Luận văn tốt nghiệp-cải cách kinh tế của việt nam nhật bản part10 doc

3 276 0
Luận văn tốt nghiệp-cải cách kinh tế của việt nam nhật bản part10 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

55 2.3. Một số đề xuất về chủ trương hợp tác kinh tế với Nhật Bản Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong những năm tới đây. Do vậy phải xây dựng được một chiến lược dài hạn trong quan hệ với Nhật Bản. Xuất phát từ nhu cầu hai bên và sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế ta thấy Nhật Bản đã, đang và sẽ có vai trò ngày càng càng quan trong đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhật Bản là bạn hàng thương mại và nguồn cung cấp ODA số 1 và cũng là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, nhất là xét trên khía cạnh mức vốn thực hiện. Trong tương lai với đường hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về vốn, công nghệ và thị trường ngày càng gia tăng. Trong khi Nhật Bản là n ước dẫn đầu thế giới và khu vực về tiềm năng vốn và công nghệ. Đường lối công nghiệp hoá của ta cho thấy chúng ta không chỉ đơn thuần thực hiện quá trình chuyển từ lao động thủ công sangcơ khí hoá, từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, mà cần phải phát triển các ngành dịch vụ và một số lĩnh vực kinh tế tri thức nhằm kết hợp quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế dị ch vụ. Đáp ứng điều đó xem ra Nhật Bản là có ưu thế thuận lợi hơn cả với Việt Nam không chỉ ở các điều kiện vật chất mà cả ở kinh nghiệm phát triển. 56 KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới và mở của của Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung , quan hệ kinh tế nói riêng đang trong thời kỳ có nhiều yếu tố thuận lợi. Quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế khu vực đang gia tăng được xem là động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong đó có quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản. Quá trình trên gia tăng đặt ra cơ hội về thương m ại và đầu tư cho mỗi nền kinh tế qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trinh cải cách kinh tế của Nhật Bản đã, đang và sẽ gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng có không ít khó khăn và đây là cơ sở quan trọng cho các nước trên thế giới học tập và rút kinh nghiệm đặc biệt là Việt Nam. Đáng chú ý nữa là quá trình cải cách của Nhật Bản cũng nh ư quá trình công nghiệp hoá, hiện đai hoá ở Việt Nam cho phép hai quốc gia bổ sung cho nhau trong việc đảm bảo nhu cầu của sản xuất và đời sống dân sinh. Đây chính là cơ sở khách quan cho việc gia tăng quan hệ kinh tế song phương Việt – Nhật. Bên cạnh đó một số vấn đề trên bình diện khu vực và quốc tế đặt ra gần đây như việc gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quố c tế, của tình trang buôn lậu, bệnh tật… đặt ra yêu cầu phải mở rộng sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia trong đó là mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản. Bởi vậy, để tiếp hiểu được rõ hơn về quá trình cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trên đây em đã hoàn thành bài chuyên đề thực tập tố t nghiệp này với đề tài: “Cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”. Do điều kiện thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu có hạn, nhiều nội dung của đề tài chưa đề cập được thấu đáo cũng như không tránh khỏi những sơ xuất. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài ngày được hoàn chỉnh hơn. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các giáo trình Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, FDI - Đại học KTQD - HN - Mác và Ăng Ghen toàn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia - Hà nội 1993. - Lê - Nin toàn tập. Nxb Tiến bộ - Matxcơva – 1984. - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Hà Nội. - Niêm giám thống kê Việt Nam 2002. . Việt Nam không chỉ ở các điều kiện vật chất mà cả ở kinh nghiệm phát triển. 56 KẾT LUẬN Trong quá trình đổi mới và mở của của Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nói chung , quan hệ kinh. trong đó là mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản. Bởi vậy, để tiếp hiểu được rõ hơn về quá trình cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trên đây em đã hoàn. sangcơ khí hoá, từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, mà cần phải phát triển các ngành dịch vụ và một số lĩnh vực kinh tế tri thức nhằm kết hợp quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế dị ch vụ.

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan