Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx

128 1.7K 10
Bước tiếp trên con đường chẳng mấy ai đi ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BƯỚC TIẾP TRÊN CON ĐƯỜNG CHẲNG MẤY AI ĐI Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác Further Along the Road Less Traveled của M. Scott Peck do nhà Simon & Schuster xuất bản, New York nguồn: http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/05/29/buoc-tiep-tren-con-duong-chang-may-ai-di- 1/ * * * LỜI TỰA Hẳn bạn còn nhớ câu mở đầu quyển Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi: “Cuộc đời đầy gai góc”. Ở đây tôi muốn bổ sung vào chân lý vĩ đại ấy một diễn dịch khác: Cuộc đời đầy phức tạp. Mỗi người trong chúng ta phải tự mở cho mình lối đi riêng trong cuộc đời. Không có thủ bản chỉ nam, không có công thức tiền chế, không có bất cứ câu trả lời dễ dàng nào. Con đường đúng đắn cho người này có thể là con đường sai lạc cho người kia. Trong quyển sách này bạn sẽ không bao giờ tìm thấy những lời khuyên như: “Hãy theo lối này!”, hoặc “Hãy quẹo phải ở đây, quẹo trái ở kia!” … Hành trình cuộc sống không được trải nhựa êm ru, không được thắp đèn chiếu sáng, cũng không có biển báo giao thông. Nó là một con đường đá sỏi xuyên qua sa mạc hoang vu. Trong quyển sách này, tôi sẽ cố trình bày một số điều mà tôi đã học hỏi được trong 10 năm qua – và là những điều đã giúp ích nhiều cho bước chân tôi trong cuộc hành trình dò dẫm qua sa mạc đời mình. Nhưng nếu tôi nói với bạn rằng những khi lạc lối, tôi đã tìm lại được con đường của mình bằng cách theo dấu rêu bám ở má phía bắc các gốc cây, thì tôi thấy không thể không nhắc bạn rằng trong các khu rừng già, nhiều gốc cây cả tứ phía xung quanh đều có rêu bám kín! Tưởng cũng cần cảnh giác bạn đừng hiểu từ “Bước Tiếp” nơi đề tựa sách hay bất cứ nơi đâu trong sách này như là nhằm nói rằng con đường ở đây là một con đường thẳng tắp một mạch rành rành xác định trong đó bạn có thể bước lần lượt hết bước này đến bước khác trong một tiến trình trơn tru đi thẳng tới. Khi nghe tôi nói “Bước Tiếp”, bạn dễ có cảm tưởng rằng “À, chỗ ấy Scott Peck đã từng bước qua, và bây giờ thì Scott Peck đang ở chỗ này. Vậy nếu bây giờ mình ở đây, thì năm tới chắc hẳn mình sẽ ở chỗ đó, chỗ đó … như ông ấy vậy!” Không đâu, tôi không hề muốn nói như thế đâu! Bởi vì con đường của chúng ta không phải như vậy. Đúng hơn, nó là trập trùng những vòng tròn đồng tâm, tỏa ra từ tâm điểm, và trên con đường này chẳng có chi là giản dị cũng chẳng có gì là suôn sẻ cả. Chúng ta không phải làm chuyến hành trình này hoàn toàn chỉ một mình. Chúng ta có thể yêu cầu sự giúp đỡ nơi sức mạnh lớn hơn mình nhưng ở trong chính cuộc đời mình. Mỗi người chúng ta nhìn sức mạnh ấy mỗi khác, song có điều chắc chắn là ai trong chúng ta cũng ý thức về sự hiện diện của sức mạnh này. Và khi mỗi chúng ta tự mở đường cho mình, chúng ta cũng có thể đồng thời giúp nhau nữa. Nếu quyển sách này có thể giúp ích gì cho bạn, thì tôi hy vọng rằng đó là, trước hết, nó sẽ giúp bạn biết suy nghĩ một cách ít đơn giản hóa hơn. Tôi hy vọng bạn sẽ vứt bỏ cố tật đơn giản hóa mọi sự, bạn sẽ chấm dứt xu hướng muốn tìm kiếm những công thức tiền chế và những câu trả lời dễ dàng, để bắt đầu suy nghĩ một cách đa chiều kích hơn, để đĩnh đạc đứng trong huyền nhiệm các nghịch lý của cuộc sống, để không thất đảm do vô số các nguyên nhân và các kết quả gắn chặt nơi mỗi kinh nghiệm, và để trân trọng sự thực rằng: Cuộc đời đầy phức tạp! Quyển sách này là một tuyển tập chuyển thể từ các bài thuyết trình của tôi. Có hai cách để chuyển thể những bài nói chuyện thành văn bản trên giấy trắng mực đen: cách dễ và cách khó. Cách dễ là chỉ đơn thuần ghi lại nguyên xi băng ghi âm, hiệu chỉnh ngữ pháp, rồi in ra, mặc cho kết quả có thể là một mớ hổ lốn các chủ đề rời rã như cơm nguội. Cách khó là cố gắng tổng hợp các chủ đề tạp chủng ấy, kết dệt chúng bằng một chất kết dính mới, tạo thành một toàn thể thống nhất, đầy sáng tạo và dễ đọc. Nhà xuất bản Simon & Schuster và tôi đã nhất trí chọn cách thứ hai. Và tôi đã bỏ ra vô số giờ làm việc với các biên tập viên của tôi để bố cục lại và điều hợp các bài nói chuyện của mình, bổ sung những chất liệu mới và trả lời những vấn nạn mà chúng đặt ra để lấp đầy mọi kẽ hở. Tôi cũng đã đầu tư rất nhiều công sức cho việc hiệu đính bản thảo sau khi biên tập – để ướp vào đó hương vị suy tư của mình. Quyển sách này là một đứa con tinh thần đúng nghĩa của tôi, và tôi có thể hài lòng về nó. Nhưng đây cũng là một công trình tập thể – và rất có thể quyển sách không được khai sinh nếu không có sự cộng tác quan trọng của nhà Simon & Schuster. Tôi đã bỏ ra hàng mấy trăm giờ cho dự án này; và con số ấy còn được nhân lên gấp ba lần bởi ban biên tập của nhà Simon & Schuster, trong đó có nhiều thư ký đánh máy, nhiều biên tập viên sửa bản và nhiều chuyên viên kiểm tra dữ liệu. Tôi chân thành tri ân tất cả. Nhưng tôi cần đặc biệt nêu danh tánh ba người ở đây. Một là Ursula Obst, người chịu trách nhiệm nhiều hơn bất cứ ai khác trong nhiều tháng ròng rã làm công việc đầy tính sáng tạo nghệ thuật là đan kết một khối lượng lớn các bài thuyết trình hỗn hợp thành một quyển sách mạch lạc hẳn hoi. Tôi cũng muốn ghi ơn cách riêng Burton Beals, người đã duyệt lại kết quả công việc của Ursula để chuẩn bị cho khâu hiệu đính của chính tôi. Qua nỗ lực làm việc cần mẫn của anh và qua rất nhiều cuộc thảo luận giữa anh với tôi, chúng tôi đã đúc kết được một quyển sách có thể dám nói là rất dễ đọc. Cuối cùng, tôi muốn nói lên lời cám ơn chân thành đối với Fred Hills, biên tập viên làm việc sát cánh với tôi tại nhà Simon & Schuster. Quyển sách này bắt nguồn đầu tiên từ ý nghĩ của anh; chính anh phát kiến ra nó và anh đã kiên trì chăm sóc nó trong hai năm, từ bắt đầu tới hoàn tất. Anh không những là người ‘phát minh’ ra quyển sách, mà còn là người trực tiếp cộng tác thực hiện nó và là nhà bảo trợ cho nó nữa. Quyển sách này không thể được hoàn thành nếu không có anh. M. Scott Peck, M.D. * * * NỘI DUNG Lời tựa 1. Ý THỨC VÀ VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ -Lớn lên trong đau khổ -Đau khổ giúp lớn lên -Ý thức và sự chữa lành -Những ốc đảo trong sa mạc 2. PHIỀN TRÁCH VÀ THA THỨ -Phiền trách và xét đoán -Cái khổ của tình trạng không biết -Chân lý và ý chí -Trò phiền trách -Thực tại sự dữ -Tha thứ kiểu ‘rẻ tiền’ -Sự phiền trách và chứng khoái khổ -Cần thiết phải tha thứ 3. SỰ CHẾT -Nỗi sợ chết -Chọn khi nào để chết -Những sự chữa trị ‘thần diệu’ -Các rối loạn thể lý và tâm thể -Nhận hiểu sự chết -Những bước chết và những bước trưởng thành -Học chết -Nỗi sợ chết và chứng tự yêu 4. CẢM NẾM HUYỀN NHIỆM -Tâm lý học như thuật giả kim -Tò mò và lãnh đạm -Huyền nhiệm và hành trình tâm linh 5. YÊU MÌNH HAY TỰ TÔN MÌNH -Những lợi điểm của mặc cảm tội lỗi -Những khoảnh khắc tan nát -Hành lý quí báu -Công việc chuẩn bị 6. THẦN THOẠI VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI -Các truyền thuyết -Thần thoại và những câu chuyện thần tiên -Thần thoại và trách nhiệm -Thần thoại về toàn năng -Các thần thoại trong Thánh Kinh -Thần thoại về sự thiện và sự dữ -Thần thoại về anh hùng -Chọn lựa cách diễn dịch 7. TÂM LINH VÀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI -Bản năng và bản tính con người -Các chặng đường trưởng thành tâm linh -Sự phản kháng và đức tin -Vẻ bên ngoài có thể đánh lừa -Phát triển nhân bản và trưởng thành tâm linh -Hãy kiểm tra hầm tối của bạn 8.NGHIỆN: MỘT BỆNH THÁNH THIÊNG! -Jung và hiệp hội A.A. -Một chương trình hoán cải -Một chương trình cho lãnh vực tâm lý -Tâm lý trị liệu phổ thông -Một chương trình cộng đồng -Nghiện rượu, một ân phúc! -Đối mặt sớm với những khủng hoảng 9. VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG SỰ TRƯỞNG THÀNH TÂM LINH -Tính độc đáo của mỗi cá nhân -Con đường tôi tới với Thiên Chúa -Thực tại Đức Giêsu -Thiên năng của Đức Giêsu -Phép Rửa – như là chết đi! -Tội lỗi của Giáo Hội -Bên kia cái chết -Thiên Chúa, một chuyên gia về hiệu năng -Thiên đàng -Bản hợp đồng bất thành văn -Cái hại của việc phân ngăn -Điều gì bị bỏ sót? -Sự phân ngăn trong tâm thần học -Trầm cảm và hoang tưởng 10. TÍNH DỤC VÀ TÂM LINH -Khoái lạc tột đỉnh, một kinh nghiệm thần bí -Aûo tưởng về tình yêu lãng mạn -Tính gợi tình của tâm linh -Vấn đề phổ quát Lời bạt : Tâm thần học sẽ về đâu? * * * Cùng một người dịch: -Thức Tỉnh (Anthony de Mello) -Chạy Trốn (Anthony de Mello) -Một Phút Tầm Phào (Anthony de Mello) -Bước Quyết Định – để gặp Chúa trong đời (James DiGiacomo và John Walsh) -Sống Hết Mình (Earnest Tan) -Những Bài Học Cuối Cùng (Mitch Albom) -Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (M. Scott Peck) -Bước Tiếp Trên Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (M. Scott Peck) -Vũ Điệu Của Sự Mật Thiết (Harriet Lerner) -Các Mẫu Thức Mạc Khải (Avery Dulles) -Dẫn Vào Thần Học (Thomas P. Rausch) -Tiếp Cận Thánh Kinh theo Chủ Nghĩa Cơ Yếu – những điều người Công Giáo cần biết (Ronald D. Witherup) -Tư Vấn Mục Vụ – những kỹ năng căn bản cho các nhà tư vấn Kitô giáo (Richard P. Vaughan) -Bên Kia Hội Nhập Văn Hoá – nhiều hoá thành một được chăng? (Michael Amaladoss) -Hội Nhập Văn Hoá và Đời Tu (Jesus Alvarez Gomez) -Cẩm Nang Xây Dựng Các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản (Ma. Alicia S. Gutierrez & Estela P. Padilla) -Để Giảng Lễ Tốt Hơn – những đề nghị thiết thực cho người giảng lễ (Ken Untener) -Không Lối Thoát? – mục vụ cho những người li dị và các đôi bạn không chính thức (Bernard Haring) -Giáo Hội Cần Loại Linh Mục Nào? (Bernard Haring) -Linh Mục Thiên Niên Kỷ Mới (nhiều tác giả) -Hãy Nâng Tâm Hồn Lên (ĐGH. Gioan Phaolô II) -Thà Thắp Lên Một Ngọn Nến (Christophers’) -Lễ Hiện Xuống Ở Á Châu – một cách thế mới để thể hiện Giáo Hội (Thomas C. Fox) * * * 1. Ý Thức & Vấn Đề Đau Khổ —————————– Suốt cả đời tôi, tôi thường tự hỏi mình sẽ trở thành gì khi mình lớn lên. Rồi, cách đây khoảng bảy năm, tôi nhận ra rằng mình chẳng bao giờ sắp sửa lớn lên cả, bởi vì lớn lên là một quá trình diễn ra không ngừng. Vì thế, tôi tự hỏi: “Này, Scotty, cho tới nay thì mày đã trở thành cái gì rồi?” Vừa khi tự đặt cho mình câu hỏi đó, tôi hết sức hãi hùng nhận ra: mình đã trở thành một người rao tin mừng. Một người rao tin mừng, đó là điểm nhắm cuối cùng của tôi trên trần đời này. Và có lẽ trên trần đời này, người rao tin mừng cũng chính là cái cuối cùng mà bạn muốn hạnh ngộ. Cụm từ “người rao tin mừng” có thể mang những hàm nghĩa rất tồi tệ. Nó có thể làm bạn nghĩ đến một nhà giảng đạo oai nghi trong bộ com-lê trị giá 2000 đô la, với những ngón tay đeo nhẫn vàng sáng rực, ôm một quyển Thánh Kinh to tướng bọc da, gào hết cỡ ‘vô-luym’ rằng: “Lạy Chúa Giêsu, xin cứu độ con!” Bạn đừng sợ. Tôi không có ý nói rằng tôi đã trở thành loại ‘người rao tin mừng’ ấy đâu! Tôi đang sử dụng cụm từ ‘người rao tin mừng’ theo nghĩa nguyên sơ nhất của nó – đó là người mang tin mừng (evangelist). Song xin cảnh giác bạn rằng tôi cũng là người mang tin buồn nữa. Tôi là một kẻ rao cả tin mừng lẫn tin buồn. Nếu bạn là người biết trì hoãn khoái cảm (1) một mức nào đó, thì khi được hỏi: “Anh thích tin nào trước, tin mừng hay tin buồn?”, chắc bạn sẽ trả lời: “À, cho tôi tin buồn trước “. Thì đây, tin buồn đầu tiên mà tôi đem đến cho bạn: Thưa bạn, tôi chẳng hiểu biết mô tê gì! Xem ra thật kỳ quái việc một người mang tin mừng – một người mang sự thật – lại sẵn sàng thú nhận rằng mình không biết gì cả. Nhưng sự thật là chính bạn cũng không biết gì cả. Chẳng ai trong chúng ta biết gì cả. Chúng ta đang sống trong một vũ trụ ngập tràn huyền nhiệm kia mà. Những người rao tin mừng thường được kỳ vọng là những người mang đến cho người ta “niềm vui và sự dễ chịu”. Thì đây, một tin không vui khác cho bạn: tôi đang nói chuyện về hành trình cuộc sống, và khi nói chuyện về hành trình cuộc sống, tôi không thể không đề cập đến các nỗi đau. Đau khổ là một phần của phận người, và đau khổ đã gắn liền với phận người ngay từ thuở con người còn ở trong Vườn Ê-đen. Câu chuyện Vườn Ê-đen ấy là một thần thoại, dĩ nhiên. Nhưng cũng như các thần thoại khác, nó cưu mang trong mình nó sự thực. Và giữa rất nhiều những sự thực mà câu chuyện Ê-đen có thể kể cho chúng ta, đáng kể nhất ở đây là sự thực về cách mà con người đã tiến lên tới cấp độ ý thức. Khi chúng ta ăn trái táo từ Cây Biết Lành Biết Dữ, chúng ta bỗng ý thức, và vì chúng ta ý thức nên chúng ta cũng ý thức về chính mình. Thiên Chúa dựa vào đâu để nhận ra rằng chúng ta đã ăn quả táo ấy, bạn biết không? Đó là: chúng ta bất ngờ trở nên thẹn thùng, xấu hổ! Như vậy, một trong những điều mà thần thoại này muốn nói với ta là: Xấu hổ là một phần của bản tính con người. Trong nghề nghiệp của mình với tư cách là một bác sĩ tâm thần và, gần đây hơn, với tư cách là một tác giả và một diễn giả, tôi đã có những cơ hội gặp gỡ rất nhiều người tuyệt vời, những người suy tư sâu sắc, và tôi chưa bao giờ gặp một ai trong số họ lại không biết xấu hổ. Vài người trong họ không tự nghĩ mình có tính xấu hổ, nhưng khi trao đổi với tôi về đề tài này, những người ấy rốt cục đều nhận ra rằng họ cũng xấu hổ như bất cứ ai. Tôi cũng có gặp một số ít – rất ít – người không xấu hổ, và đó là những người đã bị thương tổn cách này hay cách khác: Họ đã bị mất đi một phần nhân tính nơi mình! Xấu hổ là bản tính tự nhiên của con người, và chúng ta đã xấu hổ trong Vườn Ê-đen khi chúng ta bắt đầu ý thức về chính mình. Chúng ta ý thức về chính mình như là những hữu thể tách biệt. Chúng ta mất cảm thức thống nhất với tự nhiên, với vũ trụ. Gắn liền với sự mất mát cảm thức thống nhất này với thế giới tạo vật là sự kiện chúng ta bị trục xuất khỏi Địa Đàng. LỚN LÊN TRONG ĐAU KHỔ Khi chúng ta bị đuổi ra khỏi Vườn Ê-đen, chúng ta bị đuổi mãi mãi. Chúng ta không bao giờ có thể trở lại Ê-đen. Chuyện kể rằng cổng vườn bị chặn lại bởi các kê-ru-bim và một thanh gươm lửa. Chúng ta không thể quay về. Chúng ta chỉ có thể đi về phía trước mà thôi. Quay về Ê-đen cũng giống như cố gắng quay về với cung lòng mẹ, về với thuở còn là em bé, còn là bào thai. Không thể quay về như vậy, chúng ta chỉ còn có một cách là lớn lên. Chúng ta chỉ có thể đi về phía trước, xuyên qua sa mạc cuộc đời, tự mở lối cho mình trong khổ đau, đi qua những dặm đường khô cằn nứt nẻ để đạt tới những cấp độ ý thức ngày càng sâu hơn. Đây là một sự thật vô cùng quan trọng, vì rất nhiều tâm bệnh của con người, kể cả chứng lạm dụng ma túy, đều xuất phát từ cố gắng muốn trở về Ê-đen. Tại các bữa tiệc rượu, chúng ta thường có khuynh hướng cần ít nhất một ly để giúp làm giảm bớt cái ý thức về mình của chúng ta, giúp xua đi bớt sự xấu hổ nơi ta. Ly rượu ấy thường hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó, phải không? Về rượu, bia, cô ca hoặc một hỗn hợp nào đó tương tự, nếu chúng ta dùng đúng lượng phù hợp, chúng ta có thể tạm thời lấy lại được cảm thức thống nhất với tự nhiên mà mình đã đánh mất. Chúng ta có thể cảm thấy thoải mái, tự nhiên: một cảm giác ấm áp, ngất ngây, bềnh bồng… Dĩ nhiên, cảm giác ấy không bao giờ kéo dài lâu, và cái giá mà người ta phải trả cho nó thường quá đắt. Vì thế, thần thoại kia quả đúng thực. Chúng ta thực sự không thể trở lại Ê-đen. Chúng ta phải tiến về phía trước xuyên qua sa mạc. Và đây là một hành trình đầy gai góc, bởi vì ý thức thường gắn liền với nỗi đau. Đa số người ta ngưng cuộc hành trình sớm hết sức có thể. Họ tìm thấy một nơi chốn nào đó có vẻ an toàn, một cái hang được moi trong cát, và họ dừng lại đó thay vì tiếp bước xuyên qua sa mạc khổ đau, sa mạc của những chông gai và sỏi đá. [...]... là cha hay mẹ của một đứa con gái muời sáu tuổi đang xin phép bạn cho nó đi chơi một buổi tối cuối tuần đến 2 giờ sáng Bạn sẽ làm gì? Có ba cách mà các bậc cha mẹ có thể chọn Một là trả lời: “Không Dứt khoát không được, con ạ Con có nhớ là con không được đi chơi quá 10 giờ tối không?” Hay cách khác, bạn nói: “Ồ, được chứ, con gái yêu Con cứ đi tùy thích!” Hai cách phản ứng trên có thể được gọi là hữu... rằng việc vượt qua nỗi sợ sẽ không chỉ làm cho bạn mạnh mẽ hơn mà còn là một bước quyết định đưa bạn tiến lên trên bậc thang trưởng thành Nhưng thế nào là trưởng thành? Khi tôi viết Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi, dù tôi đã mô tả rất nhiều người ấu trĩ, song tôi đã không bao giờ đưa ra một định nghĩa về sự trưởng thành Tôi cho rằng đi u dường như đặc trưng cho những người ấu trĩ là họ cứ chôn chân một chỗ,... mình nhiều niềm an ủi trong khi phấn đấu bước đi trên hành trình sỏi đá và đớn đau của mình Ai trong chúng ta cũng cần một cảm giác khuây khỏa dễ chịu nào đó trên đường mình đi, nhưng chúng ta không cần sự ổn thỏa ngay tức thời Tôi đã gặp những kẻ giết nhau bằng những sự ổn thỏa ngay tức thời, và họ đã làm thế nhân danh sự chữa trị Họ đưa ra những lý do rất vị kỷ Chẳng hạn, thử hình dung Rick là bạn tôi... nỗi khổ đau của người khác – và rồi đi u kỳ diệu nhất sẽ xảy ra Đảm nhận nhiều nỗi đau hơn, bạn sẽ càng bắt đầu cảm nghiệm nhiều niềm vui hơn Và đây thật là tin mừng, tin mừng về cái làm cho cuộc hành trình của chúng ta cuối cùng trở nên thật đáng giá —————(1) Một trong bốn đi m của Qui Phạm, đã được tác giả trình bày trong phần Một, quyền Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (2) Theo kiểu nói của Benjamen Franklin... cứng … thường sa vào cái đôi khi được gọi là “tình trạng trẻ con lần thứ hai” của họ Họ ích kỷ, họ vùng vằng đòi hỏi Kỳ thực đấy không phải vì họ đã đi vào “tình trạng trẻ con lần thứ hai”; đúng hơn, đấy bởi vì họ chưa bao giờ bước ra khỏi tình trạng trẻ con lần thứ nhất của họ Họ chỉ có cái ‘mã’ người lớn, còn thực chất họ chỉ là một đứa con nít không hơn không kém Đó là một thực tế mà giới bác sĩ... nhau, nhưng chúng vẫn có một đi m chung Chúng là những câu trả lời theo khuôn rập sẵn Hai cách phản ứng ấy không đòi cha mẹ phải tốn công sức chút nào cả! Theo quan đi m của tôi, đi u mà các bậc cha mẹ nên làm là tự hỏi chính mình: “Tối nay mình có nên cho con gái mình đi chơi đến hai giờ sáng không nhỉ?” Và họ có lẽ sẽ trả lời: “Thật khó xử Quả là thường tình nó không đi đâu quá 10 giờ tối, nhưng... tôi tự hỏi đi u gì là quan trọng nhất liên quan đến cuộc hiện sinh con người, câu trả lời đầu tiên đến với đầu óc tôi là: Cuộc sống con người là một cái gì rất hữu hạn, tất cả chúng ta đều đang đi đến cái chết Thế là tôi ‘bén duyên’ với sự chết kể từ đó Lớn lên, tôi mới sực hiểu ra rằng sự chết không phải là đi u quan trọng nhất trong cuộc sống con người – mà có lẽ nó là đi u quan trọng thứ hai Và một... một người phụ nữ ngoại tình, Đức Giêsu nói: Ai vô tội thì hãy ném viên đá đầu tiên đi. ” Vì tất cả chúng ta đều là những tội nhân, phải chăng đi u đó có nghĩa rằng chúng ta không nên ném đá bất cứ ai? Phải chăng chúng ta không nên phiền trách hay xét đoán bất cứ ai? Quả thực, không có ai ném viên đá nào vào người phụ nữ ấy Và Đức Giêsu nói với chị: “Không ai xử tội chị sao? Tôi cũng không xử tội chị.”... nhỏ, nhưng đó chỉ là khuyết đi m thường tình của con người, chỉ vì chính ông ta đã trải qua một tuổi thơ bị tổn thương.” Đàng khác, sự tha thứ đòi hỏi người ta nhìn thẳng vào sự dữ Chẳng hạn, bạn nói với bố dượng: Đi u ông đã làm là không đúng, dù ông bào chữa bằng lý lẽ gì đi nữa Ông đã xúc phạm đến tôi Tôi biết rõ đi u đó Nhưng tôi vẫn tha thứ cho ông.” Nói gì thì nói, đó là đi u thật không dễ Sự tha... lại diễn ra lần thứ ba, và anh bắt đầu nhận ra rằng mình đang theo một con đường tự hủy diệt mình, một con đường in đậm dấu vết của chứng khoái khổ Một ví dụ khác liên quan đến một phụ nữ xinh đẹp, thông minh, duyên dáng và có tài năng Cô bắt bồ và hẹn hò với hết chàng này đến chàng khác, chẳng bền được với ai! Và sự việc cứ thế lặp đi lặp lại … Những người liên tục bộc lộ tính cách tự hủy diệt như vậy . BƯỚC TIẾP TRÊN CON ĐƯỜNG CHẲNG MẤY AI ĐI Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác Further Along the Road Less Traveled của. http://xuanbichvietnam.wordpress.com/2009/05/29/buoc-tiep-tren -con- duong-chang-may -ai- di- 1/ * * * LỜI TỰA Hẳn bạn còn nhớ câu mở đầu quyển Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi: “Cuộc đời đầy gai góc”. Ở đây tôi muốn bổ sung vào. Mello) -Bước Quyết Định – để gặp Chúa trong đời (James DiGiacomo và John Walsh) -Sống Hết Mình (Earnest Tan) -Những Bài Học Cuối Cùng (Mitch Albom) -Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi (M. Scott Peck) -Bước Tiếp

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI BẠT:

    • TÂM THẦN HỌC SẼ VỀ ĐÂU?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan