Word_Risks in E-commece

30 457 0
Word_Risks in E-commece

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thương mại điện tử

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngày 15 tháng 10 năm 2012 NHỮNG RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giảng viên: Tiểu Phương Quỳnh Khoa: Quản Trị Marketing Lớp: NCMK4B Nhóm thực hiện: 10 TÊN THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1. Phan Thùy Nhật Hân 2. Nguyễn Thị Thu Hồng 3. Đồng Đại Nghĩa 4. Bùi Thị Hiền Ngoan 5. Phạm Minh Phương 6. Nguyễn Thị Hồng Thùy 7. Ngô Thị Đoan Trang 8. Nguyễn Vũ Minh Trang 9. Nguyễn Quang Tuấn 10.Sú Xây Vồ Nhận xét của giáo viên 2 Mục lục . 1 Nhận xét của giáo viên .2 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4 A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4 i. Các khái niệm về thương mại điện tử 4 ii. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử .4 III. Đặc điểm của thương mại điện tử .4 B. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5 I. Lịch sử Internet 5 II. Lịch sử thương mại điện tử 6 C. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.7 I. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới .7 II. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 9 iii. Xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam: 12 D. LỢI ÍCH CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .12 I. Lợi ích đối với doanh nghiệp .12 II. Lợi ích đối với người tiêu dùng .13 III. Lợi ích đối với xã hội 13 E. HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 14 I. Nhóm hạn chế mang tính kĩ thuật 14 ii. Nhóm hạn chế mang tính thương mại 14 CHƯƠNG 2: RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 15 A. VẤN ĐỀ AN NINH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .15 I. Các rủi ro trong thương mại điện tử 15 II. Các khía cạnh an ninh trong thương mại điện tử .18 III. Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của doanh nghiệp trong thương mại điện tử 18 B. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TRÁNH RỦI RO TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .20 I. Các giải pháp mang tính kỹ thuật 20 ii. Giải pháp về pháp lý .26 iii. Nâng cao hiểu biết và ý thức của các chủ thể tham gia thương mại điện tử 27 iv. Pháp luật về thương mại điện tử trên thế giới .28 v. Khung pháp lý cho các hoạt động TMĐT của một số nước trên thế giới .29 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 30 Bài giảng Thương mại điện tử 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ A. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ i. Các khái niệm về thương mại điện tử Cho đến hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử. Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm truyền thông, thương mại điện tử là khả năng phân phối sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet hay world wide web. Theo quan điểm giao tiếp, thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng. Theo quan điểm quá trình kinh doanh: thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng. Theo quan điểm môi trường kinh doanh: thương mại điện tử là một môi trường cho phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có thể hữu hình hay vô hình. Theo quan điểm cấu trúc: thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet. Theo nghĩa rộng có nhiều định nghĩa khác về thương mại điện tử như thương mại điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các tổ chức hay cá nhân hay thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hoá. ii. Các hình thức giao dịch trong thương mại điện tử. TMĐT được phân chia thành một số loại như B2B, B2C, C2C dựa trên thành phần tham gia hoạt động thương mại. . Government Business Consumer Government G2G G2B G2C Business B2G B2B B2C Consumer C2G C2B C2C Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với khách hàng (Business to Customer B2C) thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng Hình thức giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business - B2B): thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp. Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (Business to Government- B2G) và giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (B2G). Các giao dịch này gồm khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài chính và nhận các văn bản pháp qui Giao dịch giữa các cá nhân với cơ quan chính quyền (Custmer to Government C2G). Các giao dịch này gồm xin giấy phép xây dựng, trước bạ nhà đất… III. Đặc điểm của thương mại điện tử  Tính cá nhân hoá Trong tương lai, tất cả các trang web thương mại điện tử thành công sẽ phân biệt được khách hàng, không phải phân biệt bằng tên mà bằng những thói quen mua hàng của khách. Những trang web thương mại điện tử thu hút khách hàng sẽ là những trang có thể cung cấp cho khách hàng tính tương tác và tính cá nhân hoá cao.  Đáp ứng tức thời 4 Các khách hàng thương mại điện tử có thể sẽ nhận được sản phẩm mà họ đặt mua ngay trong ngày. Một nhược điểm chính của thương mại điện tử doanh nghiệp người tiêu dùng (B2C) là khách hàng trên mạng phải mất một số ngày mới nhận được hàng đặt mua.  Giá cả linh hoạt Trong tương lai, giá hàng hoá trên các site thương mại điện tử sẽ rất năng động. Mỗi một khách hàng sẽ trả một giá khác nhau căn cứ trên nhiều nhân tố: Khách hàng đã mua bao nhiêu sản phẩm của công ty trước đây? Khách hàng đã xem bao nhiêu quảng cáo đặt trên trang web của công ty? Khách hàng đặt hàng từ đâu? Khách hàng có thể giới thiệu trang web của công ty với bao nhiêu người bạn của mình? Mức độ sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của khách hàng với công ty?  Đáp ứng mọi nơi, mọi lúc Trong tương lai, khách hàng sẽ có thể mua hàng ở mọi nơi, mọi lúc. Bỏ qua khả năng dự đoán về những mô hình mua. Bỏ qua yếu tố về địa điểm và thời gian. Xu hướng này sẽ được thực hiện thông qua các thiết bị truy nhập Internet di động. Các thiết bị thương mại điện tử di động như những chiếc điện thoại di động đời mới nhất có khả năng truy nhập được mạng Internet được sử dụng hết sức rộng rãi.  Các “điệp viên thông minh” Những phần mềm thông minh sẽ giúp khách hàng tìm ra những sản phẩm tốt nhất và giá cả hợp lý nhất. Những “điệp viên thông minh” hoạt động độc lập này được cá nhân hoá và chạy 24 giờ/ngày. Khách hàng sẽ sử dụng những “điệp viên” này để tìm ra giá cả hợp lý nhất cho một chiếc máy tính hoặc một chiếc máy in. Các công ty sử dụng các “điệp viên” này thay cho các hoạt động mua sắm của con người. Ví dụ, một công ty có thể sử dụng một “điệp viên thông minh” để giám sát khối lượng và mức độ sử dụng hàng trong kho và tự động đặt hàng khi lượng hàng trong kho đã giảm xuống ở mức tới hạn. “Điệp viên thông minh” sẽ tự động tập hợp các thông tin về các sản phẩn và đại lý phù hợp với nhu cầu của công ty, quyết định tìm nhà cung cấp nào và sản phẩm, chuyển những điều khoản giao dịch tới những người cung cấp này, và cuối cùng là gửi đơn đặt hàng và đưa ra những phương pháp thanh toán tự động. B. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I. Lịch sử Internet Năm 1969, mạng ARPAnet (tiền thân của Internet) được phát minh bởi các sinh viên các trường Đại học ở Mỹ. Mạng có tên gọi là ARPAnet vì được ARPA (the Advanced Research Projects Agency - Bộ phận Dự án Nghiên cứu Cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ) tài trợ kinh phí. Mạng này ban đầu được phát triển với ý định phục vụ việc chia sẻ tài nguyên của nhiều máy tính, sau đó nó còn được dùng để phục vụ việc liên lạc, cụ thể nhất là thư điện tử (email). Mạng ARPAnet được vận hành trên nguyên tắc không cần sự điều khiển trung tâm (without centralized control), cho phép nhiều người gửi và nhận thông tin cùng một lúc thông qua cùng một đường dẫn (dây dẫn, như dây điện thoại). Sau đó, các tổ chức khác trên thế giới cũng bắt đầu triển khai các mạng nội bộ, mạng mở rộng, mạng liên tổ chức (inter-organization network) . và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết bị mạng . đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking Protocol – giao thức liên mạng) để tạo thành giao thức TCP/IP - hiện nay đang sử dụng cho Internet. Ban đầu, Internet chỉ được sử dụng trong các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó quân đội bắt đầu chú trọng sử dụng Internet, và cuối cùng, chính phủ (Mỹ) cho phép sử dụng Internet vào mục đích thương mại. Ngay sau đó, việc sử dụng Internet đã bùng nổ trên khắp các châu lục với tốc độ khác nhau. WWW được phát minh sau Internet khá lâu. Năm 1990, Tim Berners-Lee của CERN (the European Laboratory for Particle Physics – Phòng nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Châu Âu) Bài giảng Thương mại điện tử 5 phát minh ra WWW và một số giao thức truyền thông chính yếu cho WWW, trong đó có HTTP (Hyper-text Transfer Protocol – giao thức truyền siêu văn bản) và URL (Uniform Resource Locator - địa chỉ Internet). Ngày 16 tháng 07 năm 2004 Tim Berners-Lee được Nữ Hoàng Anh phong tước Hiệp Sĩ vì đã có công lớn trong việc phát minh ra WWW và phát triển Internet toàn cầu. Sau đó, các tổ chức, cá nhân khác tiếp tục phát minh ra nhiều ứng dụng, giao thức cho WWW với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, chương trình, trình duyệt trên các hệ điều hành khác nhau v.v . Tất cả làm nên WWW phong phú như ngày nay II. Lịch sử thương mại điện tử Từ khi Tim Berners-Lee phát minh ra WWW vào năm 1990, các tổ chức, cá nhân đã tích cực khai thác, phát triển thêm WWW, trong đó có các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp nhận thấy WWW giúp họ rất nhiều trong việc trưng bày, cung cấp, chia sẻ thông tin, liên lạc với đối tác . một cách nhanh chóng, tiện lợi, kinh tế. Từ đó, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn cầu đã tích cực khai thác thế mạnh của Internet, WWW để phục vụ việc kinh doanh, hình thành nên khái niệm TMĐT. Chính Internet và Web là công cụ quan trọng nhất của TMĐT, giúp cho TMĐT phát triển và hoạt động hiệu quả. Mạng Internet được sử dụng rộng rãi từ năm1994. Công ty Netsscape tung ra các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin trên Internet vào tháng 5 năm 1995. Công ty Amazon.com ra đời vào tháng 5 năm 1997. Công ty IBM tung ra chiến dịch quảng cáo cho các mô hình kinh doanh điện tử năm 1997 . Với Internet và TMĐT, việc kinh doanh trên thế giới theo cách thức truyền thống bao đời nay đã ít nhiều bị thay đổi, cụ thể như: Người mua nay có thể mua dễ dàng, tiện lợi hơn, với giá thấp hơn, có thể so sánh giá cả một cách nhanh chóng, và mua từ bất kỳ nhà cung cấp nào trên khắp thế giới, đặc biệt là khi mua sản phẩm điện tử download được (downloadable electronic products) hay dịch vụ cung cấp qua mạng Internet tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì mối quan hệ một-đến-một (one- to-one) với số lượng khách hàng rất lớn mà không phải tốn nhiều nhân lực và chi phí. Người mua có thể tìm hiểu, nghiên cứu các thông số về sản phẩm, dịch vụ kèm theo . qua mạng trước khi quyết định mua. Người mua có thể dễ dàng đưa ra những yêu cầu đặc biệt của riêng mình để nhà cung cấp đáp ứng, ví dụ như mua CD chọn các bài hát ưa thích, mua nữ trang tự thiết kế kiểu, mua máy tính theo cấu hình riêng . Người mua có thể được hưởng lợi từ việc doanh nghiệp cắt chi phí dành cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thay vào đó, giảm giá hay khuyến mãi trực tiếp cho người mua qua mạng Internet. Người mua có thể tham gia đấu giá trên phạm vi toàn cầu. Người mua có thể cùng nhau tham gia mua một món hàng nào đó với số lượng lớn để được hưởng ưu đãi giảm giá khi mua nhiều. Doanh nghiệp có thể tương tác, tìm khách hàng nhanh chóng hơn, tiện lợi hơn, với chi phí rất thấp hơn trong thương mại truyền thống. Những trung gian trên Internet cung cấp thông tin hữu ích, lợi ích kinh tế (giảm giá, chọn lựa giá tốt nhất .) cho người mua hơn là những trung gian trong thương mại truyền thống. Cạnh tranh toàn cầu và sự tiện lợi trong việc so sánh giá cả khiến cho những người bán lẻ phải hưởng chênh lệch giá ít hơn. TMĐT tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. 6 Nhà cung cấp hàng hóa trên mạng có thể dùng chương trình giới thiệu tự động những mặt hàng khác hay mặt hàng liên quan cho khách hàng của mình, dựa trên những thông tin đã thu thập được về thói quen mua sắm, món hàng đã mua . của khách hàng. Internet giúp giảm chi phí cho các hoạt động thương mại như thông tin liên lạc, marketing, tài liệu, nhân sự, mặt bằng . Liên lạc giữa đối tác ở các quốc gia khác nhau sẽ nhanh chóng, kinh tế hơn nhiều. Mô hình cộng tác (affiliate) tương tự việc hưởng hoa hồng khi giới thiệu khách hàng đang bùng nổ. Ví dụ Amazon.com có chương trình hoa hồng cho các website nào dẫn được khách hàng đến website Amazon.com và mua hàng, mức hoa hồng từ 5% đến 15% giá trị đơn hàng. TMĐT được chia ra thành nhiều cấp độ phát triển. Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT: Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác. Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện. Cấp độ 3 – chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn. Cấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Palm (máy tính bỏ túi)v.v… sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocol). Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v…) và thực hiện các loại giao dịch. Cách phân chia thứ hai: 3 cấp độ phát triển TMĐT Cấp độ 1 – thương mại thông tin (i-commerce, i=information: thông tin): doanh nghiệp có website trên mạng để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ . Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống. Cấp độ 2 – thương mại giao dịch (t-commerce, t=transaction: giao dịch): doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, có thể bao gồm cả thanh toán trực tuyến. Cấp độ 3 – thương mại tích hợp (c-business, c=colaborating, connecting: tích hợp, kết nối): website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. C. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM I. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới. Bất chấp các khó khăn, hạn chế này thương mại điện tử vẫn phát triển rất nhanh trong các năm qua. Theo thống kê của Emarketer.com vào tháng 6.2002, tại Mỹ số lượng giao dịch chứng khoán qua mạng tăng từ 300.000 năm 1996 lên 25 triệu năm 2002. Theo Korean Times, tại Hàn Quốc số lượng giao dịch tăng từ 2% năm 1998 lên 51% năm 2002. Bài giảng Thương mại điện tử 7 Theo IDC (2000) số lượng khách hàng tham gia giao dịch chứng khoán qua mạng năm 2004 đạt 122.3 triệu so với 76.7 triệu năm 2002 Theo số liệu của Google, đến giữa năm 2005, trên Internet hiện có hơn 8 tỷ trang web với hơn 40 triệu tên miền website đang hoạt động. Theo Internet World Stats, năm 2004, số người truy cập Internet trên toàn cầu là hơn 800 triệu người, chiếm tỷ lệ 12,7% dân số. Tỷ lệ này không đều nhau ở các châu lục. Đến năm 2004, 68,3% dân số Bắc Mỹ sử dụng Internet, chiếm 27,3% dân số thế giới. Ở châu Á, có 7,1% dân số sử dụng Internet, chiếm 31,7% dân số thế giới (nguồn Internet World Stats). Theo thống kê và ước tính của Forrester Research, doanh số TMĐT toàn cầu (B2B và B2C) năm 2004 là 6,75 nghìn tỷ USD, trong đó Bắc Mỹ đạt 3,5 nghìn tỉ và chiếm 51,9% so với toàn cầu. Châu Âu đạt 31,6% dân số sử dụng Internet và chiếm 28,4% dân số toàn cầu. Châu Á đạt 1,6 nghìn tỉ và chiếm 23,7%. Châu Âu đạt 1,5 nghìn tỉ USD và chiếm 22,2%. Riêng ở Mỹ, doanh số bán lẻ qua mạng tăng từ 47,8 tỉ USD năm 2002 lên 130,2 tỉ USD năm 2006. Tính đến tháng 3 năm 2008 20 quốc gia có hệ thống Internet phát triển chiếm 78,4% dân số thể giới sử dụng Internet. Đứng đầu danh sách này là Mỹ, cuối danh sách là Đài loan. 8 Bảng 1.1 Tình hình sử dụng Internet tính đến năm 2008 TT Quốc gia Số người sử dụng % dân số sử dụng % người dùng thế giới Dân số 2008 Tăng trưởng (2000- 2008) 1 United States 218.302.574 71,90% 15,50% 303.824.646 128,90% 2 China 210.000.000 15,80% 14,90% 1.330.044.60 5 833,30% 3 Japan 94.000.000 73,80% 6,70% 127.288.419 99,70% 4 India 60.000.000 5,20% 4,30% 1.147.995.89 8 1100,00% 5 Germany 54.932.543 66,70% 3,90% 82.369.548 128,90% 6 Brazil 50.000.000 26,10% 3,60% 191.908.598 900,00% 7 United Kingdom 41.042.819 67,30% 2,90% 60.943.912 166,50% 8 France 36.153.327 58,10% 2,60% 62.177.676 325,30% 9 Korea, South 34.820.000 70,70% 2,50% 49.232.844 82,90% 10 Italy 33.712.383 58,00% 2,40% 58.145.321 155,40% 11 Russia 30.000.000 21,30% 2,10% 140.702.094 867,70% 12 Canada 28.000.000 84,30% 2,00% 33.212.696 120,50% 13 Turkey 26.500.000 36,90% 1,90% 71.892.807 1225,00% 14 Spain 25.066.995 61,90% 1,80% 40.491.051 365,30% 15 Mexico 23.700.000 21,60% 1,70% 109.955.400 773,80% 16 Indonesia 20.000.000 8,40% 1,40% 237.512.355 900,00% 17 Vietnam 19.323.062 22,40% 1,40% 86.116.559 9561,50% 18 Argentina 16.000.000 39,30% 1,10% 40.677.348 540,00% 19 Australia 15.504.558 75,30% 1,10% 20.600.856 134,90% 20 Taiwan 15.400.000 67,20% 1,10% 22.920.946 146,00% TOP 20 Quốc gia 1.052.458.26 1 25,00% 74,80% 4.218.013.57 9 252,50% Phần còn lại của thế giới 355.266.659 14,50% 25,20% 2.458.106.70 9 468,90% Tổng số 1.407.724.92 0 21,10% 100,00% 6.676.120.28 8 290,00% (Nguồn Miniwatts Marketing Group) II. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Thương mại điện tử là một lĩnh vực mới. Cho đến năm 2003 Bộ thương mại mới công bố bản báo cáo thương mại điện tử Viêt Nam đầu tiên. Báo cáo này khẳng định cho đến năm 2003 “chúng ta mới bắt đầu đi những bước đầu tiên trên con đường tơ lụa mới”. Hạ tầng về công nghệ thông tin và hạ tầng về pháp lí còn thiếu. Hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử chưa cao, các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử một cách tự phát. Nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng thương mại điện tử còn thiếu và yếu. Đến năm 2006, Việt nam đã có một số thành tựu đáng kể trong lĩnh vực thương mại điện tử. Dưới đây là bức tranh tổng thể về thương mại điện tử năm 2006 Năm 2006 có ý nghĩa đặc biệt đối với thương mại điện tử Việt Nam, là năm đầu tiên thương mại điện tử được pháp luật thừa nhận chính thức khi Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và Nghị định Thương mại Bài giảng Thương mại điện tử 9 điện tử có hiệu lực. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên triển khai Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 222/2005/QĐ- TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Sự phát triển khá ngoạn mục của thương mại điện tử trong năm 2006 gắn chặt với thành tựu phát triển kinh tế nhanh và ổn định. Thương mại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2006 đánh dấu sự hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc và toàn diện của Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự quan tâm của doanh nghiệp đối với thương mại điện tử trước hết được thể hiện qua hoạt động giao dịch mua bán tại các sàn thương mại điện tử (e-Marketplace) sôi động hơn, dịch vụ kinh doanh trực tuyến phong phú và doanh thu tăng mạnh. Đồng thời, số lượng các website doanh nghiệp, đặc biệt là website mang tên miền Việt Nam (.vn) tăng nhanh, số lượng cán bộ từ các doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo kỹ năng thương mại điện tử lớn hơn so với năm trước. Nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng với các đối tác thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử. Có thể nhận thấy năm nét nổi bật của thương mại điện tử năm 2006 tại Việt Nam như sau. Thương mại điện tử đã trở nên khá phổ biến Những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh nội dung số. Mặc dù mới hình thành, nhưng các hoạt động trong lĩnh vực này đã được triển khai rộng khắp và đem lại doanh thu đáng kể. Cùng với lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của thương mại điện tử. Loại hình giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) phát triển khá nhanh Kết quả điều tra cho thấy có tới 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó tỷ lệ kết nối băng thông rộng ADSL lên tới 81%. Số doanh nghiệp tham gia các sàn thương mại điện tử B2B của Việt Nam cũng như của nước ngoài tăng rất nhanh. Nhiều doanh nghiệp đã tìm được đối tác mới, hợp đồng mới qua các chợ “ảo” này. Việc sử dụng thư điện tử (email) trong giao dịch kinh doanh đã trở nên phổ biến. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet cho mục đích mua bán hàng hoá và dịch vụ. Trong năm 2006 hình thức giao dịch thương mại điện tử B2B phát triển nhanh. Đây là tín hiệu rất lạc quan so với bức tranh thương mại điện tử ở Việt Nam năm 2005 và các năm trước đó. Nhiều vấn đề cản trở sự phát triển thương mại điện tử còn tồn tại Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến thương mại điện tử cũng là một vấn đề đáng chú ý trong năm 2006. Những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, điển hình là những vụ tấn công các website thương mại điện tử www.vietco.com, www.chodientu.com. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thương mại điện tử lành mạnh. Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt nam 2006 – Bộ thương mại Năm 2007, thương mại điện tử Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Theo Báo cáo thương mại điện tử Việt nam 2007 các thành tự này bao gồm: 1. Hiệu quả ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp đã rõ ràng và có xu hướng ngày càng tăng 10 [...]... hai, 29 ngân hàng đã phát hành gần 8,4 triệu thẻ thanh toán và hình thành nên các liên minh thẻ Trong đó, hệ thống các ngân hàng thành viên của Smartlink và Banknetvn chiếm khoảng 90% thị phần thẻ Hiện có khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking) Thanh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng dụng rộng rãi hơn với các chức năng ngày... thông tin đó, cần phải tìm những website được thiết kế riêng để giới thiệu tên của công ty và hiện rõ cùng với những thông tin cần thiết cho việc liên hệ Cũng có thể quay điện thoại để xác minh hoặc có thể kiểm tra vị thế của một công ty qua các tổ chức như Better Bussiness Bureau (htttp:/wwwbos.bbb.org) và các tổ chức đại lý khách hàng 3 Tìm hiều thông tin cụ thể về sản phẩm Để có những thông tin này,... hàng và củng cố lòng trung thành - Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời - Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet - Các lợi ích khác: Nâng cao uy... thẻ tín dụng có thể xảy ra trong trường hợp thẻ tín dụng bị mất, bị đánh cắp; các thông tin về số thẻ, mã số định danh cá nhân (PIN- Personal Identification Number), các thông tin về khách hàng bị tết lộ và sử dụng bất hợp pháp … II Các khía cạnh an ninh trong thương mại điện tử Từ phía người mua: Kiểm tra độ tin cậy của Website Từ phía công ty: Đảm bảo rằng người mua không thay đổi nội dung và phá... triển thương mại điện tử Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2010 hay Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2010 (Nguồn Báo cáo thương mại điện tử Việt nam 2007) Theo thống kê của trung tâm Internet việt nam thì số người sử dụng Internet Việt nam tính đến tháng 5 năm 2008 đã tăng trưởng đáng kể Bảng 1 1 Số người sử dụng Internet Việt nam 2003 - 2008 Bài giảng Thương... khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh II Lợi ích đối với người tiêu dùng - Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương... được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) - Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới - Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh... điện tử dưới hình thức tinh vi và phức tạp hơn cùng với các rủi ro đặc trưng chỉ có ở thương mại điện tử Rủi ro đó có thể là cửa hàng trên mạng bị tấn công và mất hết dữ liệu về các mặt hàng, thông tin khách hàng và các đơn hàng lưu trữ Tồi tệ hơn bạn có thể bị mất các thông tin quan trọng của việc thanh toán Nếu là khách hàng, rủi ro có thể là mất số thẻ tín dụng, lộ các thông tin cá nhân khi điền tham... dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi - Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp - Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những... dõi và thay đổi thông tin Tính toàn vẹn (thông tin không bị thay đổi trong quá trình truyền và nhận tin) Chống phủ định liên quan đến khả năng đảm bảo rằng các bên tham gia thương mại điện tử không phủ định các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện Tính xác thực (có thể khiếu nại được ) Tính xác thực liên quan đến khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch trực tuyến trên Internet, như làm thế . khoảng 20 ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet (Internet Banking) và tin nhắn di động (SMS Banking). Thanh toán qua thẻ hay POS được đưa vào ứng. chức (inter-organization network)... và nhiều chương trình ứng dụng, giao thức, thiết bị mạng... đã xuất hiện. ARPA tận dụng phát minh IP (Internetworking

Ngày đăng: 10/03/2013, 18:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan