Chứng Ngất Xỉu (Syncope) pdf

9 515 0
Chứng Ngất Xỉu (Syncope) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chứng Ngất Xỉu (Syncope) Chứng ngất xỉu được định nghĩa như là tình trạng bất tỉnh tạm thời và mất trương lực tư thế (postural tone) gây nên bởi sự thiếu tiếp máu vào óc và sự hồi sinh tự nhiên không cần cấp cứu. Nó rất hay xẩy ra cho người lớn tuổi, thống kê cho thấy một nửa số người lớn có thể mắc chứng này ít nhất một lần trong đời họ, và nó tiêu biểu cho khoảng 3% cuộc thăm viếng phòng cấp cứu. Sự ngất xỉu này có tính cách tạm thời, không cần sự can thiệp bằng những phương cách cấp cứu dược lý học hay điện để hồi sinh. Ngất xỉu này khác với hôn mê, lên cơn động kinh, sốc, và những trạng thái biến đổi tri giác. Ngất xỉu là giai đoạn cuối của một số xáo trộn sinh bệnh lý, vài trường hợp tương đối lành trong khi so với một số ngất xỉu khác có thể gây nên tử vong đáng kể. Nguyên nhân Ngất xỉu có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân như những bất thường về tim do những rối loạn về nhịp tim, về mạch máu, hoặïc về thần kinh hệ, hoặc do huyết động lực. - Ngất xỉu xẩy ra do thiếu dưỡng khí hay glucose cung cấp đến não. Vì não không chứa chất có năng lượng như một số mô khác nên khi có sự thiếu hụt tạm thời, thì chứng ngất xỉu có thể xẩy ra. - Ngất do mạch thần kinh phế vị (vasovagal syncope). Ngất xỉu thường xảy ra cho người đàn ông già hay đàn bà trẻ. Họ bị ngất xỉu vì phản xạ mạch do sự kích thích thần kinh đối giao cảm. Đó là cơn ngất mạch thần kinh phế vị (vasovagal syncope). Nguyên do là thần kinh phế vị hoạt động quá mức làm tim đập chậm lại, và làm giảm huyết áp, dẫn tới ngất xỉu. Nó thường xảy ra bất thần, đôi khi gây nên thương tích, chỉ kéo dài độ vài giây tới vài phút, và bệnh nhân sẽ hồi tỉnh mau chóng và hoàn toàn trở lại bình thường. Ngất xỉu cũng có thể do sự mất kiểm soát phản xạ tuần hoàn ngoại vi. Thông thường nhất là sự bất tỉnh do huyết áp xuống thấp (vasovagal hypotension) gây nên bởi những tình thế gây áp trạng (stress), đau đớn hay sợ bị nhốt kín (claustrophobia). Thường thường cơn ngất do mạch thần kinh phế vị gây nên (vasovagal syncope) ở giới thanh thiếu niên là do cảm xúc quá độ, mệt mỏi, đói và áp trạng (stress). Những triệu chứng báo trước như buồn nôn, xuất hạn mồ hôi, tim dập nhanh, đầu óc quay cuồng, nhìn mờ đi, và da tím ngắt rất thông thường. Ta có thể ngừa chứng đó bằng cách cho bệnh nhân nằm xuống hay tránh nguyên nhân kích thích. - Chứng ngất sau khi đi tiểu (postmicturition syncope) có lẽ là một loại ngất do trụy mạch (vasodepressor syncope). Sự gia tăng trương lực của thần kinh đối giao cảm nội mạch khi tiểu tiện có thể khơi mào cho trương quản và làm tim đập chậm lại qua trung gian của mạch thần kinh phế vị. - Gia tăng trương lực thần kinh đối giao cảm đưa tới giảm huyết áp là nguyên do ngất xỉu trong bệnh xoang động mạch cổ quá mẫn cảm (carotid sinus hyper-sensitivity) và trường hợp ngất xỉu sau khi tiểu tiện (postmicturition syncope). Chứng tim đập chậm do xoang bị kích thích bởi thần kinh đối giao cảm (vagal-induced sinus bradycardia), tim ngưng đập do xoang (sinus arrest) và phong bế tâm nhĩ-tâm thất (atrio-ventricular block) cũng là những nguyên nhân gây ngất xỉu. Soa nắn xoang động mạch cổ thật nhẹ hoặïc dùng bàn nghiêng (tilt-table testing) sẽ giúp ta định bệnh rõ ràng. - Giảm huyết áp khi thay đổi tư thế (orthostatic or postural hypotension): đây là một nguyên nhân rất thông thường gây ngất sỉu, đặïc biệt cho người già cả, cho bệnh nhân bị tiểu đường, bệnh nhân bị mất máu hay khối lượng huyết thanh (đi tiêu chảy nhiều chẳng hạn), bệnh nhân dùng thuốc trương quản, thuốc lợi tiểu tiện hay thuốc ngăn chận Beta. Trong những trường hợp kể trên, phản xạ co mạch thường xảy ra để bù đắp lại sự giảm máu lưu hồi trong tĩnh mạch khi đứng lên đã bị xáo trô.n. Ta nhận thấy một sự giảm áp huyết cao hơn bình thường (20mmHg) ngay sau khi đứng giậy từ tư thế nằm, có thể có tim đập nhanh hay không, tùy theo tình trạng chức năng thụ thể cảm áp (baroreceptor function). - Đối với bệnh nhân lớn tuổi, những bất thường về co thắt động mạch và sự thiếu hụt chức năng tự trị là nguyên nhân thông thường nhất gây nên ngất xỉu. - Ngất xỉu vì bệnh tim: nó có thể do nguyên nhân thuộc cơ lực hay do tim đập sai nhi.p. Những nguyên nhân thuộc cơ lực gồm có teo động mạch chủ (aortic stenosis) trong đó cơn ngất xỉu là kết quả của sự bất thường chức năng tự trị hay nhịp tim nhanh tâm thất (ventricular tachycardia), teo động mạch phổi (pulmonary stenosis), bệnh cơ tim lớn bế tắc (hypertrophic obstructive cardiomyopathy), tật bẩm sinh đi đôi với áp huyết tăng trong phổi hay máu rẽ tắt từ phải qua trái (right to left shunt), và bướu trong tâm nhĩ trái làm nghẹt van hai lá. Cơn ngất xỉu thường xảy ra trong khi hay sau khi vận đô.ng. Thông thường hơn nó là kết quả của những bất thường về chức năng tự trị, những rối loạn về sự truyền dẫn hay nhịp tim quá nhanh (trong tâm thất hay trong tâm nhĩ với sự đáp ứng mau của tâm thất). Chẩn bệnh Sự chẩn bệnh tùy thuộc vào bệnh sử và khám bệnh (đăc biệt là đo áp huyết khi bệnh nhân thay đổi tư thế, khám xét động mạch cổ, nghe tim và xoa nắn động mạch cổ nếu thích hợp). Điện tâm đồ khi bệnh nhân nghỉ có thể cho thấy rối loạn nhịp tim, những đường truyền dẫn bất thường, khoảng cách QT dài và những dấu hiệu bệnh tim khác như lớn tim hay tim kích. Nếu bệnh sử cho thấy đã có cơn ngất xỉu, đo diện tâm đồ khi bệnh nhân lưu động (ECG monitoring) trong nhiều ngày (có thể tới 3 ngày) là thiết yếu. Những nghiên cứu về điện sinh-lý để ước lương năng chức của nút xoang tâm nhĩ (sino-atrial node) và sự truyền dẫn trong nút nhĩ-thất (atrioventricular conduction) và để gây nên nhịp tim mau trong tâm nhĩ và tâm thất đôi với những bệnh nhân cứ tiếp tục bi ngất xỉu mà không định bệnh được bằng điện tâm đồ. Thường thường chúng phát hiện được nguyên nhân rôùi loạn nhịp tim cho từ 20% đến 50% bệnh nhân . Trong cuộc chẩn mạch đầu tiên, một căn nguyên rõ rệt có thể được phát giác trong khoảïng 50% trường hơ.p. Tiềân lượng thường lành (benign), ngoại trừ khi có bệnh tim. Điều Trị Trị liệu căn cứ trên nguyên nhân chính gây nên chứng ngất xỉu, và hướng trực tiếp vào việc ngăn ngừa sự tái phát và trong vài trường hợp có thể tử vong. Điều quan trọng khi trị liệu là cần phân biệt trường hợp ngất xỉu với chết bất thình lình trong giai đoạn chẩn bi.nh. Trường hợp bị ngất xỉu vì bệnh tim thì cố sự chết bất thình lình có thể lên đến 24% một năm. Giảm huyết áp khi thay đổi tư thế (orthostatic hypotension) .Thường xẩy ra khi huyết áp tâm thu giảm xuống ít nhất 20 mmHg, huyếp áp tâm trương xuống 10mmHg mà không thấy sự thiếu hụt thể tích. Chứng này xẩy ra do hệ thần kinh tự quản (autonomic neuropathy), hay vì dùng thuốc trị trầm cảm. Chứng này có thể chữa trị bằng cách tránh mất nước trong cơ thể, tránh uống thuốc ngăn chăn hệ thống giao cảm, và thuốc trị trầm cảm. Chân bắt xéo cùng làm gồng cứng bắp thịt chân trong khi đứng cũng là một cách trị chứng này có hiệu quả. Đứng lên chầm chậm từ vị thế ngồi. Ráng làm uốn chân về phía lưng (dorsiflexion) hay cử động nắm tay chặt trước khi đứng lên. Nếu những cách trên thực hiện mà vẫn không bớt thì bác sĩ có thể cho uống fludrocortisone, cho ăn mặn hơn bình thường, và bệnh nhân phải theo đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ. Những thuốc khác cũng có thể dùng là midrodrine (2.5 đến 10 mg ngày ba lần). Với chứng ngất xỉu liên quan đến bệnh tim mạch có tắc nghẹt thì có nhiều cách điều trị khác nhau. Một số trường hợp dùng thuốc ngăn chặn beta rất có hiệu nghiệm. Trong trường hợp ngất xỉu do mạch thần kinh phế vị (vasovagal syncope), thuốc ngăn chặn beta là thuốc thông dụng và có hiệu nghiệm nhất để trị chứng này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thuốc ngăn chặn beta có thể làm tim đập châ.m. Một thuốc ngăn chặn beta khác, pindolol, có hoạt tính nội tại phụ hệ thống giao cảm cũng hữu ích tromg một số trường hợp. Những thuốc khác gồm disopyramide, scopolamine, theophylline, aminophylline và ephedrine. Thuốc midodrine, một alpha-1 adrenergic agonist cho thấy có hiệu nghiệm cho vài bệnh nhân khi thử nghiệm nghiêng đầu cao (head up tilt). Một vài thuốc thuộc nhóm ngăn chặn tái thu thập serotonine như sertraline, fluoxetine hay paroxetine có tác dụng trên hệ thống thần kinh trung ương cũng đã được thử dùng. Giới chức y tế cần giải thích kỹ lưỡng cho bệnh nhân, và gia đình, hay người săn sóc bệnh nhân về những cách điều trị và cẩn trọng khi ngất xỉu xẩy ra. Khi tình trạng bệnh nhân chưa được ổn định thì không nên lái xe, leo cao, dùng dụng cụ chạy bằng điện, hay tham gia những hoạt động có tính cách nguy hiểm. Điều nguy hiểm chính cho người già bị ngất xỉu là họ có thể bị gẫy, hay bể xương khi ngã. Phòng dành riêng cho những người này nên trải thảm, nhà tắm nên phủ lớp thảm cao su (rubber mats), và nên để họ ở gần nhà tắm, vì kinh nghiệm cho thấy người già hay ngất khi đi từ phòng ngủ vào nhà tắm. Kết luận Mặc dầu những cơn ngất thường lành, và nguyên do không biết tại sao có thể tới một nửa số trường hợp, điều quan trọng là giới chức y tế cần phân biệt sự khác biệt giữa ngất do bệnh tim mạch (hay những nguyên do nguy hiểm có thể chết người khác) và ngất xỉu thông thường. Chẩn định bệnh cho chứng ngất xỉu thì rất rộng, nhưng nếu theo dõi hồ sơ bệnh lý và khám bệnh nhân kỹ lưỡng, cùng dựa trên kết quả thông số thử nghiệm chuyên biệt, nguyên do gây ngất xỉu có thể được xác định và trị liệu thích hợp. BS Trịnh Cường & DS Trịnh Nguyễn Đàm Giang . Chứng Ngất Xỉu (Syncope) Chứng ngất xỉu được định nghĩa như là tình trạng bất tỉnh tạm thời và mất trương lực tư. phân biệt sự khác biệt giữa ngất do bệnh tim mạch (hay những nguyên do nguy hiểm có thể chết người khác) và ngất xỉu thông thường. Chẩn định bệnh cho chứng ngất xỉu thì rất rộng, nhưng nếu. chứng ngất xỉu có thể xẩy ra. - Ngất do mạch thần kinh phế vị (vasovagal syncope). Ngất xỉu thường xảy ra cho người đàn ông già hay đàn bà trẻ. Họ bị ngất xỉu vì phản xạ mạch do sự kích thích

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan