Những điều cần biết về Ung Thư Phổi - Phần 1 pdf

13 326 3
Những điều cần biết về Ung Thư Phổi - Phần 1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những điều cần biết về Ung Thư Phổi Phần 1 Phổi nằm trong lồng ngực, và là một phần của bộ máy hô hấp. Không khí vào cơ thể qua mũi và miệng, đi qua khí quản (trachea). Khí quản chia thành hai tiểu khí quản (bronchus) đưa không khí vào những phế quản (brochioles), tiểu phế quản đưa không khí vào phế nang (alveoli), đơn vị nhỏ nhất của phổi. Khi hít hơi vào, phổi giãn nở; đây là cách cơ thể thu nhận dưỡng khí (oxygen). Khi thở ra, khí thoát khỏi phổi; đây là cách cơ thể loại bỏ thán khí (carbon dioxide). Phổi là một loại mô xốp (sponge-like) gồm hai lá phổi, bên phải và bên trái. Lá phổi phải có 3 thùy (lobes), lá phổi trái có hai thùy. Một màng mỏng gồm 2 lớp (the pleura) bao bọc phổi và lót bên trong lồng ngực. Giữa hai lớp màng pleura là một lượng chất lỏng rất nhỏ gọi là “pleural fluid”. Bình thường, chất lỏng này không tích tụ. Khi ta hít hơi vào, phổi nhận dưỡng khí (oxygen) cần thiết cho tế bào. Khi ta thở ra, phổi thải ra thán khí (carbon dioxide) mà tế bào cần đào thải. Tế bào ung thư Ung thư khởi đầu từ tế bào, đơn vị căn bản của mọi mô, mô tạo thành bộ phận. Bình thường, tế bào khỏe mạnh sinh sản và tăng trưởng tạo ra những tế bào con khi cần thiết. Khi tế bào khỏe mạnh già lão hoặc bị hư hoại, chúng chết, và các tế bào mới thay thế. Đôi khi, quá trình sinh-tử trật tự kể trên bị đảo lộn. Tế bào mới xuất hiện trong khi cơ thể không cần đến, hoặc tế bào già lão, hư hoại không chết như đã định, sự tích tụ của các tế bào mới và cũ tạo thành khối gọi là "khối u", bướu hay "tumor“. Khối u (bướu) có thể "lành" (benign) hoặc "độc" (malignant). Bướu lành thường không độc hại như bướu độc. Bướu phổi lành: • Ít khi gây tử vong • Thường không cần giải phẫu để cắt bỏ • Không ăn lậm (invasive) đến các mô lân cận • Không lan xa đến những bộ phận khác trong cơ thể Bướu phổi độc: • Có thể gây tử vong • Có thể tái phát sau khi đã được cắt bỏ, chữa trị • Có thể ăn lậm đến các mô lân cận • Lan ra các bộ khác Tế bào ung thư lan rộng bằng cách tách rời từ khối u đầu tiên. Các tế bào này theo mạch máu (blood vessel) hoặc mạch bạch huyết (lymph vessel) đến mọi bộ phận trong cơ thể. Tế bào ung thư có thể "bám" vào các bộ phận và sinh sản, tạo nên một khối u mới, có thể gây hư hoại các bộ phận này. Sư lan tràn của tế bào ung thư gọi là "metastasis". Xem phần "định kỳ" (staging) về sự lan tràn của ung thư phổi. Những yếu tố nguy hại (gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi hay "risk factors“) Khoa học chưa thể giải thích rõ ràng tại sao một người bị ung thư phổi mà những người khác không bị bệnh. Tuy nhiên ta đã biết rằng người có nhiều yếu tố nguy hại có tỷ lệ bị chứng bệnh này cao hơn những người khác. Yếu tố nguy hại gia tăng nguy cơ bị bệnh. Thống kê ghi nhận những yếu tố nguy hại của ung thư phổi bao gồm: • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây ung thư phổi. Đây là yếu tố nguy hại nhất của ung thư phổi. Những hóa chất trong khói thuốc lá hủy hoại tế bào phổi. Vì thế, việc hút thuốc lá, thuốc lào, ống điếu có thể gây ung thư phổi và ngửi khói thuốc gây ung thư cho những người không hút thuốc (second hand smoke). Càng hít thở nhiều khói thuốc, tỷ lệ ung thư phổi càng cao. • Radon: là một khí phóng xạ, không có mùi hoặc vị, gây hư hoại tế bào phổi. Radon bốc lên từ đất và đá. Những người làm việc trong hầm mỏ thường hít thở khí radon. Khí radon có thể tìm thấy trong nhà tại một số địa phương. Những người hít thở khí radon có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn, và những người hút thuốc lá hít thở radon có tỷ lệ ung thư phổi cao hơn nữa so với những người không bị nhiễm radon. • Asbestos và một số hóa chất: asbestos là khoáng chất trong thiên nhiên dưới dạng sợi, nhỏ như tơ (fiber). Asbestos có thể vỡ ra từng mảnh nhỏ, bay trong không khí, bám vào quần áo. Những mảnh asbestos này có thể làm nghẽn và gây hư hại phế nang. Nhiễm asbestos, arsenic, chromium, nickel, soot, hắc ín và một số hóa chất khác là những yếu tố nguy hại, gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. Tỷ lệ ung thư cao hơn nữa với những người hút thuốc lá. • Ô nhiễm không khí: Trong môi sinh bị ô nhiễm bởi khói xăng, fossil fuels (khí than hay khí đá), tỷ lệ ung thư phổi cũng gia tăng. Sinh sống trong những nơi có khói thuốc (involunteer or passive smoking) càng gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. • Có thân nhân (cha, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư phổi . Bị ung thư phổi sẽ gia tăng tỷ lệ ung thư lần thứ nhì, với một loại ung thư phổi khác. • Tuổi tác: Tuổi tác (65+) gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. Các chuyên gia tiếp tục tìm hiểu các yếu tố nguy hại khác. Thống kê cho thấy chứng lao phổi (tuberculosis) và viêm khí quản (bronchitis) gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi, lý do tại sao thì ta chưa rõ. Những người nghi rằng mình có thể bị ung thư phổi nên thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể đặt chương trình truy tìm dấu vết ung thư định kỳ, thảo luận cách giảm yếu tố nguy hại gây ung thư. Nhưng người đã bị ung thư phổi, việc khám bệnh định kỳ sau khi chữa trị là việc quan trọng. Ung thư phổi có thể tái phát hoặc một loại ung thư phổi khác có thể xuất hiện. Làm thế nào để ngưng hút thuốc? Ngưng hút thuốc là việc cần thiết cho những người hút thuốc, ngay cả những người hút thuốc nhiều năm. Những người đã bị ung thư, ngưng hút thuốc có thể giảm nguy cơ bị những chứng ung thư khác. Ngưng hút thuốc cũng giúp việc chữa trị có hiệu quả hơn. Có nhiều cách để được giúp đỡ: • Hỏi bác sĩ về loại thuốc giúp cai thuốc lá hoặc nicotine như loại cao dán, kẹo cao su, thuốc ngậm, thuốc hít qua màng mũi. Bác sĩ có thể giới thiệu những cách chữa trị chứng nghiện thuốc lá. • Hỏi bác sĩ về những chương trình cai thuốc lá tại địa phương hoặc những chuyên viên chữa trị các chứng nghiện. • Gọi điện thoại cho viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ tại 1- 877-44U- QUIT; các nhân viên sẽ thảo luận với quý vị về a) cách ngưng hút thuốc; b) những nhóm hỗ trợ giúp người hút thuốc ngưng hút; c) tài liệu về ngưng hút thuốc; d) tham dự cuộc thử nghiệm lâm sàng tìm kiếm cách ngưng hút thuốc hiệu quả nhất. • Đến thăm trang nhà của chính phủ liên bang: h*tp://www.smokefree.gov ; tại đây có những tài liệu về việc ngưng hút thuốc và giới thiệu các nơi tán trợ khác. Truy tìm Những phương cách thí nghiệm giúp bác sĩ tìm kiếm và chữa trị ung thư sớm hơn. Những phương cách truy tìm rất hiệu quả trong việc khám phá ung thư vú, ung thư tử cung. Hiện nay chưa có phương cách hiệu quả nào để khám phá ung thư phổi. Nhiều phương cách truy tìm đang được thử nghiệm xem mức hiệu quả đến đâu, bao gồm thử đờm (sputum), chụp quang tuyến phổi hoặc dùng spiral CT scan. Tuy nhiên việc truy tìm mang lại một số trở ngại. Chẳng hạn như một hình quang tuyến phổi bất thường (sẽ dẫn đến một cuộc giải phẫu để tìm kiếm ung thư), nhưng người có tấm quang tuyến bất thường chưa hẳn đã bị ung thư. Thống kê cho thấy là những loại thử nghiệm kể trên dẫn đến việc giảm số tử vong vì ung thư phổi. Quý vị có thể thảo luận với bác sĩ của mình về các yếu tố nguy hại, những cái lợi, hại liên quan đến việc truy tìm ung thư phổi. Như tất cả mọi quyết định y tế, quyết định thử nghiệm ung thư cũng là một quyết định có tính cách cá nhân, dựa trên việc cân nhắc các yếu tố kể trên. Triệu chứng • Ho dai dẳng, hoặc ho mỗi ngày một nặng • Đau ở ngực triền miên • Ho ra máu • Hụt hơi, khó thở hoặc khản tiếng • Bị nhiễm trùng đường hô hấp nhiều lần • Bị sưng phù ở mặt và cổ • Biếng ăn, xuống cân • Mất sức, mệt mỏi Những triệu chứng này gây ra bởi nhiều chứng bệnh kể cả ung thư, cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt. Chẩn bệnh Nếu quý vị có triệu chứng khiến ta nghi ngại ung thư, bác sĩ cần tìm kiếm xem các triệu chứng này đến từ ung thư hoặc từ những nguyên nhân khác. Bác sĩ có thể hỏi chi tiết về bệnh sử của chính quý vị và bệnh sử của thân nhân, dùng những phương cách thử nghiệm khác như: • Khám tổng quát: bác sĩ nghe tiếng thở, tìm dấu vết của chứng “nước trong phổi”, tìm kiếm xem hạch bạch huyết, gan có sưng hay không • Chụp quang tuyến phổi: Hình quang tuyến có thể cho thấy bướu hoặc nước trong phổi. • CT scan: chụp hình chi tiết các bộ phận trong cơ thể, “spiral CT” quay chung quanh bệnh nhân và chụp hình. Những tấm hình này có thể cho thấy khối u, nước hoặc hạch bạch huyết sưng to. Tìm kiếm tế bào ung thư Việc chẩn đoán chính xác nhất khi tế bào được kiểm nghiệm bởi bác sĩ chuyên môn khảo sát bệnh lý, pathologist, qua kính hiển vi. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều cách sau để lấy mẫu tế bào: • Thử đờm • Thoracentesis: Bác sĩ dùng một kim nhỏ đâm xuyên qua lồng ngực lấy một ít chất lỏng đọng quanh phổi để thử nghiệm • Bronchoscopy: Bác sĩ dùng một ống nhỏ, mềm, đầu ống có đèn truyền qua miệng hoặc mũi, qua khí quản, tiểu khí quản, phế quản, đến phế nang để lấy tế bào hoặc một mảnh phổi để thử nghiệm. • Needle aspiration: Bác sĩ dùng một kim đâm xuyên qua lồng ngực để lấy một mảnh phổi hoặc một mảnh hạch bạch huyết để thử nghiệm • Thoracoscopy: Bác sĩ giải phẫu cắt nhiều đường ngắn tại ngực và lưng, chuyển qua lỗ hổng dụng cụ nội soi để quan sát phổi và những bộ phận lân cận. Khi thấy cấu trúc bất thường, bác sĩ sẽ trích mô, lấy ra một mảnh mô để thử nghiệm. • Thoracotomy: Bác sĩ giải phẩu mổ lồng ngực để lấy ra một mành phổi, một mảnh hạch bạch huyết để thử nghiệm. • Mediastiscopy: Bác sĩ giải phẫu mở một lỗ hổng tại lồng ngực, chuyển dụng cụ nội soi để quan sát lồng ngực và có thể trích mô các cấu trúc bất thường. Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh thiết): • Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô? • Tôi có phải ở lại bệnh viên không? Nếu có, thì bao nhiêu lâu? • Tôi có phải làm gì để sửa soạn không? • Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết? Có đau đớn lắm không? • Làm sinh thiết có rủi ro không? Phổi có bị ảnh hưởng gì không? Tôi có bị xuất huyết? Nhiễm trùng? • Bao nhiêu lâu thì tôi sẽ hồi phục? • Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi hiểu? • Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới? Và bao giờ? Những loại ung thư phổi [...]... lý kiểm nghiệm đờm, nước trong bọc phổi, mẫu tế bào để tìm kiếm ung thư Nếu có dấu hiệu của ung thư, bác sĩ này sẽ báo cáo về loại ung thư Ung thư được chữa trị tùy theo loại Những loại ung thư phổi được đặt tên theo hình dạng dưới kính hiển vi: Ung thư phổi có hai loại chính, non small cell lung cancer, NSLC (tế bào phổi lớn) và small cell lung cancer, SLC (tế bào phổi nhỏ), tùy theo hình dạng của... bác sĩ cần định thời kỳ của ung thư, xem ung thư đã lan chưa; nếu có, đã lan tới bộ phận nào trong cơ thể trước khi chữa trị Ung thư phổi thư ng lan đến hạch bạch huyết, não bộ, xương, gan và tuyến thư ng thận Khi ung thư lan từ nơi khởi đầu đến các bộ phận khác, khối u mới có cùng một loại tế bào ung thư, và có cùng tên như khối u khởi thủy Thí dụ, khi ung thư phổi lan đến gan, tế bào ung thư tại... thư phổi lan đến gan, tế bào ung thư tại gan lúc này là những tế bào ung thư phổi Chứng bệnh được gọi là "ung thư phổi lan đến gan“ hay "metastatic disease“ (không gọi là "ung thư gan“) Vì vậy, được chữa trị như ung thư phổi Bác sĩ có thể dùng những cách sau để định kỳ ung thư: • CT scan: Tìm dấu vết ung thư tại gan, tuyến thư ng thận, não bộ hoặc những bộ phận khác Bệnh nhận uống hoặc được chích một... hiển vi Mỗi loại ung thư sinh sôi, lan tràn khác biệt nhau và cách chữa do đó cũng khác nhau • Small cell lung cancer: khoảng 13 % ung th phổi là loại ung thưnày, sinh sôi nhanh và thư ng lan ra những bộ phận khác trong cơ thể • Nonsmall cell lung cancer 87%: Thư ng thấy hơn là loại small cell lung cancer, sinh sôi và lan tràn chậm hơn Có ba loại NSCL, tên đặt dựa theo tế bào nơi ung thư khởi thủy: Squamous... tích tụ tại những u bướu mới Tế bào ung thư biến dưỡng nhiều đường hơn so với tế bào bình thư ng Do đó hình ảnh sẽ rõ ràng hơn, "sáng“ hơn tại những mô đang tăng trưởng như ung thư Định kỳ “Small Cell Lung Cancer“ (SCLC): Bác sĩ xếp loại SCLC thành hai thời kỳ: • Thời kỳ giới hạn (limited stage): Ung thư tìm thấy tại 1 lá phổi và nhưng mô lân cận • Thời kỳ lan tràn (extensive disease): Ung thư tìm thấy... u, bác sĩ có thể sẽ cần trích mô • Bone scan: Dùng để tìm dấu vết ung thư tại xương Bệnh nhân được chích một lượng phóng xạ vào tĩnh mạch, hóa chất này luân lưu khắp cơ thể và tích tụ tại xương Dụng cụ dò tìm chất phóng xạ "đọc“ và đo lượng phóng xạ tại những vùng xương bị ung thư • MRI: Tìm dấu vết ung thư tại não bộ, xương, và những nơi khác • PET scan: Bệnh nhân được chích một dung dịch phóng xạ chứa... stage): Ung thư tìm thấy tại 1 lá phổi và nhưng mô lân cận • Thời kỳ lan tràn (extensive disease): Ung thư tìm thấy trong lồng ngực bên ngoài lá phổi nơi ung thư khởi đầu, hoặc ung thư tìm thấy ở những bộ phận khác Cách chữa trị tùy thuộc vào thời kỳ của ung thư . dấu hiệu của ung thư, bác sĩ này sẽ báo cáo về loại ung thư. Ung thư được chữa trị tùy theo loại. Những loại ung thư phổi được đặt tên theo hình dạng dưới kính hiển vi: Ung thư phổi có hai. những nơi có khói thuốc (involunteer or passive smoking) càng gia tăng tỷ lệ ung thư phổi. • Có thân nhân (cha, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư phổi . Bị ung thư phổi sẽ gia tăng tỷ lệ ung thư. Những điều cần biết về Ung Thư Phổi Phần 1 Phổi nằm trong lồng ngực, và là một phần của bộ máy hô hấp. Không khí vào cơ thể qua mũi

Ngày đăng: 13/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan