Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 1 ppt

15 289 0
Khung pháp luật chung cho nhà đầu tư trong và ngoài nước 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Lời nói đầu Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước đã có nhiều khởi sắc, được nhân dân ta và quốc tế đánh giá cao. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: “Nghiên cứu để tiến tới áp dụng một khung pháp luật thống nhất chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tạo mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước là một trong những quy luật khách quan của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Theo lời của Thủ tướng Phan Văn Khải, thì “ Cái chính là mặt bằng pháp luật, mặt bằng cơ chế chính sách”. Nếu không có một “hành lang pháp lý” vững chắc, bảo đảm sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước trong mọi quá trình của hoạt động đầu tư từ khẩu tìm hiểu đầu tư đến khâu thành lập, triển khai, mở rộng hoặc thu hẹp và chấm dứt dự án đầu tư thì sẽ không theo kịp với tiến trình hội nhập. Có thể nói, sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước hiện nay được coi là một trong những hạn chế ảnh hưởng tới tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong những năm qua, chúng ta có nhiều cố gắng trong việc đưa các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài và các quy định về đầu tư trong nước xích lại gần nhau. Một khi còn tồn tại hai hệ thống quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, thì không thể có khái niệm “sân chơi” bình đẳng cho hoạt động đầu tư trong nước, bất kể đó là đầu tư nước ngoài hay đầu tư trong nước. Tất nhiên, do hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ mạnh, nên nếu phải vào cùng một “sân chơi”, trong cùng một “mặt bằng” với các nhà đầu tư nước ngoài, có tiềm lực kinh tế, giàu kinh nghiệm, có công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại hơn hẳn chúng ta, thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh nổi. Chính vì vậy, trước mắt vẫn cần phải có hành lang 2 pháp lý riêng cho từng loại đối tượng. Nhưng do xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang trở thành vấn đề bức xúc và do yêu cầu của việc hội nhập, các quốc gia đang dần xoá bỏ sự khác biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việt Nam muốn hoà vào xu thế chung đó thì không có cách nào khác là phải từng bước tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chúng ta phải tính toán để đưa ra những bước đi thích hợp với trình độ, hoàn cảnh và đặc điểm của Việt Nam. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Phương hướng hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” hiện nay mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Việt Nam. 3 Chương 1 Một số vấn đề chung về pháp luật đầu tư nước ngoài tại việt nam 1.1. Sự cần thiết phải có pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam Trong đời sống xã hội, pháp luật luôn là một phương tiện quan trọng không thể thay thế để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tổ chức, quản lý đời sống xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định, phát triển, phù hợp với những mục đích mà Nhà nước và xã hội đặt ra. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã ban hành Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, trong đó quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân"; Điều 12 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN ". Quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, là chức năng cơ bản của Nhà nước ta trong điều kiện cụ thể hiện nay. Để thực hiện chức năng này, chúng ta phải nhận thức đúng đắn các quy luật kinh tế – xã hội khách quan, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước và các điều kiện quốc tế, xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sử dụng đồng bộ và hợp lý các công cụ kế hoạch, chính sách và các đòn bẩy kinh tế. Trong hệ thống các công cụ và biện pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, được thể hiện ở một số nội dung sau đây: Thứ nhất, để điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhà nước có thể và cần phải sử dụng nhiều công cụ, biện pháp và hình thức khác nhau như chính sách, kế hoạch đầu tư trực tiếp nước ngoài, đòn bẩy kinh tế, pháp luật đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, trong số các công cụ, biện pháp đó, pháp luật đầu tư 4 nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi lẽ với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô toàn xã hội. Thứ hai, pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, luôn luôn gắn liền với Nhà nước và chỉ Nhà nước mới sử dụng công cụ này. Nhà nước điều chỉnh mọi quá trình xảy ra trong xã hội và hành vi của con người, trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được thực hiện bằng một cơ chế thực thi pháp luật và nhờ có quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị thực hiện ý chí của mình, buộc cả xã hội phải tuân theo và phục tùng bằng cách đề ra pháp luật và thực hiện pháp luật trên thực tế. Nhà nước điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật. Do đó chỉ có điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật thì quyền lực nhà nước mới có ý nghĩa và mới đem lại hiệu quả thiết thực. Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, nên cũng có thể khẳng định, pháp luật đầu tư nước ngoài ra đời từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị. Thứ ba, sự phát sinh, phát triển của pháp luật đầu tư nước ngoài phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, sau khi pháp luật đầu tư nước ngoài đã được ban hành, các cơ quan nhà nước phải triệt để tuân thủ trong quá trình thực hiện chức năng quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay. Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, sự tồn tại của pháp luật là một nhu cầu khách quan bắt nguồn từ những đòi hỏi của các quan hệ kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với thời kỳ quan liêu, bao cấp, vì ở thời kỳ này, sự tồn tại của pháp luật như một nhu cầu chủ quan bắt nguồn từ những đòi hỏi của Nhà nước, là một phương tiện trong tay Nhà nước để kìm hãm, xóa bỏ những quan hệ kinh tế nào đó một cách duy ý chí. 5 Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, pháp luật đầu tư nước ngoài được hình thành trên cơ sở những đòi hỏi khách quan của quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, tồn tại như một quan hệ nội tại của sự vận động, phát triển kinh tế đối ngoại. Pháp luật đầu tư nước ngoài là hệ thống các quy phạm, chuẩn mực, mà dựa vào đó các nhà đầu tư nước ngoài tìm được "sân chơi", các nhà quản lý có phương tiện để điều khiển "cuộc chơi". Pháp luật đầu tư nước ngoài là mực thước để phân định đúng, sai, kiểm nghiệm và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Sự điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật phải bảo đảm cho hoạt động này vận động theo đúng những quy luật khách quan, không thể áp đặt bằng ý chí chủ quan, duy ý chí. Bằng pháp luật, Nhà nước tạo môi trường và hành lang pháp lý để những nhà đầu tư nước ngoài có thể tự chủ sản xuất kinh doanh, tự bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời không làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể khác và toàn xã hội. Thứ năm, trong việc điều chỉnh quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, pháp luật quy định cho các bên tham gia một số quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, đồng thời thiết lập cơ chế đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó được thực hiện. Vì vậy, khi tham gia vào các quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài do pháp luật điều chỉnh, các chủ thể phải có hành vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng pháp luật, không chỉ tác động tới các hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài, mà còn tác động đối với toàn xã hội nói chung. 1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của Pháp Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1.2.1. Khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài Để làm sáng tỏ khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài, cần làm rõ khái niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài, các hình thức, phương thức đầu tư nước ngoài, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước 6 ngoài. 1.2.1.1. Khái niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài, hình thức, phương thức đầu tư nước ngoài  Khái niệm “đầu tư nước ngoài” Để làm sáng tỏ khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài, trước hết cần làm rõ khái niệm đầu tư. Theo Đại từ điển tiếng Việt, đầu tư là: "Bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh để được hưởng phần lời lãi" 1 . Dưới góc độ khoa học, đầu tư (investment) là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực sản xuất lớn hơn. Nói cách khác, đầu tư là việc đưa vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vốn đầu tư bao gồm tiền và các tài sản khác như động sản, bất động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình… Như vậy, có thể đưa ra khái niệm đầu tư như sau: đầu tư là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận. Về khái niệm đầu tư nước ngoài, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) đã đưa ra định nghĩa: "đầu tư nước ngoài được hiểu là tất cả những loại giá trị vật chất mà nhà đầu tư đưa từ nước ký kết này sang nước ký kết hữu quan theo pháp luật của nước sử dụng đầu tư". ở khái niệm này, đầu tư nước ngoài được hiểu với nghĩa rất hẹp chỉ bao gồm các giá trị vật chất, còn các loại tài sản vô hình thì lại chưa được đề cập đến. Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1996: "Đầu tư thương mại và các thỏa thuận chính sách quốc tế", có đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài: "là một khoản đầu tư liên quan đến các quan hệ dài hạn và phản ánh một lợi ích lâu dài và sự kiểm soát một thực thể trong một nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngoài hay công ty mẹ) thông qua một doanh nghiệp thuộc về một nền kinh tế khác, nền kinh tế của nước có nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài". . 1 Xem: Nguyễn Như ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1998, tr 610 7 ở nước ta, ngay từ năm 1977, khái niệm đầu tư nước ngoài đã chính thức được ghi nhận trong Điều lệ Đầu tư của nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18/4/1977 (sau đây gọi tắt là Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977): “ Được coi là đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam việc đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn sau đây, nhằm xây dựng những cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có: - Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ (gồm cả những thứ dùng cho việc thí nghiệm), phương tiện vận tải, vật tư kỹ thuật… cần thiết cho mục đích nói trên; - Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh, phương pháp công nghệ, bí mật kỹ thuật (know - how), nhãn hiệu chế tạo… - Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ, nếu phía Việt Nam thấy cần thiết ” Phân tích khái niệm trên cho thấy, không phải bất cứ sự vận động vốn (tư bản) nào từ nước ngoài vào Việt Nam đều được coi là đầu tư nước ngoài, mà chỉ những tài sản và vốn được quy định tại Điều 2 Điều lệ đầu tư nước ngoài, được đưa vào sử dụng ở Việt Nam mới được coi là đầu tư nước ngoài. Trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, khái niệm đầu tư nước ngoài đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này". Có thể nói, với quy định mới này, khái niệm đầu tư nước ngoài đã được mở rộng hơn so với khái niệm đầu tư nước ngoài trong Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977. Trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, khái niệm đầu tư được hiểu theo một nghĩa rộng hơn: "là mọi hình thức đầu tư trên lãnh thổ của một Bên do các công dân hoặc công ty của Bên kia sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay 8 gián tiếp, bao gồm các hình thức: một công ty hoặc một doanh nghiệp; cổ phần, cổ phiếu và các hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ và các quyền lợi đối với các khoản nợ dưới các hình thức khác trong công ty; các quyền theo hợp đồng như quyền theo các hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng hoặc hợp đồng quản lý, các hợp đồng sản xuất hoặc hợp đồng phân chia doanh thu, tô nhượng hoặc các hợp đồng tương tự khác…”. Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài như sau: đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư của nước này đưa vốn bằng tiền hoặc tài sản khác vào nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Trong khái niệm này, yếu tố nước ngoài được thể hiện bằng hai dấu hiệu đặc trưng chính, đó là: có sự tham gia của chủ thể nước ngoài và có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. Đầu tư nước ngoài được phân làm hai loại: đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn thiết lập ra cơ sở sản xuất, kinh doanh cho riêng mình, tự đứng ra làm chủ sở hữu, tự quản lý hoặc thuê người quản lý cơ sở này (đầu tư 100% vốn), hoặc hợp tác với một hay nhiều doanh nghiệp của nước sở tại thành lập một doanh nghiệp liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh, cùng làm chủ sở hữu, cùng quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh này. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh tế, nhưng không tham gia điều hành cơ sở kinh tế đó. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ là một trong bốn nguồn tài chính nước ngoài được đưa vào một quốc gia, đó là: 1) Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và phi chính phủ (NGO); 2) Tín dụng thương mại; 3) Tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; 4) Vốn đầu tư trực tiếp. Bốn nguồn vốn này có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, 9 nguồn vốn này là tiền đề để thu hút nguồn vốn khác và tạo điều kiện để trả nợ nguồn vốn khác. Nếu một quốc gia đang phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thì khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI và các nguồn vốn tín dụng khác. Nhưng nếu chỉ chú trọng nguồn vốn ODA, mà không tìm cách thu hút nguồn vốn FDI và các nguồn vốn tín dụng khác, thì quốc gia đó sẽ không thể có khả năng để trả nợ vốn ODA.  Hình thức đầu tư Thực tiễn đầu tư nước ngoài của nhiều nước trên thế giới cho thấy, có rất nhiều hình thức đầu tư phong phú như: hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức liên doanh, hình thức công ty cổ phần, công ty quản lý vốn, chi nhánh công ty nước ngoài, hình thức gia công, lắp ráp ở nước ta, đầu tư trực tiếp nước ngoài được pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành quy định dưới ba hình thức: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta và có tư cách pháp nhân của Việt Nam - Doanh nghiệp liên doanh là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng góp vốn thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng bỏ vốn kinh doanh theo một hợp đồng, mỗi bên giữ tư cách pháp nhân riêng, không thành lập pháp nhân mới.  Phương thức đầu tư Có thể hiểu phương thức đầu tư là cách tổ chức đưa vốn vào kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các phương thức sau: - BOT (Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) là phương thức, trong đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, tự kinh doanh để thu hồi vốn, 10 lợi nhuận trong thời hạn nhất định, sau thời hạn đó chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. - BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) là phương thức, trong đó nhà đầu tư nước ngoài ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. - BT (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao) là phương thức, trong đó nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. - Khu chế xuất là khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập, thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, tiến hành hoạt động xuất khẩu, - Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ phục vụ sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập. 1.2.1.2. Khái niệm đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài Pháp luật đầu tư nước ngoài nếu được hiểu theo nghĩa rộng gồm ba bộ phận: Bộ phận thứ nhất: gồm đạo luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn trực tiếp thi hành. Bộ phận thứ hai: gồm các chế định có liên quan đến đầu tư nước ngoài được quy định trong các đạo luật khác. Bộ phận thứ ba: gồm các quy phạm pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Pháp luật đầu tư nước ngoài được hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm đạo luật Đầu tư nước ngoài và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành trực tiếp. [...]... trên, có thể đưa ra khái niệm về pháp luật đầu tư nước ngoài như sau: Pháp luật đầu tư nước ngoài là hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Pháp luật đầu tư nước ngoài gồm hai phần: Phần chung và Phần riêng Phần chung của pháp luật đầu tư nước ngoài bao gồm các quy phạm điều 12 chỉnh các quan hệ mang tính... chấp 1. 2.2 Đặc trưng cơ bản của pháp luật đầu tư nước ngoài Từ khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài đã được trình bày ở trên và qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản như sau: 1. 2.2 .1 Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài có một số quy phạm pháp luật đầu tiên hướng tới nền kinh tế thị trường Điều lệ Đầu tư. .. doanh, liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước - Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế - Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các tổ chức, cá nhân nước ngoài - Quan hệ giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước với người lao động... tố nước ngoài, nhưng không có tính chất bắt buộc như quan hệ đầu tư nước ngoài 11  Về phương pháp điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài Xét dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, phương pháp điều chỉnh của pháp luật được hiểu là tổng hợp những cách thức tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội Phương pháp điều chỉnh của pháp luật có những đặc điểm: do Nhà nước thông qua và các... nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư trong nước với các cơ quan tài phán trong nước và quốc tế - Các quan hệ khác Dấu hiệu đặc trưng có tính chất bắt buộc của các quan hệ xã hội thuộc đối tư ng điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài là yếu tố nước ngoài Các quan hệ xã hội thuộc đối tư ng điều chỉnh của các ngành luật khác như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh tế... nhau và được sử dụng trong sự kết hợp với nhau Nghiên cứu pháp luật đầu tư nước ngoài hoặc pháp luật khuyến khích đầu tư nước ngoài của một số nước trên thế giới như Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, cho thấy, các nước này đều sử dụng cả ba phương pháp điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài, chỉ khác nhau ở cách thức kết hợp ba phương pháp Như vậy, pháp luật đầu tư nước ngoài. .. là các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài tham gia quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm có: 1) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam 2) Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1 Xem: TS Hoàng Phààc Hiàp (19 96), C ch i u ch nh pháp lu t trong l nh v c 15 u t tr c ti p ... trị và các điều kiện chính trị, xã hội khác Đối tư ng điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước ngoài là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: - Quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam mà đại diện là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Quan hệ giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước. .. thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta Đầu tư nước ngoài với tính chất là sự vận động trực tiếp của tư bản nước ngoài vào Việt Nam lúc đó vẫn chưa được tán thành Chỉ sau khi có chính sách đổi mới tư duy lý luận và tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước, thì đạo luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới có cơ hội ra đời, các quan hệ đầu tư nước ngoài mới hình thành và phát triển trên cơ sở pháp. .. sau so với nhiều nước trên thế giới và đương nhiên bị chi phối bởi quá trình quốc tế hóa nền kinh tế của các nước Đây có thể coi là vấn đề hợp quy luật trong tiến trình hội nhập của nước ta vào đời sống kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới 1. 2.2.3 Pháp luật đầu tư nước ngoài có một số chủ thể đặc thù Pháp luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài, trong đó ít nhất một . niệm đầu tư, đầu tư nước ngoài, các hình thức, phương thức đầu tư nước ngoài, đối tư ng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của pháp luật đầu tư nước 6 ngoài. 1. 2 .1. 1. Khái niệm đầu tư, đầu. nói chung. 1. 2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của Pháp Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1. 2 .1. Khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài Để làm sáng tỏ khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài, . giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việt Nam muốn hoà vào xu thế chung đó thì không có cách nào khác là phải từng bước tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước

Ngày đăng: 13/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan