Các nguyên nhân gây bệnh ung thư, phần 2 potx

5 416 0
Các nguyên nhân gây bệnh ung thư, phần 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các nguyên nhân gây bệnh ung thư Yếu tố nghề nghiệp và môi trường xung quanh Khi làm việc trong môi trường nghề nghiệp, con người tiếp xúc với cả bức xạ ion hoá, hoá chất và virut nhưng tác nhân quan trọng nhất là hoá chất. Nhóm nguyên nhân này chiếm khoảng 2 - 8% ung thư ở người. Các ung thư nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da và đặc biệt là các cơ quan hô hấp. Ngoài ra cần kể đến các ung thư ở cơ quan có nhiệm vụ bài tiết các chất chuyển hoá gây ung thư như đường tiết niệu. Ch ất benzen có thể gây suy tủy. Ung thư da bìu đã được thấy là bệnh nghề nghiệp của các thợ nạo ống khói. Năm 1775, BS. Percival Pott đã hỏi lại tính chất công việc của các bệnh nhân ung thư da bìu thấy những người này sử dụng quần bảo hộ lao động sử dụng lại nhiều lần. Ông cho rằng chất bồ hóng kết dính ở quần là nguyên nhân sinh ung thư nói trên. A-mi-ăng là chất được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ gây ung thư màng phổi. Người thợ hít phải bụi a-mi-ăng gây xơ hoá phổi lan toả và dày màng phổi, sau đó dẫn đến ung thư màng phổi. Ung thư bàng quang cũng là loại ung thư hay gặp trong số các ung thư nghề nghiệp. Cuối thế kỷ 19, người ta nhận thấy những thợ nhuộm bị ung thư bàng quang. Nguyên nhân là những thợ nhuộm này tiếp xúc với a-ni-lin, trong a- ni-lin có chứa tạp chất 4-amiodiphenyl và 2-aphthylamin gây ung thư. Các chất này được hít vào phổi và thải qua đường tiết niệu gây ung thư bàng quang. Chất benzen có thể gây suy tuỷ và ung thư máu. Ngoài ra, benzen có thể gây đa u tuỷ xương (một loại ung thư) và ung thư hạch. Nhiều loại chất hoá học khác trong các nghề khác nhau có thể gây ung thư, đặc biệt là các nghề liên quan với công nghiệp hoá dầu, khai thác dầu do tiếp xúc các sản phẩm thô của dầu mỏ có chứa hydrocacbon thơm. Amiăng gây ung thư màng phổi. Các chất ô nhiễm trong môi trường thải ra từ nhiều nguồn khác nhau mang nhiều chât nguy hại trong đó có các chất gây ung thư. Trong không khí và nguồn nước có những chất có thể sinh ung thư mà người ta chưa khẳng định được. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã rải xuống miền Nam Việt Nam hơn 70 triệu lít chất da cam/dioxin tương đương với khoảng 600kg chất 2,3,7,8-TCDD gây hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy dioxin tác động lên nhiều cơ quan khác nhau như trên cơ quan sinh dục, hệ thần kinh, hệ thống miễn dịch, trên gan, tuyến giáp và hệ thống tim mạch. Một số loại ung thư có bằng chứng chắc chắn liên quan với ung thư bao gồm: ung thư phần mềm, bệnh Hodgkin, u lympho ác tính không Hodgkin. Một số bệnh ung thư được coi là có liên quan ít hơn với dioxin bao gồm: ung thư hệ thống đường hô hấp (ung thư thanh quản, phổi, khí quản), ung thư tuyến tiền liệt và bệnh đa u tuỷ xương ác tính. Dioxin là một chất siêu độc, cơ chế tác động lên cơ thể sống rất phức tạp và hậu quả gây ra đối với sức khoẻ con người là rất nghiêm trọng, rất đa dạng, phụ thuộc vào đáp ứng của từng cá thể. Bên cạnh là tác nhân gây nhiều bệnh ung thư dioxin còn gây ra các biến đổi di truyền, suy giảm miễn dịch và còn tồn tại qua nhiều thế hệ. Dự án phòng chống bệnh ung thư quốc gia - Bệnh viện K . tác nhân quan trọng nhất là hoá chất. Nhóm nguyên nhân này chiếm khoảng 2 - 8% ung thư ở người. Các ung thư nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp như da và đặc biệt là các. đến các ung thư ở cơ quan có nhiệm vụ bài tiết các chất chuyển hoá gây ung thư như đường tiết niệu. Ch ất benzen có thể gây suy tủy. Ung thư da bìu đã được thấy là bệnh nghề nghiệp của các. và 2- aphthylamin gây ung thư. Các chất này được hít vào phổi và thải qua đường tiết niệu gây ung thư bàng quang. Chất benzen có thể gây suy tuỷ và ung thư máu. Ngoài ra, benzen có thể gây

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan