NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ I-ỐT PHÓNG XẠ pps

10 2.2K 5
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ I-ỐT PHÓNG XẠ pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ I-ỐT PHÓNG XẠ Ưu điểm chính của điều trị i-ốt phóng xạ cho cường giáp là chiều hướng tỷ lệ thành công cao hơn so với điều trị bằng thuốc chống giáp. Tùy theo liều lượng của i-ốt phóng xạ được chọn, và bệnh cần phải điều trị (bệnh Grave, bướu giáp độc hay hạch nóng), tỷ lệ thành công đạt đến bình phục chứng cường giáp có thể biến đổi từ 75% đến 100%. Tác dụng phụ chính của i-ốt phóng xạ với bệnh nhân bệnh Grave là phát sinh nhược giáp lâu dài đòi hỏi phải uống hàng ngày hormone tuyến giáp. Đôi khi, vài bệnh nhân phải điều trị hơn 1 liều i-ốt phóng xạ, tùy thuộc loại bệnh, kích thước của tuyến giáp, và liều trị đầu tiên. Nhiều bệnh nhân lúc đầu không vui với ý nghĩ phải uống viên hormone tuyến giáp cho phần còn lại cuộc đời mình. Tuy nhiên, hormone tuyến giáp an toàn, không tốn kém và dễ dùng, giống như hormone do tuyến giáp bình thường của bệnh nhân làm ra, cách điều trị này hết sức an toàn và dung nạp rất tốt cho phần lớn bệnh nhân. Do điều trị bằng i-ốt phóng xạ đưa đến hủy diệt mô tuyến giáp, thường có một khoảng thời gian tạm thời nhiều ngày đến nhiều tuần khi triệu chứng cường giáp có thể tệ hại hơn sau khi điều trị. Thông thường điều này xảy ra do hormone tuyến giáp được nhả vào máu sau khi i-ốt phóng xạ phá hủy tế bào tuyến giáp chứa hormone tuyến giáp. Ở vài bệnh nhân, điều trị với thuốc như beta-blocker (propranolol, atenolol v.v.) có thể hữu ích trong khoảng thời gian này. Nhiều bệnh nhân có thể chịu đựng được trong vài tuần đầu tiên mà không có vấn đề gì. Phần lớn bệnh nhân không trải quá khó khăn nào sau khi điều trị với i- ốt phóng xạ, thường uống ở dạng viên hay dạng nước. Đôi khi, đau cổ và đau họng có thể xuất hiện sau vài ngày, nếu phát sinh viêm giáp vừa phải và tạo ra khó chịu ở cổ và họng. Tác dụng này thường tạm thời và không liên quan với sốt. Phụ nữ đang cho con bú phải ngưng cho bú ít nhất 1 tuần và có thể lâu hơn nữa, sau khi điều trị i-ốt phóng xạ, vì một lượng rất nhỏ i-ốt phóng xạ có thể tìm thấy trong sữa mẹ ngay cả nhiều tuần sau khi điều trị với i-ốt phóng xạ. Những yếu tố nào liên quan với kết quả tích cực sau khi dùng i-ốt phóng xạ? Lượng i-ốt phóng xạ uống vào, mức trầm trọng của bệnh cường giáp hiện hữu, kích thước tuyến giáp, và phái tính là những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của điều trị, và cung cấp hướng dẫn cho liều đề nghị i-ốt phóng xạ nên dùng, để bình phục được bệnh cường giáp (xem Radioiodine treatment of hyperthyroidism-prognostic factors for outcome. J Clin endocrinol Metab. 2001 aug:86 (8):3611-7). Có cần thiết phải uống thuốc chống giáp trước khi dùng i-ốt phóng xạ không? Điều này tùy theo từng cá nhân người bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh. Bệnh nhân cường giáp từ nhẹ đến trung bình dung nạp bệnh tốt có lẽ không cần phải điều trị trước với thuốc chống giáp như PTU hay methimazol. Trên thực tế, có vài chứng cứ điều trị trước cho một số bệnh nhân với bệnh Grave hay bướu giáp độc với thuốc chống giáp giảm hiệu quả của i-ốt phóng xạ. (Theo Propylthiouracil before 131-I therapy of hyperthyroid diseases: Effect on cure rate evaluated by a randomized clinical trial. J clin Endocrinol metab 2004 Sep; 89(9):4439-44 và Propylthiouracil reduces the effectiveness of radioiodine treatment in hyperthyroid patients with Grave’s disease. Thyroid 2004 Jul;14(7):525-30). Trái lại, bệnh nhân đến với cường giáp nghiêm trọng có thể cần phải dùng thuốc ngay lập tức, đặc biệt nếu có vấn đề như bệnh tim bị tác dụng nghịch do cường giáp. Những nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy điều trị với thuốc chống giáp trước khi dùng i-ốt phóng xạ đưa đến kết quả bệnh cường giáp tái phát tạm thời nặng hơn, so với bệnh nhân không điều trị trước với thuốc chống giáp. (Effect of methimazole pretreatment on serum thyroid hormone levels after radioactive treatment in Graves’ hyperthyroidism. J Clin endocrinol Metab 1999 Nov;84(11):4012-6 và The effect of antithyroid drug pretreatment on acute changes in thyroid hormone levels after 131-I ablation of Graves’ diseases. J Clin endocrinol Metab 2001 Jul; 86(7): 3016-21). Điều trị bằng i-ốt phóng xạ có tốn kém lắm không? Câu trả lời tùy thuộc nơi điều trị và có thể biến đổi nhiều. Tại Toronto Canada, chi phí 131-I điều trị cường giáp ngang với chi phí mua thuốc chống giáp trong 1 năm. I-ốt phóng xạ có an toàn không? Nhiều nghiên cứu đã quan sát theo dõi lâu dài bệnh nhân được điều trị cường giáp với i-ốt phóng xạ. Mặc dầu vài nghiên cứu cho thấy hơi tăng tử suất trong năm đầu sau khi điều trị, an toàn lâu dài có vẻ rất tốt, không tăng thêm tử vong do ung thư sau nhiều thập niên theo dõi. (Longterm comparative cancer mortality after use of radio-iodine in the treatment of hyperthyroidism, a fully reported multicenter study. J Insur Med 2001; 33(2):138-42). Không có vẻ tăng tử suất toàn phần ung thư sau khi điều trị với 131-I (JAMA 1998 280:347-355 hay Lancet 1999 353: 2111-2115). Tuy nhiên dữ liệu trái ngược về tỷ số lưu hành ung thư được báo cáo trong vài nghiên cứu (Increased cancer Incidence after radio-iodine treatment for hyperthyroidism. Cancer 2007 May 15;109 (10): 1972-9). Tôi uống i-ốt phóng xạ tuần qua. Khi nào thì tôi thấy bình thường? Câu hỏi tùy thuộc nhiều biến số đặc biệt của bệnh nhân. Thí dụ, bệnh nhân có tuyến giáp quá lớn hay cường giáp nghiêm trọng có thể cần thời gian lâu hơn để bình phục so với bệnh nhân có tuyến giáp nhỏ và cường giáp vừa phải. Tương tự, liều lượng i-ốt phóng xạ càng lớn, tuyến giáp càng đuợc điều trị hiệu quả hơn. Vì i-ốt phóng xạ có thể gây viêm tuyến giáp, hormone tuyến giáp lọt ra ngoài từ chỗ mô bị hư hại đổ vào trong máu. Do đó, triệu chứng của bệnh nhân có thể xấu đi trong vài tuần sau khi điều trị. Trong nhiều ca, nguời ta thấy cải thiện sau 4-8 tuần điều trị với i-ốt phóng xạ, nhưng trong trường hợp trầm trọng hơn thì thời gian lâu hơn. Tùy theo loại cường giáp, thời gian cảm thấy bình thường có thể biến đổi nhiều từ 1 đến 12 tháng. Nên thảo luận với bác sĩ điều trị điều này. Tôi được điều trị i-ốt phóng xạ cho hạch nóng, hiệu quả như thế nào? Phần lớn bệnh nhân thấy giảm đáng kể kích thước hạch ở cổ và giảm mức hormone tuyến giáp đến mức bình thường, thường trong vòng 3-6 tháng điều trị. Việc phát sinh nhược giáp thay vì tuyến giáp bình thường tương đối thấp, khoảng 10% trường hợp. Tôi muốn nhận liều i-ốt phóng xạ chỉ vừa đủ để trị cường giáp, nhưng tôi không muốn bị nhược giáp. Có thể làm theo ý muốn này không? Điều ước muốn này là mục tiêu khó nhất có thể đạt được trên thực hành lâm sàng. Đã có nhiều công thức để tính chính xác lượng i-ốt phóng xạ cần thiết để cho kết quả hoàn hảo nhất, kể cả những biến số như kích thước tuyến giáp, thể tích vùng giáp, và lượng i-ốt phóng xạ thu nhận trên nomogram điều trị tiên đoán. Nhưng mặc dầu đã dùng nhiều thông số hướng dẫn khác nhau, vẫn khó mà đạt được kết quả nêu trên. Nói chung, càng cố gắng không dùng quá đáng i-ốt phóng xạ, mức bệnh tái phát càng cao và cần phải điều trị lần thứ hai. Do đó, nhiều bác sĩ phát biểu rõ ràng là nhược giáp cần phải điều trị suốt đời còn lại là kết quả phải tiên liệu, để bệnh nhân không bị ảo tưởng là không bị nhược giáp. Nhiều nghiên cứu so sành kết quả cuối cùng sau khi dùng liều cố định so với liều được tính rất chính xác chất i-ốt phóng xạ. Nguời ta không thể cho thấy ưu điểm nào khi dùng chế độ liều chính xác tính được. Tôi nhận liều i-ốt phóng xạ và bây giờ mức TSH tăng cao. Tôi có phải dùng hormone tuyến giáp trong phần còn lại của đời tôi hay không? Vài bệnh nhân phát sinh nhược giáp tạm thời sau khi dùng i-ốt phóng xạ, trong khi những người khác, thường là đại đa số bệnh nhân nhận liều có hiệu quả, sẽ bị nhược giáp vĩnh viễn. Nhóm bệnh nhân sinh nhược giáp tạm thời có thể tạo ra kháng thể tự động khóa hẳn chức năng tuyến giáp tạm thời. Thông thường nên theo dõi thích ứng đều đặn, mỗi 4-10 tuần, cho đến khi chức năng tuyến giáp ổn định. Tôi muốn tránh không tăng cân nhiều quá sau khi điều trị. Có cách nào giúp không? Nên theo dõi cẩn thận xét nghiệm máu sau khi điều trị với i-ốt phóng xạ, lúc đầu khoảng 4-8 tuần. Nếu lên cân nhiều quá trong giai đoạn nhược giáp, thường cân nặng ngang với lúc chưa bị cuờng giáp ở nhiều bệnh nhân. Nếu dùng hormon thay thế sớm và tối ưu có thể giúp giảm thiểu dư cân. Tôi đang dùng thuốc chống giáp và tôi sắp được điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Tôi phải ngưng thuốc trong bao lâu trước khi dùng i-ốt phóng xạ? Mặc dầu lời khuyên cổ điển là ngưng thuốc chống giáp (PTU hay methimazol) từ 5 đến 7 ngày, vài nghiên cứu đề nghị chỉ cần ngưng thuốc 2 ngày vẫn có kết quả thỏa mãn. Tôi có cần điều trị với thuốc chống giáp nhiều tháng trước khi dùng i-ốt phóng xạ cho bệnh Grave không? Câu trả lời tùy thuộc bạn cảm thấy như thế nào và mức độ nghiêm trọng của bệnh cường giáp. Thí dụ, nếu bạn bệnh quá xá, hay có thêm bệnh tim với nhịp tim không bình thường hay có triệu chứng bệnh tim như hơi thở ngắn và đau thắt ngực, thì sẽ được khuyên điều trị trước với thuốc chống giáp. Nếu bệnh cường giáp của bạn nhẹ và chịu đựng tốt, có thể bạn không cần điều trị trước với thuốc chống giáp. Thật ra, bệnh nhân điều trị trước nhiều tháng với PTU hay methimazol sẽ trải qua cường giáp trở lại nghiêm trọng, mặc dầu tình trạng cường giáp tạm thời sau khi nhận i-ốt phóng xạ. Nên thảo luận với bác sĩ điều trị nếu bạn còn nghi ngại. Dữ liệu mới đây gợi ý ngưng thuốc 48 giờ trước khi dùng i-ốt phóng xạ có thể giảm bớt cường giáp tăng nghiêm trọng, và có vẻ đạt kết quả hợp lý như khi ngưng thuốc trước 1 tuần. Điều gì sẽ xảy ra cho tuyến giáp và cổ sau khi dùng i-ốt phóng xạ? Một số bệnh nhân sẽ trải qua khó chịu ở cổ và đau họng trong vài ngày đến vài tuần sau khi dùng i-ốt phóng xạ. Tình trạng nghiêm trọng hon hiếm khi xảy ra và có thể kéo dài vài tuần. Dùng thuốc chống viêm không steroid có thể giúp trong trường hợp này. I-ốt phóng xạ sẽ gây tiến trình viêm ở tuyến giáp đưa đến phá hủy dần mô giáp và giảm kích thước tuyến giáp. Tốc độ tiến trình này tùy thuộc bệnh tuyến giáp trước khi điều trị, kích thước của tuyến giáp, và liều i-ốt phóng xạ sử dụng. Trẻ em có thể nhận i-ốt phóng xạ không? Câu trả lời hợi có vẻ trái ngược nhau. Tuy nhiên nhiều trung tâm đã dùng thành công i-ốt phóng xạ cho trẻ em với kết quả tốt. Dược sĩ Dương-Quang-Nhàn . NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ I-ỐT PHÓNG XẠ Ưu điểm chính của điều trị i-ốt phóng xạ cho cường giáp là chiều hướng tỷ lệ thành công cao. hơn nữa, sau khi điều trị i-ốt phóng xạ, vì một lượng rất nhỏ i-ốt phóng xạ có thể tìm thấy trong sữa mẹ ngay cả nhiều tuần sau khi điều trị với i-ốt phóng xạ. Những yếu tố nào liên quan. tuyến giáp, và liều i-ốt phóng xạ sử dụng. Trẻ em có thể nhận i-ốt phóng xạ không? Câu trả lời hợi có vẻ trái ngược nhau. Tuy nhiên nhiều trung tâm đã dùng thành công i-ốt phóng xạ cho trẻ em với

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan