ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TNBTTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2010

72 1.7K 0
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TNBTTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TNBTTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM 2010 **************** KHÁI QUÁT VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX. Câu 1. Nêu những nét chính về tình hình lịch sử , xã hội,văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975? - Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt ba mươi năm đã tác động sâu sắc , mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc , trong đó có văn học nghệ thuật. - Nền kinh thế còn nghèo nàn và chậm phát triển .Về văn hoá, từ năm 1945 – 1975 , điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá của các nước XHCN ( Trung Quốc , Liên Xô…). Câu 2. Văn học từ năm 1945 – 1975 phát triển qua mấy chặng ? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng? a. Từ 1945 – 1954. - Từ 1945 – 1946 : Phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước giành được độc lập . - Từ cuối 1946 : Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến , tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân , thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến . - Thành tựu đạt được: + Truyện ngắn và kí : là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp. Vd: Đôi mắt ( Nam Cao ) + Thơ ca : Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc . Vd : Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh) + Kịch : Phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến . Vd : Bắc Sơn ( Nguyễn Huy Tưởng) + Lí luận , nghiên cứu và phê bình văn học :Chưa phát triển nhưng đã có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa quan trọng. Vd : Giảng văn “ Chinh phụ ngâm “ của Đặng Thai Mai. b. Từ 1955 – 1964 . - Nội dung của văn học giai đoạn này : Thể hiện hình ảnh người lao động , ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng CNXH với cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng. - Thành tựu: + Văn xuôi : Bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống , đặc biệt nói về sự đổi mới của con người trong môi trường xã hội mới Vd : Vợ nhặt ( Kim Lân ) + Thơ : Phát triển mạnh mẽ . Vd : Ánh sáng và phù sa ( Chế Lan Viên ) + Kịch : Cũng phát triển nhưng chưa được đồng bộ bằng các loại khác . Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Vd : Ngọn lửa ( Nguyễn Vũ ) c. Từ 1965 – 1975. - Nội dung : Ca ngợi tinh thần u nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng . - Thành tựu : + Văn xi : *Từ tiền tuyến lớn : Những tác phẩm đuợc viết trong lửa đạn đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của qn dân miền Nam . Vd : Người mẹ cầm súng ( Nguyễn Thi ) * Ở miền Bắc : Truyện và kí cũng phát triển . Vd : Kí chống Mĩ ( Nguyễn Tn ) + Thơ : Đạt được nhiều thành tựu xuất sắc . Thơ ca tập trung thể hiện cuộc ra qn vĩ đại của tồn dân tộc , khám phá sức mạnh của con người Việt Nam , nhận thức và đề cao sứ mệnh lịch sử , tầm vóc và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ Vd : Ra trận , Máu và hoa ( Tố Hữu ) Đặc biệt có sự góp mặt của các nhà thơ trẻ : Phạm Tiến Duật , Lưu Quang Vũ… + Kịch : Có những thnàh tựu đáng ghi nhận . Vd : Đại đội trưởng của tơi ( Đào Hồng Cẩm ) + Nghiên cứu, lí luận văn học: Hồi Thanh , Xn Diệu… d.Văn học vùng địch tạm chiếm . Phong trào đấu tranh của nhân dân duới hình thức hợp pháp hoặc bất hợp pháp , theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ. Vd : Hương rừng Cà Mau ( Sơn Nam ) Câu 3 . NHững đặc điểm cơ bản của văn học VN từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975? a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hố , gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước . - Hình ảnh nhà văn – chiến sĩ đi cùng nhau . - Văn học phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng , thể hiện ở : + Đề tài : Tổ quốc và CNXH. + Nhân vật trung tâm : Người chiến sĩ . b. Nền văn học hướng về đại chúng. o Chính quần chúng lam thay đdổi cái nhìn, quan niệm của nhiều nhà văn. Vd : Đôi mắt ( Nam Cao) o Văn học phản ánh cuộc sống của người lao động , nói lên sự bóc lột trong chế độ cũ và niềm tin của họ . o Văn học hướng về đại chúng là thể hiện được sự khai thác tối đa các hình thức nghệ thuật của kho tàng văn học dân gian. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn . Đây là một đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mó của VH từ 1945 – 1975 . o Các phương diện thể hiện : Đề cương ơn thi TN BT.THPT năm 2010- Mơn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN + Tính sử thi : Đề cập đến những vấn đề có ý nghóa lòch sử và mang tính chất toàn cầu. + Cảm hứng lãng mạn : Khẳng đònh cái tôi đầy tình cảm , cảm xúc và hướng tới lí tưởng . Vd : Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai. ( Tố Hữu) O Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan , đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá trình vận động văn học. Câu 4 : Căn cứ vào hoàn cảnh lòch sử , xã hội và văn hoá , hãy giải thích vì sao VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - Ngày 30/4/1975 đất nước giành dược độc lập , mở ra một thời kì mới – thời kì độc lập , tự do , thống nhất nước nhà . - Từ 1975 – 1985 . đất nước gặp những khó nhăn , thử thách mới . - Từ 1986 : Do sự đổi mới của ĐCS , nền khinh tế đã phát triển . Văn học có điều kiện tiếp xúc với các nền văn học các nước bạn , chính vì đó nên việc đổi mới ở văn học là một quy luật tất yếu. TUN NGƠN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH Câu 1: Hồn cảnh ra đời của tác phẩm? Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh , nhân dân tồn quốc đứng lên giành chính quyền . Từ Việt Bắc về tới Hà Nội , Người soạn thảo bản TNĐL tại căn nhà số 48 Hàng Ngang – Hà Nội . Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử , Người đọc bản TNĐL cho đồng bào cả nước nghe để khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Câu 2 : Giá trị của tác phẩm? a. Giá trị lịch sử : Xét ở góc độ lịch sự , có thể coi TNĐL là lời tun bố của một dân tộc đã đứng lên đấu tranh xố bỏ chế độ phong kiến , thực dân thốt khỏi thân phận thuộc địa để hồ nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách một nước độc lập , dân chủ và tự do. b. Giá trị tư tưởng : Xét trong mối quan hệ với các trào lưu tư tưởng lớn của nhân loại ở thế kỉ XX , có thể coi TNĐL là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thân u chuộng độc lập , tự do. c. Giá trị nghệ thuật : Xét ở bình diện văn chương , TNĐL là một bài văn chính luận mẫu mực , lập luận chặt trẽ , lí lẽ đanh thép , bằng chứng xác thực , giàu sức thuyết phục , ngơn ngữ gợi cảm , hùng hồn. Câu 3 : Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm TNĐL của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Khẳng định quyền sống , quyền tự do , quyền mưu cầu hạnh phúc , quyền bình đẳng của con người và của mọi dân tộc . Điều này được thơng qua hai Đề cương ơn thi TN BT.THPT năm 2010- Mơn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 3 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN trích đoạn trong hai bản TNĐL của Pháp và Mĩ . Từ hai trích đoạn đó cho ta thấy được sự sáng tạo của Hồ Chí Minh ở chỗ : từ quyền bình đẳng và từ do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng , tự do của các dân tộc trên thế giới . - Lên án tội ác của thực dân Pháp về các mặt : Chính trị, kinh tế , văn hoá và xã hội : + Về chính trị : Lập nhà tù nhiều hơn trường học , tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu … + Về kinh tế : Chúng lập ra nhiều thứ thuế vô lí , không cho các nhà tư bản của ta “ ngóc đầu lên”… + Về văn hoá – xã hội : Chúng đưa các văn hoá đồi truỵ vào để làm đánh lạc tư tưởng thanh niên … → Tác giả bác bỏ một cách đầy hiệu lực những luận điểm dối trá về công lao “ khai hoá” và quyền “ bảo hộ” mà Pháp đăng tải ầm ĩ trên các tờ báo ở Paris. - Sử dụng từ ngữ phù hợp , lời văn giàu hình ảnh và đặc biệt thành công ở các cấu trúc câu : Vd : Chúng thi hành…chúng lập ra…chúng thẳng tay…chúng ràng buộc… chúng dùng…chúng cướp. Hay : Sự thật là…Một dân tộc đã gan góc …một dân tộc đã gan góc dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! → Cách viết như vậy nhấn mạnh thêm một lần nữa : Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập. Cấu trúc câu lặp lại nhiều lần nhấn mạnh thêm tinh thần và thái độ của dân tộc ta trước kẻ thù xâm lược. - Tác giả kết hợp cảm xúc khi viết làm cho bản TNĐL trở nên hùng hồn , có sức thuyết phục to lớn và nó xứng đáng trở thành một áng văn chính luận mẫu mực và làm rung động hàng triệu trái tim của người nghe. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Câu 1: (2 điểm) Nêu thật ngắn gọn cảm hứng chung của bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc”. Đáp án: 1/ Yêu cầu: Cần nêu được những ý sau: −Cảm hứng chung: ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu. − Trình tự lập luận: +Khẳng định vị trí, ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu khi đặt trong hoàn cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc lúc bấy giờ. + Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông. + Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nên có sức “truyền bá” lớn. 2/ Biểu điểm: − Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ. − Điểm 1: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi. − Điểm 0: Không trình bày được ý nào của yêu cầu trên. Câu 2: (5 điểm) Ánh sáng khác thường của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam. A/ Yêu cầu: * Yêu cầu chung: − Phân tích được vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt là thơ văn yêu nước phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Ánh sáng khác thường thể hiện qua cuộc sống và quan niệm sáng tác cũng như trong truyện Lục Vân Tiên. − Tác giả Phạm Văn Đồng hiểu sâu sắc Nguyễn Đình Chiểu, đánh giá đúng đắn khách quan sự nghiệp văn thơ Nguyễn Đình Chiểu. * Dàn ý: − I/ Mở bài: − Giới thiệu tác giả Phạm Văn Đồng và tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”. − Phạm Văn Đồng (1906- 2000) nhà cách mạng lớn, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. − Ông viết nhiều về các danh nhân văn hóa Việt Nam như: Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Nguyễn Trải, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. − Tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong lịch sử dân tộc” thể hiện cách đánh giá thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong mối quan hệ với hoàn cảnh đất nước hiện nay. Tác giả xem Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao có ánh sáng khác thường. II/ Thân bài: 1/ Ánh sáng khác thường của ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu- một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn. − Khí tiết của một người chiến sĩ yêu nước trọn đời phấn hi sinh vì nghĩa lớn. − Quan niệm văn chương: “văn tức là người”, “văn với đời là một”, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu, phục vụ đạo lí, chính nghĩa. 2/ Ánh sáng khác thường của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua thơ văn yêu nước của ông: − Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước đương thời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ. − Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại (cổ vũ lớn lao ) − Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện sự sáng tạo, xuất phát từ bầu nhiệt huyết của nhà thơ. 3/ Ánh sáng khác thường thể hiện qua những thành công của truyện “Lục Vân Tiên”. Đây là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa đạo đức, ca ngợi những người trung nghĩa. − Nội dung truyện Lục Vân Tiên. − Nghệ thuật truyện Lục Vân Tiên. 4/ Con người tác giả Phạm Văn Đồng: − Biết cách đánh giá đúng đắn khách quan Nguyễn Đình Chiểu. − Hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu- một con người gắn bó hết mình với đất nước, nhân dân. − Tài năng nghị luận của Phạm Văn Đồng: nghị luận chặt chẽ, xúc động thiết tha, nhiều hình ảnh ngôn từ đặc sắc. III/ Kết luận: − Khẳng định sự độc đáo của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu. − Tấm lòng, tình cảm của Phạm Văn Đồng đối với Nguyễn Đình Chiểu- đối với danh nhân Việt Nam. − Thái độ trân trọng đối với giá trị văn hóa của dân tộc. B/ Biểu điểm: − Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi. − Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễn đạt dùng từ, ngữ pháp. − Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. − Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS Câu 1: (2 điểm) Tổng thư kí liên hợp quốc Cô- phi An-nan kêu gọi mọi người có thái độ như thế nào trong cuộc chiến chống HIV/AIDS ? ĐÁP ÁN: 1/ Yêu cầu : Nêu được những ý sau: Tồng thư kí liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia và tổ chức “phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế”, phải nổ lực nhiều hơn nữa trong hành động. Với mọi người, ông kêu gọi: − Công khai lên tiếng về AIDS, đối mặt với thực tế không mấy dễ chịu như: + Nạn dịch vẫn hoành hành rất ít dấu hiệu suy giảm. + Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV. + Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng. + Tốc độ lây lan báo động ở phụ nữ. + Bệnh lây lan sang những vùng trước đây an toàn, đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á. − Không vội vàng phán xét đồng loại của mình. − Không kì thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm bệnh. − Không ảo tưởng về sự bảo vệ bằng cách dựng lên hàng rào ngăn cách với người bị nhiễm HIV. − Sát cánh với ông trong cuộc chiến HIV/AIDS. 2/ Biểu điểm: − Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, còn mắc vài lỗi nhỏ. − Điểm 1: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi. − Điểm 0: Không trình bày được ý nào của yêu cầu trên. Câu 2: (5 điểm) Phân tích văn bản thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1- 12- 2003 của Cô- phi An- nan. ĐÁP ÁN: 1/ Yêu cầu: a/Kỹ năng: Biết cách phân tích một bài nghị luận xã hội, bằng hình thức thông điệp, có bố cục rõ ràng,có sức thuyết phục. b/Kiến thức: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: * Tác giả: Cô- phi An- nan sinh năm 1938 tại Ga- na, một nước cộng hòa thuộc châu Phi. Ông là người thứ 7 và là người Châu Phi đầu tiên được bầu làm tổng thư kí liên hợp quốc đảm nhiệm 2 nhiệm kì từ tháng 1- 1997 đến tháng 1-2007. Năm 2001 được trao giải thưởng Nô-ben hòa bình. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 7 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN ∗ Văn bản: − Nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1-12-2003, tổng thư kí liên hợp quốc Cô- phi An- nan đã gửi bức thông điệp này đến toàn thế giới nhằm kêu gọi mọi quốc gia, tổ chức và mọi người hãy nổ lực ngăn chặn, phòng chống đại dịch này trên toàn cầu. − Bức thông điệp mang ý nghĩa sống còn của nhân loại được nói lên bằng những lời lẽ khẩn thiết, tâm huyết và đầy trách nhiệm với nội dung quan trọng trong cuộc chiến đấu chống lại đại dịch AIDS. − Mở đầu: Nhắc lại việc cam kết của quốc gia trên thế giới để đánh lại căn bệnh HIV/AIDS vào năm 2001 và tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS của quốc gia đó. − Nhìn lại tình hình thực hiện phòng chống AIDS: + Có nhiều cố gắng của quốc gia trong việc chuẩn bị về nguồn lực, ngân sách và chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS . + Hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế, đại dịch này vẫn hoành hành gây tử vong trên thế giới và có rất ít dấu hiệu suy giảm: Mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV; lây lan với tốc báo động ở phụ nữ, lan rộng nhanh nhất ở chính những khu vực mà trước đây hầu như vẫn an toàn- đặc biệt là Đông Âu, từ dãy núi U-ran đến Thái Bình Dương. + Không hoàn thành được một số mục tiêu đề ra trong tuyên bố về cam kết phòng chống HIV/AIDS “… Chúng ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005”. − Nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu là tích cực phòng chống AIDS + Nổ lực thực hiện cam kết của mình bằng những nguồn lực và hành động cần thiết. + Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị và hành động. + Công khai lên tiếng về AIDS. + Không được phân biệt kì thị và phân biệt đối xử với người mắc bệnh AIDS. + Đừng ảo tưởng chúng ta bỏa vệ được mình bằng cách dựng lên bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”, không có khái niệm “chúng ta” và “họ”, im lặng đồng nghĩa với cái chết, nghĩa là phải hành động để chống lại đại dịch này không trừ một ai. − Kết thúc: lời kêu gọi phòng chống AIDS. + “Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng với tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS”. + “Hãy cùng tôi đánh các thành lũy của sự im lặng kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”. + “Hãy sát cánh cùng tôi; bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”. − Những nội dung trên được diễn đạt bằng một văn phong chính luận rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu, với một lập luận lôgic, chặt chẽ với tâm huyết và trách nhiệm của người viết làm nên sức thuyết phục cao cho bức thông điệp này. 2/ Biểu điểm: Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 8 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN − Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi về diễn đạt. − Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý cuẩ yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt dùng từ, ngữ pháp. − Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 9 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN TÂY TIẾN – QUANG DŨNG 1. Hoàn cảnh sáng tác bài Tây tiến – Quang Dũng . “Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN. Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viên, học sinh Hà Nội. Quang Dũng là đại đội trưởng. Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc đầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN”. Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên “TÂY TIẾN” . 2. Tìm hiểu bài thơ Đoạn 1 (Từ câu 1 đến câu 14) Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ - thơ mộng Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa nhiều mặt: viết văn xuôi, làm thơ và cả hội họa. Thơ ông viết ít nhưng lưu được ấn tượng sâu trong lòng người đọc vì vẻ đẹp lãng mạn, tài hoa. Viết về đề tài người lính Quang Dũng khá thành công ở bài thơ “Tây Tiến” “Tây Tiến” thể hiện lối cảm nghĩ riêng đó chính là tấm lòng Quang Dũng đối với một thời lịch sử đã qua. Cả bài thơ là một nỗi nhớ dài: Nhớ những miền đất mà tác giả đã từng qua, nhớ những đồng đội thân yêu, nhớ những kỷ niệm ấm áp tình quân dân kháng chiến. Tất cả những điều ấy được thể hiện bằng cái nhìn đầy lãng mạn của người lính. Đoạn thơ đầu gồm 14 câu như những thước phim quay chậm tái hiện địa bàn chiến đấu của người lính Tây Tiến. Đó là thiên nhiên Tây Tiến, là những người lính Tây Tiến cùng những kỷ niệm ấm tình quân dân. Mở đầu đoạn thơ Quang Dũng nhớ ngay đến dòng sông Mã. Dòng sông ấy hiện lên trong bài thơ nh một nhân vật, chứng kiến mọi gian khổ, nỗi buồn, niềm vui, mọi chiến công và mọi hy sinh của đoàn binh Tây Tiến. Sông Mã gắn liền với miền đất đã từng qua, những kỷ niệm từng trải của đoàn quân Tây Tiến. Nhắc tới sông Mã cũng là nhắc tới núi rừng thiên nhiên Tây Bắc. Nhà thơ nhớ về những miền đất trong nỗi nhớ “chơi vơi”. “Chơi vơi” là nỗi nhớ không có hình, không có lượng, không ai cân đong đo đếm được nó lửng lơ mà đầy ắp ám ảnh tâm trí con người, khiến con người như sống trong cõi mộng. Chữ “chơi vơi” hiệp vần với chữ “ơi” ở câu thơ trên khiến cho lời thơ thêm vang vọng. Trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy hiện lên cả một không gian xa xôi hiểm trở. Tính chất “xa xôi” thể hiện rõ ở một số địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, M- ường Hịch, Mai Châu. Nghe tên đất đã lạ vì đó là những vùng sâu, vùng xa của các dân tộc ít người từ Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình. Những địa danh này đi vào nỗi nhớ của nhà thơ bởi vậy nhớ về Tây Tiến thì cũng chính là nhớ về những vùng đất heo hút, hiểm trở đầu tiên. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi những người lính Tây Tiến vừa mới ra đi kháng chiến từ một mái trường, một góc phố nào đó của thủ đô Hà Nội thì ấn tượng sâu đậm nhất về Tây Tiến trong họ lẽ đương nhiên là những gian khổ, Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 10 [...]... Thành Công, sinh năm 1946, quê ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 25 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Thanh Thảo tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội vào công tác ở chiến trường miền Nam - Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo về đề tài... hãy phân tích vẻ đẹp dữ dội và trữ tình của sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân? Đáp án 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp 2/ Yêu cầu về nội dung: Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 33 SỞ GIÁO DỤC... Vì thế, nhà thơ đã căn dặn các thế hệ sau: hãy “chôn” nghệ thuật của ông (cùng với ông) để đưa nghệ thuật bước tiếp, chiếm lĩnh những thành tựu mới Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 26 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN CÂU 4: Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca”: “Không ai chôn cất tiếng đàn ………… Long lanh trong đáy giếng.” ĐÁP... xúc về tiếng đàn, về thơ ca Lor -ca, về nền văn hoá Tây Ban Nha Câu 6: Anh, chị hãy phân tích tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo? Đáp án : 1/ Yêu cầu về kĩ năng: Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 29 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ,... mùa đông tháng giá Cái màu xanh chứa chất bao sức mạnh bí ẩn “Nơi thi ng liêng rừng núi hóa anh hùng” Màu xanh núi rừng Việt Bắc: Rừng giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 19 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tơi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cả không... hoà tạo không khí huyền ảo, thơ mộng : con hươu thơ ngộ - áng cỏ sương - tiếng còi sương Những hình ảnh tươi tắn, rực rỡ gợi màu sắc hương vị của không gian sông Đà: màu của hoa cỏ dại gợi Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 34 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN từ hình ảnh chuồn chuồn bươm bướm; hương vị thanh khiết mộc mạc của cỏ; màu nắng tháng ba Đường thi → Một... thị sự dồn nén căm uất đến cao độ như có khả năng thi u đốt quân thù qua ánh sáng của đôi mắt Hình ảnh thơ làm nổi bật ý chí của đoàn binh Tây Tiến ở đây người lính Tây Tiến được đề cập đến với tất cả thực trạng mệt mỏi, Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 14 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN vất vả qua các từ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” Chính từ thực trạng... tay - Ta bắt gặp sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà thơ Thanh Thảo với đối tượng cảm xúc - người nghệ sĩ Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Lor-ca Trang 30 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN + Tác giả tạo dựng không khí chính trị qua “TBN áo choàng đỏ gắt” + Cái phông của nền văn hoá dân gian TBN + Bài thơ giàu tính nhạc qua việc sử dụng những biện pháp tu từ, từ láy + Mô... văn hoá văn minh Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 32 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ – Nguyễn Tuân Câu 1: Trình bày cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Tuân? - Nguyễn Tuân (1910-1987) xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội - Từ nhỏ, ông theo gia đình... làm rung động cả một chốn hoang sơ Câu thơ có cái không khí chiến trận của bản anh hùng ca thời cổ Câu thơ đề cập đến mất mát đau thương mà vẫn hùng tráng Bốn câu kết: Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo) Trang 15 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LONG AN Bốn câu thơ kết thúc được viết như những dòng chữ ghi vào mộ chí Những dòng sông ấy cũng chính là lời thề của các chiến sĩ vệ . đạt dùng từ, ngữ pháp. − Điểm 1: Trình bày thi u ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu. pháp. − Điểm 1: Trình bày thi u ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. − Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo). miền Bắc mùa xuân, Thù muôn đời muôn kiếp không tan, Mẹ Tơm, bài ca mùa xuân 1961,… d. Ra trận (1971), Máu và Hoa (1977) Đề cương ôn thi TN BT.THPT năm 2010- Môn Ngữ văn (Tài liệu tham khảo)

Ngày đăng: 13/07/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Tìm hiểu bài thơ

  • Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

  • Kìa em xiêm áo tự bao giờ

  • Có nhớ dáng ng­ời trên độc mộc

  • Trôi dòng n­ước lũ hoa đong đưa

  • Đoạn 3: Ng­ười lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa

  • “áo bào thay chiếu anh về đất”

  • “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

  • “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”

  • Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan