đ – V – H 4 L 1 L 2 m O 1 O 2 m L 1 L 2 1/2 1 3/2 4 O - 4 t(s) x(cm) Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. T = mg(3cos α + 2). B.T = mg. C. T = 3mg(1 - 2cos 0 α ). D. T = mg(3 - 2cos 0 α ). 57) Một con lắc đơn dao động với biên độ góc 0 α = 0,15rad và chu kì T = 2s, lấy g = π 2 m/s 2 . Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của con lắc đơn là: A. s = 15 cos( π t + π /2)(cm). B. s = 15 cos( π t + π )(cm). C. s = 0,15 cos( π t - π /2)(cm). D. s = 15 cos( π t - π /2)(cm). 58) Một con lắc đơn có chiều dài l = 2m, khối lượng của quả nặng m = 200g. Kéo quả nặng để dây treolệch khỏi vị trí cân bằng một góc bằng 60 0 rồi buông nhẹ. Lực căng cực tiểu của dây treo: A. 1N. B. 10N. C. 1000N. D.0,1N 59. Trong dao động điều hòa của chất điểm, chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực phục hồi: A. đổi chiều B. bằng không C. có độ lớn cực đại D. có độ lớn cực tiểu 60. Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khí : A. vật ở vị trí có li độ cực đại B. vận tốc của vật đạt cực tiểu C. vật ở vị trí có li độ bằng không D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại 61. Trong dao động điều hòa A. vận tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với li độ. B. vận tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ. C. vận tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với li độ. D. vận tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với li độ. 62. Trong dao động điều hòa A. gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với li độ. B. gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với li độ. C. gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với li độ. D. gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với li độ. 63. Trong dao động điều hòa A. gia tốc biến đổi điều hòa cùng pha so với vận tốc. B. gia tốc biến đổi điều hòa ngược pha so với vận tốc. C. gia tốc biến đổi điều hòa sớm pha π/2 so với vận tốc. D. gia tốc biến đổi điều hòa chậm pha π/2 so với vận tốc. 64. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm, tọa độ của vật tại thời điểm t = 10s là : A. x =3cm B. x = 6cm C. x =-3cm D. x =-6cm 65. Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos(4πt) cm, vận tốc của vật tại thời điểm t =7,5s là : A. v = 0 B. v = 75,4cm/s C. v = -75,4cm/s D. v = 6cm/s 66. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4cm và chu kì T=2s, chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua VTCB theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là : A. x = 4cos 2 2 t π π   −  ÷   cm B. x = 4cos 2 t π π   −  ÷   cm C. x = 4cos 2 2 t π π   +  ÷   cm D. x=4cos 2 t π π   +  ÷   cm 67. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng và thế năng biến đổi điều hòa cùng chu kì. B. Động năng biến đổi điều hòa cùng chu kì với vận tốc. C. Thế năng biến đổi điều hòa với tần số gấp 2 lần tần số của li đô. D. Tổng động năng và thế năng không phụ thuộc vào thời gian. 68. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. B. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong vị trí biên. C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng. D. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu. 69. Phát biểu nào sau đây là không đúng? GV: Đ – V – H 5 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. Công thức E = 1 2 kA 2 cho thấy cơ năng bằng thế năng khi vật có li độ cực đại. B. Công thức E= 1 2 kv 2 max cho thấy cơ năng bằng động năng khi vật qua vị trí cân bằng. C. Công thức E t = 1 2 mω 2 A 2 cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian. D. Công thức E t = 1 2 kx 2 = 1 2 kA 2 cho thấy cơ năng không thay đổi theo thời gian. 70. Động năng của dao động điều hòa : A. Biến đổi theo thời gian dưới dạng hàm số sin. B. Biến đổi tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2 C. Biến đổi tuần hoàn với chu kì T D. Không biến đổi theo thời gian. 71. Một vật khối lượng 750g dao động điều hòa với biên độ 4cm, chu kì 2s (lấy π 2 =10). Năng lượng dao động của vật là : A. E = 60kJ B. E = 60J C. E = 6mJ D. E = 6J 72. Phát biểu nào sau đây với con lắc đơn dao động điều hòa là không đúng? A. Động năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. B. Thế năng tỉ lệ với bình phương tốc độ góc của vật. C. Thế năng tỉ lệ với bình phương li độ góc của vật. D. Cơ năng không đổi theo thời gian và tỉ lệ với phương biên độ góc. 73. Phát biểu nào sau đây về sự so sánh li độ và gia tốc là đúng? Trong dao động điều hòa, li độ, vận tốc và gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian và có : A. cùng biên độ B. cùng pha C. cùng tần số góc D. cùng pha ban đầu 74. Phát biểu nào sau đây về mối quan hệ giữa li độ, vận tốc, gia tốc là đúng? A. Trong dao động điều hòa vận tốc và li độ luôn cùng chiều B. Trong dao động điều hòa vận tốc và gia tốc luôn ngược chiều C. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn ngược chiều D. Trong dao động điều hòa gia tốc và li độ luôn cùng chiều 75. Phát biểu nào sau đây là không đúng với con lắc lò xo ngang? A. Chuyển động của vật là chuyển động thẳng. B. Chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều. C. Chuyển động của vật là chuyển động biến tuần hoàn. D. Chuyển động của vật là một dao động điều hòa. 76. Con lắc lò xo ngang dao động điều hòa, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua : A. vị trí cân bằng B. vị trí vật có li độ cực đại C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng. D vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không. 77. Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào độ cứng của lò xo. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. 78. Con lắc lò xo dao động điều hòa, khi tăng khối lượng của vật lên 4 lần thì tần số dao động của vật : A. tăng lên 4 lần B. giảm đi 4 lần C. tăng lên 2 lần D. giảm đi 2 lần 79. Con lắc lò xo gồm vật m=100g và lò xo k=100N/m (lấy π 2 =10) dao động điều hòa với chu kì là : A. T = 0,1s B. T = 0,2s C. T = 0,3s D. T = 0,4s 80. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T=0,5s, khối lượng của quả nặng là m=400g (lấy π 2 =10). Độ cứng của lò xo là : A. k = 0,156N/m B. k = 32N/m C. k = 64N/m D. k = 6400N/m 81. Con lắc lò xo ngang dao động với biên độ A=8cm, chu kì T = 0,5s, khối lượng của vật là m=0,4kg (lấy π 2 =10). Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào vật là : GV: Đ – V – H 6 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. F max = 525N B. F max = 5,12N C. F max = 256ND. F max = 2,56N 82. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Phương trình dao động của vật năng là : A. x = 4cos(10t) (cm) B. x = 4cos 10 2 t π   −  ÷   (cm) C. x = 4cos 10 2 t π   −  ÷   (cm) D. x = 4cos 10 2 t π   +  ÷   (cm) 83. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Vận tốc cực đại của vật nặng : A. v max = 160cm/s B. v max = 80cm/s C. v max = 40cm/s D. v max = 20cm/s 84. Một con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 0,4kg gắn vào đầu lò xo có độ cứng 40N/m. Người ta kéo quả nặng ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả nhẹ cho nó dao động. Cơ năng dao động của con lắc là : A. E = 320J B. E = 6,4.10 -2 J C. E = 3,2.10 -2 J D. E = 3,2J 85. Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s. Biên độ dao động của quả nặng. A. A=5m B. A=5cm C. A=0,125m D. A=0,125cm 86. Một con lắc lò xo gồm quả nặng khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở VTCB, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo chiều dương trục tọa độ. Phương trình li độ dao động của quả nặng là : A. x=5cos 40 2 t π   −  ÷   m B. x=0,5cos 40 2 t π   +  ÷   m C. x=5cos 40 2 t π   −  ÷   cm D. x=0,5cos(40t) cm 87. Khi gắn quả nặng m 1 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T 1 =1,2s. Khi gắn quả nặng m 2 vào một lò xo, nó dao động với chu kì T 2 =1,6s. Khi gắn đồng thời m 1 và m 2 vào lò xo đó thì chu kì dao động của chúng là : A. T=1,4s B. T=2,0s C. T=2,8s D. T=4,0s 88. Khi mắc vật m vào lò xo k 1 thì vật m dao động với chu kì T 1 =0,6s, khi mắc vật m vào lò xo k 2 thì vật m dao động với chu kì T 2 =0,8s. Khi mắc vật m vào hệ hai lò xo k 1 song song với k 2 thì chu kì dao động của m là : A. T = 0,48s B. T = 0,70s C. T =1,00s D. T =1,40s 89. Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần 90. Trong dao động điều hòa của con lắc đơn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực kéo về phụ thuộc vào chiều dài của con lắc. B. Lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. C. Gia tốc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. D. Tần số góc của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật. 91. Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8m/s 2 , chiều dài của con lắc là : A. l =24,8m B. l =24,8cm C. l =1,56m D. l =2,45m 92. Ở nơi mà con lắc đơn đếm giây (chu kì 2s) có độ dài 1m, thì con lắc đơn có độ dài 3m ở sẽ dao động với chu kì là : A. T = 6s B. T = 4,24s C. T = 3,46s D. T=1,5s 93. Một con lắc đơn có độ dài l trong khoảng thời gian ∆t nó thực hiện được 6 dao động. Người ta giảm bớt độ dài của nó đi 16cm, cũng trong khoảng thời gian ∆t như trước nó thực hiện được 10 dao động. Chiều dài của con lắc ban đầu là : A. l = 25m B. l = 25cm C. l = 9m D. l = 9cm 94. Tại một nơi có hai con lắc đơn đang dao động với các biên độ nhỏ. Trong cùng một khoảng thời gian, người ta thấy con lắc thứ nhất thực hiện được 4 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 5 dao động. Tổng chiều dài của hai con lắc là 164cm. Chiều dài của mỗi con lắc lần lượt là : GV: Đ – V – H 7 Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. l 1 = 100m; l 2 = 6,4m B. l 1 = 64m; l 2 = 100m C. l 1 = 1,00m; l 2 = 64m D. l 1 = 6,4m; l 2 = 100m 95. Một vật dao động điều hoà , khi vận tốc vật bằng 40cm/s thì li độ của vật là 3cm. Khi vận tốc của vật bằng 30cm/s thì li độ của vật là 4cm. Chu kỳ dao động của vật là: A. 1 5 s B. 5 s π C. 1 2 s D. 10 s π GV: Đ – V – H 8 . góc α thì vận tốc của con lắc là : A. ( ) 0 coscos2 αα −= glv . C. ( ) 0 coscos2 αα += glv . B. ( ) 0 coscos 2 αα −= l g v . D. ( ) 0 coscos 2 αα += l g v . 20) Một con lắc đơn được thả không. góc 0 α . Khi con lắc qua vị trí có li độ góc α thì lực căng của dây treo là: A. T = mg(cos α +cos 0 α ). B.T = mgcos α . C. T = 3mg(cos α - 2cos 0 α ). D. T = mg(3cos α - 2cos 0 α ). 22) Vật. 4 L 1 L 2 m O 1 O 2 m L 1 L 2 1/2 1 3/2 4 O - 4 t(s) x(cm) Dao động điều hoà – con lắc lò xo – con lắc đơn A. T = mg(3cos α + 2). B.T = mg. C. T = 3mg(1 - 2cos 0 α ). D. T = mg(3 - 2cos 0 α ). 57) Một con lắc đơn dao động với biên

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan