Bài giảng : An toàn môi trường part 6 pdf

10 371 0
Bài giảng : An toàn môi trường part 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

http://www.ebook.edu.vn 51 §11-3 Những biện pháp an toàn chủ yếu 1- Những yêu cầu chung. Khi thiết kế máy hợp lí phải thoả mãn hàng loạt các yêu cầu sau: - Phải đảm bảo làm việc an toàn, tạo điều kiện lao động tốt, điều kiện thuận lợi và nhẹ nhàng. - Các máy móc, thiết bò thiết kế ra phải phù hợp với thể lực, thần kinh và các đặc điểm của các bộ phận cơ thể. - Cần phải đặc biệt đề phòng trường hợp thao tác nhầm lẫn. - Khi thiết kế máy, các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với tầm người sử dụng. - Khi thiết kế máy cần phải xuất phát từ số liệu nhân chủng học của cơ thể con người. - Máy cần được trang bò những cơ cấu phòng ngừa quá tải, phòng ngừa nguồn cung cấp sụt điện áp, mất năng lượng, - Khi chọn kết câu máy mới, phải chú ý chọn sao cho người sử dụng dễ quan sát sự hoạt động của máy, dễ bôi trơn, tháo lắp và điều chỉnh. - Khi bố trí chỗ nâng máy để di chuyển, phải tính đến vò trí trọng tâm của nó, bảo đảm di chuyển máy được ổn đònh. Một thiết bò được thiết kế không đảm bảo an toàn thì không những là nguyên nhân gây ra tai nạn mà còn làm thiệt hại về mặt kinh tế. 2- Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ. Cơ cấu che chắn là cơ cấu nhằm cách li công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. Vai trò của cơ cấu che chắn để đảm bảo an toàn trong điều kiện sản xuất rất to lớn. Cơ cấu che chắn có thể là: các tấm kính, lưới hoặc rào chắn. Có thể chia cơ cấu che chắn ra làm hai loại cơ bản: cố đònh và tháo lắp. Cơ cấu che chắn tháo lắp thường dùng để che chắn cho các bộ phận truyền động cần thường kì tiến hành các công việc điều chỉnh, cho dầu, tháo lắp bộ phận Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm, người ta thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực an toàn đủ bảo vệ cho công nhân phục vụ. 3- Cơ cấu phòng ngừa. Cơ cấu phòng ngừa là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bò có liên quan đến điều kiện an toàn của công nhân. Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bò hoặc bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá trò số giới hạn cho phép. Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bò, cơ cấu phòng ngừa được chia làm ba loại : http://www.ebook.edu.vn 52 * Các hệ thống có thể tự động phục hồi lại khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy đònh như li hợp ma sát, rơle nhiệt, li hợp vấu- lò xo, van an toàn kiểu tải trọng hoặc lò xo, * Các hệ thông phục hồi khả năng làm việc bằng tay như trục vít rơi trên máy tiện. * Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắt, Các bộ phận này thường là bộ phận yếu nhất của hệ thống. Trong quá trình thiết kế máy, phải tính toán các bộ phận này thật chính xác để đảm bảo cho thiết bò làm việc được an toàn. Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa rất khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc trưng của các thiết bò đã cho và các quá trình công nghệ. 4- Các cơ cấu điều khiển và phanh hãm. Cơ cấu điều khiển gồm các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, các vô lăng điều khiển, cần phải làm việc tin cậy, dễ với tay tới, dễ phân biệt, Các yêu cầu cần đảm bảo khi thiết kế các cơ cấu điều khiển và phanh hãm : - Các cơ cấu điều khiển phải bố trí sao cho công nhân không ở gần vùng nguy hiểm của máy, không hướng về phía đó, không làm cho công nhân căng thẳng, - Khi thiết kế hoặc chọn cơ cấu điều khiển, cần chú trọng hai điều kiện sau đây: + Sự phù hợp giữa chuyển động và vò trí của cơ cấu điều khiển và cơ cấu chấp hành. + Hiệu quả khi sử dụng cơ cấu và bảng chỉ dẫn của cơ cấu. - Những cơ cấu điều khiển phải sử dụng thường xuyên nên bố trí ở độ cao từ khuỷu tay đến vai và nên gần chỗ công nhân đứng. - Các cơ cấu điều khiển nên tập trung và nên tận lượng đặt trong một diện tích gọn nhất. - Hướng của cơ cấu điều khiển nên bố trí sao cho song song với hướng chuyển động của cơ cấu chấp hành mà nó tác động. - Khi xác đònh kích thước của cơ cấu điều khiển, cần phải tính đến giới hạn làm việc bình thường của bàn tay. Những xe vận chuyển, những máy móc có yêu cầu dừng máy nhanh chóng phải được thiết kế các phanh hãm. - Phanh hãm phải đảm bảo thuận tiện, tin cậy và phải hãm dừng máy sau một thời gian quy đònh. 5- Khoá liên động. Khoá liên động là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho thiết bò sản xuất và công nhân trong khi sử dụng máy phòng khi thao tác sai. http://www.ebook.edu.vn 53 Trên các máy công cụ người ta dùng khoá liên động để bảo đảm nếu chưa đóng che chắn an toàn lại thì sẽ không mở được máy, cửa buồng điện cao áp, cửa buồng lái cần trục, có lắp khoá liên động để khi đã đóng cửa lại mới điều khiển được buồng điện hoặc cần trục; để bàn từ của máy mài làm việc được, nghóa là đã có lực hút vật mài, thì máy mới cho đá mài quay; để bàn máy tiện không cho bàn dao dọc và ngang chạy đồng thời Khoá liên động có thể dùng điện, dùng cơ khí, dùng thuỷ lực, khí nén, hay điện cơ khí kết hợp. Người ta còn thiết kế khoá liên động bằng tế bào quang điện dùng trên các máy dập, máy ép, máy cưa Với nguyên tắc: nếu không có vật gì cản trở nằm trong vùng nguy hiểm, sẽ có một dòng điện chạy qua mạch điện thì công tắc điện sẽ đóng, máy làm việc; ngược lại khi tay công nhân còn đặt trong vùng nguy hiểm của máy thì ánh sáng bò che khuất, trong mạch không có điện, công tắc điện sẽ không được đóng, máy không làm viêc. 6- Tín hiệu an toàn. Tín hiệu an toàn là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy an toàn hay sắp có sự cố xẩy ra. Các loại tín hiệu gồm có: a- Tín hiệu ánh sáng: là một biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, trong hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, Tiêu chuẩn quốc tế về tín hiệu ánh sáng đã được quy đònh như sau : - nh sáng đỏ: tín hiệu cấm, biểu hiện sự nguy hiểm trực tiếp. - nh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, biểu thò sự cần thiết phải chú ý. - nh sáng xanh: tín hiệu cho phép, biểu thò sự an toàn. b- Tín hiệu màu sắc: để giúp cho công nhân xác đònh nhanh chóng và không nhầm lẫn điểu kiện an toàn khi hoàn thành các công việc sản xuất khác nhau, để lưu ý công nhân đến những yêu cầu về kó thuật an toàn. Tín hiệu màu sắc được phân làm hai nhóm lớn : chính và phụ. Tín hiệu màu sắc chính gồm: đỏ, vàng và xanh lá cây. Tín hiệu màu sắc phụ gồm: trắng, da cam, xanh nước biển. Dùng các tín hiệu màu sắc trên các kết cấu công trình, các thiết bò công nghệ, máy móc vận chuyển, đường ống để làm cho người ta chú ý đến sự nguy hiểm hoặc an toàn. Tín hiệu màu sắc có ý nghóa rất quan trọng để làm việc an toàn. c- Tín hiệu âm thanh: có thể phát ra âm thanh bằng các cơ cấu khác nhau như còi, chuông, Để công nhân dễ nhận biết, các tín hiệu âm thanh phải phát ra các âm thanh khác biệt với các tiếng ồn của sản xuất. d- Dấu hiệu an toàn: các dấu hiệu an toàn có tác dụng nhắc nhở để đề phòng tai nạn lao động. Các dấu hiệu này thường được treo trên vùng đất xí nghiệp, trên từng máy, nơi đang sửa chữa, ở các vùng nguy hiểm. http://www.ebook.edu.vn 54 7- Thử máy trước khi sử dụng: a- Dò khuyết tật: Đối với các chi tiết máy hoặc thiết bò quan trọng, nếu tồn tại cac khuyết tật bên trong như nứt, rỗ có lẫn tạp chất, có thể dẫn đến sự cố. Vì vậy ngoài việc kiểm tra kích thước, hình dáng, độ bóng bề mặt, còn dò khuyết tật để đánh giá chất lượng sản phẩm. Hiện nay người ta người ta thường dùng siêu âm, tia Rơnghen, các chất đồng vò phóng xạ, để dò khuyết tật bên trong các vật bằng kim loại. b- Thử quá tải: Trước khi đưa máy vào sản xuất, các máy mới, các máy sửa chữa lại đều phải được kiểm tra. Một trong những phương pháp kiểm tra là thử quá tải. Có thử như vậy mới có thể đảm bảo an toàn khi thiết bò làm việc với tải trọng đònh mức. Thử quá tải thường được dùng với cần trục, các thiết bò chòu áp lực và các phụ tùng của nó, các loại đá mài Tuỳ theo yêu cầu kó thuật của thiết bò mà mỗi loại có một tiêu chuẩn thử riêng. Ngoài việc thử khi mới sản xuất và sau khi sữa chữa, trong quá trình sử dụng còn cần phải đònh kì kiểm tra chất lượng của thiết bò để sớm phát hiện ra những bộ phận của máy móc có thể hư hỏng. 8- Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa: Cơ khí hoá một mặt tạo ra năng suất lao động cao, mặt khác nó là một biện pháp an toàn khá triệt để vì công nhân được giải phóng ra khỏi những công việc nguy hiểm và lao động nặng nhọc. Tự động hoá là biện pháp hoàn thiện nhất, nhằm nâng cao năng suất lao động và đảm bảo điều kiện làm việc tuyệt đối an toàn trong các quá trình sản xuất. Khi thiết kế, sử dụng các dây chuyền tự động, cần phải thực hiện các yêu cầu về kó thuật an toàn sau: - Các bộ phận truyền động cần phải che kín. - Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động thích hợp. - Phải có hệ thống tín hiệu để báo tất cả các trường hợp có thể xẩy ra. - Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận. Khi cần có thể ngừng máy ngay tức khắc. - Phải thoả mãn các quy phạm về an toàn điện. - Phải trang bò các cơ cấu kiểm tra tự động. Điều khiển từ xa. Các thiết bò máy móc có trang bò cơ cấu điều khiển từ xa cho phép đưa người ra khỏi vùng nguy hiểm và giảm nhẹ sức lao động. §11-4 An toàn trên một số máy thường gặp 1- An toàn trên máy tiện. - Trên máy tiện, các bộ phận chuyển động phải được che kín. - Đồ gá quay phải thiết kế sao cho bề ngoài tròn nhẵn, cân bằng, lực kẹp ổn đònh và đủ đảm bảo không bò tháo lỏng trong quá trình làm việc. http://www.ebook.edu.vn 55 - Phải có các cơ cấu chắn phoi và bẻ phoi để phoi không bắn vào phía người gia công. - Công nhân phải được trang bò kính bảo hộ để tránh phoi bắn vào mắt. 2- An toàn trên máy mài. - Đá mài phải được bảo quản nơi khô ráo, không để va chạm khi vận chuyển. - Phải tiến hành kiểm tra đá trước khi sử dụng. - Lắp đá phải đảm bảo đúng kó thuật, khe hở giữa trục và lỗ đá phải bảo đảm trong khoảng từ 2 đến 5% đường kính lỗ để đề phòng trục giãn nở nhiệt trong quá trình làm việc. - Khi lắp phải đảm bảo mômen ma sát giữa bích kẹp và đá mài phải lớn hơn mômen cắt, nghóa là: 2 )( )( 3 1 2 1 2 1 3 1 3 1 D P CDD CDD fF ×≥ −− −− ××× Trong đó : F – lực ép của bích kẹp vào đá; f – hệ số ma sát; D 1 – đường kính bích kẹp; C – bề rộng hình vành khăn của bích kẹp; P – lực cắt; D – là đường kính của đá mài. Từ đó ta có: [ ] [] 3 1 3 1 2 1 2 1 )(2 )(3 CDDf CDDDP F −−×× −−××× ≥ Lực ép F của bích kẹp lên đá mài phụ thuộc vào kích thước ren lắp đai ốc hãm của trục. Đường kính ren được xác đònh theo công thức: k F d σ 79,0 = Trong đó: k σ - ứng suất kéo cho phép . - Lắp đá mài phải đảm bảo cân bằng tónh và cân bằng động để tránh rung động khi làm việc có thể gây vở đá. - Vỏ che chắn đá mài phải thiết kế sao cho nó có thể ngăn chặn không cho đá mài vỡ bắn ra ngoài. - Chọn đá mài phải phù hợp với vật liệu gia công. §11-5 Kó thuật an toàn khi vận chuyển và nâng hạ 1- Nguy hiểm phát sinh khi vận chuyển và nâng hạ. - Thiếu các hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm về nâng hạ và vận chuyển có thể gây ra tai nạn. Nơi làm việc không bằng phẳng, có rêu trơn, thiếu ánh sáng cũng dễ gây ra nguy hiểm. http://www.ebook.edu.vn 56 - Khi dùng ròng rọc dây cáp, dây cáp có thể tụt vào khe và kẹt cứng giữa ròng rọc và thân đỡ bên ngoài làm rơi vật nặng. Dùng palăng cũng có thể gây ra kẹt cáp, gảy trục làm vật bò rơi. - Các tai nạn xe điện thường xẩy ra là do không khống chế nghiêm ngặt tốc độ vận chuyển giới hạn, kích thước giới hạn và cách sắp xếp vật nặng không đúng quy cách. - Treo buộc là một nguyên công rất quan trọng. Nếu treo buộc không đúng, cáp chọn không phù hợp với tải trọng, buộc không chắc chắn, móc bò mòn, sắp đặt nhánh treo không hợp lí, đều có thể làm rơi vật nặng. - Khi làm việc ở băng tải, nguy hiểm có thể xẩy ra khi tiếp xúc với các bộ phận chuyển động hoặc đứt băng tải, làm cho vật nặng bò rơi xuống. 2- Những yêu cầu về an toàn đối với thiết bò vận chuyển nâng hạ. Cáp và xích là những chi tiết quan trọng của thiết bò nâng hạ, vì vậy trước khi sử dụng, cần phải tính toán. Dây cáp cần phải tính theo công thức sau: K S P ≥ Trong đó: P- Lực kéo đứt dây cáp, tra theo tiêu chuẩn (Niu tơn). S- Sức căng lớn nhất của nhánh cáp do tải trọng đặt vào, không kể đến tải trọng động (Niu tơn). K- Hệ số an toàn. Bảng11-1. Hệ số an toàn K của cáp TT Loại máy sử dụng cáp-công dụng cáp Trò số K 1 2 3 4 5 6 7 8 Cáp nâng tải và kéo cần ở các thiết bò nâng chuyển thô sơ Cáp nâng tải và nâng cần ở máy trục a) Chế độ làm việc nhẹ b) Chế độ làm việc trung bình c) Chế độ làm việc nặng Cáp chăng cần Cáp của máy trục gầu ngoạm a) Gầu ngoạm có hai truyền động (truyền động xúc và truyền động nâng cân) b) Gầu ngoạm có một truyền động c) Gầu có chung cáp ( cáp kéo và cáp nâng gầu) Cáp dùng nâng người Cáp buộc tải dưới 50 tấn Cáp buộc tải trên 50 tấn Cáp của máy xúc 4,0 5,0 5,5 6,0 3,5 6,0 5,0 5,0 9,0 8,0 >8,0 6,0 http://www.ebook.edu.vn 57 Tính toán sức căng của các dây cáp treo dựa vào số nhánh và góc nghiêng so với đường thẳng đứng của nó theo công thức sau : α cosn Q S = Trong đó : S – Sức căng của một nhánh dây cáp treo (Niu-tơn); Q – Trọng tải (Niu-tơn); n – Số nhánh cáp treo; α – Góc nghiêng của cáp so với đường thẳng đứng; Trong công thức này, sức căng của dây cáp tỉ lệ thuận với tải trọng và tỉ lệ nghòch với số nhánh dây treo và cosα. Góc nghiêng α càng nhỏ càng có lợi. Thí dụ : Một vật nặng Q=1000KG, được nâng bỡi hệ thống cáp có hai nhánh n = 2. Sức căng của mỗi nhánh sẽ là: Nếu α = 0 0 thì S = 500 KG Nếu α = 30 0 thì S = 575 KG Nếu α = 45 0 thì S = 705 KG Nếu α = 60 0 thì S = 1000 KG Hệ số an toàn của dây cáp có móc hoặc vòng lấy không nhỏ hơn 6. Khi cáp đứt phải bỏ cả đoạn, không được nối lại bằng bất cứ cách nào. Hệ số an toàn của xích hàn chọn trong giới hạn từ 3 đến 9 phụ thuộc vào kiểu, công dụng và dạng truyền dẫn. Khi mắt xích đã mòn quá 10% kích thước ban đầu thì không được sử dụng nữa. Đường kính của tang quay hoặc ròng rọc phải tính theo đường kính của cáp bò uốn trong đó để đảm bảo cáp bền và tránh cho cáp không bò biến dạng nhiều. Đường kính của tang quay hoặc ròng rọc được tính theo công thức : )1( − ≥ edD Trong đó : D – Đường kính tang quay hoặc ròng rọc đo ở chỗ cáp tiếp xúc (mm) d – Đường kính cáp (mm). Cần phải thường xuyên kiểm tra cáp theo số sợi đứt trong một bước bện cáp. Bước bện cáp là khoảng cách dọc trên mặt cáp, có chứa tất cả số sợi trong tiết diện ngang. Cáp có nhiều nhánh xoắn, có lớp ở trong và ở ngoài. Khi đếm sợi thì dựa theo số sợi ở lớp ngoài. Tiêu chẩn bỏ cáp được cho trong bảng 11-2. 1000KG α http://www.ebook.edu.vn 58 Với những loại cáp dùng cho những máy nâng để chở người, dùng để vận chuyển các kim loại nung nóng, nấu chảy, các chất độc, dễ nổ, dễ cháy thì số sợi đứt bằng một nữa số sợi trình bày trong bảng 11-2 Bảng 11-2 Số sợi đứt trên chiều dài một bước bện cáp, khi được coi là bỏ đi Số sợi trong tiết diện ngang của cáp 6x19=114 6x37=222 6x61=366 18x19=342 Số sợi đứt trong một bước bện cáp có dạng xoắn Hệ số an toàn ban đầu Trái chiều Cùng chiều Trái chiều Cùng chiều Trái chiều Cùng chiều Trái chiều Cùng chiều Nhỏ hơn và bằng 6 Từ 6 đến 7 Hơn 7 12 14 16 6 7 8 22 26 30 11 13 15 36 38 40 18 19 20 36 38 40 18 19 20 Khi mặt cáp bò mòn hoặc bò gỉ thì số sợi đứt phải giảm đi tương ứng với số phần trăm cho trong bảng 11-3. Bảng 11-3 Sự giảm số sợi đứt cho phép trong một bước bện cáp khi đường kính sợi bò giảm do mòn và gỉ Sự giảm đường kính sợi tính theo % Số sợi đứt trong một bước xoắn tính bằng % so với tiêu chuẩn ở bảng 11-2 10 15 20 25 30 và hơn 85 75 70 60 50 Khi cáp đã bò mòn hoặc gỉ đến 40% kích thước đường kính ban đầu hoặc bên ngoài bò xây xát thì coi là bỏ đi. Đường kính tang quay hoặc ròng rọc làm việc với xích hàn không được lấy nhỏ hơn 20 lần cỡ xích khi truyền động bằng tay và không được nhỏ hơn 30 lần khi truyền động bằng máy. Khi làm việc với đóa xích, xích phải đồng thời ăn khớp ít nhất là hai răng. Các máy nâng và vận chuyển nhất thiết phải trang bò phanh hãm để phanh khi nâng hoặc di chuyển vật nặng. Phanh hãm phải bảo đảm hãm nhanh chóng và có hệ số dự trử. Tốc độ làm việc của cần trục khi điều khiển ở dưới đất không lớn hơn 50m/phút, còn ở trên xe không được lớn hơn 30m/phút. Ở các ròng rọc phải có cơ cấu để chống tuột cáp. http://www.ebook.edu.vn 59 Trong các palăng, nhờ cơ cấu bánh vít trục vít, tải trọng nâng lên được hãm lại không gây ra tình trạng tuột cáp. Các băng vận chuyển treo bố trí trên đường đi lại cần phải chắn lưới ở dưới để tránh trường hợp bất ngờ rơi tải trọng. Trên các băng tải treo bằng xích làm việc với mặt nghiêng lên dốc, để đề phòng khi đứt xích, tải trọng xô xuống gây ra nguy hiểm, người ta thiết kế cơ cấu chặn. Các palăng điện, cần trục và các cơ cấu nâng tải trọng khác có thể chạy quá giới hạn cho phép gây ra đứt cáp, đổ xe, gây tai nạn nguy hiểm. Để đề phòng trường hợp đó, người ta thiết kế cơ cấu ngắt điện và đặt cách giới hạn cho phép 200m. Để đề phòng trường hợp quá tải làm hư hỏng cần trục, gây ra sự cố, người ta thiết kế cơ cấu phòng tải. Đối với thang máy cần có cơ cấu hãm và chống tuột cáp đảm bảo an toàn. Đoạn dây bện các vòng cáp không được ngắn hơn 20 lần đường kính cáp đường kính cáp và không được ngắn hơn 300mm. Số đinh ốc kẹp không được ít hơn 3 và phải ép chặt hai nhánh dây lại với nhau. 3- Những nguyên tắc sử dụng máy nâng và máy vận chuyển. Tất cả máy móc, thiết bò nâng và vận chuyển nhất thiết phải tiến hành kiểm tra tại chỗ làm việc sau khi lắp, sau khi sửa chữa hoặc qua một quá trình làm việc quy đònh. Thường là kiểm tra tónh và kiểm tra động. Kiểm tra tónh : Tăng thêm 25% tải trọng làm việc của máy nâng, sau đó bỏ tải ra, kiểm tra biến dạng dư của chi tiết quan trọng nhất. Với hệ thống chở người thì phải kiểm tra với tải trọng gấp đôi. Kiểm tra động : Kiểm tra động để xác đònh hiệu lực và độ tin cậy của phanh hãm khi làm việc với toàn bộ tải trọng. Khi đặt cần trục trong phân xưởng, khoảng cách giữa điểm thấp nhất của cần trục và điểm cao nhất của thiết bò không được nhỏ hơn 400mm và chiều cao từ cần trục đến trần nhà không được nhỏ hơn 1800mm. Trong các phân xưởng nóng và phân xưởng có độc hại, cần phải có biện pháp cách nhiệt và thông gió buồng lái. Dọc đường đi của cần trục cần có hành lang. Tất cả các loại cần trục đều phải tiếp đất. Các băng tải đặt trên nền nhà nên bố trí sát tường. Hai bên băng tải nên để lối đi không nhỏ hơn 1m. Băng tải phải có các công tắc ngắt điện đặt cách nhau không quá 20m. Khi đặt băng tải trên cao thì phía dưới phải có che chắn. Trên đường đi cần có các dấu hiệu để phân biệt vùng nguy hiểm. Người điều khiển cần trục nhất thiết phải qua huấn luyện. http://www.ebook.edu.vn 60 §11-6 Kó thuật an toàn đối với các thiết bò chòu áp lực. 1- Khái niệm chung Các thiết bò chòu áp lực là các thiết bò làm việc ở trạng thái áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Trong công nghiệp, các thiết bò chòu áp lực gồm có hai loại sau : * Thiết bò không bò đốt nóng gồm các loại như bình đựng oxi, các bình khí nén, các bình sinh khí axetilen, các bình đựng nhiên liệu, hoá chất như các xitéc, * Thiết bò bò đốt nóng bao gồm các loại lò hơi và các bộ phận của nó, các nồi nấu, sấy, hấp, Nguồn nhiệt để đốt nóng các thiết bò này là ngọn lửa trực tiếp hay khói có nhiệt độ cao như ở các lò hơi, do bản thân môi chất trong nó như ở các nồi nấu, sấy, hấp. Trong thực tế thường coi lò hơi là một thiết bò chòu áp lực riêng rẽ, các thiết bò còn lại được gọi chung là các bình chòu áp lực. Hầu hết các thiết bò chòu áp lực (trừ ống dẫn) là các thiết bò kín, nghóa là phải làm việc ở trạng thái căng phức tạp do tác động đồng thời của ba ứng suất: tiếp tuyến, hướng tâm, và dọc trục. (Ở các ống dẫn thì không có ứng suất dọc trục). Khi ứng suất vượt quá giới hạn phá hỏng vật liệu thì sẽ gây nên hiện tượng nổ vỡ với sức công phá rất lớn. Khi nổ vỡ sẽ xẩy ra hiện tượng dãn nở đoạn nhiệt của môi chất từ áp suất bò nén ở trong bình đến áp suất khí quyển. Do thể tích riêng của chất khí ở áp suất khí quyển lớn hơn nhiều so với khí ở áp suất nén trong bình nên thể tích dãn nở ra rất lớn, có thể gấp hàng ngàn lần so với thể tích ban đầu. Sự dãn nở thể tích này sẽ càng lớn khi môi chất trong bình là chất lỏng sôi dưới một áp suất cao. Sự tăng đột ngột thể tích hơi khi nổ tạo ra một năng lượng rất lớn. Năng lượng của các hiện tượng nổ này có thể xác đònh theo biểu thức sau : KGm P P k VP A k k ,1 1 1 1 21 ⎥ ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − − = − Trong đó: P 1 – p suất ban đầu trong bình, KG/m 2 . P 2 – p suất sau khi nổ (khí quyển), KG/m 2 . V – Thể tích môi chất trong bình, m 3 . V P C C K = - tỉ số tỉ nhiệt của chất khí ở áp suất và thể tích không đổi. Đối với không khí thì k = 1,41. Công suất nổ được xác đònh theo công thức: KW t A N , 102 = . là bỏ đi Số sợi trong tiết diện ngang của cáp 6x19=114 6x37=222 6x61= 366 18x19=342 Số sợi đứt trong một bước bện cáp có dạng xoắn Hệ số an toàn ban đầu Trái chiều Cùng chiều Trái. viêc. 6- Tín hiệu an toàn. Tín hiệu an toàn là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy an toàn hay sắp có sự cố xẩy ra. Các loại tín hiệu gồm c : a- Tín hiệu ánh sáng: là một. người ta chú ý đến sự nguy hiểm hoặc an toàn. Tín hiệu màu sắc có ý nghóa rất quan trọng để làm việc an toàn. c- Tín hiệu âm thanh: có thể phát ra âm thanh bằng các cơ cấu khác nhau như còi,

Ngày đăng: 13/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan