TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RÚTXÔ ppsx

5 1.4K 4
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RÚTXÔ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RÚTXÔ NHÓM 13 SV.Đinh Thị Lan Anh SV.Nguyễn Thị Kim Ngọc A. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP Jean Jacques Rouseau là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học Khai sáng Pháp. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp Tư sản Pháp trong cách mạng. Rouseau sinh năm 1712, trong một gia đình thợ thủ công làm đồng hồ ở Geneva. Ông nội của ông là người Pháp. Mẹ mất sớm, trong khi bố lại ít quan tâm giáo dục con trai, cho nên khi 16 tuổi Rouseau đã rời Geneva đi phiêu bạt khắp Thụy Sĩ, Italia, Pháp, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, thậm chí có thời gian ông phải làm hầu bàn. Nhưng cũng 1 chính trong thời gian này ông đặc biệt say mê nghiên cứu các vấn đề triết học và nghệ thuật, kết bạn với Diderot, tham gia với nhóm cộng tác biên soạn Bách khoa toàn thư với các bài về âm nhạc và quan trọng nhất là bài về Kinh tế Chính trị viết năm 1755. Ông về Pháp năm 1767 và cưới Thérèse năm 1768, đến 1770 ông trở về Paris. Ông tiếp tục viết nhưng các tác phẩm chỉ được xuất bản sau khi ông mất vì xuất huyết não vào ngày 2 tháng 7 năm 1778. Rouseau có các tác phẩm nổi tiếng như: “Tân Helido” (1761) và “Êmilo” (1762), “Suy diễn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng” (1775) và đặc biệt là “Khế ước xã hội” (1762) – đây được xem là tác phẩm quan trọng nhất của ông. B. NỘI DUNG 1. Quan điểm về xã hội Rousseau nhận thấy có sự phân chia về bản chất giữa xã hội và bản chất tự nhiên của con người. Ông cho rằng loài người là tốt về bản chất nếu sống ở trạng thái tự nhiên và rằng con người bị tha hóa bởi chính xã hội. Ông cho xã hội là nhân tạo và sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội là cản trở đối với chất lượng cuộc sống của loài người. Mặc dù cũng đứng trên lập trường tự nhiên thần luận như nhiều nhà Khai Sáng khác, nhưng Rouseau coi lịch sử của nhân loại là kết quả của hoạt động con người, chứ không phải do bàn tay xếp đặt của Thượng đế. Nghiên cứu con người và quá trình phát triển của xã hội từ trước tới giờ, ông khẳng định bản chất của con người là tự do, nhưng trong sự phát triển của các xã hội từ trước tới giờ, khát vọng của con người luôn luôn bị kìm hãm. “Con người sinh ra vốn được tự do, thế nhưng chỗ nào anh ta cũng bị gông cùm”. Cũng như nhiều nhà Khai sáng đương thời, Rouseau đặc biệt nhấn mạnh vai trò của sự phát triển khoa học và nghệ thuật đối với tiến trình lịch sử. Sở dĩ các dân tộc còn phải chịu cảnh đê hèn và lạc hậu, bởi vì “một mặt, là chính quyền, mặt khác, là khai sáng và thông thái chưa liên minh được với nhau”. Nói cách khác, xã hội chỉ có thể văn minh, khi thể chế chính trị và cơ chế xã hội tạo điều kiện thúc đẩy tiến bộ khoa học và nghệ thuật chân chính thì phải xóa bỏ mọi kìm hãm từ phía thể chế xã hội. Trong “Bàn về bất bình đẳng”, ông tiếp tục theo vết tiến trình tha hóa của loài người từ trạng thái tự nhiên nguyên thủy lên xã hội hiện đại. Vấn đề xác định nguyên nhân và nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong xã hội là trung tâm trong sự chú ý của Rouseau, bởi vì ông nhận thấy đây là chìa khóa làm rõ vấn đề tại sao các thể chế xã hội từ trước tới giờ lại luôn kìm hãm khát vọng tự do chân chính của con người. Và Rouseau hiểu rằng việc tồn tại của bất công và mất dân chủ không chỉ riêng ở chế độ Phong kiến nước Pháp trước Cách mạng, mà cả trước đó, đều có những nguyên nhân khách quan, chứ không phải là quái thai của lịch sử như nhiều người tưởng. Bản thân sự bất bình đẳng giữa mọi người cũng tồn tại, không chỉ về thể chế chính trị do sự xuất hiện các tầng lớp xã hội khác nhau, mà còn cả về sự phát triển thể lực và trí lực giữa mọi người 2 nữa. Đồng thời cũng khác với các nhà Khai sáng đương thời, Rouseau không dừng lại ở việc tìm nguồn gốc của mọi bất công và mọi xung đột xã hội trong lĩnh vực pháp luật, chính trị… Ông hiểu bản thân sự phát triển kinh tế và các hình thức sở hữu từ trước tới nay là nguồn gốc đẻ ra mọi bất công xã hội, và đồng thời là cơ sở để xóa bỏ mọi bất công xã hội. Trên cơ sở đó, Rouseau chia tiến trình phát triển lịch sử thành 3 giai đoạn: Ở “trạng thái tự nhiên”, tức giai đoạn đầu của xã hội thì chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa mọi người về địa vị xã hội, kinh tế… Thời kỳ này các quan hệ xã hội còn thuần khiết, chưa có sự phân biệt về đẳng cấp. Theo Rouseau đây là thời kỳ lâu dài, bình yên và hạnh phúc nhất trong lịch sử nhân loại, mọi người sinh ra ai cũng bình đẳng như nhau. “Trạng thái công dân”, theo Rouseau chính sự phát triển trí tuệ của con người, và đặc biệt, sự xuất hiện của sở hữu tư nhân đã dẫn đến phá vỡ “trạng thái tự nhiên” của xã hội, dẫn đến xuất hiện xã hội công dân. Nếu như ở giai đoạn “trạng thái tự nhiên” của xã hội thì tất cả mọi người đều bình đẳng tự do, thì ở giai đoạn xã hội công dân đầy rẫy những bất công và áp bức. Các mối quan hệ xã hội hoàn toàn biến chất, đối lập với bản chất tự nhiên của con người. Và theo Rouseau, cũng trong giai đoạn này, nhà nước xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội do nhân dân lập ra một cách thầm lặng. Ông nêu ra 3 đặc điểm của nhà nước là: 1) Chủ quyền thống nhất của nhân dân. 2) Nhân dân. 3) Chính quyền lập pháp. Mọi nhà nước quản lý xã hội bằng các pháp luật thì được ông gọi là nhà nước cộng hòa. Trạng thái thứ ba là thông qua cách mạng, xã hội trở về với trạng thái tự nhiên ban đầu của nó, nhưng trên cơ sở cao hơn. Mọi bất công và tệ nạn xã hội công dân bị xóa bỏ. Các kỷ cương xã hội được lập lại, tự do bình đẳng được khôi phục. Đây là mô hình nhà nước và xã hội lý tưởng của Rouseau được xây dựng trên cơ sở công lý và lý tính. Đó là chế độ dân chủ cộng hòa, trong đó chính quyền lập pháp thuộc về nhân dân và phục vụ toàn dân. Tuy coi sở hữu tư nhân là cơ sở để xuất hiện mọi bất công xã hội công dân, nhưng Rouseau khẳng định cần duy trì sở hữu tư nhân ở mức độ nhất định sao cho vừa xây dựng được các mối quan hệ xã hội dựa trên công lý, vừa không cho phép xuất hiện các đẳng cấp đối địch nhau để nhờ đó xã hội mới không cạnh tranh, phát triển được. 2. Học thuyết chính trị “Khế ước Xã hội” là tác phẩm phác họa trật tự chính trị hợp lý của ông. Xuất bản năm 1762, tác phẩm đã có nhiều ảnh hưởng tới triết học phương Tây. Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn tại, vì bên cạnh đó, sự cạnh tranh lẫn nhau loài người cũng phụ thuộc vào nhau. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực nói trên, tức là vẫn tồn tại và vẫn tự do. Bởi vì 3 khi đã trao quyền lực cho những người đại diện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng, thì chính điều này đảm bảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác. Tuy nhiên, ở xã hội công dân do bối cảnh xuất hiện đầy rẫy những bất công, thì nhà nước cũng bị tha hóa bản chất của mình. Từ chỗ do nhân dân lập ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi người, nhà nước trở thành công cụ đàn áp nhân dân. Giờ đây “khế ước xã hội” trở thành phương tiện hợp pháp hóa sở hữu tư nhân cũng như mọi bất công xã hội. 3. Quan điểm về giáo dục Quan điểm giáo dục của Rousseau được thể hiện qua cuốn tiểu thuyết “Emile”. Trong đó Emile trải qua giai đoạn giáo dục đầu tiên đến năm 12 tuổi, giáo dục giai đoạn này về bản chất là hoàn toàn tự nhiên. Giai đoạn hai từ 12 đến 16 tuổi là giai đoạn lý tính bắt đầu phát triển. Và giai đoạn cuối cùng là từ 15 tuổi trở đi để đứa trẻ tiếp tục phát triển thành người lớn. Ông cho rằng mục đích của giáo dục là học cách sống và điều này có thể đạt được khi có người bảo trợ chỉ dẫn con đường đi để có cuộc sống tốt đẹp. Tuy nhiên, quan điểm của Rousseau cho rằng giáo dục trẻ em nữ lại không như vậy. Sophie, người yêu của Emile, được giáo dục để tuân theo sự chỉ bảo của chồng, trong khi Emile được giáo dục để tự quyết định lấy cuộc sống của mình. Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục chính là những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần, cũng như việc ông không xem trọng sự cần thiết của giáo dục qua sách vở, cũng như việc ông nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cảm xúc cho trẻ em trước khi giáo dục lý tính đã là tiền đề cho lý thuyết giáo dục hiện đại đặt trẻ em làm trung tâm. 4. Mối quan hệ tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức: Tình thương là loại tình cảm nguyên thủy của “con người tự nhiên” và chính sự mở rộng tình thương nguyên thủy này sẽ tạo nên cơ sở đạo đức xã hội. Coi tình thương là hiện tượng thứ nhất của đạo đức, là đầu nguồn của những nghĩa vụ pháp lý nghiêm ngặt và nghĩa vụ đạo đức, là ngọn nguồn của cả chính nghĩa lẫn lòng nhân từ. Tình thương mà ông nói đến hình như không phải là thứ tình cảm bền chặt mà chỉ là những rung cảm tự nhiên, phụ thuộc vào trạng thái tâm hồn của con người, nó giống như một thứ để ta nhấm nháp, thưởng thức khi tâm hồn có được những tưởng tượng bay bổng. “Tình thương” của ông cũng chỉ là cái tình thương chính mình – một thứ tình thương “ích kỷ, sạch sẽ”, hợp lôgic, thứ tình thương không cần có sự hiến dâng cho người khác một cách tương xứng với một tình cảm đạo đức đích thực. Rouseau đã không lý giải được cội nguồn thật sự của tình thương, ông chỉ phát hiện ra con người nhạy cảm, hay con người chỉ biết hưởng thụ nhạy cảm của mình một cách ích kỷ. Lấy tình cảm để xác lập cơ sở của ý thức đạo đức, Rouseau đã chỉ ra được động cơ của những hành động đạo đức. Nhưng trong việc lý giải cái tình thương, ông không thể thoát ra khỏi 4 tình yêu bản thân mình để đến với sự vị tha của đạo đức. Ngược lại, lấy lý trí để xác lập cơ sở của ý thức đạo đức, coi nó như một loại nghĩa vụ thiên nhiên. 5. Quan điểm về tôn giáo Rouseau cho rằng con người sinh ra về bản chất tự nhiên là tốt, và như vậy là hoàn toàn trái ngược với niềm tin về tội tổ tông của cả giáo phái Calvin ở Geneva và Công giáo ở Paris. Trong “Khế ước xã hội”, ông cũng viết rằng những người tin vào Chúa Giê-su sẽ không phải là những công dân tốt. C. KẾT LUẬN Rousseau có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp, mặc dù ý tưởng chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân được thực hiện qua hình thức đại diện thay vì trực tiếp. Ông là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và được xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ nghĩa Cộng sản khoa học. Ông cũng là người sớm đặt câu hỏi liệu ý chí nguyện vọng của đa số liệu có phải lúc nào cũng đúng và mục tiêu của chính quyền theo ông là phải đảm bảo tự do, bình đẳng và công bằng cho tất cả cho dù có phải là ý chí của đa số hay không. So với các nhà khai sáng đương thời như Voltaire và Montesquieu, tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến hơn. Ông cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của triết học chính trị là chính trị và đạo đức không được tách rời. Khi nhà nước không thực hiện đúng theo giá trị đạo đức thì cũng không thể thực hiện đúng các chức năng của mình và cũng không thể có quyền lực đối với một cá nhân được nữa. Nguyên tắc quan trọng thứ hai là tự do mà nhà nước được lập ra để gìn giữ. Các tác phẩm của Rousseau đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội. Chính vì vậy, ông khẳng định sự cần thiết của việc con người về với tự nhiên, sự cần thiết đặt con người ở nơi nằm ngoài những ràng buộc của xã hội và những định kiến của văn minh. Và như vậy, ý tưởng của ông chính là Chủ nghĩa Lãng mạn, mặc dầu chính bản thân ông xem mình là người của phong trào Khai sáng. Sinh viên thực hiện Đinh Thị Lan Anh Nguyễn Thị Kim Anh 5 . TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RÚTXÔ NHÓM 13 SV.Đinh Thị Lan Anh SV.Nguyễn Thị Kim Ngọc A. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP Jean Jacques Rouseau là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học. ý chí của đa số hay không. So với các nhà khai sáng đương thời như Voltaire và Montesquieu, tư tưởng chính trị của Rousseau cấp tiến hơn. Ông cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của triết học chính. yêu của Emile, được giáo dục để tuân theo sự chỉ bảo của chồng, trong khi Emile được giáo dục để tự quyết định lấy cuộc sống của mình. Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tư ng của

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan