Câu hỏi thảo luận luật dân sự - Giao dịch dân sự - Đại diện - Thời hạn và hiệu lực pptx

6 1.6K 7
Câu hỏi thảo luận luật dân sự - Giao dịch dân sự - Đại diện - Thời hạn và hiệu lực pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN- THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU Posted on 01/07/2009 by Civillawinfor Những câu hỏi thuộc vấn đề này chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào. Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Để đảm bảo khách quan, việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com Số lượng và nội dung các câu hỏi sẽ được Civillawinfor chỉnh sửa, bổ sung và cập nhật CÂU HỎI TỰ LUẬN 1. Xác định điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương; 2. Xác định các trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực; 3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối; 4. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần; 5. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện với giao dịch dân sự vô hiệu do đối tượng bị cấm tham gia giao dịch; 6. Phân biệt giao dịch dân sự xác lập do do bị lừa dối và giao dịch dân sự giả tạo; 7. Cho 5 ví dụ về giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức bắt buộc theo luật định. Ý nghĩa của việc qui định hình thức giao dịch bắt buộc; 8. Cho năm ví dụ về đối tượng của giao dịch là công việc;Phân biệt giữa giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình với giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; 9. Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự; 10. Xác định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu và một bên chủ thể đã chết (đối với cá nhân), chấm dứt hoạt động (đối với pháp nhân); 11. Xác định những quyền lợi của người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu; 12. Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu; 13. Xác định các trường hợp người thứ ba chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu khi giao dịch dân sự vô hiệu; 14. Xác định đại diện theo pháp luật của một pháp nhân là cơ quan nhà nước; 15. Xác định đại diện theo pháp luật của một tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị và ban giám đốc; 16. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với hộ gia đình; 17. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế; 18. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân làm phát sinh; 19. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh; 20. Xác định loại đại diện đối với giám hộ cử; 21. Xác định người đại diện của người trên 18 tuổi mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp người đó còn cha mẹ, vợ, chồng, ông bà, anh, chị, em ruột; 22. Phân biệt ủy quyền theo hợp đồng và ủy quyền trong nội bộ của pháp nhân; 23. Điều kiện đối với người đại diện là cá nhân; 24. Xác định các trường hợp quan hệ đại diện của pháp nhân chấm dứt; 25. Cho 10 ví dụ về thời hạn được qui định bởi pháp luật; 26. Phân biệt về cách xác định thời hạn và thời hiệu; 27. Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi pham thời hạn theo thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định; 28. Xác định hậu quả pháp lý của chủ thể vi phạm thời hiệu khởi kiện; 29. Xác định các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự; 30. Xác định các trường hợp một khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện hoặc làm bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện; 31. Cho ví dụ về thời hiệu chủ thể được hưởng quyền; 32. Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. 33. Nêu rõ nội dung điều kiện người tham giao dịch hoàn toàn tự nguyện và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 34. Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 35. Nêu rõ nội dung điều kiện mục đích, nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội và hậu qủa pháp lý của việc vi phạm điều kiện này; 36. Nêu các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự. Cho ví dụ minh họa đối với mỗi nguyên tắc; 37. Nguyên tắc bảo vệ người thứ ba khi giao dịch dân sự vô hiệu; 38. Các điều kiện để áp dụng việc ủy quyền lại; 39. Các căn cứ xác định người đại diện theo pháp luật; 40. Xác định các trường hợp người được đại diện không phải chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện; 41. Xác định thời hạn do pháp luật qui định nhưng không phải là thời hiệu; 42. Xác đinh các trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật do sự biến pháp lý; 43. Hãy xác định các qui phạm tùy nghi lựa chọn trong qui định của pháp luật dân sự về giao dịch dân sự; 44. Xác định nguyên tắc tính thời hạn do các chủ thể dân sự thỏa thuận; 45. Nguyên tắc xác định thời hiệu khi có sưh kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan; 46. Xác định thời hạn trong một hợp đồng cụ thể và đang có tranh chấp về thời hạn của hợp đồng; KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự; 2. Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự; 3. Giao dịch được xác lập giữa người mất năng lực hành vi dân sự với chủ thể khác luôn vô hiệu; 4. Giao dịch giả tạo là loại giao dịch có mục đích và nội dụng trái luật; 5. Giao dịch dân sự vi phạm hình thức theo luật định đương nhiên vô hiệu kể từ thời điểm giao dịch được giao kết; 6. Giao dịch vô hiệu do giả tạo làm vô hiệu cả giao dịch giả tạo và giao dịch bị che dấu; 7. Giao dịch do nhầm lẫn không bị vô hiệu nếu cả hai bên chủ thể giao dịch dân sự đều nhầm lẫn; 8. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, người thứ ba chiếm không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu; 9. Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường giữa các chủ thể; 10. Khi giao dịch dân sự vô hiệu mà các bên đã thực hiện một phần nội dung nghĩa vụ thì phần nghĩa vụ còn lại các bên không phải thực hiện tiếp; 11. Giao dịch dân sự xác lập do một bên chủ thể dưới 15 tuổi là giao dịch dân sự vô hiệu; 12. Giao dịch dân sự do chủ thể là người đủ 18 tuổi trở lên xác lập thì không vô hiệu; 13. Giao dịch dân sự có chủ thể là pháp nhân bắt buộc giao kết thông người đại diện; 14. Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật của pháp nhân xác lập làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của pháp nhân; 15. Thi hoa hậu Việt Nam là giao dịch dân sự thuộc loại hành vi pháp lý đơn phương; 16. Mua sổ số là giao dịch thuộc loại hợp đồng dân sự; 17. Giao dịch có đối tượng là công việc mà chủ thể thực hiện công việc chết thì giao dịch đương nhiên chấm dứt; 18. Giao dịch có đối tượng bị cấm tham gia giao dịch luôn vô hiệu; 19. Giao dịch giả tạo luôn vô hiệu; 20. Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (ABC…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt; 21. Khi pháp nhân bị giải thể thì giao dịch dân sự chấm dứt; 22. Khi pháp nhân bi chia tách thành nhiều pháp nhân thì các giao dịch của pháp nhân bị tách chấm dứt; 23. Pháp nhân chấm dứt hoạt động do hết thời hạn hoạt động làm chấm dứt các giao dịch dân sự mà pháp nhân đó là một bên chủ thể; 24. Đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối sẽ bị tịch thu sung vào công quĩ nhà nước; 25. Đối với giao dịch vô hiệu tương đối, nếu các bên không khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu thì giao dịch đó có hiệu lực; 26. Khi một bên chủ thể có hành vi lừa dối chủ thể bên kai thì giao dịch dân sự vô hiệu; 27. Hành vi đe dọa giữa các chủ thể trong một giao dịch dân sự làm giao dịch dân sự vô hiệu; 28. Đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế là chủ sở hữu tài sản của pháp nhân đó; 29. Người đại diện theo pháp nhân có thể là pháp nhân; 30. Người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân có thể là pháp nhân; 31. Quan hệ giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật; 32. Quan hệ giám hộ cử là quan hệ đại diện theo ủy quyền; 33. Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình; 34. Bệnh viện là người đại diện theo pháp luật của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại bệnh viện đó; 35. Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; 36. Đại diện theo ủy quyền của hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân phải là thành viên của các tổ chức này; 37. Khi người đại diện theo pháp luật của hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện giao dịch vì lợi ích của hộ gia đình, tổ hợp tác làm phát sinh nghĩa vụ, thì nghĩa vụ đó được bảo đảm thực hiện bằng tài sản của hộ gia đình, tổ hợp tác và tài sản riêng của các thành viên; 38. Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân là cơ quan nhà nước xác lập được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước; 39. Người đại diện theo pháp luật của cơ quan nhà nước được xác định theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 40. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện được bảo đảm bằng tài sản riêng của người đại diện; 41. Thời hiệu là thời hạn 42. Thời hạn là thời hiệu; 43. Thời hạn có thể được xác định theo thỏa thuận của chủ thể; 44. Thời hiệu là loại thời hạn chỉ do pháp luật qui định; 45. Khi thời hạn không xác định rõ ngày, tháng phát sinh thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên, tháng tiếp theo; 46. Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày chủ thể có quyền khởi kiện đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; 47. Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật; 48. Thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự xác lập trước ngày BLDS năm 2005 có hiệu lực được tính từ thời điểm BLDS năm 2005 có hiệu lực; 49. Giao dịch dân sự có điều kiện là giao dịch phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch; 50. Giao dịch vi phạm hình thức luật định thì đương nhiên vô hiệu; 51. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo là loại giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện có hiệu lực về sự tự nguyện của chủ thể; 52. Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu toàn bộ; 53. Giao dịch cho vay nặng lãi là giao dịch vô hiệu tuyệt đối; 54. Khi chủ thể của giao dịch chết thì giao dịch chấm dứt; 55. Có thể chủ thể chết lại là căn cứ để giao dịch có hiệu lực; 56. Áp dụng Luật tại thời điểm có tranh chấp về giao dịch; 57. Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch tiếp theo; 58. Trong trường hợp không xác định được ngày, thì thời hiệu được tính từ 0 giờ ngày 1 tháng dương lịch xảy ra sự kiện; 59. Nếu các bên trong giao dịch có thỏa thuận về thời hạn theo ngày, thì thời điểm kết thức thời hạn tính theo giờ làm việc trong ngày . CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN- THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU Posted on 01/07/2009 by Civillawinfor Những câu hỏi thuộc vấn đề này. trường hợp giao dịch vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nhưng giao dịch vẫn có hiệu lực; 3. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương. biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần; 5. Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế

Ngày đăng: 13/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂU HỎI THẢO LUẬN VẤN ĐỀ 4 – MODUL1 LUẬT DÂN SỰ: GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN- THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan