Tiểu luận: Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á docx

37 7.2K 5
Tiểu luận: Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG KHOA……………. TIỂU LUẬN Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á 1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 A. TỔNG QUÁT VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 3 B. SỰ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG TRÀO CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 4 I. CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 4 II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 6 1. ẤN ĐỘ 6 2. TRUNG QUỐC 8 3. NHẬT BẢN 14 4. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á 17 6. KHU VỰC TÂY Á 29 III. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC CHÂU Á 33 PHẦN III: KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 2 QÚA TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ CÁC NƯỚC CHÂU Á CỦA CÁC ĐẾ QUỐC THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY PHẦN I. MỞ ĐẦU Bước vào thời cận đại, sau các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng đất mới trên thế giới được người châu Âu phát hiện trong đó có châu Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đây là những điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thị trường là nhu cầu cấp thiết và là nơi chủ yếu để cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ. Vì vậy mà chủ nghĩa thực dân phương Tây chạy đua, cạnh tranh gay gắt trong việc xâm lược và đặt ách thống trị ở các quốc gia châu Á. Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc mình. Tuy nhiên mỗi dân tộc mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cũng như phong trào đấu tranh của các giai cấp trong xã hội mà việc lựa chọn đường lối đấu tranh, hình thức đấu tranh, giai cấp lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho phù hợp và ở mỗi nước cũng có sự khác nhau. Trong khi các nước tư bản phương tây lần lượt xác lập chủ nghĩa Tư Bản, còn ở các nước Châu Á lạc hậu, trì trệ vì sự thống trị của chế độ phong kiến và đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Sự khác biệt về trình độ phát triển và tốc độ phát triển, sự thiếu chuẩn bị của giai cấp phong kiến là những điều kiện hết sức thuận lợi để các nước Châu Âu lần lượt chiếm các nước Châu Á biến thành thuộc địa và phụ thuộc. Do nội dung đề tài rộng và hạn chế về thời gian chuẩn bị nên em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy và các bạn cho đề tài của em hoàn thiện hơn. 3 PHẦN II. NỘI DUNG A. TỔNG QUÁT VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Trước hết là các thương nhân sau khi tìm con đương sang phương Đông, từ những hoạt động buôn bán, truyền đạo bọn thực dân phương tây chuyển sang chính sách xâm lược. Lúc đầu, chung thuê hay dùng vũ khí chiếm được một vùng đất thuận lợi cho việc buôn bán, thường là các địa điểm trên đường giao thông thuỷ, bộ làm thương điếm. Tiếp đó, chúng độc chiếm toàn bộ quyền sử dụng vùng đất thương điếm và nộp cho nhà vua chúa ở địa phương một số thuế, lệ phí nhất định. Đây là thời kỳ thống trị của các công ty thương mại, thế lực không giới hạn ở mặt kinh tế mà còn mở rộng trên các mặt chính trị, quân sự. Chính sách bóc lột của các công ty là tận dụng nguồn tài nguyên, khai thác triệt để nguồn nhân lực rẻ tiền hoặc không mất tiền của địa phương để làm giàu nhanh chóng. Vào buổi đầu tiên của thời cận đại, thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi chưa lớn, Bồ Đào Nha là nước Châu Âu đầu tiên xây dựng đế quốc thuộc địa của mình ở các nước Châu Á, Châu Phi vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, còn Tây Ban Nha xâm lược thuộc địa chủ yếu ở Châu Mỹ. Nhưng dần dần Bồ Đào Nha bị suy yếu các nước Tư bản ở Châu Âu trỗi dậy (Hà lan, Anh, Pháp) đã canh tranh mạnh mẽ các vùng đất thuộc địa rộng lớn của Bồ Đào Nha lần lượt rơi vào các nước đó. Indonesia là nước đầu tiên ở Châu Á bị thực dân phương Tây đô hộ vào thế kỷ XVI, lúc đầu là Bồ Đào Nha sau đó là Hà Lan rồi đến Anh (1811) nhưng đến năm 1814 Anh trả lại cho Hà Lan. Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, nhất là từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh hơn nữa việc xâm chiếm thuộc địa ở các nước Châu Á, Châu Phi. Ở Châu Á, đế quốc anh chiếm Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện; Pháp chiếm ba nươc Đông Dương, Xiêm trở thành nước “đệm” giữa các nước thuộc địa Anh và Pháp và do sự suy tân đất nước dưới triều đại của các vua Rama IV và Rama V vào 4 cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nên Xiêm giữ được độc lập về chính trị, song vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc trước hết là Anh. Trung quốc là một nước rộng lớn, giàu tài nguyên đông dân nên đã trở thành miếng mồi chia xẻ của nhiều đế quốc thực dân. Vùng Tây Á, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và nhà thờ Hồi Giáo với quần chúng nhân dân đã đưa đến bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh rộng lớn của quần chúng nhân dân. Song do sự cạnh tranh quyết liệt của các đế quốc về vùng đất giàu có này mà các nước đế quốc thực dân phải để các nước độc lập về hình thức. B. SỰ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG TRÀO CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á I. CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY - Thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công và lương thực rẻ mạt cho chính quốc, là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của chính quốc một cách chắc chắn và thu lợi nhuận cao, là căn cứ quân sự làm bàn đạp xâm chiếm các nước khác và là nơi xuất cảng tư bản thu nhiều lợi nhuận nhất. Tuỳ tính chất của mỗi nước tư bản đế quốc mà chính sách khai thác thuộc địa của chúng khác nhau; song về căn bản chúng đều tìm cách chia rẽ, làm suy yếu nhân dân, mua chuộc giai cấp thống trị bản địa, vơ vét tài nguyên đem về chính quốc, thực hiện việc buôn bán không bình đẳng, chúng không mở mang công nghiệp thuộc địa, chúng chỉ xây dựng những ngành công nghiệp chế biến và sản xuất những mặt hàng tiêu dùng nhằm xuất khẩu thu lãi lớn và phục vụ cho đời sống của bọn thống trị ở thuộc địa. Việc mở mang đường bộ, đường sắt, 5 các bến cảng đều nhằm phục vụ việc khai thác kinh tế hoặc đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. - Biện pháp bóc lột phổ biến nhất đối với các thuộc địa là tăng cao thuế và đặt ra nhiều loại thuế, mở mang đồn điền, khai thác mọi tài nguyên, đẩy mạnh bắt lính. Những biện pháp này vừa làm cho nhân dân ngày càng kiệt quệ, vừa gắn chặt họ vào ách thống trị. - Về chính trị, thực dân phương Tây thực hiện chính sách “chia để trị”, với chính sách này chúng đã chia rẽ các dân tộc, các tôn giáo, gây nên những hận thù chém giết lẫn nhau, tiêu biểu như ở Ấn Độ. Thực dân phương Tây vừa đặt ách thống trị tại các nước thuộc địa, vừa duy trì sự tồn tại chế độ phong kiến, biến giai cấp phong kiến ở bản địa trở thành tay sai cho chúng. Chính vì vậy, ách thống trị lại càng nặng nề hơn đối với nhân dân các nước thuộc địa. - Về kinh tế, nổi bật là là chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, bằng nhiều biện pháp, như chiếm đoạt ruộng đất của nông dân cả ruộng công và ruộng tư, hoặc ép triều đình nhượng quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Số ruộng đất cướp đoạt được ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng. Ví như ở Việt Nam, năm 1890 bọn thực dân Pháp chiếm 10.900 ha ruộng đất trong cả nước, đến năm 1900 con số này lên tới 302.000 ha và năm 1912 là 470.000 ha. Các đồn điền trồng các loại cây quý hiếm đối với châu Âu, như cao su, chè, cà phê… Phương thức kinh doanh ở các đồn điền vẫn là phát canh thu tô theo lối phong kiến. Nông dân không những bị cướp đoạt ruộng đất mà họ còn phải nộp tô, thuế. Trong công nghiệp, tập trung vào khai thác mỏ, các công ty của chính quốc nắm toàn bộ việc khai thác. Ngoài ra, việc sản xuất hàng tiêu dùng như gạch, ngói, xi măng, điện, nước, rượu, đường… cũng được chú trọng. Cùng với chính sách khai thác, bóc lột về kinh tế là hoạt động của ngân hàng với việc cho vay nặng lãi và đặt ra các loại thuế để vơ vét về tài chính. Vì vậy, số lãi của các ngân hàng tăng lên một cách nhanh chóng.Ví như ngân hàng Đông Dương của Pháp, năm 1815 vốn của ngân hàng mới chỉ có 8 triệu 6 Phơrăng, năm 1910 lên 48 triệu và đến 1918 đạt 72 triệu Phơrăng. Các loại thuế thì ngày càng nhiều và tăng lên, như các loại thuế thân, thuế nhà, thuế rượu, thuốc phiện, nước… Inđônêxia là một điển hình của sự khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á nói riêng và phương Đông nói chung. Mặt khác, thuộc địa còn là xuất khẩu, đầu tư lớn, có lợi đối với các nước thực dân nói chung, nên các nước tư bản đã đưa và đây một số vốn kếch xù. Theo bảng thống kê năm 1938, ở Inđônêxia các nước đầu tư vào với tổng số 1.411 triệu đô la, Malaixia là 372 triệu, Philíppin là 315 triệu… - Về xã hội- văn hoá, chúng thực hiện chính sách mị dân để lừa bịp nhân dân thuộc địa như mở một số trường học, bệnh viện… nhưng chủ yếu là chúng thực hiện chính sách ngu dân và sự đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc phiện là công việc thường xuyên và có ý thức của bọn thực dân phương Tây ở tất cả các thuộc địa. Tình hình mà cứ 1.000 làng có đến 1.500 đại lý rượu và thuốc phiện nhưng chỉ có 10 trường học mà Nguyễn Ái Quốc nói về Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1) là tình trạng chung, phổ biến cho các thuộc địa khác. Chính vì vậy, lúc bấy giờ người ta nói: “Inđônêxia là cái phao làm cho Hà Lan nổi lên !” và “Malaixia là kho Đôla của đế quốc Anh”. II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 1. ẤN ĐỘ 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX. Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ - Từ đầu thế kỉ XVII chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước phương Tây chủ yếu là Anh – Pháp đua nhau xâm lược. 7 - Kết Quả: Đến giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ. 2. Chính sách cai trị của thực dân Anh. - Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân công rẻ mạt, Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh. - Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp. - Về văn hóa – Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục ngu dân ,khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa. - Hậu quả: Kinh tế suy yếu,đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra…. 3. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859). - Nguyên nhân: + Ách thống trị tàn bạo thựcdânAnh, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm. + Binh lính Ấn Độ bất mãn dẫn đến khởi nghĩa. - Diễn biến: + 10-5-1857 binh lính ở Mirut nổi dậy. + Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở Bắc, Trung Ấn nghĩa quân đã lập được chính quyền giải phóng một số thành phố lớn (lực lượng tham gia là binh lính, nông dân). + Đến 1859 thực dân Anh đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa. -Ý nghĩa: + Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD của nhân dân Ấn Độ. Ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ. + Mở dầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này. 3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908) 8 - Sự thành lập Đảng Quốc Đại. + Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập. Từ(1885- 1905)Đảng đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách…. + Do thái dộ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc Đại bị phân hóa thành hai phái:Ôn hòa và phái Cực đoan(cấp tiến) - Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh. + Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến. - Phong trào đấu tranh 1905 – 1908. + Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc. + Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay 1908).6.1908 TD Anh bắt Ti Lắc kết án 6 năm tù ,công nhân BomBay đã tổng bãi công 6 ngày để ủng hộ Ti Lắc. - Cao trào cách mạng 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ tuy nhiên chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng. 2. TRUNG QUỐC 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược. a. Nguyên nhân: - Các nước TB phương Tây phát triển tăng cường tìm kiếm thị trường, thuộc địa. - Trung quốc là nước đông dân, giàu tài nguyên, kinh tế kém phát triển. - Chế độ phong kiến trên đà suy yếu. - Trung Quốc trở thành “miếng mồi” ngon cho các nước đế quốc. 9 b. Quá trình xâm lược: - Thế kỉ XVIII các nước đế quốc đi đầu là Anh đòi Mãn Thanh “mở cửa” để buôn bán thuốc phiện. - 6 - 1840 Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ (6 – 1840 đến 8 - 1842) Anh nhảy vào Trung Quốc. 10 [...]... thành thuộc địa 20 của Anh Việt Nam -Lào Pháp - Cuối thế kỉ XIX, Pháp hoàn thành xâm lược - Cam-pu-chia 3 nước Đông Dương Xiêm (Thái Anh - Pháp tranh- Xiêm vẫn giữ được độc lập Lan) chấp Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX c Phong trào chống thực dân xâm lược của các nước Đông Nam Á c.1 Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a Chính sách thống trị thực dân Hà Lan đã làm... II và các tác giả của cuộc cách mạng năm 1906 tại Ba Tư tìm cách áp dụng các công thức phương tây vào thể chế chính phủ, luật pháp dân sự, giáo dục phi tôn giáo và phát triển công nghiệp vào đất nước họ Trên khắp vùng các tuyến đường sắt, đường thông tin được xây dựng, trường học và trường đại học được mở cửa, một tầng lớp sĩ quan, luật sư, giáo viên, hành chính viên mới xuất hiện, thách thức các tầng... chuộc thực dân phương Tây đã đặt ách đô hộ ở các nước Châu Á và biến vua quan phong kiến thành nhũng kẻ tay sai cho chúng Các nước Châu Á dần dần trở thành thuộc địa, nửa phong kiến Có người nói đến tác dụng tích cực của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa; văn minh châu Âu được truyền bá, công nghiệp, giao thông… được xây dựng nhiều hơn trước Nhưng sự thực vì cần đào tạo một tầng lớp tay sai và. .. Thái cũ đã bị người Palestine chiếm một nhà nước quê hương cho những người dân Do Thái" Năm 1920, vùng này được giao cho Hội Quốc Liên và được quản lý bởi Anh III NHỮNG HẬU QUẢ CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC CHẤU Á Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây không nhằm mục đích “khai hoá”, đem lại “văn minh” cho các nước thuộc địa nói chung và nhân dân châu Á nói riêng Ngược lại, sự xâm lược. .. xâm lược và thống trị đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu về kinh tế và văn hoá của các nước thuộc địa trong thời kỳ cận đại Kết quả của sự thống trị, bóc lột của bọn thực dân là đem lại lợi nhuận khỏng lồ cho chúng và sự khốn khổ không kể xiét của nhân dân lao động và hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển xã hội của các nước thuộc địa Tội ác của chúng thật là lớn! Nguyễn Ái Quốc... nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á Nguyên nhân: Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa nên đẩy mạnh xâm lược thuộc địa - Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng - Giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời - Chế độ phong kiến khủng hoảng Kinh tế kém phát triển - Khủng hoảng triền miên về chính trị , kinh tế, xã hội Quá trình xâm lược: Tên các nước Thực dân Đông Nam Á Xâm lược Thời... tác lạc hậu Chính vì vậy, năng suất lao động thấp, nông dân bị mất đất phải thuê ruộng và nộp địa tô hoặc phải đi làm thuê cho địa chủ, thực dân Đời sống của nhân dân vô cùng khổ cực 35 C KẾT LUẬN Như vậy, gần 4 thế kỷ từ khi đặt thương điếm đầu tiên vào thế kỷ XVI, các nước đế quốc thực dân phương Tây đã hoàn thành việc xâm lược, chi phối nền độc lập của hầu hết các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và Thái... nền độc lập của các dân tộc vốn đã có chủ quyền và nền văn hoá khá cao Những cuộc xâm chiếm và thống trị như vậy, đã gây nên những vụ xung đột, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, tranh chấp biên giới giữa các nước với nhau Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng Tình trạng mù chữ của nhân dân chiếm tỉ lệ cao ở các nước thuộc địa, như ở Inđônexia có 70 triệu dân mà chỉ có 6,5 % người biết chữ vào những năm... Ái Quốc với “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã tố cáo tội ác không chỉ của thực dân Pháp mà của tất cả bọn thực dân: “…chế độ thực dân là ăn cướp… là hiếp dâm và giết người” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, tr 106) 34 - Về mặt chính trị, xã hội: Người châu Âu có mặt ở châu Á từ thế kỷ XVI, trước tiên là thu mua hương liệu, khai thác tài nguyên, lập các trung tâm buôn bán, rồi tiến đến xâm chiếm đất đai,... Ri-dan (Philippin) c.3 Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia - Bối cảnh Cam-pu-chia giữa thế kỉ XIX: 25 - Trước khi bị Pháp xâm lược triều đình phong kiến Nô-rô-đôm suy yếu phải thần phục Thái Lan - Năm 1863 Cam-pu-chia chấp nhận sự bảo hộ của Pháp Năm 1884 Pháp gạt Xiêm, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp - Ách thống trị của Pháp làm cho nhân dân Cam-pu-chia bất bình . KHOA……………. TIỂU LUẬN Sự xâm lược châu Á của thực dân phương Tây và phong trào chống xâm lược của các nước châu Á 1 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 PHẦN II: NỘI DUNG 3 A. TỔNG QUÁT VỀ SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN. DÂN PHƯƠNG TÂY 3 B. SỰ ĐÔ HỘ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY VÀ PHONG TRÀO CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á 4 I. CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY 4 II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG ĐÔ HỘ CỦA CÁC. việc xâm lược và đặt ách thống trị ở các quốc gia châu Á. Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập và chủ

Ngày đăng: 13/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thời kỳ Ottoman

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan