Quan điểm của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

28 1.8K 3
Quan điểm của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan điểm của Đảng và nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo môn kinh tế chính trị, tài liệu cần thiết cho học viên, sinh viên nghiên cứu, học tập cũng như làm tiểu luận trong quá trình ôn luyện và học tập của mình

CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ SỞ 1. Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghóa vụ dân sự, tự chòu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp nhà nước có các đặc điểm sau : - DNNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ra quyết đònh thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước quy đònh. - Tài sản DNNN thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước là chủ sở hữu tài sản của doanh nghiệp và thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp. Sự tách biệt giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh là đặc điểm cơ bản của DNNN. - DNNN do Nhà nước thành lập, tổ chức quản lý do đó DNNN là đối tượng chòu sự quản lý trực tiếp của nhà nước. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển. - DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghóa vụ quân sự, tự chòu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ của doanh nghiệp. 1 2. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức sắp xếp lại các DNNN * Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam : Các DNNN ở nước ta được thành lập kể từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong 9 năm kháng chiến, thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, nhiều DNNN đã được xây dựng ở các ngành như : cơ khí, hóa chất, dệt … sau 1954 hòa bình lập lại, khu vực DNNN phát triển nhanh chóng trong tất cả các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dòch vụ. Giai đoạn 1961 - 1975 thực hiện đường lối công nghiệp hóa, khu vực DNNN tiếp tục tăng cường và mở rộng. Sau ngày miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước bằng việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và đầu tư mới của ngân sách, số lượng các DNNN ngày càng tăng nhanh, DNNN đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế, quốc phòng phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đònh hướng xã hội chủ nghóa (XHCN). Các DNNN đã đóng vai trò chủ yếu trong việc sản xuất và cung ứng cho xã hội các tư liệu sản xuất, sản phẩm tiêu dùng, dòch vụ và là lực lượng chủ đạo trong sản xuất hàng xuất khẩu. Song trước yêu cầu của giai đoạn mới, khi nền kinh tế chuyển sang phát triển theo cơ chế thò trường, những mặt yếu kém của DNNN cũng bộc lộ rõ nét, nhất là tình trạng hoạt động kém hiệu quả, thể hiện ở : - Hiệu quả sử dụng thiết bò của DNNN còn rất thấp, theo Bộ khoa học công nghệ và môi trường, hệ số sử dụng công suất máy móc thiết bò chỉ vào khoảng 30-50%, về thời 2 gian khoảng 80% tổng số máy móc thiết bò của nước ta chỉ được sử dụng 1 ca/ngày, 79% thiết bò có hệ số sử dụng thời gian từ 0,2 trở lên. - Mức tiêu hao năng lượng và nguyên liệu của hầu hết các DNNN là rất lớn, từ 50% trở lên, thậm chí quá cao so với mức bình quân của các nước đang phát triển, tiêu hao vật chất lớn dẫn đến tỷ lệ chất thải cao, tác động tiêu cực không nhỏ đến tình trạng ô nhiễm môi trường. - Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp rất thấp và khả năng cạnh tranh yếu, hàng hóa ứ đọng nhiều. - Nhiều DNNN có hiệu quả kinh doanh rất thấp, có năm tỷ suất lợi nhuận còn thấp hơn so với tỷ lệ lạm phát. - Tình trạng mất và thất thoát lớn về vốn diễn ra hết sức nghiêm trọng : Mặc dù cả nước hiện có hơn 5.600 DNNN với tổng số vốn khoảng 126.030 tỷ đồng (không tính giá trò quyền sử dụng đất), nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp này chưa mấy khả quan. Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, năm 2001 số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả chiếm 40%, DNNN kinh doanh ở bậc trung là 31%, như vậy vẫn còn đến 29% DNNN liên tục thua lỗ tính đến cuối tháng 5 năm 2002, hoạt động sản xuất kinh doanh tại 258 DNNN do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn mới đạt 2%, số doanh nghiệp thua lỗ chiếm 34%, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là nhiều DNNN không gắn kế hoạch sản xuất kinh doanh với đònh hướng của toàn ngành, việc lên kế hoạch không phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ nhu cầu thò trường. Nhiều dự án 3 đầu tư không khả thi, hiệu quả đầu tư thấp, lãng phí tiền vốn, phát sinh tiêu cực, tham nhũng. Nguyên nhân thứ hai là số vốn hiện có bình quân mỗi DNNN còn quá nhỏ. 3. Khái niệm, quan điểm của Đảng, Nhà nước về cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam 3.1. Khái niệm về cổ phần hóa : Cổ phần hóa là việc chuyển hình thức sở hữu của một doanh nghiệp thành một hình thức sở hữu mới. Quyền sở hữu của doanh nghiệp không còn tập trung vào tay một người mà được chia ra cho nhiều người gọi là cổ đông. Các cổ đông chòu trách nhiệm với doanh nghiệp về phần vốn góp của mình. Một doanh nghiệp có quá trình biến đổi như vậy gọi là cổ phần hóa. 3.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước : Cổ phần hóa DNNN là một trong các nội dung cơ bản của quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN. Quá trình này là đòi hỏi khách quan để thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thò trường có sự quản lý của nhà nước, theo đònh hướng XHCN do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra năm 1986. Chủ trương của Đại hội đối với kinh tế quốc doanh là “phải đổi mới cơ chế quản lý, đảm bảo cho các đơn vò kinh tế quốc doanh có quyền tự chủ, thật sự chuyển sang hạch toán kinh doanh XHCN, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế. Sắp xếp lại sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật và đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, ổn đònh và từng bước nâng cao tiền lương thực tế của công nhân viên chức, tăng tích lũy cho xí nghiệp và cho nhà nước. Quá trình đổi mới và sắp xếp DNNN bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đã trải qua nhiều giai đoạn và nhằm thực hiện bốn nội dung : 4 + Đổi mới cơ chế chính sách. + Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. + Tổ chức lại công ty. + Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương cổ phần hóa được chính thức đề cập đến trong hội nghò lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VII, Nghò quyết của hội nghò xác đònh rõ: “chuyển một xí nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”. * Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn thí điểm Thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa các nghò quyết của Đảng và Quốc hội thành các văn bản pháp quy về vấn đề cổ phần hóa. Trong giai đoạn thí điểm cổ phần hóa, văn bản pháp quy đầu tiên, quyết đònh số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Quốc hội, xác đònh mục đích của cổ phần hóa xí nghiệp quốc doanh và quy đònh trình tự chuyển đổi xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần. Việc cổ phần hóa trong giai đoạn này chỉ dừng lại ở mức độ “tiến hành làm thử việc tổ chức lại bộ máy quản lý xí nghiệp, chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần… trước mắt chỉ giới hạn một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiểu biểu”. Trong giai đoạn này đã có một loạt các quyết đònh chỉ thò nhằm xúc tiến việc thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa DNNN như : quyết đònh số 143/HĐBT ngày 10/5/1990, quyết đònh số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tòch Hội đồng Bộ trưởng. 5 * Cổ phần hóa DNNN trong giai đoạn chính thức Giai đoạn cổ phần hóa DNNN chính thức bắt đầu sau khi Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo trung ương đổi mới doanh nghiệp trực thuộc Thủ tướng chính phủ (theo quyết đònh số 83/TTg ngày 04/03/1993). Luật doanh nghiệp nhà nước được quốc hội thông qua ngày 20/4/1995. Đây là những cơ sở để tiến đến xây dựng các quy đònh về cổ phần hóa DNNN một cách chi tiết và đẩy mạnh tiến trình này. Ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ra nghò đònh số 28/NĐ-CP về chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên quy đònh tương đối đồng bộ và chi tiết về vấn đề cổ phần hóa DNNN. Trong quá trình thực hiện một số điểm của nghò đònh này đã được sửa đổi theo nghò đònh số 25/NĐ-CP ngày 26/3/1997. Để tiếp tục tiến hành việc cổ phần hóa DNNN, ngày 29/6/1998, Chính phủ đã ra nghò đònh số 44/1998/NĐ-CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nghò đònh này ra đời thay thế nghò đònh số 28/CP ngày 07/05/1996 và Nghò đònh số 25/CP ngày 26/3/1997 của Chính phủ. Đây là văn bản quy đònh cụ thể hơn về vấn đề cổ phần hóa trong tình hình mới. Theo Nghò đònh này, mục tiêu cổ phần hóa được xác đònh rõ hơn. Tiếp đó, Chính phủ ban hành nghò đònh số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Nghò đònh này ra đời thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy cải cách DNNN nói chung và cổ phần hóa DNNN nói riêng. Ngoài ra còn có một loạt các nghò đònh quyết đònh, thông tư của Nhà nước và các bộ, ngành được ban 6 hành nhằm quy đònh, hướng dẫn những vấn đề có liên quan đến việc tiến hành cổ phần hóa DNNN. 4. Mục tiêu của cổ phần hóa và quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần 4.1. Mục tiêu của cổ phần hóa DNNN Mục tiêu thứ nhất là phải chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như đã phân tích ở trên, hiện nay DNNN làm ăn rất kém hiệu quả. Đó vừa là gánh nặng cho ngân sách nhà nước, vừa là nguy cơ đối với nền tài chính quốc gia. Trong nền kinh tế thò trường làm ăn kém hiệu quả dẫn đến nguy cơ phá sản, vì vậy mục tiêu cao nhất cuối cùng của cổ phần hóa là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn vậy phải giải quyết vấn đề quyền sở hữu, tức là phải đa dạng hóa quyền sở hữu, bán một bộ phận tài sản nhà nước cho các cổ đông. Mục tiêu thứ hai là phải huy động được một khối lượng vốn nhất đònh ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh : các DNNN đang thiếu vốn nghiêm trọng để đầu tư phát triển, nhưng Nhà nước không thể liên tục cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả. Dân chúng không muốn cho DNNN vay nếu DNNN không cải tổ và có phương pháp làm ăn tốt có sức thuyết phục. Còn nước ngoài chỉ có thể làm ăn với DNNN thông qua các hình thức mua, thuê, liên doanh, mua cổ phần … Chính vì vậy muốn có vốn để đầu tư cho phát triển, DNNN chỉ có thể huy động được thông qua hình thức bán cổ phần. 7 Mục tiêu thứ ba của cổ phần hóa các DNNN là tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp : khi có vốn để mua cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong hội đồng quản trò thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự. Hơn nữa, với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông và hưởng lãi trên vốn, thay vì thu nhập thông thường. Điều này làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình. 4.2. Quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần DNNN chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo các bước sau: Bước 1 : Chuẩn bò cổ phần hóa Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (gọi tắt là các bộ), các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổng công ty 91 lập danh sách DNNN cổ phần hóa từng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho các doanh nghiệp để thực hiện. Các DNNN trong danh sách cổ phần hóa báo cáo dự kiến danh sách các thành viên trong Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lên bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty 91 để quyết đònh. Các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng công ty 91 quyết đònh thành lập Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và quyết đònh từng doanh nghiệp cổ phần hóa trong từng năm. Thành phần Ban quản lý tại doanh nghiệp gồm : Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng là ủy viên thường trực và các thành viên khác. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương chính sách của chính phủ để tổ chức thực hiện. Bước 2 : Xây dựng phương án cổ phần hóa 8 Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp tổ chức và kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp và dự kiến giá trò thực tế của doanh nghiệp, làm văn bản thỏa thuận với Bộ tài chính. Bộ tài chính quyết đònh giá trò doanh nghiệp có mức vốn nhà nước ghi trên sổ sách, kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng, nếu từ 10 tỷ đồng trở xuống thì sẽ do Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Tổng Công ty 91 quyết đònh. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án dự kiến cổ phần hóa doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần. Bước 3 : Phê duyệt và triển khai phương án cổ phần hóa Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án quyết đònh chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với DNNN có giá trò thuộc vốn nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết đònh là trên 10 tỷ đồng. Các Bộ, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết đònh chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quyết đònh từ 10 tỷ đồng trở xuống. Tổng Công ty 91 báo cáo Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết đònh chuyển DNNN thành Công ty cổ phần đối với các doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty 91 có vốn nhà nước đã được quyết đònh từ 10 tỷ đồng trở xuống. Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông, triệu tập đại hội cổ đông để thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Bước 4 : Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh Giám đốc, Kế toán trưởng DNNN bàn giao cho Hội đồng quản trò công ty cổ phần : lao động, tiền vốn, tài sản, danh sách hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp (trước sự chứng kiến của Ban đổi mới quản lý tại doanh 9 nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn, tài sản nhà nước). Hội đồng quản trò công ty cổ phần hoàn tất các công việc còn lại, đăng ký kinh doanh theo quy đònh hiện hành. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỀN TẢNG PHÁP LÝ CHO CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM A. THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DNNN Ở VIỆT NAM I. Thực trạng của cổ phần hóa DNNN thời gian qua 1. Việc thực hiện chủ trương này qua các giai đoạn Trong thời gian qua, số DNNN được cổ phần hóa qua từng năm có biến động và tăng không nhiều, trung bình đạt khoảng 60% so với kế hoạch đặt ra. Tổng số DNNN đã được cổ phần hóa chiếm gần 5% tổng số DNNN hiện có. Để phân tích những thành công cũng như hạn chế của quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét việc thực hiện chủ trương này qua các giai đoạn như sau : 10 [...]... hoạch cổ phần hóa 7 doanh nghiệp, kết quả chỉ cổ phần hóa được 1 doanh nghiệp Kế hoạch năm 1999 là cổ phần hóa 12 doanh nghiệp, song thực tế chỉ đạt được 5 doanh nghiệp, năm 2000 cổ phần hóa 8 doanh nghiệp trong khi kế hoạch cổ phần hóa là 19 doanh nghiệp Năm 2001 cổ phần hóa được 5 doanh nghiệp so với kế hoạch đề ra là 19 Trong năm 2002 thậm chí chỉ có 4 doanh nghiệp cổ phần hóa thành công - Xét về cơ... trương của Đảng và Nhà nước ta về cổ phần hóa DNNN hoàn toàn đúng đắn Tiến trình cổ phần hóa đã tạo ra một số lượng khá lớn công ty cổ phần Đến thời điểm hiện nay đã có gần 1000 công ty cổ phần được hình thành trên nền của các DNNN cổ phần hóa Những công ty cổ phần này có tiềm lực lớn hơn các công ty cổ phần được các thành phần kinh tế lập ra Phần lớn các công ty cổ phần này là doanh nghiệp vừa và nhỏ... tiến trình cổ phần hóa 5 Xác đònh đối tượng cổ phần hóa và hình thức cổ phần hóa: 22 Việc xác đònh đối tượng cổ phần hóa và hình thức cổ phần hóa phải đảm bảo thực hiện mục tiêu cổ phần hóa mà không làm ảnh hưởng đến chiến lược phát triển chung của đất nùc cũng như doanh nghiệp Vấn đề đặt ra là lựa chọn doanh nghiệp nào, toàn bộ hay chỉ một hoặc một vài bộ phận của doanh nghiệp để cổ phần hóa? Lựa chọn... doanh nghiệp được sắp xếp lại (bằng 48% so với kế hoạch) Trong đó có 425 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa, giao 48 doanh nghiệp, bán 20 doanh nghiệp, khoán kinh doanh 7 doanh nghiệp, sát nhập 116 doanh nghiệp, hợp nhất 46 doanh nghiệp, giải thể 44 doanh nghiệp, phá sản 5 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác là 55 doanh nghiệp Như vậy có thể thấy càng về sau, tốc độ cổ. .. cơ cấu các doanh nghiệp được cổ phần hóa, việc cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lónh vực Cụ thể là các doanh nghiệp được cổ phần hóa chủ yếu là thuộc ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, số lượng doanh nghiệp cổ phần trong các lónh vực khác rất ít Do số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa không cao, hơn nữa các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên... năm 2000 – 2002, cả nước đã cổ phần hóa được 523 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa lên 907 đơn vò, chỉ riêng năm 2002 có 427 DNNN được sắp xếp lại, trong đó có 164 DNNN được cổ phần hóa, giao 34 doanh nghiệp, bán 17 doanh nghiệp, khoán kinh doanh và cho thuê 8 doanh nghiệp, sát nhập 83 12 doanh nghiệp, hợp nhất 44 doanh nghiệp, giải thể 27 và phá sản 2 doanh nghiệp Có 48 DNNN được... tư vào các công ty cổ phần Đồng thời nhà nước cũng thu lại được 714 tỷ đồng để đầu tư vào các DNNN khác và giải quyết một số chính sách đối với DNNN thực hiện cổ phần hóa Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa khi xác đònh lại nhìn chung đều tăng lên từ 10 - 15% so với vấn đề ghi trên sổ sách Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã cổ phần hóa của Hà Nội cuối năm 1998, giá trò phần vốn Nhà nước. .. doanh nghiệp cổ phần hóa Các DNNN ở Bình Đònh cũng đã làm ăn có hiệu quả hơn sau khi cổ phần hóa, trong số 65 DNNN ở Bình Đònh được cơ cấu lại và chuyển đổi có 15 công ty cổ phần, doanh thu bình quân của các doanh nghiệp cổ phần hóa này tăng 65%, nộp ngân sách tăng 2,41 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 6,76 lần, vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa và sắp xếp lại tăng so với trước cổ phần. .. 90% Công ty cổ phần có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng, trong đó khoảng trên 75% có vốn dưới 5 tỷ đồng Mặt khác Nhà nước vẫn còn giữ lại một tỷ lệ đáng kể cổ phần của mình trong các Công ty cổ phần, nên việc cổ phần hóa nhìn chung chưa có tác dụng đáng kể đến việc cơ cấu lại vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp Về cơ bản, chỉ có những DNNN vừa và nhỏ được cổ phần hóa Các DNNN quy mô lớn và các tổng Công... 10 doanh nghiệp cổ phần hóa, giá trò lên tới 80 tỷ đồng, tăng thêm 34 tỷ đồng Tỉnh Nam Đònh sau khi đánh giá lại giá trò của 22 doanh nghiệp để cổ phần hóa cũng đã tăng thêm 1,7 tỷ đồng Như vậy khi thực hiện cổ phần hóa, vốn nhà nước không những không mất đi mà ngược lại được bảo toàn và tăng thêm, vốn nhàn rỗi ngoài xã hội được huy động thêm vào doanh nghiệp, góp phần đổi mới công nghệ của từng doanh . cổ phần hóa khi xác đònh lại nhìn chung đều tăng lên từ 10 - 15% so với vấn đề ghi trên sổ sách. Chỉ tính riêng 30 doanh nghiệp đã cổ phần hóa của Hà Nội cuối năm 1998, giá trò phần vốn Nhà nước. hiện bốn nội dung : 4 + Đổi mới cơ chế chính sách. + Sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. + Tổ chức lại công ty. + Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương cổ phần hóa được chính thức đề cập. nghò đònh số 44/1998/NĐ-CP được đẩy mạnh, nhiều bộ, ngành, đòa phương, tổng công ty nhà nước đã tích cực thực hiện và có những kết quả rất đáng khích lệ. Điển hình là tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan