BÀI ĐỌC THÊM: VI HÀNH Nguyễn Ái Quốc

4 12.2K 76
BÀI ĐỌC THÊM: VI HÀNH Nguyễn Ái Quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI ĐỌC THÊM: VI HÀNH Nguyễn Ái Quốc I. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Xuất xứ: Truyện ngắn Vi Hành được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân đạo Pháp 1923. Lấy bút danh NAQ 2/ Hoàn cảnh sáng tác: 1922 thực dân Pháp mời vua Khải Định đến dự cuộc đấu xảo thuộc địa nhằm lừa gạt nhân dân Pháp, An Nam đã quy phục “Mẫu quốc” tình hình Đông Đương đã ổn định, để chính phủ Pháp đầu tư cho thuộc địa này - Mục đích: Vạch trần bản chất tay sai, bù nhìn của vua Khải Định. Đồng thời tác giả cho nhân dân Pháp thấy rõ những thủ đoạn xảo trá của thực dân Pháp. 3/ Ý nghĩa nhan đề: “Vi Hành” tiếng Pháp là Incognito nghĩa là: ngầm, bí mật không công khai Dịch giả Huy Thông chọn từ Hán Việt “Vi Hành” → ngày xưa các nhà vua thường cải trang đi lên, tìm hiểu, dò dân chúng. Ngày nay vua Khải Định “Vi Hành” → Đi lén để thỏa thích ăn chơi phục vụ nhu cầu cá nhân → Nhằm châm biếm, mỉa mai. 4/ Tóm Tắt Tác Phẩm: - Dưới dạng viết thư cho cô em họ, nhân vật chính xưng “tôi” trong truyện “Vi Hành” của Nguyễn Ái Quốc kể rằng: “Trên một chuyến tàu điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ người Pháp thấy tôi, họ tưởng lầm tôi là vua An Nam đang “Vi hành” nên không nghe được tiếng Pháp. Do đó, họ tha hồ bình phẩm về vị vua này: Từ dáng vẻ đến cách ăn mặc, từ mặt mũi đến cử chỉ, hành vi ăn chơi lén lút Dưới con mắt họ vua An Nam chỉ lá một người lổ lăng, ngu dốt, giống như tên hề rẻ tiền, con rối trong nhà hát - Từ đó nhân vật tôi thấy buồn cười và nhớ về ngày còn bé ở quê nhà, nhớ về các bậc cải trang vĩ đại xưa vua Thuần, vua Pie nước Nga. Tác giả thấy khó chịu về các ông hoàng, ông chúa ngày nay vì lí do riêng tư cũng “Vi Hành”. Tác giả mỉa mai chua chát việc vi hành của vua An Nam Khải Định và lên án gay gắt tính chất bịp bợm, giả dối dưới chiêu bài văn minh, khai hóa của Pháp ở thuộc địa. - Tác giả còn tưởng tượng ra chính phủ Pháp cũng nhầm lẫn không nhận ra ai là khách thật của mình vì thế mới cho người “hộ giá” ân cần tất cả những người da vàng trên đất Pháp.Từ đó NAQ kín đáo mỉa mai chế độ mật thám dày đặt ở ngay Pari thủ đô một nước tự xưng là tự do dân chủ văn minh nhân quyền. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: - Tác giả dùng nghệ thuật tạo tình huống nhầm lẫn nhân vật xưng tôi là vua Khải Định một cách độc đáo để: Phê phán vua Khải Định một cách khách quan hơn châm biếm sâu sắc tạo được sức thuyết phục cao. Với nghệ thuật này NAQ đạt được hiệu quả cao trong sáng tác : Bắn 1 mũi tên trúng hai mục đích vua Khải Định và TDP a. Hình ảnh vua Khải Định: - Lúc đầu tác giả để đôi nam nữ thanh niên người Pháp nhầm tưởng Bác là vua Khải Định không biết tiếng Pháp. Do vậy mặt sức tha hồ bình phẩm từ dáng vẻ đến cử chỉ hành vi ăn chơi của y . - Chân dung Khải Định hiện lên rất sinh động mà không cần hắn xuất hiện:  Hình dáng (bộ mặt): xấu xí thô kệch → mũi tẹt, mắt xếch, mặt bằng như vỏ chanh → coi thường miệt thị người dân An Nam  Trang phục: Lố lăng, kệch cởm, quê mùa : “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay đeo đầy những nhẫn”. “Hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm” → tác giả châm biếm hài hước, hắn là người thích khoe khoang chưng diện cố tình phô trương sự giàu có của mình nhưng không phù hợp với người phương tây → chỉ là 1 chú hề rẻ tiền”. Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ngay cạnh”.  Tư cách : ăn chơi vô độ, hắn xuất hiện: trường đua, đang vi hành đến tiệm cầm đồ, ngài còn đến những nơi ăn chơí của Pari hay là chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé. Làm vua Khải Định có đầy đủ cung tần mỹ nữ, cao lương mĩ vị nhưng vẫn muốn tập tành cách ăn chơi theo kiểu hương tây → Thực chất vua Khải Định trong con mắt của người dân Pháp chỉ là 1 ông vua bù nhìn, 1 tên hề, 1 con rối không hơn không kém : “Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê ” ⇒ Đối với những người yêu nước Khải Định là 1 ông vua làm nhục quốc thể → như vậy với tình huống nhầm lẫn mà chân dung Khải Định được khắc họa 1 cách rõ nét nhất b) Châm biếm chính sách của TDP: - Giọng văn vừa mỉa mai vừa trữ tình. Trong lời mỉa mai có cả nỗi đau xót khi nói đến tội ác của TDP đối với nhân dân ta - Đầu độc dân thuộc địa bằng rượu cồn và thuốc phiện → đây là những thứ vô cùng độc hại làm suy nhược cả giống nòi và mất ý chí đấu tranh : “phải chăng ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxăng đệ nhất, có được sung sướng uống rượu và hút thuốc phiện như dân Nam” → nhưng thực chất mỉa mai châm biếm tội ác của thực dân + tác giả để cho dân chúng Pháp cho rằng : “Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp + Hay hơn là chính phủ Pháp mời Khải Định sang Pháp nhưng cũng chẳng nhận khách thật của mình là ai nên đã “Đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tùy tùng đi hộ giá tuốt” và “có thể nói các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút” → mỉa mai châm biếm bề ngoài mời vua Khải Định sang thăm Pháp nhưng thực chất cho mật thám theo dễ rình rập bắt bớ những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp + Nghĩ về quê nhà, nghĩ về đất nước về dân tộc cảm thấy đau đớn xót xa khi nước mình cũng có 1 vị vua đang vi hành không phải vì dân vì nước như vua Thuấn, vua Pie nước Nga mà ngài vi hành vì mục đích cá nhân. 2/ Hình thức viết thư cho cô em họ: Dùng lối văn viết thư → Tự do phóng khoảng dễ diễn đạt chuyển đổi giọng văn một cách thoải mái tự nhiên dễ liên tưởng tạt ngang nói được nhiều chuyện, nhiều đối tượng cảnh chuyển linh hoạt 3/ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: Sử dụng bút pháp trào phụng châm biếm rất đặc sắc: - Nhan đề của truyện “Vi hành” - Câu dẫn (phụ đề) → “Những bức thư gửi cô em họ” dịch từ tiếng An Nam - Ngôn ngữ truyện có tác dụng châm biếm, hài hước, vừa xót xa đau đớn - Ngoài ra tác phẩm có lối viết hiện đại Châu Âu rất phù hợp với người Pháp: nhẹ nhàng, hài hước dí dỏm III. TỔNG KẾT: Truyện thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chinh trị và văn học nghệ thuật, ngắn gọn súc tích, giàu chất trí tuệ hiện đại tiêu biểu cho bộ phận sáng tác truyện và kí nói riêng phong cách nghệ thuật của NAQ nói chung đã phản ánh chân thật đúng tính chất tay sai bù nhìn của vua Khải Định và chính sách tàn bạo giả dối của hực dân Pháp. . BÀI ĐỌC THÊM: VI HÀNH Nguyễn Ái Quốc I. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1/ Xuất xứ: Truyện ngắn Vi Hành được vi t bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân đạo Pháp. ngày nay vì lí do riêng tư cũng Vi Hành . Tác giả mỉa mai chua chát vi c vi hành của vua An Nam Khải Định và lên án gay gắt tính chất bịp bợm, giả dối dưới chiêu bài văn minh, khai hóa của Pháp. Vi Hành → Đi lén để thỏa thích ăn chơi phục vụ nhu cầu cá nhân → Nhằm châm biếm, mỉa mai. 4/ Tóm Tắt Tác Phẩm: - Dưới dạng vi t thư cho cô em họ, nhân vật chính xưng “tôi” trong truyện Vi Hành

Ngày đăng: 13/07/2014, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan